You are on page 1of 4

I.

SỰ GIỐNG NHAU GIỮA VAS 23 VÀ IAS 10


1. Mục đích: Nhìn chung mục đích IAS 10 và VAS 23 đặt ra là để quy định và hướng
dẫn DN trong các trường hợp phải điều chỉnh BCTC khi có những sự kiện phát sinh
sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm và có những giải trình cần thiết. Ngoài ra DN phải áp
dụng chuẩn mực theo nguyên tắc hoạt động liên tục.
2. Ghi nhận và xác định
+ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh: Doanh
nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính để phản ánh các
sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh.
VD: Điều chỉnh các khoản dự phòng đã ghi nhận từ trước, ghi nhận khoản phải thu, nợ
phải trả mới, khách hàng bị phá sản sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, hàng tồn kho được
bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm,…

a.  Khoản phải thu của khách hàng trên Bảng cân đối kế toán tại ngày cuối năm cần phải
điều chỉnh thành khoản lỗ trong năm.
b. Hàng tồn kho được bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán với giá thấp hơn giá trị ghi sổ của
hàng tồn kho đó.
- Sự kiện này cung cấp bằng chứng về giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV) nhỏ
hơn giá gốc vào ngày kết thúc kỳ kế toán của hàng tồn kho.
- Doanh nghiệp cần điều chỉnh giảm giá trị hàng tồn kho theo nguyên tắc ghi nhận
hàng tồn kho trong IAS 2, theo giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể
thực hiện được…

+ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh:
Doanh nghiệp không phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong báo cáo tài chính để
phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh;
VD:
a. Việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư vốn góp liên doanh, các khoản đầu tư
vào công ty liên kết trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày
phát hành báo cáo tài chính. Sự giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư thường
không liên quan đến giá trị các khoản đầu tư vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Doanh
nghiệp không phải điều chỉnh số liệu đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán đối
với các khoản đầu tư, tuy nhiên có thể bổ sung giải trình theo quy định.
b. Doanh nghiệp công bố cổ tức cho các cổ đông trong công ty: Khoản cổ tức này không
phải ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại ngày kết thúc kỳ kế toán vì bản chất của
khoản cổ tức này được thống nhất trong Đại hội đồng cổ đông của năm tiếp theo, để
trả cổ tức cho những cổ đông đã nắm giữ cổ phiếu cho tới thời điểm kết thúc năm tài
chính của năm đó. Khoản cổ tức này sẽ ảnh hưởng đến năm tài chính sau, do vậy đây là
sự kiện không cần điều chỉnh. Doanh nghiệp không phải ghi nhận các khoản cổ tức này
như là các khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm
nhưng phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, theo IAS 1 “Presentation
of Financial Statements” của IAS 10, và theo chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo
cáo tài chính” của VAS 23.
c. Mua lại hoặc thanh lý một công ty con (subsidiary) sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
d. Tài sản bị phá hủy bởi hỏa hoạn hoặc thiên tai sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Là sự
kiện không ảnh hưởng đến các thông tin ghi nhận tài sản tại ngày kết thúc kỳ kế toán mà
ảnh hưởng đến việc ghi nhận tài sản của kỳ tiếp theo vì tại thời điểm kết thúc năm tài
chính thì tài sản đó vẫn còn nguyên giá trị đã ghi nhận, do đó là sự kiện không cần
điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
e. Đưa ra thông báo hoặc bắt đầu thực hiện việc tái cơ cấu: Là sự kiện phát sinh và ảnh
hưởng đến cơ cấu, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tiếp theo mà không làm ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại ngày kết thúc kỳ kế toán, do đó là
sự kiện không cần điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
f. Các vụ kiện tụng bắt đầu sau ngày kết thúc kì kế toán: Do là sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc kỳ kế toán và mới phát sinh nên không ảnh hưởng đến các thông tin tại
ngày kết thúc kỳ kế toán….

+ Hoạt động liên tục: Nếu Ban Giám đốc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm có dự
kiến giải thể doanh nghiệp, ngừng sản xuất kinh doanh, thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động
hoặc phá sản thì doanh nghiệp không được lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc hoạt
động liên tục.

II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA VAS 23 và IAS 10

IAS 10 VAS 23

 Ngày phát hành BCTC: Thông thường là  Ngày phát hành BCTC: Là ngày Giám
ngày Hội đồng quản trị của doanh nghiệp phê đốc Doanh nghiệp và Giám đốc Tài
duyệt phát hành báo cáo (thậm chí có thể trước chính/Kế toán trưởng (hoặc người được ủy
ngày có sự phê duyệt của các cổ đông và Ban quyền) ký vào báo cáo tài chính để gửi đến
kiểm soát). các bên liên quan.
 Yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh khoản dự  Chấp nhận các khoản phải thu hoặc
phòng liên quan đến một vụ kiện đã được ghi khoản phải trả mới không phải là các khoản
nhận trước đây (được giải quyết sau ngày báo dự phòng có liên quan nêu trên.
cáo tài chính) theo chuẩn mực IAS 37 hoặc ghi
nhận khoản dự phòng mới.

 Đưa ra ví dụ về sự kiện cần điều chỉnh –


việc xác định số lợi nhuận được chia hoặc thanh
toán tiền thưởng sau ngày lập bảng cân đối kế
toán, nếu doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán  Không đề cập đến trường hợp này.
tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

III. CASE MINH HỌA SỰ GIỐNG VÀ KHÁC GIỮA IAS 10 VÀ VAS 23


+ Khác nhau:
1. Đưa ra ví dụ về sự kiện cần điều chỉnh – việc xác định số lợi nhuận được chia hoặc
thanh toán tiền thưởng sau ngày lập bảng cân đối kế toán
Đơn vị phải ghi nhận chi phí dự kiến của việc phân chia lợi nhuận và chi trả thưởng khi:
(a) Đơn vị có nghĩa vụ pháp lý hoặc chính sách tự nguyện để thực hiện các khoản thanh
toán đó như là kết quả của các sự kiện trong quá khứ (điều này có nghĩa là thực thể không
có sự thay thế thực tế nào ngoài việc thanh toán).
(b) Có thể đưa ra một ước tính đáng tin cậy về nghĩa vụ đó.
VD: Bản kế hoạch phân chia lợi nhuận của một công ty có yêu cầu sẽ trả cho nhân viên 5%
lợi nhuận trong năm, trước khi thưởng chia lợi nhuận bonus. Với năm kết thúc ngày
31/12/20X1, đơn vị ghi nhận lợi nhuận trước khi chia lợi nhuận là 2 triệu đô. Tiền thưởng
thanh toán vào tháng 01/20X2.
Vào ngày 31/12/20X1, pháp nhân có thể hạch toán nghĩa vụ phân chia lợi nhuận của mình
theo IAS 10 như sau:
Dr: Profit or loss (or assets) : $100,000
Cr: Profit-sharing plans: $100,000
Trong khi đó, VAS 23 ko đề cập đến vấn đề này.
2. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp phải lập dự phòng cho một vụ kiện xảy ra trước ngày 31/12/2015
(ngày kết thúc niên độ) là VND 200.000.000. Sau đó trước ngày phát hành báo cáo tài
chính, doanh nghiệp nhận được thông báo cuối cùng của tòa án về chi phí phải trả cho vụ
kiện là VND 300.000.000 thì IAS 10 yêu cầu doanh nghiệp phải đưa ra bút toán điều chỉnh
để ghi nhận thêm chi phí cho kỳ kế toán, trong khi đó VAS 23 chấp nhận các khoản phải thu
hoặc khoản phải trả mới không phải là các khoản dự phòng có liên quan nêu trên.
+ Giống nhau: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh:
Case: Một công ty cung cấp bảo hành tại thời điểm bán cho người mua các sản phẩm của
mình.Vào ngày 31/12/20X5, công ty đã đánh giá nghĩa vụ bảo hành của mình là
100,000,000 VND. Ngay trước ngày 31/12/20X5 Báo cáo tài chính được ủy quyền phát
hành, công ty đã phát hiện ra một nhược điểm tiềm ẩn trong một trong các dòng của sản
phẩm ( không thể phát hiện ra theo thông lệ hoặc hợp lý điều tra). Kết quả của việc kiểm
tra, đơn vị đã đánh giá lại ước tính về nghĩa vụ bảo hành tại ngày 31/12/20X5 ở mức
150,000,000VND. Việc phát hiện ra ước tinh sai sót này là một sự kiện cần điều chỉnh sau
khi đã phát hành báo cáo. Tình trạng nhược điểm tiềm ẩn này tồn tại trong các sản phẩm
được bán trước 31/12/20X5 nên nghĩa vụ cung cấp bảo hành phải được đo lường ở mức
150,000,000VND vào 31/12/20X5 với lợi nhuận giảm tương ứng cho năm kết thúc ngày
31/12/20X5.

You might also like