You are on page 1of 39

CHƯƠNG 1 – PHẦN 4

KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO


 Chức năng của chu trình hàng tồn kho
 Tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với HTK
 Các thủ tục và thử nghiệm kiểm soát
 Thủ tục phân tích
 Thử nghiệm chi tiết

©TS. Phạm Hoài Hương 1


Chức năng của chu trình HTK

 Chức năng mua hàng


 Chức năng lưu kho
 Chức năng xuất kho vật tư
 Chức năng sản xuất
 Xuất thành phẩm, hàng hoá đi tiêu thụ

2
Tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với HTK

 Tính trọng yếu:


 HTK thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TS
ngắn hạn của DN;
 Việc tính giá HTK ảnh hưởng trực tiếp đến giá
vốn hàng bán, do đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi
nhuận thuần từ HĐKD.

3
Tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với HTK
 Rủi ro tiềm tàng:
 HTK có thể được cất trữ ở nhiều nơi nên việc kiểm soát
vật chất khó khăn.
 NV nhập, xuất HTK xảy ra thường xuyên nên dễ nảy sinh
các sai phạm.
 Nguyên tắc nhất quán PP tính giá HTK dễ bị vi phạm.
 Xác định tình trạng và giá trị của HTK là công việc phức
tạp nên dễ xảy ra sai sót.
 Phân bổ CPSX, đánh giá SPDD, xác định giá trị phế liệu
thu hồi dựa trên cơ sở ước tính nên cũng dễ xảy ra sai sót.

4
Các thủ tục và thử nghiệm kiểm soát đối với vật
tư, hàng hoá lưu kho
 Các mục tiêu kiểm soát:
 Mục tiêu về sự hiện hữu: Hàng lưu kho phản ánh trên sổ KT
thực tế tồn tại kho của DN.
 Mục tiêu về sự đầy đủ: Toàn bộ HTK của DN phải được phản
ánh đầy đủ trên sổ KT.
 Mục tiêu về quyền kiểm soát: Giá trị HTK được phản ánh
trên BCĐKT phải thuộc quyền kiểm soát của DN.
 Mục tiêu về sự đánh giá hợp lý.
 Mục tiêu về sự phân loại, trình bày và công bố thông tin.

5
Mục tiêu về sự tồn tại của vật tư, hàng hoá lưu kho
 Thủ tục kiểm soát:
 Bộ phận kho độc lập với bộ phận mua hàng, bộ phận nhận hàng,
và kế toán.
 Định kỳ, bộ phận độc lập kiểm kê HTK, và đối chiếu kết quả
kiểm kê với số lượng HTK trên thẻ kho và sổ kế toán chi tiết
HTK.
 Các thủ tục kiểm kê HTK:
 Hướng dẫn thực hiện kiểm kê bằng văn bản cần được chuyển
đến các nhân viên tham gia và giám sát kiểm kê.
 Sắp xếp HTK một cách thuận tiện cho việc kiểm kê
 Nhận diện HTK bị kém phẩm chất
 Sử dụng phiếu kiểm kê được đánh số trước
 Các thành viên của tổ kiểm kê phải độc lập với bộ phận kho.
 Quá trình kiểm kê phải được giám sát bởi kiểm toán nội bộ
hoặc kiểm soát viên.
 Người giám sát sẽ thực hiện kiểm kê lại trên cơ sở "xác suất". 6
Mục tiêu về sự tồn tại của vật tư, hàng hoá lưu
kho
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Quan sát sự độc lập giữa các bộ phận kho, mua hàng,
nhận hàng, và kế toán.
 Kiểm tra tính độc lập giữa bộ phận kiểm kê và bộ phận
kho.
 Quan sát qui trình kiểm kê HTK của DN.
 Kiểm tra biên bản kiểm kê và đối chiếu với thẻ kho và sổ
chi tiết HTK.
 KTV cần có danh sách các kho, cửa hàng của DN để đảm
bảo tất cả các kho, cửa hàng đều được kiểm kê.

7
Mục tiêu về sự đầy đủ
 Thủ tục kiểm soát:
 Kiểm kê hàng tồn kho.
 Sử dụng chứng từ nhập có đánh số thứ tự trước.
 Định kỳ đối chiếu số lượng HTK giữa thẻ kho và sổ chi
tiết.
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Kiểm tra việc đánh số thứ tự trên chứng từ nhập.
 Kiểm tra “dấu vết” của việc đối chiếu số lượng HTK giữa
thẻ kho và sổ chi tiết.

8
Mục tiêu về quyền kiểm soát
 Thủ tục kiểm soát:
 Mọi vật tư, hàng hoá nhập kho đều phải có đầy đủ
chứng từ chứng minh nguồn gốc.
 Sử dụng sổ chi tiết để theo dõi riêng vật tư, hàng hoá
không thuộc quyền KS của DN.
 Quản lý riêng biệt HTK thuộc quyền KS và không thuộc
quyền KS của DN.

9
Mục tiêu về quyền kiểm soát

 Thử nghiệm kiểm soát:


 Chọn mẫu nghiệp vụ nhập kho được ghi sổ, kiểm tra
chứng từ chứng minh nguồn gốc của hàng nhập kho.
 Quan sát hàng nhận gia công, nhận bán đại lý có được
quản lý riêng hay có ký hiệu để phân biệt với HTK thuộc
quyền kiểm soát của DN không.
 Kiểm tra vật tư, hàng hoá không thuộc quyền KS của
DN có được theo dõi riêng ở sổ chi tiết không.

10
Mục tiêu về sự đánh giá
 Thủ tục kiểm soát:
 Qui định phương pháp tính giá HTK phù hợp với đặc
điểm từng loại HTK cụ thể và áp dụng nhất quán giữa
các kỳ kế toán.
 Vật tư, hàng hoá trong kho được đánh số theo thứ tự
nhập kho để xuất kho theo thứ tự nhập vào.
 Đánh giá chất lượng HTK khi kiểm kê.
 Đối chiếu giá trị HTK cuối kỳ giữa Bảng tổng hợp chi
tiết HTK với Sổ cái.

11
Mục tiêu về sự đánh giá
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Quan sát HTK có được đánh số theo thứ tự nhập kho và
có xuất theo thứ tự không.
 Quan sát trong quá trình kiểm kê, HTK bị kém phẩm
chất có được nhận diện không.
 Phỏng vấn nhân viên kế toán về vấn đề lập dự phòng
giảm giá HTK và PP tính giá HTK được áp dụng trong
những năm gần đây.
 Kiểm tra “dấu vết” của việc đối chiếu giữa Bảng tổng
hợp chi tiết HTK với Sổ cái.

12
Mục tiêu về trình bày và công bố thông tin
 Thủ tục kiểm soát:
 Theo dõi chi tiết HTK dùng để thế chấp, cầm cố đảm
bảo cho các khoản nợ.
 Căn cứ vào VAS 02 để trình bày và thuyết minh đầy đủ
các thông tin liên quan đến HTK theo qui định.
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Kiểm tra HTK đang cầm cố, thế chấp (nếu có) có được
theo dõi chi tiết không.
 Phỏng vấn kế toán về thủ tục trình bày và thuyết minh
thông tin liên quan đến HTK trên BCTC.

13
Thủ tục và TNKS nghiệp vụ xuất kho vật tư
 Các mục tiêu kiểm soát:
 Mục tiêu về sự phát sinh: Các nghiệp vụ xuất kho vật tư
được ghi sổ là có thật.
 Mục tiêu về sự đầy đủ: Các nghiệp vụ xuất kho vật tư
trong kỳ được ghi sổ đầy đủ.
 Mục tiêu chính xác: Giá trị vật tư xuất kho được xác
định đúng và nhất quán theo phương pháp tính giá xuất
kho được áp dụng.
 Mục tiêu phân loại: Nghiệp vụ xuất kho được ghi vào
đúng tài khoản.
 Mục tiêu đúng kỳ kế toán: Nghiệp vụ xuất kho được ghi
sổ đúng kỳ kế toán.
14
Mục tiêu về sự phát sinh
 Thủ tục kiểm soát:
 Bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư phải lập Phiếu yêu cầu xuất
vật tư.
 Việc phê chuẩn xuất vật tư phải dựa trên lệnh SX hoặc ĐĐH đã
được phê chuẩn.
 Phiếu xuất vật tư phải được lập dựa trên yêu cầu xuất vật tư đã
được phê chuẩn.
 Khi xuất vật tư thủ kho phải kiểm tra tính hợp lệ của Phiếu xuất
vật tư và đối chiếu với Phiếu yêu cầu xuất vật tư.
 Kế toán trước khi ghi sổ xuất vật tư phải kiểm tra, đối chiếu
Phiếu xuất vật tư với Phiếu yêu cầu xuất vật tư.
 Các chức năng duyệt yêu cầu xuất vật tư, lập phiếu xuất vật tư,
thủ kho và kế toán vật tư độc lập nhau.
 Phiếu xuất vật tư chưa sử dụng cần phải được quản lý an toàn.
15
Mục tiêu về sự phát sinh
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Phỏng vấn thủ kho về các thủ tục xuất VT.
 Quan sát quá trình xuất vật tư có tuân theo các thủ tục
đã được thủ kho mô tả.
 Kiểm tra Phiếu xuất kho có được đính kèm với Phiếu
yêu cầu xuất vật tư hoặc ĐĐH đã được phê chuẩn
không.
 Phỏng vấn người lập phiếu xuất vật tư về việc quản lý
phiếu xuất VT chưa sử dụng.
 Quan sát sự độc lập giữa các chức năng duyệt yêu cầu
xuất VT, lập phiếu xuất VT, thủ kho và kế toán VT.

16
Mục tiêu về sự đầy đủ
 Thủ tục kiểm soát:
 Sử dụng phiếu xuất vật tư được đánh số thứ tự trước và
ghi sổ theo số thứ tự.
 Định kỳ đối chiếu số lượng vật tư xuất kho giữa thẻ kho
và sổ kế toán chi tiết vật tư.
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Kiểm tra phiếu xuất vật tư có được đánh số thứ tự
trước và được ghi sổ theo thứ tự.
 Kiểm tra dấu hiệu đối chiếu số lượng vật tư xuất kho
giữa thẻ kho và sổ chi tiết.

17
Mục tiêu chính xác
 Thủ tục kiểm soát:
 Qui định cụ thể về PP tính giá xuất vật tư và áp dụng nhất
quán giữa các kỳ kế toán.
 Sử dụng phần mềm tính giá vật tư xuất kho để hạn chế các
sai sót tính toán.
 Đối chiếu tổng giá trị vật tư xuất kho giữa Bảng tổng hợp
chi tiết vật tư với Sổ cái.
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Phỏng vấn kế toán VT về PP tính giá xuất VT và sự thay đổi
phương pháp, đồng thời đọc thuyết minh BCTC của DN về
chính sách kế toán hàng tồn kho.
 Chọn một số mặt hàng: nhập số liệu thực tế của DN vào
phần mềm tính giá của KTV để tính lại giá trị vật tư xuất
kho.
 Kiểm tra “dấu vết” đối chiếu giá trị VT xuất kho giữa Bảng
THCT vật tư với Sổ cái. 18
Mục tiêu phân loại đúng tài khoản
 Thủ tục kiểm soát:
 Ghi định khoản trên phiếu xuất vật tư.
 Kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp kiểm tra định
khoản trên phiếu xuất vật tư.
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Kiểm tra định khoản trên phiếu xuất vật tư.
 Kiểm tra “dấu vết” phê duyệt định khoản trên phiếu xuất
kho của KT trưởng hoặc KT tổng hợp.

19
Mục tiêu đúng kỳ
 Thủ tục kiểm soát:
 Qui định định kỳ bộ phận kho phải chuyển phiếu xuất
vật tư cho kế toán để ghi sổ kịp thời.
 Thử nghiệm kiểm soát
 Độc lập phỏng vấn thủ kho và kế toán vật tư: định kỳ
bao nhiêu ngày phiếu xuất vật tư được chuyển từ bộ
phận kho đến kế toán.
 Kiểm tra các chứng từ xuất vật tư được lập gần cuối kỳ
có được ghi sổ đúng kỳ không.

20
Thủ tục và TNKS đối với nghiệp vụ sản xuất
 Mục tiêu kiểm soát:
 Mục tiêu về sự phát sinh: Chi phí sản xuất được ghi sổ là
thực tế phát sinh trong kỳ.
 Mục tiêu về sự đầy đủ: Chi phí SX thực tế phát sinh
trong kỳ được ghi nhận đầy đủ.
 Mục tiêu về sự phân loại: Chi phí SX được phân loại
đúng theo qui định của CM kế toán.
 Mục tiêu về sự đánh giá hợp lý: Giá thành sản phẩm
được tính đúng.

21
Mục tiêu về sự phát sinh
 Thủ tục kiểm soát:
 Khi ghi sổ CPSX, kế toán phải kiểm tra các chứng từ gốc
như:
 Phiếu xuất vật tư có kèm theo Phiếu yêu cầu xuất vật
tư hoặc Đơn đặt hàng đã được phê chuẩn;
 Bảng tính lương đã được ký duyệt;
 Bảng tính và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ đã được
phê chuẩn.
 Cuối kỳ kiểm kê vật tư dùng chưa hết còn để tại nơi SX
và lập biên bản kiểm kê. Biên bản kiểm kê được chuyển
cho kế toán để điều chỉnh giảm chi phí.
 Theo dõi chênh lệch chi phí thực tế phát sinh cao hơn
định mức hoặc dự toán chi phí.
22
Mục tiêu về sự phát sinh
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Kiểm tra các “dấu vết” phê chuẩn trên các chứng từ làm
cơ sở để ghi sổ CPSX.
 Quan sát kiểm kê vật tư còn tại nơi SX ở cuối kỳ và kiểm
tra CPSX có được điều chỉnh giảm không.
 Phỏng vấn về việc sử dụng hệ thống định mức, dự toán
chi phí.
 Kiểm tra Báo cáo về chênh lệch giữa chi phí thực tế phát
sinh với định mức hoặc dự toán chi phí, và tìm hiểu
nguyên nhân.

23
Mục tiêu về sự đầy đủ
 Thủ tục kiểm soát:
 Sử dụng chứng từ được đánh số thứ tự trước.
 Theo dõi chênh lệch chi phí thực tế phát sinh thấp hơn
định mức hoặc dự toán chi phí.
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Kiểm tra tính liên tục của các chứng từ.
 Kiểm tra Báo cáo về chênh lệch giữa chi phí thực tế phát
sinh với định mức hoặc dự toán chi phí, và tìm hiểu
nguyên nhân.

24
Mục tiêu về sự phân loại
 Thủ tục kiểm soát:
 Sử dụng bảng liệt kê nội dung chi phí của từng khoản
mục chi phí.
 Ghi định khoản trên chứng từ.
 Kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp kiểm tra định
khoản trên chứng từ.
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Kiểm tra bảng liệt kê chi phí theo khoản mục chi phí.
 Kiểm tra việc ghi định khoản trên chứng từ và “dấu vết”
của việc kiểm tra định khoản.

25
Mục tiêu về sự đánh giá hợp lý
 Thủ tục kiểm soát:
 Qui định đối tượng tập hợp chi phí, tiêu thức phân bổ CP,
qui trình kiểm kê và tính giá SPDD, và PP tính GT.
 PP đánh giá SPDD được lựa chọn phù hợp với đặc điểm
CPSX phát sinh trong quá trình SX, và được phê chuẩn.
 Độc lập đối chiếu số liệu trên sổ CPSX với các chứng từ, sổ
sách liên quan.
 Thử nghiệm kiểm soát:
 Đọc các văn bản qui định về đối tượng tập hợp CP, tiêu
thức phân bổ CP, qui trình kiểm kê và tính giá SPDD, và PP
tính giá thành sản phẩm.
 Quan sát kiểm kê SPDD cuối kỳ tại DN.
 Kiểm tra “dấu vết” đối chiếu số liệu trên sổ CPSX với các
chứng từ, sổ sách liên quan.
26
Thủ tục và TNKS đối với NV xuất kho thành phẩm, hàng hoá
 Thủ tục kiểm soát: Tương tự các thủ tục KS NV xuất kho vật tư. Tuy
nhiên, có một số điểm khác biệt như sau:
 NV xuất kho TP, HH được phê chuẩn dựa trên đơn đặt hàng của
khách hàng.
 Đơn đặt hàng được xét duyệt căn cứ vào số dự nợ của KH (nếu
KH mua nợ) và lượng TP, HH tồn kho.
 Nếu DN bán hàng theo phương thức chuyển hàng thì Phiếu vận
chuyển được lập khi giao hàng cho bộ phận vận chuyển.
 Bộ phận vận chuyển phải nộp lại Phiếu vận chuyển có chữ ký của
KH.
 Các chứng từ như ĐĐH, phiếu xuất kho, phiếu vận chuyển và
hoá đơn được đối chiếu với nhau để đảm bảo sự có thật của các
NV xuất kho TP, hàng hoá.
 Cách ly các bộ phận bán hàng, kho, vận chuyển và kế toán.
 Thử nghiệm kiểm soát: tương tự TNKS đối với nghiệp vụ xuất kho
vật tư. 27
Thủ tục phân tích đối với số dư HTK
 So sánh số dư HTK giữa các kỳ trong mối quan hệ với số
hàng mua vào hoặc SX trong kỳ, và số hàng xuất dùng hoặc
bán trong kỳ.
 So sánh số lượng HTK trên sổ KT với sức chứa của kho.
 KTV dựa trên chính sách dự trữ HTK của DN để ước
lượng số dư HTK, và so sánh với SD HTK trên sổ kế toán
của DN.
 Phân tích số vòng quay hàng tồn kho.

28
Thủ tục phân tích đối với chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm
 So sánh CPSX thực tế với định mức chi phí theo số lượng
sản phẩm SX thực tế.
 Phân tích kết cấu CP trong giá thành SP.
 So sánh GT thực tế đơn vị SP với GT đơn vị định mức hoặc
với GT thực tế đơn vị của các kỳ trước.

29
Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ xuất kho vật tư,
thành phẩm, hàng hoá
 Mục tiêu về sự phát sinh: các NV xuất kho vật tư, TP, hàng
hoá được ghi sổ là có thật.
Chọn mẫu các NV xuất kho được ghi sổ, và đối chiếu với
các chứng từ như:
 phiếu yêu cầu xuất vật tư
 đơn đặt hàng của KH
 phiếu xuất kho
 phiếu vận chuyển và hoá đơn

30
Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ xuất kho vật tư,
thành phẩm, hàng hoá
 Mục tiêu về sự đầy đủ: các NV xuất kho vật tư, thành
phẩm, hàng hoá phát sinh trong kỳ được ghi sổ đầy đủ.
 Kiểm tra số thứ tự của phiếu xuất kho trên sổ kế toán
ghi chép các NV xuất kho trong kỳ.
 Chọn mẫu các phiếu xuất kho và đối chiếu với sổ kế toán
ghi chép NV xuất kho vật tư, thành phẩm, hàng hóa.

31
Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ xuất kho vật tư,
thành phẩm, hàng hoá
 Mục tiêu chính xác: các NV xuất kho vật tư, thành phẩm,
hàng hoá được ghi sổ đúng giá trị.
 Chọn một số mặt hàng và tính toán lại giá trị hàng xuất
kho theo PP tính giá được áp dụng.
 Mục tiêu đúng kỳ kế toán
 Chọn các NV xuất kho được ghi sổ trước và sau thời
điểm kết thúc kỳ kế toán vài ngày, đối chiếu ngày ghi sổ
với ngày xuất kho (trên phiếu XK) có cùng kỳ kế toán
không.

32
Thử nghiệm chi tiết số dư HTK
 Mục tiêu hiện hữu: HTK được báo cáo trên BCĐKT thực tế
tồn tại kho, cửa hàng, quầy hàng hoặc nơi SX của DN, đang
đi trên đường hoặc đang gửi bán tại ngày lập BCTC.
 Kiểm kê hàng tồn tại kho, quầy hàng, cửa hàng hoặc nơi
sản xuất tại thời điểm kết thúc kỳ KT. Đối chiếu số lượng
hàng tồn trên bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn với kết quả
kiểm kê.
 Nếu thời điểm kiểm kê không phải là thời điểm kết thúc
kỳ kế toán, cần kiểm tra tính trung thực của các NV nhập,
xuất được ghi sổ trong khoảng thời gian giữa ngày kiểm
kê và ngày kết thúc kỳ KT, sau đó xác định số lượng hàng
cần hiện hữu tại thời điểm cuối kỳ KT.
 Trường hợp HTK của DN đang được bảo quản ở đơn vị
khác, KTV cần gửi thư xác nhận cho bên thứ ba.

33
Thử nghiệm chi tiết số dư HTK
 Nếu HTK lưu trữ ở bên thứ ba là trọng yếu:
 Xem xét tính trung thực và độc lập của bên thứ 3;
 Thu thập báo cáo của KTV khác về KSNB đối với HTK
của bên thứ ba để quyết định có cần thiết phải kiểm
kê HTK đang được lưu trữ ở bên thứ ba.
 Kiểm tra các tài liệu chứng minh HTK đang được lưu
trữ ở bên thứ ba.
 Đối với hàng mua đang đi đường: Kiểm tra HĐ hoặc
biên bản nhận hàng, và theo dõi số hàng này có thực tế
về nhập kho ở đầu kỳ sau không.

34
Thử nghiệm chi tiết số dư HTK
 Đối với hàng đang gởi bán tại thời điểm lập BCTC:
 Kiểm tra ĐĐH, và phiếu xuất kho.
 Xem xét khoảng thời gian từ lúc xuất hàng đến thời
điểm kiểm toán, và thời gian cần thiết để chuyển hàng
có hợp lý không.
 Kiểm tra hàng gửi bán ở cuối kỳ KT có được ghi nhận
DT và giá vốn sau ngày kết thúc kỳ KT.
 Liên lạc với KH của DN để xác minh tính có thật của
số hàng này.

35
Thử nghiệm chi tiết số dư HTK
 Mục tiêu về sự đầy đủ: giá trị HTK được báo cáo trên BCĐKT
bao gồm toàn bộ hàng đang dự trữ ở kho, cửa hàng, quầy hàng,
hàng đang đi đường và hàng đang gửi bán.
 Kiểm kê HTK, và đối chiếu kết quả kiểm kê HTK với số
lượng tồn trên bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn.
 So sánh tổng giá trị trên các hóa đơn của hàng đang đi
đường ở cuối kỳ với SD TK 151.
 Kiểm tra thời điểm chuyển giao quyền sở hữu của hàng về
nhập kho sau ngày kết thúc kỳ kế toán để phát hiện trường
hợp hàng mua đang đi đường ở cuối kỳ không được ghi sổ
(nếu có).
 So sánh tổng giá vốn hàng đã xuất kho gửi đi bán nhưng
chưa xác định tiêu thụ ở cuối kỳ với SD TK 157.

36
Thử nghiệm chi tiết số dư HTK
 Mục tiêu về quyền kiểm soát: HTK được báo cáo trên
BCĐKT thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
 Tìm hiểu doanh nghiệp có hàng nhận giữ hộ, bán hộ
hay nhận vật liêu gia công không. Nếu có thì kiểm tra số
hàng này có được quản lý và theo dõi riêng, không được
phản ánh ở TK Hàng tồn kho.

37
Thử nghiệm chi tiết số dư HTK
 Mục tiêu đánh giá hợp lý: Giá trị HTK trên BCĐKT được đánh
giá phù hợp với qui định của CM kế toán.
 Xem xét tính hợp lý và nhất quán của PP tính giá HTK.
 Tính lại giá trị HTK cuối kỳ theo pp tính giá HTK được áp
dụng.
 Nhận diện HTK bị lỗi thời, kém phẩm chất, và kiểm tra
cách xử lý của DN. Có thể mời chuyên gia đánh giá HTK đối
với trường hợp phức tạp.
 Xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK tại
thời điểm kết thúc kỳ KT và so sánh với giá gốc HTK trên sổ
KT để xác minh mức dự phòng giảm giá HTK (nếu có).

38
Thử nghiệm chi tiết số dư HTK
 Mục tiêu trình bày và công bố thông tin:
Kiểm tra tính có thật, đầy đủ và chính xác của các thông tin liên
quan đến HTK được trình bày và thuyết minh trên BCTC theo yêu
cầu của VAS 02, bao gồm:
 Các chính sách KT áp dụng đánh giá HTK;
 Giá gốc của toàn bộ HTK và từng loại HTK;
 Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
 Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK;
 Những sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự
phòng giảm giá HTK;
 Giá trị ghi sổ của HTK đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo
cho các khoản nợ.

39

You might also like