You are on page 1of 7

Đến phần tiếp theo, đó là Ý kiến của kiểm toán viên liên quan đến các trường hợp

mà KTV
thực hiện kiểm toán năm đầu tiên:
Case thứ nhất: Ý kiến kiểm toán đối với Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và
phát triển Đà Nẵng – 2022 (Ý kiến ngoại trừ)
a. Khi nào KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ?
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 705, Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán
ngoại trừ” khi:
- Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm
toán viên kết luận là các sai sót, nếu xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng
trong yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính
- Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích
hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng
những ảnh hưởng có thể có của sai sót chưa được phát hiện có thể là trọng
yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
b. Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng –
2022 các bạn có thể theo dõi trên link mà nhóm mình đã gắn.
c. Sơ lược về công ty Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Đà Nẵng:
• Giới thiệu: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng nguyên là Doanh nghiệp
nhà nước được thành lập ngày 05/11/1992. Ngày 05/04/2011, công ty được Sở giao dịch
Chứng khoán Hà Nội chấp thuận niêm yết với mã chứng khoán: NDN
Ngành nghề kinh doanh:

+ Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu sử dụng hoặc đi
thuê

+ Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất
+ Xây dựng nhà để ở, xây dựng công trình đường bộ
d. Tóm tắt thông tin tài chính qua các năm:
Qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta có thấy doanh
nghiệp đang có xu hướng phát triển không ổn định và có chiều hướng đi xuống.

Ý kiến kiểm toán từ các năm trước: như các bạn thấy, trong 4 năm từ 2019-2021 thì
công ty chỉ được kiểm bởi 1 công ty kiểm toán và có ý kiến chấp nhận toàn phần. tuy
nhiên đến năm 2022 thì doanh nghiệp đổi công ty kiểm toán và và ktv đưa ra ý kiến
ngoại trừ với những lý do thì các bạn có thể xem trên bảng hoặc trên báo cáo kiểm
toán.
e. Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ đối vs báo cáo tài
chính của công ty liên quan đến Chuẩn mực Kiểm toán số 510 “Kiểm toán năm đầu
tiên - Số dư đầu kỳ:
Như nhóm đã phân tích ý kiến kiểm toán từ các năm trước của công ty, thì đây là
trường hợp kiểm toán năm đầu tiên của công ty Kiểm toán và kế toán ACC đối với
công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Đà Nẵng cho BCTC kết thúc năm 2022
Tuy là kiểm toán năm đầu tiên cho công ty nhưng kiểm toán viên hiện tại vẫn thu
thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp
Cụ thể như sau:Theo đoạn trình bày tại mục (*) Thuyết minh BCTC số 21, tổng số
tiền nhận trước về bán căn hộ của Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Monarchy Block
B đến ngày 31/12/2022 là 454.223.682.339.
Để xác minh tính đúng đắn của vấn đề này, Kiểm toán viên đã xem xét 2 bằng chứng:

 Hợp đồng mua bán căn hộ: Công ty phải trả lãi trên số tiền khách hàng đã ứng nếu
chậm bàn giao căn hộ quá 3 tháng. Thực tế thì đến nay, việc bàn giao của Công ty đã
chậm trễ so với thỏa thuận => Công ty đáng ra phải trả khoản lãi dự trả này và ghi
nhận vào Báo cáo tài chính.
 Báo cáo tài chính đính kèm: Kiểm toán viên so sánh với thỏa thuận của hợp đồng và
phát hiện ra là công ty chưa ghi nhận khoản lãi dự trả này,

Vì nhóm chỉ phân tích nguyên nhân dẫn đến kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ
liên quan đến chuẩn mực 510 “Kiểm toán năm đầu tiên - số dư đầu kỳ”, nên nhóm chỉ
tập trung phân tích vào số lãi dự trả từ năm 2021 trở về trước.

Khoản lãi dự trả (chi phí phải trả) năm 2021 trở về trước nếu được hạch toán đúng sẽ
ảnh hưởng đến Báo cáo tình hình tài chính 2022 như sau:

Từ công thức: TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

trong năm 2022 Khoản mục Tài sản không đổi, tuy nhiên số dư khoản lãi dự trả từ 2021 trở
về trước (tức là chi phí phải trả) được lũy kế sang năm 2022 nên làm tăng chi phí phải trả là
từng này dẫn tới làm tăng Nợ phải trả , giảm thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước (vì
công ty áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% nên nhóm tính ra được
khoản thuế giảm là từng này=> giảm Vốn chủ sở hữu trong năm 2022 => Ảnh hưởng tới Lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối cụ thể là làm giảm từng này.

Từ đó cho thấy nếu hạch toán đủ khoản lãi dự trả này sẽ gây ảnh hưởng trọng yếu đến Bảng
cân đối kế toán kỳ hiện tại

Tiếp theo chúng ta qua với Case thứ hai: ý kiến kiểm toán đối với Báo cáo tài chính của
Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành - 2016: (Ý kiến ngoại trừ về kết quả
kinh doanh hợp nhất và tình hình lưu chuyển tiền tệ hợp nhất)
đoạn A8 hướng dẫn đoạn 10 chuẩn mực này cũng có nêu thêm ý kiến ngoại trừ
hoặc từ chối đưa ra ý kiến về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển
tiền tệ;

Các bạn có thể xem BC Kiểm toán của công ty trong link mà nhóm đã gửi.
Trước tiên, sơ lược về công ty như sau: Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường
Thành là một công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp ngày 18 tháng 8 năm 2003, và theo các Giấy
Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh điều chỉnh sau đó với vốn điều lệ ban đầu là 13 tỷ đồng.

Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất, chế biến, kinh doanh đồ gỗ nội thất và
ngoại thất như bản, ghế, giường, tủ và các sản phẩm khác; trồng rừng và xây dựng
các công trình dân dụng.

b. Tóm tắt tình hình tài chính qua các năm: Qua BCKQHDKD, ta thấy Doanh thu
thuần tăng qua các năm 2013, 2014, 2015 nhưng lại bất ngờ giảm ở năm 2016.Từ đó
cho thấy, công ty đang gặp phải những khó khăn trong hoạt động SX-KD

Ý kiến kiểm toán: Từ 2013- 2015 Công ty được công ty TNHH Kiểm toán DFK kiểm
toán và đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên sang năm 2026, Công ty được
Công ty EY kiểm và đưa ra ý kiến ngoại trừ về KQHĐKD và tình hình LCTT với
những lý do như trên slide hoặc các bạn có thể xem trên báo cáo

c. Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ đối vs báo cáo
KQHĐKD và BCLCTT của Công ty Liên quan đến chuẩn mực 510
Thứ nhất: Kiểm toán viên không có đủ bằng chứng thích hợp đối với số lượng HTK tại
ngày 31/12/2015 ( số dư đầu kỳ 2016),
Theo như nhóm đã phân tích ý kiến kiểm toán từ các năm trước, thì Cty TNHH EY VN
kiểm năm đầu tiên cho BCTC kết thúc năm 2016 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ thuật
Gỗ Trường Thành
Vì là kiểm toán năm đầu tiên, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên hiện
tại phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về số dư đầu kỳ. Tuy nhiên, trong
trường hợp này, kiểm toán viên cũng không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng đầy đủ vì
như đoạn đầu ý kiến kiểm toán nói các bạn có thể theo dõi trên slide.

Thứ hai: Ảnh hưởng của số dư hàng tồn kho tại ngày 31/12/2015 đến kết quả hoạt động
kinh doanh hợp nhất và báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất trong năm 2016:

 Ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Theo chính sách kế toán mà Công ty áp dụng cho Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được
hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và giá trị hàng xuất kho được tính
theo phương pháp bình quân gia quyền đơn giá xuất kho được tính như trên

Dựa vào công thức này, ta có thể thấy được mối quan hệ của hàng tồn kho đầu kỳ và đơn giá
xuất kho: Nếu số dư đầu kỳ hàng tồn kho sai sót thì dẫn tới đơn giá xuất kho cũng bị sai và
nó kéo theo giá vốn hàng bán trong kỳ sai

Mà ta lại có:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Từ đó cho thấy, Khi số dư đầu kỳ của hàng tồn kho bị sai sót thì giá vốn hàng bán bị sai, mà
doanh thu thuần không bị ảnh hưởng => lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng
Từ đó, nó sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng đến các khoản khác như: lợi nhuận trước thuế, Thuế, lợi
nhuận sau thuế,...=> Nói chung số dư đầu kỳ của hàng tồn kho bị sai sót sẽ ảnh hưởng trọng
yếu đến kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ tiếp theo của Công ty
 Sai sót số dư đầu kỳ của hàng tồn kho ảnh hưởng đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Giá trị của khoản mục Giảm (tăng) hàng tồn kho trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chịu sự ảnh
hưởng của số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ được thể hiện qua công thức như trên slide và
nhóm mình đã tính ra được số này dựa trên các thông số mà báo cáo cung cấp. Đặc biệt, nếu
số dư đầu kỳ bị sai sót thì giá trị khoản mục này cũng sẽ bị sai => Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động bị sai => Tổng lợi nhuận trước thuế ảnh hưởng
=>Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng => Dẫn tới toàn bộ báo cáo lưu
chuyển tiền tệ cũng bị ảnh hưởng trọng yếu.

Do số dư HTK có ảnh hưởng đến BCKQHĐ và BCLCTT kỳ sau, mà KTV không thu thập
được bằng chứng thích hợp về số dư HTK nên cũng không biết có nên điều chỉnh với số
dư HTK tại 31/12/2015 hay không. Tuy nhiên, công ty TTF vẫn tự điều chỉnh số dư HTK và
còn thêm cả một số khoản mục khác như sau:

Và sau đây là những lý do mà công ty điều chỉnh các khoản mục trên

 Điều chỉnh giảm các khoản phải thu chủ yếu do trích lập bổ sung dự phòng phải thu
khó đòi 193 tỷ theo Thông tư do Bộ tài chính ban hành. Chênh lệch còn lại khoảng 24
tỷ chủ yếu liên quan đến các khoản mục phân loại.
 Điều chỉnh giảm TSCĐ 3,6 tỷ do chênh lệch thiếu do kết quả kiểm kê TSCĐ thực tế
với số tiền 2,7 tỷ và trích bổ sung khấu hao 0,9 tỷ.
 Điều chỉnh giảm TS dở dang dài hạn do đánh giá lại hợp đồng có rủi ro lớn với số
tiền 11,5 tỷ.
 Điều chỉnh tăng các khoản đầu tư 23 tỷ do hợp nhất thêm khoản đầu tư dài hạn khác
của một công ty con được hợp nhất bổ sung.

Nhóm có đưa ra sự So sánh Báo cáo Kiểm toán cho BCTC hợp nhất tại 31/12/2016 và
Báo cáo soát xét BCTC hợp nhất giữa niên độ 30/6/2016 của công ty như trên slide các
bạn có thể theo dõi.
Theo đó ta có thể thấy Ở BC soát xét BCTC giữa niên độ, KTV cũng đã có đề cập đến 2 cơ
sở để đưa ra ý kiến như BC kiểm toán cho BCTC kết thúc kỳ KT, và cả 2 cơ sở này đều liên
quan đến Hàng tồn kho. Điều này chứng tỏ, KTV thấy có sự nghi ngờ về số liệu được ghi
trên BCTC của công ty về khoản mục này. Như nhóm đã giới thiệu về ngành nghề hoạt
động của doanh nghiệp không chỉ sản xuất, mà còn trồng rừng; trong sản xuất lại dự trữ
nhiều loại gỗ, nguyên liệu, chi phí sản xuất - kinh doanh dở dang, do đó hàng tồn kho của
Công ty có khá nhiều chủng loại,và do đó việc kiểm kê HTK sẽ khó khăn hơn. Tuy
nhiên, trong trường hợp này, công ty tự kiểm kê và KTV cũng không được chứng kiến
việc kiểm kê thực tế nên với số liệu mà công ty đưa ra là chưa thể xác định đúng hay
không và nó là phát sinh từ thời điểm nào.
Mặc dù trong báo cáo soát xét có đưa ra cơ sở như vậy nhưng phía bên công ty
vẫn không đưa ra giải trình nào nên đến thời điểm kiểm toán cho BCTC cuối năm
KTV vẫn chưa thể xác nhận được vấn đề trên.
 Phân tích ý kiến kiểm toán về vấn đề BGĐ ghi nhận khoản chênh lệch thiếu khi
thực hiện kiểm kê HTK trong kỳ vào GVHB với giá trị 1.051.920.195.381:
Trong bản Bctc này, với việc ghi nhận hao hụt và mất mát hàng tồn kho xấp xỉ 1.052 tỷ
đồng. Giá vốn hàng bán ở BC soát xét giữa niên độđã tăng vọt lên 1.763 tỷ đồng (ở BC
soát xét giữa niên độ), 1.609 tỷ đồng (ở BC kiểm toán cho BCTC kết thúc ngày
31/12/2016
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Gỗ Trường Thành âm tới 1.085,5 tỷ
đồng.

Tiếp theo là case thứ ba: ý kiến kiểm toán đối với Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần
MT Gas - 31/12/2014: (Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến)

a. Khi nào kiểm toán viên đưa ra ý kiến “Từ chối đưa ra ý kiến”
Theo quy định tại đoạn 09 và 10 chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 705:
・Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm toán viên không thể thu thập
được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán
và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa
được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
Đây là Báo cáo kiểm toán của công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam đối với Báo
cáo tài chính của Công ty Cổ phần MT Gas – 2014
b. Sơ lược về công ty cổ phần MT Gas các bạn có thể đọc trên slide
 Ngành nghề kinh doanh như là Xây dựng công trình kỹ thuật khác.
 Thiết kế, gia công lắp đặt bồn bể, thiết kế áp lực; Mua bán thiết bị ngành xăng
dầu, khí hóa lỏng.
 Sản xuất chai chứa khí áp lực LPG, CNG,...
 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
 Kinh doanh dầu khí mỏ hóa lỏng (LPG), trạm chiết LPG, CNG.
 Bán buôn kim loại và quặng kim loại
 Bán buôn bếp gas và các thiết bị phụ trợ ngành gas
c. Tóm tắt thông tin TC qua các năm.
Ý kiến kiểm toán từ năm 2013 trở về trước thì được công ty TNHH Kiểm toán &
Dịch vụ Tin học TP. Hồ Chí Minh kiểm với ý kiến chấp nhận toàn phần và sang năm
2014 công ty do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam và đưa ra ý kiến từ chối đưa
ra ý kiến
d. Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến báo cáo tài
chính của Công ty Cổ phần MT Gas năm 2014 liên quan đến Chuẩn mực Kiểm toán
số 510 “Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ”
1. Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần
thiết liên quan đến số dư tại ngày 01/01/2014 (tức là số dư đầu kỳ)

Trong trường hợp này, kiểm toán viên bị hạn chế về việc tiếp cận các tài liệu bằng
chứng kiểm toán cần thiết liên quan đến số dư tại ngày đầu kỳ trên Báo cáo tài chính
của Công ty. => Kiểm toán viên không có cơ sở để đánh giá sự chính xác của các số
dư này và các ảnh hưởng của nó đến các khoản mục khác trình bày trên Báo cáo tài
chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 của Công ty

- Dựa vào Báo cáo tài chính kết thúc 2013 của công ty, và số dư đầu kỳ 2014 trên
Báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2014, nhóm có đưa ra những khoản mục có
sự chênh lệch lớn về số dư đầu kỳ như sau:
Qua kết quả tính toán trên cho thấy sự chênh lệch về số dư đầu kỳ của các
khoản mục này và nó cũng ảnh hưởng tới các khoản mục khác, đồng thời ảnh
hưởng tới báo cáo tài chính của kỳ sau. Cụ thể là:

 Khoản mục Hàng tồn kho đầu kỳ 2014 so với cuối kỳ 2013 giảm 6.154.285.706đ
=>Theo nhóm là Có sai sót trong số dư đầu kỳ của Hàng tồn kho, và đó là nguyên
nhân chính dẫn tới sự sụt giảm của khoản mục Tài sản ngắn hạn là 5.681.792.830.
 Khoản mục Tài sản cố định: Số dư đầu kỳ 2014 giảm 13.330.854.835đ so với số dư
cuối kỳ 2013. Theo nhóm tìm hiểu, sự sụt giảm này chủ yếu là do sự sụt giảm số dư
đầu kỳ của Tài sản cố định hữu hình . Số dư đầu kỳ của Tài sản cố định giảm sẽ làm
giảm tổng giá trị của tài sản trong báo cáo tài chính kỳ hiện tại
 Khoản mục Các khoản đầu tư dài hạn: Số dư đầu kỳ 2014 tăng 20.000.000.000đ so
với số dư cuối kỳ 2013. Tuy nhiên, sự chênh lệch tăng này có cơ sở do đầu năm 2014
doanh nghiệp đầu tư vào công ty con (Công ty TNHH MTV Bình Khí MT) với số
tiền 20.000.000.000đ. Do vậy, đây không phải là sai sót trong số dư đầu kỳ của khoản
mục Các khoản đầu tư dài hạn.

2. Số lượng hàng tồn kho khi kiểm kê thực tế chênh lệch thiếu so với số lượng
trên sổ sách 256.773 (tương đương với số tiền là 6.273.654.478đ) tại ngày
31/12/2013.
 Dựa vào Biên bản kiểm kê hàng tồn kho LPG tại ngày 31/12/2013 và các Biên bản
họp của chủ tịch HĐQT của công ty với các bên có liên quan
Sự chênh lệch này là khá lớn và cho thấy khoản mục hàng tồn kho tại ngày cuối kỳ
2013 đã bị ghi sai thì khi lên báo cáo tài chính kỳ sau, số dư đầu kỳ 2014 cũng sẽ bị
ghi sai và do đó sẽ ảnh hưởng tới các khoản mục khác trên báo cáo tài chính kỳ hiện
tại.Chẳng hạn như, khi giá trị hàng tồn kho trên sổ sách bị ghi cao hơn so với thực tế
thì chi phí hàng tồn kho cũng sẽ bị ghi cao hơn, và do đó sẽ làm giảm lợi nhuận gộp
=> LN trước thuế giảm =>LNST cũng giảm và đó có thể là một trong những lí do dẫn
đến năm 2014 MT Gas hạch toán khoản lỗ hơn 34 tỷ đồng, gấp 11 lần con số lợi
nhuận hạch toán năm 2013.
3. Mặc dù có sự chênh lệch lớn như vậy nhưng tới thời điểm phát hành Báo cáo kiểm
toán, kiểm toán viên vẫn chưa nhận được các giải thích, giải trình về sự chênh lệch
này=>chưa thể xác định được các ảnh hưởng cụ thể của vấn đề này đến các khoản
mục khác trên báo cáo tài chính cho 31/12/2014
Case cuối cùng mình xin mời bạn Nguyên tiếp tục trình bày

You might also like