You are on page 1of 31

1

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG

Kiểm toán tại Tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán Tập đoàn Viễn thông Việt Nam
(VNPT) từ ngày 4/4 - 6/6/2013. Theo thông báo của Kiểm toán Nhà nước,
báo cáo tài chính năm 2012 của VNPT, ngoại trừ phạm vi và giới hạn kiểm
toán, sau khi điều chỉnh số liệu theo kết quả kiểm toán là phản ánh trung
thực về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và thu nộp ngân
sách Nhà nước. Năm 2012, VNPT cơ bản thực hiện quản lý tài chính và
hạch toán kế toán theo luật pháp, các chính sách, chế độ tài chính - kế toán
của Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước cũng đã chỉ ra những tồn tại và giúp
VNPT chấn chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý trên các lĩnh vực quản lý
tiền; các khoản phải thu, phải trả; thu nhập, chi phí, kết quả sản xuất kinh
doanh; tăng cường rà soát vật tư thiết bị đầu tư xây dựng cơ bản, tránh
tồn đọng vốn nhằm đảm bảo việc công khai minh bạch của các doanh
nghiệp nhà nước về tài chính trong giai đoạn mới.

1.  Đối tượng của cuộc kiểm toán này là gì?


2.  Khách thể kiểm toán là đơn vị nào?

2
MỤC TIÊU

-  Nắm được đối tượng chung của kiểm toán và đối


tượng của kiểm toán khi gắn với cácloại hình kiểm
toán cụ thể.
-  Hiểu được các phương pháp kiểm toán
-  Nắm được các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán cơ bản

3
NỘI DUNG

Đối tượng của kiểm toán

Phương pháp của kiểm toán

Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

4
1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KIỂM TOÁN

5
KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ
KHÁCH THỂ KIỂM TOÁN

Đối tượng của kiểm toán là tất cả các vấn đề cần kiểm
toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động
tài chính trong các đơn vị.
Đối tượng của kiểm toán gồm:
§  Thực trạng hoạt động tài chính;
§  Tài liệu kế toán;
§  Thực trạng của tài sản và các nghiệp vụ tài chính;
§  Hiệu quả sử dụng nguồn lực, hiệu năng của các chương
trình, mục tiêu, dự án cụ thể...

6
KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ
KHÁCH THỂ KIỂM TOÁN

Khách thể kiểm toán là các đơn vị cụ thể mà đối tượng


của kiểm toán được thực hiện trong đơn vị đó.
Có 2 loại khách thể kiểm toán:
§  Khách thể bắt buộc là những đơn vị, tổ chức, cơ quan được
các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định phải được
kiểm toán hàng năm.
§  Khách thể tự nguyện là các đơn vị không bắt buộc phải kiểm
toán mà do bản thân đơn vị có nhu cầu và tự nguyện mời
kiểm toán.

7
KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ
KHÁCH THỂ KIỂM TOÁN

Trong mối quan hệ với chủ thể kiểm toán có thể phân chia các khách thể kiểm toán
thành:

Khách thể của kiểm toán Nhà nước

Khách thể của kiểm toán độc lập

Khách thể của kiểm toán nội bộ

8
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ KHÁCH THỂ
KIỂM TOÁN
Trong một cuộc kiểm toán cần xác định các yếu tố:

Đối tượng kiểm toán cụ thể

Chủ thể kiểm toán xác định

Khách thể kiểm toán tương ứng

Thời hạn kiểm toán cụ thể

Cơ sở tiến hành kiểm toán

9
2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN

10
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN

KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN


CHỨNG TỪ NGOÀI CHỨNG TỪ

KIỂM ĐỐI
TOÁN ĐỐI THỰC ĐIỀU
CHIẾU KIỂM
CÂN CHIẾU NGHIỆM TRA
TRỰC KÊ
ĐỐI LÔGÍC
TIẾP

11
KHÁI NIỆM
Phương pháp kiểm toán: Là sự kết hợp có hệ thống các thủ tục
kiểm toán để thu thập các hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và
môi trường của đơn vị trong đó có kiểm soát nội bộ, nhằm xác
định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc
nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu.

12
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN

Thử nghiệm kiểm soát.


Thử nghiệm cơ bản.

13
THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT

Khái niệm
Thử nghiệm kiểm soát: là thủ tục kiểm toán
được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của
hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc
phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở
cấp độ cơ sở dẫn liệu.

14
THỬ NGHIỆM CƠ BẢN

Thử nghiệm cơ bản: Là thủ tục kiểm toán được


thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở
cấp độ cơ sở dẫn liệu.
Các thử nghiệm cơ bản bao gồm:
- Thủ tục phân tích cơ bản
- Kiểm tra chi tiết (các nhóm giao dịch, số dư tài
khoản và thông tin thuyết minh).

15
Thử nghiệm Thử nghiệm
kiểm soát cơ bản

Thủ tục kiểm


Về mặt thiết
tra chi tiết
kế
nghiệp vụ

Tính hiện Thủ tục phân


hữu tích

Thủ tục kiểm


Tính liên tục tra chi tiết số

16
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP
BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
1.  Quan sát
2.  Phỏng vấn
3.  Kiểm tra vật chất
4.  Kiểm tra tài liệu (Xác minh tài liệu)
5.  Tính toán lại
6.  Thực hiện lại
7.  Xác nhận
8.  Phân tích

17
QUAN SÁT

* Khái niệm: Quan sát là việc theo dõi một quy


trình hoặc thủ tục do người khác thực hiện.
* Nhận xét về kỹ thuật:
- Ưu điểm: bằng chứng thu được đáng tin cậy
- Nhược điểm: bằng chứng chỉ mang tính thời
điểm

18
PHỎNG VẤN
* Khái niệm:
Phỏng vấn là quá trình KTV thu thập thông
tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc
phỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề
mà KTV quan tâm
* Quy trình phỏng vấn:
- Lập kế hoạch phỏng vấn
- Thực hiện phỏng vấn
- Kết thúc phỏng vấn

19
PHỎNG VẤN

* Nhận xét về kỹ thuật:


- Ưu điểm: Giúp KTV thu thập thêm nhiều loại
thông tin
- Nhược điểm: Bằng chứng có độ tin cậy không
cao, phụ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết của
người được phỏng vấn

20
KIỂM TRA TÀI LIỆU

* Khái niệm:
Kiểm tra tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu
các chứng từ, sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị được
kiểm toán
* Phương thức thực hiện:
- Từ một kết luận có trước, KTV thu thập tài liệu làm cơ sở
cho kết luận cần được khẳng định.
- Kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến
khi vào sổ sách theo 2 hướng:
+ Kiểm tra tài liệu từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán
+ Kiểm tra từ sổ sách kế toán xuống chứng từ gốc

21
KIỂM TRA TÀI LIỆU
* Nhận xét về kỹ thuật:
- Ưu điểm: Kỹ thuật này tương đối thuận tiện do tài
liệu thường là có sẵn, chi phí để thu thập bằng
chứng thấp.
- Nhược điểm: Độ tin cậy của bằng chứng phụ thuộc
lớn vào KSNB và nguồn gốc của bằng chứng. Các
tài liệu có thể bị sửa chữa hoặc giả mạo.

22
KIỂM TRA VẬT CHẤT
* Khái niệm:
Kiểm tra vật chất là quá trình kiểm kê tại chỗ
hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của doanh
nghiệp
* Trình tự tiến hành:
- Chuẩn bị kiểm kê
- Thực hiện kiểm kê
- Kết thúc kiểm kê

23
KIỂM TRA VẬT CHẤT
* Điều kiện áp dụng:
Kiểm tra vật chất được áp dụng đối với tài sản có
hình thái vật chất cụ thể: hàng tồn kho, tài sản cố
định hữu hình, tiền mặt và các giấy tờ thanh toán
có giá trị.
* Nhận xét về kỹ thuật:
- Ưu điểm: Bằng chứng thu được có độ tin cậy
cao, cách thực hiện kỹ thuật đơn giản.
- Nhược điểm: Bằng chứng chỉ mang tính thời
điểm, chỉ chứng minh được sự tồn tại của tài sản
mà không chứng minh được quyền sở hữu hay
tình trạng kỹ thuật của tài sản.

24
TÍNH TOÁN LẠI
* Khái niệm:
Tính toán là quá trình KTV kiểm tra tính chính xác về mặt
số học trong việc tính toán và ghi sổ
* Nội dung:
- Kiểm tra tính chính xác của các phép tính số học
- Kiểm tra tính chính xác của ghi sổ
* Đặc điểm: Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác
thuần túy về mặt số học mà không quan tâm đến sự phù
hợp của phương pháp tính hay nội dung tính
* Nhận xét:
- Ưu điểm: Bằng chứng có độ tin cậy cao (về mặt số học)
- Nhược điểm: Do phép tính và phân bổ đôi khi khá phức tạp
do đó tốn kém thời gian.

25
XÁC NHẬN

* Khái niệm:
Xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên
thứ ba độc lập cung cấp để xác định tính chính xác
của thông tin mà KTV còn nghi vấn
* Các loại xác nhận:
- Xác nhận phủ định
Đúng thì rep, không
đúng thì bỏ qua

- Xác nhận khẳng định Đúng hay sai thì đều


phải rep
XÁC NHẬN

* Các yêu cầu khi thực hiện lấy xác nhận:


- Thông tin cần phải được xác nhận theo yêu cầu của KTV
- Sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản
- Sự độc lập của người xác nhận thông tin
- KTV phải kiểm soát được toàn bộ quá trình gửi và nhận thư xác
nhận
* Nhận xét về kỹ thuật:
- Ưu điểm: Bằng chứng có độ tin cậy cao (nếu KTV thực hiện đúng
qui trình và đảm bảo các yêu cầu trên).
- Nhược điểm: Chi phí lớn và thông tin sẽ không có ý nghĩa nếu bên
thứ ba không độc lập.
THỰC HIỆN LẠI

Là việc kiểm toán viên thực hiện một cách độc


lập các thủ tục hoặc các kiểm soát đã được
đơn vị thực hiện trước đó như một phần kiểm
soát nội bộ của đơn vị

28
PHÂN TÍCH

* Khái niệm:
Phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối
quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản.
Các mối quan hệ này bao gồm mối quan hệ giữa các thông
tin tài chính với nhau và mối quan hệ giữa các thông tin tài
chính với thông tin phi tài chính
* Nội dung: Kỹ thuật phân tích gồm 3 nội dung:
- Dự đoán
- So sánh
- Đánh giá
PHÂN TÍCH

* Các loại phân tích:


- Kiểm tra tính hợp lý
- Phân tích xu hướng (phân tích ngang)
- Phân tích tỷ suất (phân tích dọc)
PHÂN TÍCH

* Khi sử dụng kỹ thuật phân tích, kiểm toán viên cần quan tâm
đến những vấn đề sau:
- Chọn mô hình phân tích phù hợp
- Đưa ra mô hình để dự đoán những số liệu tài chính hoặc
những xu hướng hay những tỷ suất về số liệu tài chính và số
liệu hoạt động
- Dự đoán và so sánh dự đoán của KTV với số liệu của đơn vị
được kiểm toán
- Sử dụng đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về bằng
chứng kiểm toán thu thập được

You might also like