You are on page 1of 3

Nội dunng phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính.

1. Quan sát:

Quan sát là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay
một hoạt động của đơn vị được kiểm toán bằng các giác quan

Ví dụ, kiểm toán viên có thể đi quan sát đơn vị được kiểm toán để có ấn
tượng chung về máy móc thiết bị của đơn vị, quan sát tính cũ mới cũng
như sự vận hành của máy móc, nhìn các nhân viên thực thi các nhiệm vụ
kế toán để xác định liệu người được giao trách nhiệm có hoàn thành
nhiệm vụ đó hay không.

2. Phỏng vấn.

Phỏng vấn là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản
hay bằng lời nói qua việc thẩm vấn những người hiểu biết về vấn đề kiểm
toán viên quan tâm.

Ví dụ, thẩm vấn khách hàng về những qui định kiểm soát nội bộ, hoặc
hỏi nhân viên về sự hoạt động của những qui chế này

3. Kiểm tra/

Kiểm tra vật chất là quá trình kiểm kê tại chỗ hoặc tham gia kiểm kê các
loại tài sản của đơn vị. Chứng kiến kiểm kê là một thủ tục kiểm toán phổ
biến nhất giúp kiểm toán viên xác nhận tính hiện hữu của tài sản.

Chứng kiến kiểm tra vật chất thường được áp dụng đối với tài sản có
dạng vật chất cụ thể như: hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, nhưng
nó cũng được vận dụng cho quá trình kiểm tra các giấy tờ thanh toán có
giá trị, chẳng hạn như khi một trái phiếu lập ra chưa được ký thì nó là một
chứng từ, sau khi ký thì nó là một tài sản, do đó có thể áp dụng kỹ thuật
kiểm tra vật chất.
4. Tính toán lại.

Kỹ thuật tính toán là quá trình kiểm toán viên kiểm tra tính chính xác về
mặt số học của việc tính toán và ghi sổ.

Ví dụ, đối với kiểm tra việc tính toán, kiểm toán viên xem xét tính chính
xác (bằng cách tính lại) các hóa đơn, phiếu nhập – xuất kho, số liệu hàng
tồn kho, tính toán lại chi phí khấu hao, giá thành, các khoản dự phòng,
thuế, số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái, … Kỹ thuật này chỉ quan tâm
đến tính chính xác thuần tuý về mặt số học, không chú ý đến sự phù hợp
của phương pháp tính được sử dụng. Do đó, kỹ thuật này thường được sử
dụng cùng với các kỹ thuật khác như kiểm tra tài liệu, kiểm tra vật chất,
phân tích, … trong quá trình thu thập bằng chứng.

5. Xác nhận/

Lấy xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung
cấp để xác minh tính chính xác của các thông tin trên báo cáo tài chính.
Phương pháp này được áp dụng hầu như trong tất cả các cuộc kiểm toán.

Có 2 hình thức: xác nhận phủ định và xác nhận khẳng định.

– Xác nhận phủ định: Kiểm toán viên yêu cầu người xác nhận gửi thư
phản hồi nếu có sai khác giữa thực tế với thông tin kiểm toán viên nhờ
xác nhận.

– Xác nhận khẳng định: Kiểm toán viên yêu cầu người xác nhận gửi thư
phản hồi cho tất cả các thư xác nhận dù thực tế có trùng khớp với thông
tin mà kiểm toán viên quan tâm hay không. Hình thức này do đó đảm bảo
tin cậy hơn cho kỹ thuật xác nhận, nhưng chi phí cũng cao hơn. Vì thế tuỳ
theo mức độ hệ trọng của thông tin mà kiểm toán viên sẽ lựa chọn hình
thứ phù hợp.
6. Thủ tục phân tích.

Phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để
xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản. Các mối quan hệ bao
gồm quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa các
thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính.

Có  ba kỹ thuật phân tích sau: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng
và phân tích tỷ suất:

 Kiểm tra tính hợp lý sử dụng kết hợp các dữ liệu hoạt động, dữ
liệu tài chính và được lập ra để kiểm tra sự tương ứng giữa hai loại dữ
liệu này. Do dó mức độ chính xác hay tính tin cậy của bằng chứng thu
thập được khi kiểm tra hợp lý được xem là cao nhất.
 Phân tích tỷ suất được dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo
khác nhau có mối liên quan nên việc phân tích các tỷ suất cũng có thể
cung cấp thông tin có giá trị.

Phân tích xu hướng được xem là cung cấp dữ liệu có độ tin cậy thấp
nhất vì kỹ thuật này thường dùng nhiều vào việc xem xét dữ liệu năm
trước.

You might also like