You are on page 1of 22

BÀI TẬP NHÓM 3.

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO VÀ CHI PHÍ.

Bước 2. Thực hiện kiểm toán.

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên tuân theo những
thủ tục cơ bản:

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

Tùy theo từng đối tượng khách hàng cụ thể mà các kiểm toán viên có sự điều chỉnh
linh hoạt đối với từng thủ tục để đảm bảo mục tiêu đưa ra là thu được bằng chứng kiểm
toán đầy đủ tính hiệu lực, tính pháp lý làm cơ sở đưa ra nhận xét chính xác đồng thời tiết
kiệm được chi phí kiểm toán. Các bước công việc được tiến hành theo trình tự sau:

2.1. Thử nghiệm kiểm soát.

“Trích GTLV C130: Quá trình kiểm tra KSNB của khách hàng”
CÔNG TY Tên Ngày
Người thực hiện
Tên khách hàng:
Người soát xét 1
Ngày kết thúc kỳ kế toán:
Nội dung: KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHU TRÌNH Người soát
HÀNG TỒN KHO, GIÁ THÀNH, GIÁ VỐN xét 2

Các sai sót có thể Lựa chọn Đánh giá về Kết luận xem Tham chiếu tới tài
xảy ra hoặc mô tả mặt thiết kế thủ tục kiểm liệu thủ tục kiểm tra
thủ tục kiểm soát chính có bằng quan sát hoặc
soát chính áp được thực hiện điều tra
dụng để ngăn
ngừa và phát
hiện kịp thời
sai sót có thể
xảy ra

1. Mục tiêu kiểm soát: Tất các HTK và giá vốn hàng bán đã ghi sổ là có thật.

Ghi chú:
(1) Thủ tục kiểm soát được thiết kế phù hợp để đạt mục tiêu kiểm soát

(2) Thủ tục kiểm soát chưa được thiết kế phù hợp để đạt mục tiêu kiểm soát

(3) Thủ tục kiểm soát đã được thực hiện.

(4) Thủ tục kiểm soát chưa được thực hiện

1.1 HTK, giá vốn Kiểm kê HTK đinh kỳ, đối chiếu (1) (3) Tham chiếu
hàng bán là không giữa thẻ kho, sổ kế toán và thực GTLV D536 và
có thật tế. GTLV “biên bản
Thực hiện kiểm tra lại đối với kiểm kê HTK”
kiểm kê HTK.
Đối chiếu phiếu xuất/nhập kho (1) (3) KTV tiến hành
với hóa đơn để đảm bảo rằng quan sát, phỏng
việc nhập xuất kho không bị xuất vấn và thấy Kế
hóa đơn và ghi sổ kế toán nhiều toán HTK ( Chị
lần A) đã thực hiện
đúng như yêu cầu
Các thủ tục khác: không thực (1) (3)
hiện
1.2 Sai sót về số - Hàng phải được khi kiểm tra trước khi (1) (3) KTV tiến hành
lượng HTK có thể nhận - Đối chiếu độc lập giữa phiếu quan sát, phỏng
xảy ra khi nhận nhận hàng, đơn đặt hàng và hóa đơn (1) (3) vấn và thấy Kế
hàng của nhà cung cấp toán HTK (Chị A)
- Các thủ tục khác (mô tả): Không có và thủ kho B đã
thực hiện đúng
như yêu cầu.

2. Mục tiêu kiểm soát: Tất cả HTK mà doanh nghiệp sở hữu đều được phản ánh trên
BCTC. Giá vốn hàng bán là chi phí thực tế của hàng bán.
HTK, giá vốn hàng - Đối chiếu phiếu nhập và hóa đơn (1) (3) KT tiến hành quan
bán có thể chưa trước khi ghi số sát, phỏng vấn và
được ghi nhận vào - Liệt kê toàn bộ phiếu nhập để có thể thấy Kế toán HTK
dùng để đối chiếu (1) (3) (Chị A) và thủ kho
BCTC
- Phát hiện kịp thời và điều tra các hàng B đã thực hiện
nhập mà không có hóa đơn. đúng như yêu cầu.
-Thực hiện kiểm kê HTK theo hướng (1) (3)
dẫn bằng văn bản về kiểm kê; đối chiếu
số liệu trên số và thực tế
- Các HTK phải có mã số định trước (1) (3)
- Các thủ tục khác (mô tả): Không có

(1) (3)

(1) (3)
3. Mục tiêu kiểm soát khác (tính đánh giá): số dư HTK được đánh giá phù hợp với chuẩn
mực kế toán áp dụng
HTK bị đánh giá sai - Các hàng kém mất phẩm chất được để (1) (4) KT tiến hành quan
(cao, hoặc thấp) do riêng và xác định định kỳ khi kiểm kê. sát, phỏng vấn và
việc xác định sai dự - Định kỳ phân tích số lượng, tuổi của thấy Kế toán HTK
phòng giảm giá HTK theo từng loại, giá trị thuần có thể (1) (3) (Chị A) và thủ kho
HTK thực hiện được, xác định HTK có giá B đã thực hiện
gốc thấp hơn giá trị thuần để có thể đưa đúng như yêu cầu.
ra dự phòng hợp lý
- Các thủ tục khác (mô tả): Không có
KTV thực hiện các kiểm tra cơ bản ở mức độ trung bình thu được kết quả như sau
(tham chiếu với GTLV C130):

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT.

Thủ tục kiểm tra KSNB Kết quả kiểm tra Ghi chú (nếu có)

Kiểm toán viên tiến hành Tất cả các chứng từ được


kiểm tra các chứng từ gốc đánh số liên tục từ trước,
như Phiếu yêu cầu mua quá trình sử dụng có đầy
hàng, Phiếu nhập kho, đủ chữ ký phê duyệt, có
Phiếu xuất kho hay Phiếu dấu hiệu kiểm tra, kiểm
yêu cầu sử dụng vật tư. soát của Kế toán trưởng
(đóng dấu phê duyệt).

Phỏng vấn các nhân viên Theo nhân viên A, khi Kiểm toán viên yêu cầu
về việc quản lý vật tư. Cụ tiếp nhận hàng hóa phải giải trình rõ ràng về tất cả
thể, kiểm toán viên phỏng có Biên bản kiểm nghiệm nghiệp vụ tiếp nhận hàng
vấn nhân viên A phòng vật tư. Qua xem xét một hóa bị thiếu biên bản kiểm
vật tư về quy trình tiếp số chứng từ gốc, kiểm nghiệm vật tư.
nhận hàng hóa. toán viên phát hiện một số
chứng từ gốc không có
Biên bản kiểm nghiệm vật
tư đi kèm. Nhân viên A
giải trình rằng Biên bản
kiểm nghiệm đã bị thất
lạc.

Kiểm tra sự tồn tại của Các báo cáo được kho
Báo cáo chi tiết về tình tổng và các xí nghiệp lập
hình sử dụng vật tư hàng tuần và cho các bộ
phận khác có liên quan.

Điều tra, phỏng vấn bộ Kiểm toán viên thấy rằng Do đơn vị hạch toán theo
phận kiểm kê hàng tồn bộ phận kiểm kê hàng tồn phương pháp kê khai
kho kho do đơn vị tự lập ra đã thường xuyên nên chỉ
đảm bảo tính độc lập, có trong những trường hợp
sự tồn tại của Biên bản cần thiết như có Quyết
kiểm kê cũng như sự đối định kiểm kê hàng tồn
chiếu đối với kế toán tại kho của Giám đốc thì
đơn vị. cuộc kiểm kê mới được
thực hiện.

Nghiên cứu hệ thống kế Có sự phân ly trách nhiệm


toán của đơn vị cao trong công tác hạch
toán hàng tồn kho giữa
thủ kho, nhân viên kế
toán hàng tồn kho, người
chịu trách nhiệm ký
duyệt.

Để thu thập được thêm nhiều bằng chứng có tính thuyết phục cao, kiểm toán viên
tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết.

Nhận xét của KTV: Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty E với khoản mục HTK là
tương đối tốt, có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản.
2.2. Kiểm tra cơ bản Báo cáo tài chính (BCKQHĐKD&BCĐKT)

Qua phân tích sơ bộ BCTC ở bước 1, KTV cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cho sự biến
động của các khoản mục HTK. Qua kiểm tra, đối chiếu và xác minh với BGĐ của công
ty E, KTV nhận thấy:

1. Số dư nguyên vật liệu trong năm giảm 15,12% tương ứng với 545.409.820
VNĐ do:

Doanh nghiệp quyết định giảm số lượng nguyên vật liệu tồn kho để tiết kiệm chi
phí hoặc tối ưu hóa quy trình sản xuất. Cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện
pháp tái sử dụng nguyên vật liệu để hạn chế số lượng nguyên vật liệu tồn kho không cần
thiết …

Đối với những loại nguyên vật liệu có hạn sử dụng, nếu không sử dụng hết trước
khi hết hạn, doanh nghiệp sẽ loại bỏ chúng. Việc này làm giảm số dư tồn kho.

=> Đây là biến động hợp lý.

2. Chi phí sản xuất dở dang của công ty giảm do:

Tăng năng suất lao động: Công ty tăng hiệu suất làm việc của nhân viên, như tăng
quy mô sản xuất hoặc cải thiện quy trình làm việc, năng suất lao động sẽ tăng lên.

Cải tiến quy trình sản xuất: Bằng cách áp dụng các biện pháp công nghệ và cải
tiến dây chuyền sản xuất, công ty đã tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm thời gian chờ
đợi, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.

3. Giá trị thành phẩm trong năm 2022 tăng 29,081% tương ứng với 3,531,256,017
đồng so với năm 2021 là do:

Do dây chuyền sản xuất mới làm tăng năng suất sản phẩm

Do doanh nghiệp nhận định thị trường thời trang trong năm 2022 có nhiều điều
kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị phần vì vậy doanh nghiệp có kế hoạch tăng
sản lượng thành phẩm.

=> Đây là sự biến động tốt.

4. Giá trị hàng hóa tồn kho giảm 26,35%, do công ty sử dụng các chiến lược
khuyến mãi hoặc giảm giá để kích thích tiêu thụ sản phẩm.

=> Đây là biến động tốt.


5. Hàng gửi đi bán giảm 55,704% tương ứng với 223,262,342 đồng, do nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm trên thị trường tăng nên những hàng gửi đi bán được bán ra nhiều hơn.
Hơn nữa, công ty có thay đổi chiến lược kinh doanh của mình, họ tập trung nhiều hơn
vào các kênh bán hàng trực tuyến nên hàng đem gửi bán ít hơn.

=> Đây là sự biến động tốt.

2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

Để đảm bảo mục tiêu cụ thể đối với kiểm toán chu trình hàng tồn kho, các bước
công việc tiến hành đã được kiểm toán viên chính xây dựng theo một khuôn khổ chung.
Theo đó, các bước thực hiện như sau:

Bước 2.3.1. Đảm bảo những nghiệp vụ đã phát sinh là có thật thông qua việc kiểm tra chi
tiết đối với các nghiệp vụ có liên quan đến nhập xuất vật tư, hàng hóa, các chi phí sản
xuất sản phẩm; KTV tiến hành kiểm tra phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho; và tiến
hành gửi thư xác nhận đối với hàng gửi đi bán (nếu có).

Bước 2.3.2. Thực hiện kiểm tra chi tiết số dư của các khoản mục HTK, cụ thể:

- Số dư đầu kỳ

- Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho và đưa ra kết luận

- Số dư cuối kỳ.

2.3.1.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Đối với số phát sinh trong kỳ, kiểm toán viên sử dụng phương pháp kiểm tra chứng
từ nhập, xuất vật tư, hàng hóa mua ngoài nhằm mục đích khẳng định tính có thật của các
nghiệp vụ. Trong giai đoạn đầu khi tìm hiểu chung về khách hàng, kiểm toán viên đã
phần nào xác định được số lượng cũng như quy mô mẫu chọn. Trình tự kiểm tra đi ngược
lại với trình tự vào sổ kế toán.

2.3.1.1.1. Đối với các nghiệp vụ nhập kho: vật tư hàng hoá nhập về chủ yếu là các loại
sợi, tiêu chí chọn mẫu được đặt ra là các phiếu nhập xuất có giá trị lớn trên 35.000.000đ,
tập trung vào các tháng cuối năm (q sẽuý 4). Công việc kiểm tra theo thứ tự từ Sổ cái đến
các Bảng kê, nhật ký chứng từ và đối chiếu với chứng từ gốc. Kết quả thể hiện trên giấy
làm việc:

GIẤY LÀM VIỆC SỐ 1


NMP COMPANY Tên Ngày
Khách hàng: Công ty dệt lụa E Người TH:......... Mã số: ……………
Nội dung thực hiện: Kiểm tra chứng từ nhập Người KT:......... Trang: …………….
Năm kết thúc: 31/12/2022

CHỨNG TỪ NỘI DUNG TK ĐƯ SỐ TIỀN GHI CHÚ

SH NT NỢ CÓ

PH 3441 03/01/2022 Nhập vải len 152 111 128,476,004

SC 2453 09/02/2022 Nhập vải 152 112 152,491,643 X1


cotton

SC 2662 15/2/2022 Nhập vải 152 112 97,465,236


cotton

PH 5464 21/10/2022 Nhập vải len 152 112 148,531,986

GH 3216 29/11/2022 Nhập quần áo 153 112 35,316,000


bảo hộ

CQ 1676 05/12/2022 Nhập vải voan 152 331 243,745,690

CQ 3254 25/12/2022 Nhập vải voan 152 331 154,000,000 X2

Có đầy đủ hoá đơn chứng từ kèm theo: biên bản kiểm nhận vật tư, đơn đặt hàng, hợp
đồng, yêu cầu mua vật tư, …

Lỗi sai :

X : Có sai phạm cần được giải thích, cụ thể:

X1: Không có đầy đủ chữ ký xác nhận của kế toán trưởng trên các chứng từ gốc kèm
theo.
X2: Chứng từ CQ 3254, kế toán phản ánh không đúng số phát sinh của của nghiệp vụ.
Công ty dệt lụa E đã nhập 7000 tấm vải voan từ nhà cung cấp nước ngoài với số tiền là
154,000,000 VNĐ được đơn vị ghi sổ theo tỷ giá 22.000VND/USD tại ngày 31/12/2022.
Công ty không đánh giá lại khoản mục này vào cuối năm. Giá trị khoản nợ trên được
KTV đánh giá theo tỷ giá tại ngày cuối năm 22.500 VND/USD. Sau khi thỏa thuận, kiểm
toán viên đề nghị điều chỉnh:

Nợ TK 152: 500 x 7000 = 3,500,000

Có TK 331: 500 x 7000 = 3,500,000

Kết luận: Qua việc kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ, KTV nhận thấy có một số
nghiệp vụ chưa được phản ánh chính xác trên sổ kế toán. Một số chứng từ gốc không có
dấu vết kiểm tra hay phê duyệt của cấp lãnh đạo (thiếu chữ ký của kế toán trưởng). Tuy
nhiên, số liệu trên sổ sách kế toán là tương đối khớp.

2.3.1.1.2. Đối với nghiệp vụ xuất kho: vật tư hàng hoá xuất về chủ yếu là các loại sợi,
tiêu chí chọn mẫu được đặt ra là các phiếu nhập xuất có giá trị lớn trên 40.000.000đ, tập
trung vào các tháng cuối năm (quý 4). Công việc kiểm tra theo thứ tự từ Sổ cái đến các
Bảng kê, nhật ký chứng từ và đối chiếu với chứng từ gốc. Kết quả thể hiện trên giấy làm
việc:

GIẤY LÀM VIỆC SỐ 2

NMP COMPANY Tên Ngày


Khách hàng: Công ty dệt lụa E Người TH:......... Mã số: ……………
Nội dung thực hiện: Kiểm tra chứng từ xuất Người KT:......... Trang: …………….
Năm kết thúc: 31/12/2022

CHỨNG TỪ NỘI TK ĐƯ SỐ TIỀN GHI


DUNG CHÚ

SH NT NỢ CÓ SỔ SÁCH THỰC TẾ

XK 05/01/ Xuất vải 632 1551 230,924,255 230,924,255


1189 2022 cotton
XK 10/02/ Xuất sợi 632 1552 125,342,754 125,342,754
2435 2022 Peco

XK 19/2/2 Xuất vải 632 1551 180,284,635 180,284,635 X1


2626 022 len

XK 23/10/ Xuất vải 632 1551 124,896,328 124,896,328


7864 2022 voan

XK 30/11/ Xuất vải tơ 632 15511 35,316,000 35,316,000


2022 tằm
3876

XK 7/12/2 Xuất quần 632 15531 243,745,690 243,745,690


022 áo bảo hộ
4765

XK 27/12/ Xuất vải 632 1551 69,574,254 69,574,254 X2


1205 2022 lụa

Đã đối chiếu khớp đúng giữa hoá đơn với chứng từ vận chuyển, hợp đồng mua bán, phiếu
xuất kho, sổ sách kế toán.

X: Có sai sót đã được phát hiện, cụ thể:

X1: Trên phiếu xuất có dấu hiệu tẩy xóa được nhân viên kế toán giải thích do nhầm lẫn
trong ghi chép, đã được thông qua để sửa chữa nhưng không có dấu hiệu của sự phê
chuẩn đó.

X2: Kế toán ghi chép không đúng về thời gian. Trên phiếu xuất 1205 ghi ngày phát
sinh là 12/01/2023 trong khi trên sổ ghi ngày 27/12/2022. Kiểm toán viên đề nghị điều
chỉnh:

Năm 2022: ghi giảm GVHB Nợ TK 1551: 69.574.254đ

Có TK 632: 69.574.254đ

Năm 2023: ghi tăng GVHB Nợ TK 632: 69.574.254

Có Tk 1551: 69.574.254đ.

Kết luận: Nhìn chung các nghiệp vụ phát sinh có đầy đủ chứng từ gốc đính kèm, ngoại
trừ một số sai sót như đã nêu. Nghiệp vụ xuất ngày 12/01/2023 cần xác minh lại.
2.3.1.1.3. Đối với các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất thành phẩm:

1. Kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Kiểm toán viên cần thực hiện kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để kiểm
tra xem việc xuất dùng cho các đối tượng có được hạch toán chính xác và đúng kỳ hay
không. Mục đích của công việc này nhằm tránh việc hạch toán các khoản chi phí xuất
dùng cho sản xuất sản phẩm nhầm sang chi phí bán hàng hay quản lý. Thủ tục tiến hành
tương tự như kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ phát sinh.

2. Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp

- Kiểm toán viên cần kiểm tra, xem xét việc phân bổ chi phí tiền lương cho các đối tượng
chịu phí có đúng đắn hay không. Việc kiểm tra chi tiết chi phí này đã được thực hiện
trong kiểm toán tiền lương nhân viên, nhằm khẳng định lại kết quả đó, kiểm toán viên có
thể kiểm tra chi phí nhân công trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm trên thực tế với định
mức

3. Kiểm tra chi phí sản xuất chung.

- Chi phí sản xuất chung được chi tiết thành: chi phí vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí
khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác. Tại công ty E, phần việc kiểm tra
chi tiết chi phí sản xuất chung được kế thừa từ kết quả kiểm toán các chu trình khác như
chu trình tiền lương – nhân viên, chu trình tài sản cố định.

- Đối với chi phí phát sinh bằng tiền khác, kiểm toán viên tiến hành đối chiếu giữa số liệu
trên tài khoản số cái TK 627 (phần đối ứng TK 111,331,...) với chứng từ gốc như phiếu
chi, hóa đơn của người bán ... để kiểm tra tính có thật, tính chính xác của nghiệp vụ phát
sinh.

- Tiến hành kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ sau:

GIẤY LÀM VIỆC SỐ 3


NMP COMPANY Tên Ngày
Khách hàng: Công ty dệt lụa E Người TH:......... Mã số: ……………
Nội dung thực hiện: Kiểm tra TK 627 Người KT:......... Trang: …………….
Năm kết thúc: 31/12/2022

CHỨNG TỪ NỘI DUNG TK ĐƯ SỐ TIỀN GHI


CHÚ

SH NT NỢ CÓ
NH 100 07/01/2022 Chi phí ngoài gia 6277 331 25.775.550
công sản phẩm

PX 167 25/02/2022 Chi phí công cụ, 6273 153 30,491,643 X1


dụng cụ sản xuất

PC 170 15/03/2022 Thanh toán tiền 6272 112 75,465,236


điện

PC 185 20/04/2022 Thanh toán tiền 6272 112 61,531,986


nước

PC 775 29/06/2022 Chi phí mua thiết 6278 112 35,316,000 X1


bị phục vụ phân
xưởng

PC 1468 05/08/2022 Chi phí sửa máy 6278 331 15,745,690 X2


sản xuất

PC 813 25/12/2021 Chi phí thuê ngoài 6277 331 27,000,050


khác

Kiểm toán viên đã đối chiếu khớp đúng giữa số trên sổ và chứng từ gốc, các nghiệp vụ
kinh tế có đầy đủ các chứng từ kèm theo: hóa đơn đỏ, giấy báo nợ của Ngân hàng. Cụ
thể, kiểm toán viên phát hiện một số điều sau:

X : Có sai phạm cần được giải thích, cụ thể:

X1: Chứng từ số PC 775 ngày 09/04/22: mua thiết bị phục vụ cho phân xưởng, thực tế
kiểm tra chứng từ này là hóa đơn mua một bộ bàn ghế cho phòng quản đốc phân xưởng
1, có đầy đủ chứng từ đi kèm, kiểm toán viên đã đề nghị kế toán điều chỉnh lại nghiệp vụ
bằng cách tăng khoản mục TSCĐ, giảm chi phí sản xuất chung và thực hiện trích khấu
hao cho TSCĐ. Kế toán trưởng đã đồng ý sửa lại nghiệp vụ theo đề nghị của kiểm toán
viên như sau:

- Bút toán 1: Nợ TK 111/ Có TK 627: 35,316,000 (xóa bút toán ghi nhận ban
đầu)

- Bút toán 2: Nợ TK 211/ Có TK 111: 35,316,000 (ghi tăng TSCĐ)

- Bút toán 3: Nợ TK 6278/ Có TK 214: 351,316 (ghi nhận khấu hao TSCĐ)

X2: Chứng từ số PC 1468 ngày 26/11/22 chỉ có phiếu chi, không có chứng từ kèm
theo, kế toán trưởng đã giải thích là do bên bộ phận kế toán đã sơ ý làm mất.
Kết luận: Qua kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ, Kiểm toán viên nhận thấy hầu hết
các nghiệp vụ đều được phản ánh đầy đủ và chính xác trên sổ kế toán và có chứng từ gốc
hợp lệ. Đối với chứng từ số PC 1468, cần được kiểm tra thêm để làm rõ.

Đồng thời với việc kiểm tra chi tiết các chu trình chi phí đó, kiểm toán viên kiểm tra
cách phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
và tính giá thành sản phẩm:

Tại công ty E, khâu sản xuất chính diễn ra tại xí nghiệp Dệt. Kiểm toán viên tiến
hành các thủ tục:

- Phỏng vấn nhân viên kế toán về quy trình phân bổ chi phí sản xuất chung cho các
đối tượng, việc tổng hợp các chi phí sản xuất sản phẩm trên TK 154.

- Soát xét lại công việc của kế toán về sự tuân thủ các quy định về đối tượng phân
bổ, định mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho các đối tượng.

- Thực hiện tính toán để xác định sự đúng đắn của số liệu phân bổ, giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ.

- Đối chiếu thẻ tính giá thành với chứng từ gốc, các bản phân bổ, sổ cái các tài
khoản có liên quan để kiểm tra việc tập hợp chi phí có được chi tiết trên các thẻ tính giá
thành theo từng đối tượng không.

Chỉ tiêu Tổng giá thành sản phẩm

Chi phí NVL trực tiếp 40,079,785,788

Chi phí nhân công trực tiếp 700,050,039

Chi phí sản xuất chung 2,523,765,800

Tổng giá thành sản phẩm 43,303,601,627

2.3.1.1.4. Kiểm tra việc tính giá xuất hàng tồn kho của khách hàng.

Qua kiểm tra thực tế công ty E, nhận thấy công ty tiến hành tính giá xuất theo
phương pháp bình quân gia quyền, giá xuất hàng tồn kho được tính như sau:
Giá trị tồn đầu kỳ +Giá trị nhập trong kỳ
Giá xuất hàng tồn kho=
Số lượngtồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Qua phỏng vấn nhân viên kế toán, kiểm toán viên nhận thấy phương pháp tính giá
xuất hàng tồn kho của đơn vị không có sự thay đổi. kiểm toán viên cũng tiến hành kiểm
tra chọn mẫu hàng tồn kho để tính toán lại giá xuất (số lượng mẫu chọn nhỏ) thấy không
có sai sót.

Nhận xét của KTV: Việc tính giá xuất hàng tồn kho tại công ty đảm bảo tính chính xác
cơ học.

2.3.1.1.5. Tiến hành gửi thư xác nhận đối với khoản mục hàng gửi đi bán.

Trong cơ cấu hàng tồn kho có tồn tại hàng gửi bán nên kiểm toán thực hiện việc gửi
thư xác nhận về số hàng gửi bán này. Đơn vị đã tiến hành gửi thư xác nhận đến một số
đối tượng nhưng số dư của những khách hàng đó không cao. Số dư hàng gửi bán còn lại
chưa được xác nhận là 80,654,900đ tập trung vào một đối tượng là Công ty Thương mại
Hải Phòng. Kiểm toán viên tiến hành lập thư xác nhận, đưa cho công ty E để gửi cho
công ty TM Hải Phòng. Nếu xác nhận số dư cuối kỳ về hàng gửi bán là đúng thì đại diện
công ty TM Hải Phòng sẽ đóng dấu và gửi ngược lại cho kiểm toán viên, ngược lại nếu
có sai sót, không chấp nhận thì phải ghi rõ lý do. Kết quả thu được là công ty TM Hải
Phòng xác nhận số dư là đúng, số hàng gửi bán là có thật. Thư xác nhận và trả lời như
sau:

THƯ XÁC NHẬN ĐỐI VỚI HÀNG GỬI BÁN CỦA CÔNG TY E.

Công ty: Công ty Thương mại Hải Phòng

Địa chỉ:

THƯ XÁC NHẬN HÀNG GỬI ĐI BÁN

Kính thưa Quý Đơn vị

Về việc xác nhận kiểm toán

Hiện nay Kiểm toán viên của Công ty Kiểm toán XYZ đang tiến hành kiểm toán Báo cáo tài
chính cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2022 của chúng tôi. Báo cáo của chúng tôi phản
ánh số dư của Quý Đơn vị như sau:

Nội dung 31/12/2022

(VND)
Số dư hàng gửi bán mà công ty dệt lụa E đã gửi qua 213,411,100

Số hàng công ty đã bán được 132,756,200

Số hàng gửi bán còn lại chưa được xác nhận 80,654,900

Nhằm mục đích phục vụ cho kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi, rất mong Quý đơn vị xác
nhận tính đúng đắn của số dư nêu trên và gửi thư xác nhận này trực tiếp đến kiểm toán viên của
chúng tôi trước ngày … theo địa chỉ:

Công ty kiểm toán NMP

Địa chỉ:

Người nhận:

Điện thoại:

Nếu không đồng ý với số dư nêu trên xin Quý Đơn vị cung cấp đầy đủ chi tiết của sự khác biệt
cho kiểm toán viên chúng tôi

Xin cảm ơn sự hợp tác của Quý Đơn vị.

Kính thư.

(Chữ kí, họ tên, chức danh, đóng dấu)

Xác nhận của Công ty TM Hải Phòng

Chúng tôi xác nhận các số dư nêu trên là Đúng x

Chúng tôi xác nhận các số dư nêu trên là Không đúng

Chi Tiết về các khoản chênh lệch như sau:

(đính kèm bảng chi tiết nếu không đủ chỗ trống để trình bày chi tiết):
Tên:

Chức vụ:

Kết luận: Qua xác nhận số dư hàng gửi đi bán với công ty Thương mại Hải Phòng,
KTV kết luận số dư hàng gửi đi bán trên sổ sách kế toán của công ty dệt lụa E là
trung thực, hợp lý.

2.3.2. Thực hiện kiểm tra chi tiết số dư của các khoản mục hàng tồn kho.

2.3.2.1. Thực hiện kiểm tra số dư đầu kỳ. (C220.2)

CÔNG TY: NMP

Tên khách hàng: Công ty dệt lụa E


Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2022
Nội dung: KIỂM TRA SỐ DƯ ĐẦU KỲ TRÊN SỔ CÁI (KIỂM TOÁN VIÊN
ĐÃ KIỂM TOÁN KỲ TRƯỚC)
Chương trình này sử dụng trong trường hợp chúng tôi đã kiểm toán kỳ trước.

Kết luận của KTV về số dư đầu kỳ: Với vai trò là kiểm toán viên tiền nhiệm của
công ty dệt may E trong 3 năm gần đây. Kiểm toán viên hoàn toàn có cơ sở, tin
tưởng vào số dư của danh mục hàng tồn kho đã thực hiện kiểm toán trong năm
trước.

2.3.2. Chứng kiến, quan sát kiểm kê hàng tồn kho.

Tham gia quá trình kiểm kê của đơn vị, KTV đã tham gia trực tiếp kiểm kê
chọn mẫu hàng tồn kho tại một số phân xưởng của đơn vị. Mục đích của việc thực
hiện thủ tục này là nhằm mang lại các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao
nhằm xác định số dư HTK của đơn vị. Nội dung công việc cụ thể được thể hiện
trong giấy tờ làm việc như sau:

D531

CÔNG TY Tên Ngày


Người lập CT
Tên khách hàng:
Người soát xét 1
Ngày kết thúc kỳ kế toán:
Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN – Người soát xét 2
QUAN SÁT, KIỂM KÊ HÀNG TỒN
KHO
A. Mục tiêu: Giúp KTV đánh giá độ tin cậy của các thủ tục kiểm kê HTK theo quy định
của đơn vị và quy định tại CMKiT Việt Nam số 501; Đảm bảo rằng các thủ tục này tuân
thủ các hướng dẫn của BGĐ đơn vị trong suốt quá trình kiểm kê nhằm xác định đầy đủ,
chính xác số lượng HTK; Thông qua việc tham gia kiểm kê hiện vật HTK để xác định sự
hiện hữu và đánh giá tình trạng của HTK như: hàng lỗi thời, chậm luân chuyển, hàng hư
hỏng, giảm giá, hàng gửi bên thứ 3, hàng nhận giữ hộ,...
B. Công việc thực hiện:
Vào ngày 31/12/2022, nhóm KTV của công ty NMP đã tham gia kiểm kê cùng với
đơn vị khách hàng. Thực tế, vì công ty dệt may E lưu giữ HTK ở nhiều phòng, phân
xưởng khác nhau. Vì quỹ thời gian hạn chế nên kiểm toán viên chỉ tiến hành chọn mẫu
kiểm kê tại kho thành phẩm, kho hàng hóa tại A, và kiểm kê nguyên vật liệu, thành phẩm
tại phân xưởng B.
C. Kết quả kiểm kê:
1. Kiểm kê nguyên vật liệu tại phân xưởng B.
Đơn vị đã thành lập hội đồng kiểm kê và chỉ đạo xử lý kiểm kê gồm có: Giám đốc
công ty, đại điện Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ của công ty, kế toán trưởng, trưởng
phòng kỹ thuật, trưởng phòng vật tư, thủ kho, trưởng phòng tài chính và một số nhân viên
khác thực hiện kiểm tra ở từng kho phản ánh giá trị hiện có trong kho. Đối với vật tư đã
xuất dùng, xác định rõ người, đơn vị sử dụng ký xác nhận. Tổ kiểm kê tiến hành kiểm
nhận và kết quả cho thấy số liệu trên sổ kho và sổ kế toán trưởng không có sự chênh lệch
đáng kể.
2. Thực hiện kiểm kê tại kho thành phẩm B
Quy trình nhập – xuất kho: khi thành phẩm được đóng bao, được chuyển vào kho có
máy đếm tự động. Hàng ngày hoặc hàng ca, thủ kho ghi vào phiếu nhập kho có đối chiếu
với máy đếm bao và ghi vào thẻ kho. Khi khách hàng vào lấy hàng, căn cứ vào phiếu
xuất kho tại phòng kế hoạch, thủ kho xuất hàng dưới sự giám sát cảu một nhân viên bảo
vệ. Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký của thủ kho, người nhận, bảo vệ thì xe mới có
thể ra khỏi nhà máy. Mặt khác, tại công ty xe sẽ qua cân bàn điện tử để kiểm tra hàng, đối
chiếu với phiếu xuất kho.
Thẻ kho được rút số dư đầy đủ hàng ngày: Tại kho thành phẩm được xếp riêng lẻ,
vệ sinh tại kho sạch sẽ, thông thoáng và an toàn. Việc sắp xếp cho một đội công nhân
thực hiện. Tổ kiểm kê đã tiến hành kiểm nhận và kết quả cho thấy số liệu trên sổ kho và
sổ kế toán không có sự chênh lệch đáng kể.
3. Kiểm kê tại kho hàng hóa và thành phẩm A
Quy trình nhập – xuất kho: Thành phẩm chủ yếu được chuyển từ kho B sang. Thành
phẩm trước khi được nhập kho luôn được kiểm nhận cẩn thận, được lập biên bản giao
nhận nội bộ, phiếu nhập kho, ghi thẻ kho, sổ kho, đối chiếu với phiếu xuất kho từ bên kho
B. Khi khách hàng vào lấy hàng, căn cứ vào phiếu xuất kho tại phòng kế hoạch , thủ kho
xuất hàng dưới sự giám sát của một nhân viên bảo vệ. Phiếu xuất kho phải có đủ chữ ký
của thủ kho, người nhận, bảo vệ thì xe mới có thể ra khỏi nhà máy. Mặt khác, tại cổng
công ty xe sẽ qua cân bàn điện tử để kiểm tra hàng, đối chiếu với phiếu xuất kho. Thẻ kho
được rút số dư đầy đủ hàng ngày. Tổ kiểm kê đã tiến hành kiểm nhận và kết quả cho thấy
số liệu trên sổ kho và sổ kế toán không có sự chênh lệch đáng kể.
=> Nhận xét của KTV: Qua quan sát việc kiểm kê của đơn vị , KTV thấy rằng việc tính
toán ghi sổ số lượng thành phẩm là hợp lý, không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên,
KTV nhận thấy rằng quá trình kiểm kê chỉ đảm bảo về mặt số lượng, ban kiểm kê và quy
trình kiểm kê của công ty dệt may E chưa quan tâm về mặt chất lượng của HTK. KTV
đưa ra ý kiến kiến nghị đơn vị nên bổ sung các thủ tục kiểm kê cần thiết để đảm bảo các
yêu cầu cần thiết về mặt chất lượng và số lượng của HTK.
“Trích GTLV D533 Biên bản kiểm kê HTK”
CÔNG TY Tên Ngày

Tên khách hàng: Người thực hiện


Ngày kết thúc kỳ kế toán: Người soát xét 1
Nội dung: PHIẾU KIỂM ĐẾM HÀNG TỒN KHO
Người soát xét 2

Tên kho hàng:

Địa điểm:

Thời điểm kiểm kê:

Chủng loại vật tư, hàng hóa:

(nguyên vật liệu, thành phẩm, SPDD, ...)

Mô tả cách chọn mẫu kiểm kê: (chọn mẫu khoản mục trên phiếu kiểm kê của khách
hàng đối chiếu với số lượng thực tế/chọn mẫu khoản mục trên thực tế đối chiếu với phiếu
kiểm kê của khách hàng; cơ sở chọn mẫu)
..................................................................................................................................................
Số liệu theo sổ
Đơn Số liệu kho, thẻ kho, Chênh
Tên hàng hóa,
STT Mã số vị đếm theo phiếu lệch Ghi chú
vật tư
tính thực tế kiểm kê của (2)
khách hàng (1)

1. Vải len PH3442 3450 3450 0


2. Vải cotton PH3569 5350 5350 0
3. Vải lụa SC2667 6700 6700 0
4. Vải kaki HG5443 1000 1000 0
5. Vải nỉ HN5231 500 500 0
6. Vải voan SV2897 560 560 0
7. Quần bò QB5122 938 938 0
8. Quần vải QV4421 1008 1008 0
9. Áo phông PH4532 950 950 0
10. Áo sơ mi AM1134 1030 1030 0

Xác nhận của DN

(Chữ ký, họ tên, chức danh)

Lưu ý: (1) Nguồn đối chiếu số liệu phải được ghi rõ. Chọn một trong hai hoặc ghi nguồn khác nếu có.
(2) Mọi chênh lệch phải được giải thích rõ trước khi kết thúc kiểm kê.

2.3.3. Kiểm tra số dư cuối kỳ.

Nội dung công việc: KTV căn cứ vào mức trọng yếu và rủi ro đã định; căn cứ
vào số liệu các sổ chi tiết, tổng hợp các tài khoản HTK để chọn mẫu một số HTK
đã tham gia vào kiểm kê. Sau đó, tiến hành kiểm tra lại số lượng và giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ.

GIẤY TỜ LÀM VIỆC SỐ 4.


NMP COMPANY Tên Ngày

Khách hàng: Công ty dệt lụa E Người TH:......... Mã số: ……………

Nội dung thực hiện: Kiểm tra số dư Người KT:......... Trang: …………….
cuối kỳ

Năm kết thúc: 31/12/2022

Nội dung Số dư đầu kỳ Số PS tăng Số PS giảm Số dư cuối kỳ

Nguyên, vật liệu 3,606,385,708 230,125,485,320 230,670,895,140 3,060,975,888

Công cụ, dụng cụ 4,948,114 7,520,430 7,892,995 4,575,549

Chi phí sản xuất 774,817,811 774,817,811 -


kinh doanh dở
dang

Thành phẩm 12,142,502,868 210,580,450,360 207,049,194,343 15,673,758,885

Hàng hóa tồn kho 123,272,204 50,478,360 148,965,739 23,784,825

Hàng gửi bán 400,798,273 350,150,963 573,413,305 177,535,931

Tổng cộng 17,052,724,978 441,114,085,433 439,226,179,333 18,940,631,078

- Số liệu phát sinh tăng, giảm được lấy từ Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng
hợp chi tiết nguyên vật liệu, sổ cái TK 152, TK 621, TK 627 và TK 642…
=> Kết luận của KTV: việc hạch toán hàng tồn kho trên các sổ cái TK 152, TK
621, TK 627, TK 642… và sổ tổng hợp, chi tiết được tính cộng dồn chính xác. Số
liệu đầu kỳ và cuối kỳ khớp đúng với Bảng cân đối của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN BƯỚC 2. Trong quá trình tiến hành như trên, các sai phạm mà kiểm
toán viên phát hiện đều được trao đổi thông qua với nhân viên kế toán đơn vị và
được tổng hợp điều chỉnh trên giấy làm việc tại giai đoạn kết thúc. Lúc này kiểm
toán viên đưa ra nhận xét: “Số dư hàng tồn kho của công ty dệt lụa E là có thực,
được đánh giá và chuyển số đúng”, phản ảnh trên giấy tờ làm việc.

GIẤY TỜ LÀM VIỆC SỐ 5.

NMP COMPANY Tên Ngày


Khách hàng: Công ty dệt lụa E Người TH:......... Mã số: ……………
Nội dung thực hiện: Tổng hợp 1 Người KT:......... Trang: …………….
Năm kết thúc: 31/12/2022

Mục tiêu: Đảm bảo số dư Hàng tồn kho là có thực, đã được đánh giá và chuyển sổ
đúng, Đảm bảo hàng tồn kho phản ánh đúng kỳ
Công việc:
- Đối chiếu số dư đầu năm với Báo cáo kiểm toán năm 2021
- Đối chiếu số dư ngày 31/12/2022 với sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối số phát
sinh
- Đối chiếu số liệu kiểm kê ngày 31/12/2022 trên Biên bản kiểm kê với số liệu
trên sổ sách vào cùng ngày
- Kiểm tra phương pháp tính giá xuất
- Kiểm tra bảng tính giá thành
- Gửi thư xác nhận đối với hàng gửi bán
Kết quả:
- Số dư đầu năm phù hợp với Báo cáo kiểm toán.
- Số dư ngày 31/12/2022 phù hợp giữa Sổ chi tiết, sổ cái và Bảng cân đối số
phát sinh. Số liệu trên sổ phù hợp kiểm kê thực tế.
- Tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Các loại chi phí được tập hợp đúng đắn. Kế toán phân bổ chi phí và tính giá
trị sản phẩm dở dang hợp lý.
Kết luận: Số dư hàng tồn kho là có thật, được đánh giá và chuyển sổ đúng. Tuy
nhiên, công tác bảo quản chứng từ không tốt, quy trình kiểm soát không chặt chẽ
(các phiếu nhập xuất đôi khi không có chữ ký phê duyệt của kế toán trưởng…). Các
sai phạm khác kiểm toán viên trao đổi với kế toán từ tại công ty H để đưa ra những
điều chỉnh hợp lý (thể hiện trên bảng tổng hợp sai sót và biểu chỉnh hợp). Có một
số nghiệp vụ phản ánh không đúng kỳ nhưng nhìn chung công tác kiểm toán hàng
tồn kho thỏa mãn được các yêu cầu doanh nghiệp đặt ra.

You might also like