You are on page 1of 23

1

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ BẢO ĐẢM

A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT


1. Kiểm toán là gì? Nêu những nội dung cơ bản trong khái niệm?
2. Phân biệt các khái niệm kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, nội kiểm, ngoại kiểm
3. Trình bày bản chất, chức năng và vai trò của kiểm toán
4. Trình bày đối tượng và phương pháp kiểm toán?
5. Phân biệt đối tượng và khách thể kiểm toán? Khách hàng và đơn vị được kiểm toán
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ THỰC HÀNH
Bài 1: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Khái niệm chung, kiểm tra và kiểm soát là:
a. Một khâu trong các chương trình, kế hoạch để đưa ra các quyết định cụ thể
b. Một chức năng của quản lý
c. Một khâu trong quá trình thực hiện kế hoạch và kết quả của nó để điều hòa các quan hệ,
điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hóa kết quả hoạt động.
d. Pha đầu và quan trọng nhất của quản lý
2. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động, tất yếu mỗi đơn vị cơ sở đều tự kiểm tra mọi hoạt động
của mình trong tất cả các khâu. Công việc này được gọi là:
a. Ngoại kiểm c. Thanh tra
b. Nội kiểm d. Kiểm tra các hoạt động bên trong công ty.
3.Kiểm tra của kiểm toán nhà nước, các tổ chức và chuyên gia bên ngoài đối với đơn vị kinh
doanh được gọi là:
a. Thanh tra c. Ngoại kiểm
b. Kiểm soát nội bộ d. Kiểm soát động lập
4. Trong hoạt động kinh doanh, mục đích của các tổ chức là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó kiểm
tra cần hướng tới:
a. Hiệu năng của bộ phận quản lý
b. Hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn.
c. Hiệu quả của việc sử dụng lao động và tài nguyên
d. Các nghiệp vụ tài chính - kế toán
e. Câu b và c
5. Do yêu cầu quản lý của Nhà nước và đòi hỏi của các bên quan tâm khác, bảng khai tài
chính của các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân đều phải được xác minh . Công việc này
có thể được thực hiện bởi một chủ thể kiểm toán do:
a. Các doanh nghiệp này lựa chọn
b. Nhà nước phân công
c. Một bộ máy chuyên môn của chính doanh nghiệp tư nhân tiến hành
d. Một bộ máy chuyên môn của các tổ chức phi chính phủ tiến hành.
6. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước ta với tư cách là người quản lý vĩ mô, đồng
thời là chủ sở hữu. Do đó kiểm tra tài chính được thực hiện thông qua:
a. Kiểm soát nội bộ của kế toán trưởng
b. Việc xét duyệt hoàn thành kế hoạch, xét duyệt báo cáo quyết toán theo định kỳ
c. Bộ máy thanh tra tài chính
d. Tất cả các câu trên
7. Để đạt được mục tiêu, kế hoạch cần:
a. Rõ ràng c. Có hiệu quả
b. Đo lường và đánh giá được d. Phải đạt được mục tiêu đặt ra
e. a,b,c,d đều đúng.
8. Kiểm toán được khắc họa rõ nét nhất qua các chức năng:
a. Soát xét và điều chỉnh hoạt động quản lý
b. Kiểm tra để xử lý vi phạm và quản lý
c. Kiểm tra để tạo nề nếp tài chính kế toán
d. Xác minh và bày tỏ ý kiến về hoạt động tài chính
e. Tất cả các câu trên
Bài tập Kiểm toán căn bản
2
9. Kết quả kiểm tra cung cấp cho:
a. Ông Giám đốc c. Ban điều hành công ty
b. Các thành viên trong công ty. d. Các nhà quản trị cấp cao
10. Thuật ngữ “kiểm toán độc lập” xuất hiện lúc nào:
a. 1934(những năm 30 của thể kỷ XX)
b. Những năm 40 của thể kỷ XX
c. Thế kỷ thứ III trước công ngyên
d. 1991 (những năm 90 của thế kỷ XX)
11. Kiểm toán cung cấp thông tin cho những người quan tâm đến thông tin kế toán, những
người quan tâm ở đây là:
a. Các cơ quan Nhà nước cần thông tin trung thực và phù hợp để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
b. Các nhà đầu tư cần có thông tin trung thực để ra quyết định hướng đầu tư đúng.
c. Các nhà doanh nghiệp để điều tiết hoạt động kinh doanh.
d. Gồm tất cả các câu trên
12. Theo quan điểm hiện đại, chức năng của kiểm toán tuân thủ là hướng vào việc đánh giá:
a. Tính hợp pháp của các tài liệu kế toán.
b. Tính hợp lý của tài liệu kế toán để tạo niềm tin cho những người quan tâm trong quá trình
hoạt động
c. Tính trung thực và hợp pháp của thông tin được kiểm tra.
d. Tình hình tuân thủ pháp luật, thể lệ, chế độ của đơn vị được kiểm tra trong quá trình hoạt
động.
e. Tất cả các câu trên đều đúng.
13. Thuật ngữ kiểm toán trên thế giới được hiểu là
a. Kiểm toán nhà nước c. Kiểm toán nội bộ
b. Kiểm toán độc lập d. Cả a,b và c.
14. Tổng hợp từ mô hình kiểm toán nhà nước trên thế giới, chức năng bày tỏ ý kiến của kiểm
toán Nhà nước thực hiện bằng phương thức:
a. Phán quyết như các quan tòa c. a, b đều đúng
b. Tư vấn d. a, b đều sai.
15. Thuật ngữ “kiểm toán” thực sự mới xuất hiện và được sử dụng ở nước ta:
a. Những năm đầu thập kỷ 30 c. Những năm đầu thập kỷ 70
b. Những năm đầu thập kỷ 80 d. Những năm đầu thập kỷ 90
16. Chức năng xác minh trong kiểm toán tài chính ngày nay được biểu hiện:
a. Bằng một chữ”Chứng thực” c. Bằng miệng
b. Bằng một báo cáo kiểm toán d. a,b,c đều đúng
17.Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm đến:
a. Doanh thu c. Tình hình tài chính của khách thể kiểm toán
b. Chi phí d. Tài sản
18. VSA là từ viết tắc của
a. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam c. Chuẩn mực kế toán quốc tế
b. Chuẩn mực kế toán Việt Nam d. Cả 3 câu đều đúng
19. Kiểm toán có tác dụng
a. Tăng độ tin cậy thông tin cho những người quan tâm
b. Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
c. Hướng dẫn nghiệp vụ và cũng cố hoạt động tài chính của đơn vị được kiểm toán
d. Các câu trên đều đúng
20. Thư quản lý là sản phẩm của chức năng
a. Xác minh c. Tư vấn
b. Bày tỏ ý kiến d. a,b,c,d đều đúng
21. Tại Việt Nam, cơ quan ban hành các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam là:
a. Hội kế toán Việt Nam c. Chính phủ
b. Bộ Tài chính d. a,b,c,d đều đúng
22.Báo cáo kiểm toán cung cấp thông tin cho
a. Cơ quan nhà nước
Bài tập Kiểm toán căn bản
3
b. Nhà đầu tư, người lao động, khách hàng
c. Nhà quản lý doanh nghiệp
d. a,b,c đều đúng
23. Đối tượng kiểm toán phải bao gồm cả phần thực trạng tài chính bên ngoài sổ sách là do:
a. Tính phức tạp của các mối quan hệ tài chính tạo ra
b. Giới hạn về trình độ nghiệp vụ của kế toán
c. Phương tiện xử lý thông tin kế toán không thể thu thập được tất cả lượng thông tin tài chính
phát ra.
d. a,b,c đều đúng
24. Các báo cáo tài chính là đối tượng thường xuyên và trực tiếp của kiển toán vì:
a. Tính phức tạp của các thông tin trên bảng khai này
b. Mục đích của các cuộc kiểm toán chỉ bao gồm trong đó
c. Tầm quan trọng của nó đối với người sử dụng
d. Các khách thể chỉ yêu cầu kiểm toán các báo cáo tài chính
25.Chủ thể kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán đề cập đến:
a. Các đơn vị được kiểm toán c. Người tiến hành công việc kiểm toán
b. Công ty kiểm toán d. b và c đều đúng
26. Kiểm toán theo cách hiểu phổ biến là
a. Một quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra.
b. Qua đó nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin đó với các chuẩn
mực được thiết lập.
c. Cả a và b là đáp án đúng
d. Cả a và b sai
Bài 2: Trắc nghiệm tự luận: Đúng, sai
Trả lời đúng, sai và giải thích ngắn gọn các câu sau:
1. Kiểm tra kiểm soát là một chức năng của quản lý và nó tồn tại ở tất cả các khâu của
quá trình quản lý.
2. Theo quan điểm hiện đại, kiểm toán chính là kiểm tra kế toán
3. Kiểm toán độc lập hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với kinh tế thị trường
4. Kiểm toán chỉ cần thiết cho một nền kinh tế thị trường, không cần thiết cho một nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
5. Mục đích chung của kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập là
hoàn toàn giống nhau.
6. Kiểm toán là một môn khoa học vì nó có đối tượng, chức năng và phương pháp nghiên
cứu riêng
7. Kiểm toán không phải là một hoạt động “tự thân” và “vị thân” mà xuất phát từ yêu cầu
của quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý.
8. Chức năng “bày tỏ ý kiến” của Kiểm toán nhà nước, ở tất cả các nước trên thế giới đều
thực hiện theo cách thức tư vấn đối với mọi khách thể kiểm toán.
9. Tại Việt Nam, kiểm toán nhà nước có quyền ra mệnh lệnh xử lý các trường hợp vi
phạm đối với đơn vị được kiểm toán
10. Kiểm soát nội bộ và nội kiểm là đồng nghĩa
11. Kiểm tra, kiểm soát có nguồn gốc phát sinh từ quản lý

CHƯƠNG 2 : CÁC CHỦ THỂ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Các mục tiêu cụ thể trong các loại hình kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm
toán nội bộ
2. So sánh các đặc trưng cơ bản giữa: Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độ lập và kiểm toán nộ
bộ. Nêu các đặc điểm của các loại kiểm toán trên tại Việt Nam hiện nay.
3. So sánh các đặc trưng cơ bản của ba loại kiểm toán: kiểm toán tài chính, kiểm toán nghiệp
vụ, kiểm toán tuân thủ.
B. TRẮC NGHIỆM VÀ THỰC HÀNH
Bài 1: Trắc nghiệm lựa chọn
Bài tập Kiểm toán căn bản
4
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Căn cứ vào “Lĩnh vực kiểm toán”, thì kiểm toán được phân thành:
a. Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ
b. Kiểm toán thông tin, kiểm toán qui tắc, kiểm toán hiệu năng và kiểm toán hiệu quả
c. Nội kiểm và ngoại kiểm
d. kiểm toán toàn diện, kiểm toán chọn điểm
2. Căn cứ vào “đối tượng cụ thể”, thì kiểm toán được phân thành:
a. Kiểm toán tài chính, kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ
b. Kiểm toán thông tin, kiểm toán qui tắc, kiểm toán hiệu năng và kiểm toán hiệu quả
c. Nội kiểm và ngoại kiểm
d. kiểm toán toàn diện, kiểm toán chọn điểm
3. Căn cứ vào “Quan hệ giữa chủ thể và khách thể”, thì kiểm toán được phân thành:
a. Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ
b. Kiểm toán thông tin, kiểm toán qui tắc, kiểm toán hiệu năng và kiểm toán hiệu quả
c. Nội kiểm và ngoại kiểm
d. kiểm toán toàn diện, kiểm toán chọn điểm
4. Căn cứ vào “Phạm vi tiến hành kiểm toán”, thì kiểm toán được phân thành:
a. Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ
b. Kiểm toán thông tin, kiểm toán qui tắc, kiểm toán hiệu năng và kiểm toán hiệu quả
c. Nội kiểm và ngoại kiểm
d. kiểm toán toàn diện, kiểm toán chọn điểm
5. Trong khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, thước đo đúng sai của bảng khai tài chính
là:
a. Các chuẩn mực kế toán
b. Các chuẩn mực kiểm toán
c. Các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán
d. Tất cả a,b,c đều sai
6. Trên thế giới, kiểm toán nghiệp vụ được mở rộng sang lĩnh vực hiệu năng và hiệu quả từ
những năm
a. Đầu thế kỷ XX
b. Năm ba mươi của thế kỷ XX
c. Năm năm mươi của thế kỷ XX
d. Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX
7.Kiểm toán tuân thủ thực hiện việc kiểm tra và báo cáo về việc tuân thủ của tổ chức được
kiểm tra đối với
a. Luật pháp c. Hợp đồng
b. Quy định về thể lệ d. Tất cả các yếu tố trên
8. Cuộc kiểm toán được tiến hành có thu phí kiểm toán được thực hiện bởi
a. Cơ quan kiểm toán nhà nước c. Kiểm toán quy tắc
b. Kiểm toán hoạt động d. Cả a,b,và c đêù sai
9. Kiểm soát nội bộ bao gồm các chính sách và thủ tục được tiến hành bởi một bộ phận trong
công ty nhằm mục đích
a. Bảo vệ tài sản khỏi sự lãng phí, gian lận, sử dụng không hiệu quả.
b. Tăng sự chính xác và đáng tin cậy của ghi chép sổ sách kế toán.
c. Khuyến khích và đo lường sự tuân thủ các chính sách của công ty
d. Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động trong công ty
e. Tất cả các câu trên
10. Khách thể của kiểm toán nhà nước có thể là
a. Khách thể của kiểm toán độc lập
b. Khách thể của kiểm toán nội bộ
c. Chỉ khách thể của kiểm toán nhà nước mà thôi
d. Cả khách thể của kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ
11.Lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán nội bộ là
a. Loại kiểm toán hoạt động
Bài tập Kiểm toán căn bản
5
b. Kiểm toán tuân thủ
c. Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
d. a,b,c đều đúng
e. a,d,c đều sai
12. Một cuộc kiểm toán được thiết kế để phát hiện ra những vi phạm luật pháp, các chế định
của Nhà nước, các quy định của công ty, chính là một cuộc kiểm toán:
a. Tài chính c. Nghiệp vụ
b.Tuân thủ d. Tất cả câu a,b,c đều sai
13.Loại kiểm toán bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề đó là:
a. Kiểm toán nội bộ
b. Kiểm toán nhà nước
c. Kiểm toán độc lập
d. Tất cả các trường hợp trên
14. Bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị được xem như
a. Một tổ chức kiểm soát của Nhà nước đặt tại đơn vị
b. Một bộ phận chức năng của phòng kế toán
c. Một bộ phận có tư cách pháp nhân riêng biệt
d. Tất cả các trường hợp trên
e. Không phải một trong các trường hợp trên
15. Kiểm toán nội bộ của các cơ quan, doanh nghiệp được xem như
a. Một pháp nhân
b. Một tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý
c. Một bộ phận chức năng của đơn vị
d. Một bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện kiểm toán và các dịch vụ khác để thu phí
kiểm toán
16. Kiểm toán viên nội bộ phải báo cáo kết quả kiểm toán của mình
a. Một cách rộng rãi
b. Cho riêng kiểm toán viên độc lập
c. Cho riêng kiểm toán viên nhà nước
d. Cho cấp lãnh đạo cao nhất của mình
17. Kiểm tra việc chấp hành các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đối với các đơn vị sử
dụng vốn vay của Ngân sách Nhà nước thuộc loại hình kiểm toán
a. Kiểm toán tuân thủ c. Kiểm toán tài chính
b. Kiểm toán hợp đồng d. Kiểm toán ngân hàng
18. Kiểm toán BCTC của công ty liên doanh để báo cáo cho các bên tham gia liên doanh được
thực hiện bởi:
a. Kiểm toán độc lập c. Kiểm toán nhà nước
b. Kiểm toán nội bộ d. Kiểm toán tuân thủ
19. Kiểm toán báo cáo quyết toán chi Ngân sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện
bởi:
a. Kiểm toán độc lập c. Kiểm toán nhà nước
b. Kiểm toán nội bộ d. Kiểm toán hoạt động
20. Lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán nội bộ
a. Dịch vụ tư vấn c. Kiểm toán hoạt động
b. Kiểm toán tuân thủ d. Kiểm toán báo cáo tài chính
21. Lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán viên độc lập
a. Kiểm toán tuân thủ c. Kiểm toán tài chính
b. Kiểm toán hoạt động d. Lĩnh vực khác
22. Lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán Nhà nước
a. Kiểm toán tuân thủ c. Kiểm toán tài chính
b. Kiểm toán hoạt động d. Lĩnh vực khác
23. Kiểm toán viên buộc phải có chứng chỉ kế toán viên công chứng(CPA) khi hành nghề là:
a. Kiểm toán viên Nhà nước c. Kiểm toán viên nội bộ
b. Kiểm toán viên độc lập d. Cả a,b và c
Bài tập Kiểm toán căn bản
6
24.Cụm từ”Khách thể kiểm toán” được sử dụng trong quản lý và chuyên ngành kiểm toán sử
dụng để đề cập đến:
a. Người thực hiện công việc kiểm toán
b. Công ty kiểm toán
c. Các báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán
d. Các đơn vị được kiểm toán
25. Nếu là khách thể của kiểm toán Nhà nước thì có thể:
a. Chỉ thuộc khách thể của kiểm toán Nhà nước mà thôi
b. Tự nguyện trở thành khách thể của kiểm toán độc lập
c. Không thể là khách thể của kiểm toán độc lập.
d. Cả a, b, c đều sai.
26. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi
a. Các kiểm toán viên nhà nước
b. Các kiểm toán viên độc lập
c. Các kiểm toán viên nội bộ
d. Các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập
27. Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện
hành phản ánh.
a. Các thông tin kinh tế, tài chính chủ yêú của đơn vị
b. Các thông tin kinh tế, nhân sự chủ yếu của đơn vị
c. Các thông tin chung và chủ yếu của đơn vị
d. Các thông tin tối mật của đơn vị.
28. Kiểm toán hoạt động là
a. Việc kiểm tra tính kinh tế, hiệu quả, hiệu năng hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ
tổ chức
b. Là việc kiểm tra đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó
c. Là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính của một đơn vị
d. Cả 3 câu trên sai.
29. Kiểm toán tuân thủ là
a. Là việc kiểm tra tính hữu hiệu, hiệu quả hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức
b. Là việc kiểm tra đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó
c. Là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về BCTC của một đơn vị
d. Cả 3 câu trên đều đúng
30. Kiểm toán BCTC là
a. Là việc kiểm tra tính hữu hiệu, hiệu quả hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức
b. Là việc kiểm tra đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó
c. Là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về BCTC của một đơn vị
d. Cả 3 câu trên đều đúng
31. Kiểm toán nội bộ là loại kiểm toán do
a. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện
b. Các kiểm toán viên độc lập thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện
c. Công chức của nhà nước tiến hành kiểm toán
d. Nhân viên của công ty khác kiểm tra.
32.Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán do:
a. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện
b. Các kiểm toán viên độc lập thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện
c. Công chức của nhà nước tiến hành kiểm toán
d. Nhân viên của công ty khác kiểm tra.
33. Kiểm toán nhà nước là loại kiểm toán do:
a. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện
b. Các kiểm toán viên độc lập thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện
c. Kiểm toán viên của nhà nước tiến hành kiểm toán
d. Nhân viên của công ty khác kiểm tra.

Bài tập Kiểm toán căn bản


7
Bài 2: Trắc nghiệm tự luận đúng sai
Trả lời đúng, sai và giải thích ngắn gọn các câu sau:
1. Kiểm toán nội bộ được xem như một sự kiểm soát bên ngoài đối với ban quản trị của
công ty.
2. Kiểm toán nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập
3. Trong khi thực hiện kiểm toán nghiệp vụ, mọi kiểm toán viên bắt buộc phải sử dụng
một chương trình kiểm toán chuẩn quốc gia
4. Kiểm toán viên nội bộ không bao giờ thực hiện một cuộc kiểm toán tài chính
5. Tính độc lập của kiểm toán viên không được đặt ra khi tiến hành kiểm toán tuân thủ.
6. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính thường hướng về quá khứ, còn mục tiêu của
kiểm toán nghiệp vụ thì hướng về tương lai.
7. Khi phân loại kiểm toán dựa theo tiêu thức “phương pháp áp dụng” thì kiểm toán được
phân thành kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ
8. Kiểm toán hoạt động được thực hiện thường xuyên và chủ yếu bởi kiểm toán viên nội
bộ
9. Các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam chính thức ra đời vào đầu thập kỷ 90.
10. Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên Nhà nước và kiểm toán viên nội bộ nhất thiết
phải có chứng chỉ kế toán viên công chứng(CPA)
11. Kiểm toán Nhà nước là công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán thuộc sở hữu của Nhà
nước
12. Bộ máy kiểm toán Nhà nước là hệ thống tập hợp những viên chức Nhà nước thực hiện
nhiệm vụ kiểm toán nền tài chính công.
13. Bộ máy kiểm toán nội bộ là hệ thống tổ chức của các kiểm toán viên do đơn vị tự lập
ra theo yêu cầu quản trị nội bộ và thực hiện nề nếp, kỷ cương quản lý
14. Bộ máy kiểm toán Nhà nước là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh
doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan.
15.
CHƯƠNG 3 : GIAN LẬN VÀ SAI SÓT- TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Cơ sở dẫn liệu là gì? Trình bày các cơ sở dẫn liệu?
2. Nêu khái niệm và các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ?
3. Nêu những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ ?
4. Nêu k hái niệm và các hình thức biểu hiện của gian lận và sai sót ?
5. Nêu trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót
6. Nêu khái niệm và trình bày các khía cạnh của trọng yếu ?
7. Nêu rủi ro kiểm toán và các yếu tố cấu thành rủi ro kiểm toán ?
B. TRẮC NGHIỆP VÀ THỰC HÀNH
1. Trắc nghiệm lựa chọn
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau đây:
1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán các cơ sở dẫn liệu và yếu tố dẫn liệu làm cơ sở để
kiểm toán viên:
a. Đánh giá khả năng rủi ro
b. Lựa chọn các trình tự kiểm toán phù hợp
c. Soạn thảo chương trình kiểm toán
d. Xác định các biện pháp kiểm toán then chốt
e. Tất cả các trường hợp trên
2. Khái niệm của gian lận biểu hiện là
a. Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai.
b. Áp dụng nhầm lẫn các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán do giới hạn về trình
độ của các cán bộ kế toán
c. Áp dụng sai các nguyên tắc, phương pháp trong chế độ kế toán một cách có chủ ý
d. Bao gồm tất cả các câu trên
3. Khái niệm về sai sót biểu hiện là
a. Ghi chép chứng từ không đúng sự thật có chủ ý.
Bài tập Kiểm toán căn bản
8
b. Vô tình bỏ sót hoặc hiểu sai các khoản mục, các nghiệp vụ
c. Che dấu các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ
d. Cả a, b, c đều đúng
4. Một kiểm toán viên độc lập có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán nhằm phát hiện ra
những sai sót và gian lận có thể ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính. Những hành
vi có thể xem là hành vi gian lận là:
a. Ghi chép các nghiệp vụ không có thật hoặc giả mạo chứng từ
b. Giấu diếm hồ sơ tài liệu một cách cố tình.
c. Ghi chép các nghiệp vụ không chính xác về số học không cố ý
d. Áp dụng nhầm các nguyên tắc kế toán
e. Bao gồm câu a và b
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nảy sinh gian lận và nhầm lẫn bao gồm
a. Tính liêm chính, năng lực và trình độ của các nhà quản lý của đơn vị
b. Sức ép đối với cán bộ kế toán phải hoàn tất các báo cáo tài chính trong khoảng thời gian
ngắn.
c. Quản lý kém để xẩy ra tình trạng khủng hoảng tiến độ hoàn thành công việc
d. Tất cả các câu trên.
6. Với khía cạnh phát hiện sai sót và gian lận, kiểm toán được hiểu là một quá trình:
a. Tìm kiếm mọi sai sót và gian lận
b. Phát hiện những nhầm lẫn hoặc gian lận
c. Phát hiện ra các sai sót trọng yếu và gian lận
d. Tìm kiếm những sai sót và gian lận có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài
chính.
7. Khái niệm tính trọng yếu được hiểu là
a. Quy mô về tiền của một khoản mục trong quan hệ với những khoản mục khác trên báo cáo
tài chính
b. Bản chất của một khoản mục và số tiền
c. Một vấn đề quan trọng sử sự xét đoán chuyên nghiệp
d. Tính trọng yếu là cố định
8. Rủi ro kiểm toán là
a. Khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu trong hoạt động tài chính kế toán trước khi xét đến
tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ
b. Khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị không phát hiện, ngăn chặn được những
gian lận và sai sót trọng yếu.
c. Khả năng báo cáo tài chính còn sai sót và gian lận trọng yếu mà kiểm toán viên không phát
hiện ra, do đó đưa ra ý kiến không thích hợp về báo cáo tài chính
d. Khả năng báo cáo tài chính còn có sai sót trọng yếu mà kiểm toán viên có thể không nhận
ra trong quá trình kiểm toán
9. Việc phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng là cơ sở để:
a. Lựa chọn các phương pháp kiểm toán
b. Xác định khối lượng công việc kiểm toán
c. Xác định thời gian và chi phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán
d. Bao gồm tất cả các câu trên
10. Mục đích thu thập bằng chứng của kiểm toán viên
a. Xây dựng một chương trình kiểm toán tối ưu
b. Chỉ để xác định quy mô kiểm toán
c. Đạt được những giữ liệu và thông tin làm cơ sở pháp lý cho các ý kiến kiểm toán
d. Cả a,b,c đều sai
11. Rủi ro tiềm tàng liên quan đến
a. Hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng
b. Sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ
c. Việc KTV không phát hiện ra các sai sót trọng yếu trong quá trình kiểm toán
d. Bao gồm tất cả các câu trên
12.Trọng yếu là:
Bài tập Kiểm toán căn bản
9
a. Sai sót có thể bỏ qua c. Thông tin không chính xác
b. Là tầm quan trọng của một thông tin d. Không câu nào đúng
13.Tính trọng yếu được xem xét căn cứ vào
a. Bản chất của thông tin c. a và b đều đúng
b. Định lượng(một giới hạn cho phép) d. a và b đều sai
14. Một vấn đề trở nên trọng yếu khi
a. Ảnh hưởng đến việc lập, sử dụng và nhận xét báo cáo tài chính
b. Sai sót từ 100 triệu trở lên
c. Là một sai phạm do KTV phát hiện
d. Cơ quan thuế cho đó là một vấn đề quan trọng
15. Phương pháp nào thuộc yêu cầu sự tồn tại
a. Tiến hành kiểm kê c. Kiểm tra quyền sở hữu tài sản
b. Kiểm tra trực tiếp trên chứng từ gốc d. Kiểm tra các nghiệp vụ xảy ra.
16.Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên tiêu chuẩn
a. Định lượng c. Cả a và b là đáp án đúng
b. Định tính d. Cả a và b đều sai.
2. Trắc nghiệm tự luận
Trả lời đúng, sai và trả lời ngắn gọn cho các câu sau:
1. Cơ sở dẫn liệu tính đúng kỳ đảm bảo rằng một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi
nhận đúng trình tự và phương pháp kế toán.
2. Cơ sở dẫn liệu chỉ có tác dụng đối với kiểm toán viên trong giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán
3. Tất cả các thông tin và tài liệu mà KTV thu thập được trong quá trình kiểm toán đều là
các bằng chứng kiểm toán.
4. Trong qua trình thực hiện kiểm toán thì rủi ro kiểm toán nằm ngoài công việc kiểm
toán
5. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh thì rủi ro kiểm soát sẽ cao
6. Trong một cuộc kiểm toán thì rủi ro kiểm toán và rủi ro kiểm soát nằm ngoài công
việc kiểm toán
7. Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
8. Nếu rủi ro kiểm toán ở mức độ cao thì rủi ro phát hiện phải ở mức độ thấp
9. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn tồn tại dù có hay không có hoạt động kiểm
toán
10. Nếu phân loại kiểm toán theo quan hệ pháp lý thì kiểm toán được phân thành kiểm
toán định kỳ, kiểm toán thường kỳ và kiểm toán bất thường
11. Hoạt động tài chính là một trong những đối tượng cụ thể của kiểm toán
12. Kiểm toán phụ thuộc hoàn toàn vào kế toán
13. Nếu kiểm toán viên chỉ căn cứ vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thì có thể đưa
ra một chương trình kiểm toán phù hợp.
14. Tài liệu kế toán là đối tượng chung của mọi cuộc kiểm toán hoạt động
3. Tình huống thực hành
Các trường hợp sau vi phạm cơ sở dẫn liệu nào
1. Mua một lô nguyên liệu và nhập kho chưa thanh toán tiền nhưng kế toán quên phản
ánh nghiệp vụ này vào trong năm.
2. Kế toán ghi nhận một nghiệp vụ bán hàng phát sinh năm sau vào năm trước
Kế toán: Ghi
3. Khi phản ánh tài khoản công nợ phải thu khách hàng kế toán ghi nhầm sang TK 334
4. Một khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ nhưng kế toán phản ánh vào TK 627
5. Kế toán ghi nhận một TSCĐ thuê ngoài(thuê hoạt động)vào giá trị tài sản của đơn vị
6. Mua một TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng nhưng kế toán không ghi tăng giá trị tài
sản mà hạch toán thẳng vào chi phí bán hàng
7. Xuất kho một CCDC thuộc loại phân bổ 5 lần, bắt đầu phân bổ từ tháng 5, nhưng kế
toán hạch toán hết vào chi phí trong kỳ

Bài tập Kiểm toán căn bản


10
8. Kế toán quên phản ánh một khoản chi phí lãi vay trong kỳ
Tính đầy đủ
9. Xuất kho gửi bán một lô hàng nhưng kế toán đã hạch toán lô hàng trên đã tiêu thụ
10. Kế toán tính toán sai giá vốn xuất kho

CHƯƠNG 4 : CƠ SỞ DẪN LIỆU VÀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN


A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Nêu khái niệm và ý nghĩa của Hồ sơ kiểm toán?
2. Phân loại Hồ sơ kiểm toán?
3. Trình bày các yêu tố cấu thành hồ sơ kiểm toán
4. Nêu khái niệm và các yêu cầu của bằng chứng kiểm toán
5. Nêu các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán và cho biết mục đích củ việc thu thập bằng
chứng kiểm toán
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Bằng chứng kiểm toán là
a. Tất cả các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán của đơn vị
b. Tất cả các tài liệu kiểm kê thực tế
c. Tất cả các bản giải trình của các nhà quản lý đơn vị.
d. Các tài liệu mà và thông tin mà kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán,
là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình.
e. Tất cả các trường hợp trên
2. Bằng chứng có độ tin cậy cao nhất là các chứng từ, tài liệu
a. Cung cấp trực tiếp cho kiểm toán viên từ các nguồn độc lập ở bên ngoài
b. Có nguồn gốc từ bên ngoài, nhưng đã qua xử lý bởi hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực
của khách hàng
c. Của khách hàng với hệ thống kiểm soát kém hiệu lực
d. Thu thập trực tiếp bằng các phương pháp giám sát, tính toán của chính các kiểm toán viên
độc lập
3. Mục đích thu thập bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên nhằm:
a. Xây dựng một chương trình kiểm toán tối ưu
b. Chỉ để xác định quy mô kiểm toán
c. Đạt được những dữ liệu và thông tin làm cơ sở pháp lý cho các ý kiến kiểm toán
4. Trong mọi trường hợp, bằng chứng kiểm toán phải thỏa mãn 2 điều kiện
a. Đầy đủ và thích hợp c. Đầy đủ và có hiệu lực
b. Đầy đủ và chất lượng d. Cả 3 câu trên đều đúng
5. Các nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định số lượng bằng chứng là
a. Tính trọng yếu, mức độ rủi ro và tính thích hợp của các bằng chứng
b. Tính trọng yếu, phạm vi và tính hiệu lực của các bằng chứng
c. Tính trọng yếu, mức độ rủi ro và vấn đề được kiểm tra
d. Tính trọng yếu và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm toán.
6. Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào
a. Nguồn gốc của bằng chứng
b. Hình thức của bằng chứng
c. Cả a và b là đáp án đúng
d. Cả a và b đều sai
7. Trong các loại bằng chứng sau, bằng chứng nào có độ tin cậy thấp nhất
a. Văn bản xác nhận từ tiền gửi ngân hàng
b. Hóa đơn bán hành
c. Ủy nhiệm chi
d. Hóa đơn của nhà cung cấp
8. Trong các bằng chứng sau bằng chứng nào do kiểm toán viên tạo ra:
Bài tập Kiểm toán căn bản
11
a. Văn bản xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng
b. Hóa đơn bán hàng
c. Hóa đơn mua hàng
d. Chứng kiến kiểm kê hàng hóa tạo ra
2. Tình huống thực hành
Bài 1. Dưới đây là một số bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên đã thu thập được trong
quá trình kiểm toán
1. Hóa đơn của nhà cung cấp
2. Sổ cái
3. Sổ phụ ngân hàng
4. Bảng chấm công
5. Biên bản nghiệm thu hàng hóa
6. Các biên bản nghiệp thu hàng hóa
7. Hóa đơn bán hàng
8. Sổ chi tiết các khoản phải thu
9. Giấy yêu cầu trả tiền từ phía nhà cung cấp
10. Biên bản bàn giao tài sản cố định
11. Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu, phải trả
12. Biên bản thanh lý tài sản cố định
13. Biên bản bàn giao TSCĐ
14. Phiếu xuất kho kim vận chuyển nội bộ
15. Phiếu xuất kho bán hàng đại lý
Yêu cầu: Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn hình thành
Bài 2: Công ty Thành Long trong năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau. Hãy hát
hiện sai sót và lập các bút toán điều chỉnh cho đúng với chế độ. Thuế suất thuế GTGT
10%:
1. Doanh nghiệp mua CCDC dùng cho bộ phận bán hàng(loại phân bổ 2 lần), trị giá mua
cả thuế GTGT 220tr chưa thanh toán tiền nhưng kế toán đơn vị không ghi tăng tài sản
mà tiến hành ghi nhận vào chi phí quản lý.
2. Một số chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng trị giá 10Tr, kế toán
không đưa vào chi phí mà hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản, biết công trình đã
hoàn thành từ ngày 16/8/N, tỉ lệ khấu hao 12%/năm.
3. Mua vật liệu của Công ty Quang Tuấn, giá mua chưa thuế là 45tr, thuế suất thuế
GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán. Phát hiện hàng kém phẩm chất chưa làm thủ
tục nhập kho. DN đã thông báo cho Cty Quang Tuấn biết và hạch toán với bút toán
sau:
Nợ TK 152: 45 Nợ TK 151: 45
Nợ TK 133: 4,5 Nợ TK 133: 4,5
Có TK 331: 49,5 Có Tk 331:49,5
4. Công ty Quang Tuấn thông báo đã chấp nhận giảm giá lô hàng trên 10% theo giá bán
chưa thuế. Doanh nghiệp đồng ý tiếp nhận và làm thủ tục nhập kho(đã có phiếu nhập
kho)
Nợ TK 331: 4,95 Nợ TK 152:40.5
Có TK 133: 0,45 Nợ TK 331: 4,95
Có TK 152: 4,5 Có TK 151: 45
Có TK 133: 0,45
5. Kế toán cấn trừ nhầm nợ phải thu của công ty SN với nợ phải trả của công ty SM làm
cho nợ phải trả công ty SM giảm từ 22tr xuống còn 11tr

Nợ TK 331SM Nợ TK 331SN
Có TK 131 SN Có TK 131SN

6. Công ty bán một lô hàng vào ngày 30/12, giá bán chưa thuế là 62tr, t=10%, khách
hàng chưa thanh toán, giá vốn 50tr. Kế toán đơn vị không hạch toán bút toán này
Bài tập Kiểm toán căn bản
12

Không hạch toán Nợ Tk 632: 50 Nợ Tk 131:68,2


Có TK 511: 62
Có TK 156: 50 Có TK 3331:6,2

7. Công ty mua vật liệu chính A đưa thẳng vào phân xưởng sử dụng trực tiếp cho sản
xuất: giá mua chưa VAT 15tr, t=10% chưa trả tiền cho người bán. Tiền vận chuyển
vật liệu là 0,2tr (trong đó thuế GTGT 0,01tr) đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán
định khoản như sau:
Nợ TK 152: 15,2 Nợ TK 621: 15
Nợ TK 621: 15,2 Nợ TK 133: 1,5
Nợ TK 133: 1,51 Co TK 331: 16,5
Có TK 152: 15,2
Có TK 111: 16,71 Nợ TK 621: 200k
Nợ TK 133: 10k
Có TK 111: 210k

8. Công ty khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15/12/N. Tất cả các nghiệp vụ bán
hàng từ ngày 16/12/N đến 31/12/N là 500tr được ghi vào khoản”người mua ứng tiền
trước”.

Nợ TK 112/111: 500 Nợ TK 111/112: 500


Có TK 131: 500 Có TK 511: 500

9. Cuối năm doanh nghiệp kiểm kê TSCĐ, phát hiện mất 1 dụng cụ quản lý có nguyên
giá 35tr, hao mòn lũy kế 15tr. Doanh nghiệp quyết định ghi nhận giá trị thiệt hại vào
chi phí khác.

Nợ TK 811: 20
Nợ TK 214: 15
Có TK 211: 35

CHƯƠNG 5 : KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN


A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Phân tích các ảnh hưởng của đối tượng kiểm toán đến việc hình thành hệ thống phương
pháp kiểm toán. Trên cơ sở nêu bật mối quan hệ giữa kiểm toán với các môn khoa học khác?
2. Thế nào là rủi ro do chọn mẫu, rủi ro không do chọn mẫu và nguyên nhân của rủi ro?
3.Phân biệt giữa rủi ro do chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu?
4.Hãy cho biết khái niệm về thư xác nhận dạng tích cực và thư xác nhận dạng phủ định?
5. Trình bày và phân biệt các phương pháp chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất?
6. Nêu khái niệm và trình bày sự khác biệt giữa chọn mẫu theo hiện vật và chọn mẫu theo đơn
vị tiền tệ?
B. TRẮC NGHIỆM VÀ THỰC HÀNH
1. Trắc nghiệm lựa chọn
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho những câu sau:
1. Phương pháp kiểm toán:
a. Được xây dựng phù hợp với đối tượng kiểm toán
b. Không nhất thiết phải dựa vào đối tượng kiểm toán
c. Nhất thiết phải dựa vào đối tượng kiểm toán
d. Được xây dựng trên cơ sở phép biện chứng duy vật, phương pháp kỹ thuật chung và đặc
điểm của đối tượng kiểm toán
Bài tập Kiểm toán căn bản
13
e. Tất cả các câu trên đều sai
2. Hệ thống phương pháp kiểm toán:
a. Chỉ bao gồm các phương pháp của kiểm toán
b. Chỉ bao gồm các phương pháp của phân tích hoạt động kinh doanh
c. Chỉ bao gồm phương pháp của toán và thống kê.
d. Có liên quan chặt chẽ đến các phương pháp của kế toán mà thôi
e. Được xây dựng trên cơ sở phép biện chứng duy vật, phương pháp kỹ thuật chung và đặc
điểm của đối tượng kiểm toán.
3. Các kiểm toán viên cần chọn mẫu kiểm toán vì
a. Đó là quy định bắt buộc của GAAS đối với các cuộc kiểm toán
b. Đó là cách duy nhất mà KTV có thể sử dụng trong ứng dụng kiểm toán
c. Họ có thể thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn nhất và
thông qua kết quả kiểm tra chọn mẫu để suy rộng co cả tổng thể.
d. Chọn mẫu kiểm toán sẽ làm tính hiệu lực kiểm toán cao
4. Trong ứng dụng chọn mẫu kiểm toán, KTV thực hiện các bước kiểm toán trên:
a. Các báo cáo tài chính trong mọi cuộc kiểm toán
b. Các tài liệu kế toán cho mọi cuộc kiểm toán
c. Toàn bộ tổng thể để có được ý kiến về tổng thể đó.
d. Tất cả các câu trên đều sai
5. Trong các cuộc kiểm toán, khi KTV nhận thấy chỉ số hàng bán kỳ này tăng lên rõ rệt thì
KTV thường liên tưởng ngay đến chỉ số hàng tồn kho, doanh thu bán hàng, và vốn bằng tiền
và KTV biết rằng hàng tồn kho trong kỳ giảm xuống, doanh thu bán hàng tăng lên, phải thu
của khách hàng tăng lên. Theo cách đó ta nói KTV đã sử dụng:
a. Phương pháp kiểm toám cân đối
b. Phương pháp kiểm kê
c. Phương pháp đối chiếu trực tiếp
d. Phương pháp đối chiếu logic
6. Phân hệ các phương pháp ngoài chứng từ được áp dụng
a. Để kiểm toán thực trạng hoạt động tài chính chưa được phản ánh trên tài liệu kế toán
b. Đối với sổ sách kế toán là chủ yếu
c. Đối với sổ sách kế toán
d. Tất cả các câu trên đều sai
7. Trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều nghiệp vụ đồng chất. Do vậy hiểu được bản chất
của nghiệp vụ đại diện có thể suy ra cho các nghiệp vụ tương tự. Dựa vào đó, trong hệ thống
các phương pháp của kiểm toán đã nảy sinh:
a. Phương pháp kiểm toán cân đối
b. Phương pháp đối chiếu logic
c. Phương pháp chọn mẫu xác suất
d. Phương pháp đối chiếu trực tiếp
8. Phương pháp kiểm toán chứng từ gồm:
a. Phương pháp kiểm toán cân đối
b. Phương pháp đối chiếu logic
c. Phương pháp đối chiếu trực tiếp
d. Cả ba phương pháp trên
d. Cả ba phương pháp trên
8. Chọn mẫu đối tượng kiểm toán theo hình thức lựa chọn toàn bộ được thực hiện khi nào
a. Ít phần tử
b. Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cao
c. Tin học hóa
d. Cả a, b, c, d đều đúng
9. Phương pháp cơ bản được sử dụng cho:
a. Mọi cuộc kiểm toán BCTC
b. Một số cuộc kiểm toán BCTC
c. Những cuộc kiểm toán tài chính với quy mô lớn
Bài tập Kiểm toán căn bản
14
d. Cả 3 câu trên sai
10. Để tìm ra gian lận, sai sót thì KTV phải kiểm tra lại quá trình kế toán, đó chính là:
a. Kiểm tra kế toán
b. Kiểm toán tuân thủ
c. Kiểm toán cơ bản
d. Cả 3 câu trên sai
11. Tác dụng của phương pháp kiểm toán cơ bản:
a. Cho phép KTV thu thập được bằng chứng về mức độ tin cậy của số liệu kế toán về cơ sở
dẫn liệu của từng bộ phận, khoản mục.
b. Cho phép KTV thu thập được bằng chứng để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
c. a và b là đáp án đúng
d. Cả a và b đều sai
12. Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát là phương pháp dựa trên cơ sở sử dụng cá tỷ lệ,
các mối quan hệ tài chính để:
a. Xác định những tính chất hay những sai lệch không bình thường trong báo cáo tài chính
b. So sánh số liệu giữa các kỳ
c. Cả a và b đều là đáp án đúng
d. Cả a và b đều là đáp án sai.
2. Trắc nghiệm tự luận đúng, sai
Trả lời đúng, sai và giải thích ngắn gọn các câu sau:
1. Vấn đề trung tâm của chọn mẫu kiểm toán là phải chọn được mẫu đại diện(mẫu tiêu
biểu)
2. Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu khách quan nhằm đảm bảo cho mọi
phần tử cấu thành tổng thể có khả năng như nhau trong việc hình thành mẫu chọn.
3. Trong phương pháp chọn mẫu hệ thống, ta chỉ cần biết quy mô mẫu cần chọn mà
không cần biết quy mô của tổng thể.
4. Cách chọn mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc,
khách quan được gọi chung là chọn mẫu phi xác suất.
5. Chọn mẫu theo khối là một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác suất
6. Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ mất rất nhiều thời gian vì phải cộng dồn lũy
kế số tiền các khoản mục trong tổng thể nên không được khuyến khích sử dụng rộng
rãi trong ứng dụng chọn mẫu kiểm toán
7. Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực là cơ sở để KTV thu hẹp phạm vi áp dụng
phương pháp kiểm toán cơ bản.
3. Tình huống thực hành
Bài 1: Kiểm toán muốn chọn mẫu 5 khoản phải thu từ tổng thể 10 khoản phải thu để kiểm
toán, lộ trình xuôi từ trên xuống. Điểm xuất phát dòng 5 cột 6, không chấp nhận mẫu trùng và
chọn số có khoản cách nhỏ hơn Đvt: Triệu đồng
STT Khách hàng Số tiền
1 Công ty xi măng Bỉm Sơn 22920
2 Công ty thiết kế Nguyễn Hoàng 8610
3 Công ty cao su Đà Nẵng 5570
4 Công ty TNHH Vân Tuyên 10200
5 Công ty TNHH MTV Tuấn Đà Thành 3150
6 XN SX phụ tùng xe đạp 18950
7 Công ty liên doanh AIA 6570
8 Công ty Bảo Việt 9830
9 Công ty bảo hiểm ViệtTin Bank 13000
10 Công ty thiết kế Duy Đạt 1000
Nếu chọn mẫu khoản cách cố định thì khoảng cách đó bằng bao nhiêu? khi chọn điểm
xuất phát ta cần lưu ý điều gì?
Bài 2: Dưới đây là danh sách chi tiết các khoản phải thu của khách hàng của công ty Hoa Sen
ngày 01/01/N
Bài tập Kiểm toán căn bản
15
TT Tên khách hàng Số tiền TT Tên khách hàng Số tiền
1 Khách sạng Pura ma 2.500 11 Cty Kiến trúc Nguyễn Hoàng 675
2 Cty công nghệ phẩm 660 12 Cty DV Tuấn Đà Thành 106.425
3 Cty dược phẩm 10.211 13 Cty Trường Thịnh 346
4 Cty sản xuất xi măng 86.000 14 Cty Thịnh Tiến 150.819
5 Cty cao su Đà Nẵng 8.753 15 Cty dịch vụ địa ốc T&T 6.315
6 Cty cổ phần Nhựa 100.500 16 Cty TM Tuấn Đạt 9.340
7 BQLDA đường bộ 110.800 17 Cty TM, DV Khai Tâm 105.750
8 Công ty hóa chất 30.250 18 Cty điện lực ba 1.000
9 Cty dịch vụ du lịch 980.000 19 Khách sạn Golden 4.250
10 Cty TNHH Vân Tuyên 750.000 20 Khách sạn Hoàng yến 719
Tổng cộng
Kiểm toán muốn gửi thư xác nhận cho 5 đơn vị để kiểm tra độ tin cậy của các khoản
nợ trong sổ sách của công ty Hoa Sen.
Yêu cầu: Những công ty nào sẽ được chọn ra nếu kiểm toán viên chọn mẫu theo đơn vị tiền
tệ và:
1. Sử dụng bảng số ngẫu nhiên với điểm xuất phát dòng 1, cột 1. Cột lẻ là cột chủ và
lấy thêm 2 chữ số đầu tiên cột bên phải cột chủ để có số có 7 chữ số, xuôi theo cột, từ trái
sang phải. Chọn số lớn hơn, chấp nhận mẫu trùng.
2. Sử dụng cách chọn mẫu hệ thống theo đơn vị tiền tệ . Điểm xuất phát là 12.256,
chọn số có khoảng cách nhỏ nhất, không chấp nhận mẫu trùng.
Bài 3: Sau đây là danh sách các đơn vị nợ theo sổ sách đối với công ty cổ phần Long An
TT Tên chủ nợ Số tiền TT Tên chủ nợ Số tiền
1 Cty TNHH Minh Toàn 8753 21 Khách sạn Sông Hàn 16429
2 Cty TNHH Vân Tuyên 4280 22 Khách sạn Xuân Hương 7529
3 Khách sạn sông hàng 16270 23 Cty Rạng Đông 2466
4 Cty TNHH Khai Tâm 5820 24 Cty tư vấn nhà đất 9120
5 Cty TNHH Xuân Hòa 13897 25 Cty Cán thép Việt Úc 1200
6 Cty TNHH Thịnh Tiến 8970 26 Nhà máy in quân đội 619
7 Cty công nghệ phẩm 14786 27 Cty vận tải Tuấn Đạt 2369
8 Cty dệt may 29-3 7296 28 Cty TNHH Quang Thọ 1442
9 Cty chiếu sáng đô thị 12640 29 Cty TNHH Việt Tiến 1915
10 Cty TNHH Tuấn 18693 30 Cty TNHH Tiến Thịnh 13472
11 Cty cấp thoát nước 5734 31 Cty thép Nhân Luật 3250
12 Cty TNHH Sao Mai 6420 32 Cty hàng không ĐN 4575
13 Nhà máy hóa chất 2500 33 Cty XNK Khải Hoàng 660
14 Nhà máy bia ĐN 1457 34 Cty giấy Bãi Bằng 2870
15 Cty TNHH Nguyễn Hoàng 953 35 Cty Lâm thủy sản 4250
16 Nhà máy cơ khí Vĩnh Hoàng 1451 36 Cty sữa ông thọ 2500
17 Cty hóa chất 3C 4324 37 Cty môi trường đô thị 2300
18 Cty gạch COSEVCO 748 38 Cty Nhuận Phát 11405
19 CtyTNHH Nam Hải 6833 39 Cty Khải Hân 8763
20 Cty dược phẩm TW5 2649 40 Cty xăng dầu Tân Bình 2457
Tổng cộng 234.975
Kiểm toán viên muốn gửi thư xác nhận cho 10 đơn vị để kiểm tra độ tin cậy của các
khoản nợ trong sổ kế toán đối với công ty Long An
Yêu cầu: Những đơn vị nào được chọn ra nếu KTV chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ
1. Sử dụng bảng số ngẫu nhiên với điểm xuất phát D3, cột 1. Cột lẻ là cột chính và lấy
thêm một chữ số giữa cột bên phải cột chính để có số có 6 chữ số. Chọn số có khoảng
cách lớn hơn, ngang theo hàng từ trái sang phải, chấp nhận mẫu trùng.
2. Sử dụng cách chọn mẫu hệ thống theo đơn vị tiền tệ. Điểm xuất phát 1796. Chọn số
lớn hơn.

Bài tập Kiểm toán căn bản


16
Bài 4: Sau đây là bảng liệt kê các khoản phải trả vào thời điểm 05/06/2012 của công ty A
TT Tên chủ nợ Số tiền TT Tên chủ nợ Số tiền
1 Cty TNHH Minh Toàn 2.500 31 Khách sạn Sông Hàn 4622
2 Cty TNHH Vân Tuyên 660 32 Khách sạn Xuân Hương 14622
3 Khách sạn sông hàng 1.211 33 Cty Rạng Đông 3698
4 Cty TNHH Khai Tâm 86 34 Cty tư vấn nhà đất 437
5 Cty TNHH Xuân Hòa 86 35 Cty Cán thép Việt Úc 9120
6 Cty TNHH Thịnh Tiến 1.500 36 Nhà máy in quân đội 320
7 Cty công nghệ phẩm 1.800 37 Cty vận tải Tuấn Đạt 3290
8 Cty dệt may 29-3 3.250 38 Cty TNHH Quang Thọ 11480
9 Cty chiếu sáng đô thị 980 39 Cty TNHH Việt Tiến 2870
10 Cty TNHH Tuấn 750 40 Cty TNHH Tiến Thịnh 2442
11 Cty cấp thoát nước 675 41 Cty thép Nhân Luật 510
12 Cty TNHH Sao Mai 6.425 42 Cty hàng không ĐN 1917
13 Nhà máy hóa chất 346 43 Cty XNK Khải Hoàng 9842
14 Nhà máy bia ĐN 15.819 44 Cty giấy Bãi Bằng 4500
15 Cty TNHH Nguyễn Hoàng 6135 45 Cty Lâm thủy sản 1200
16 Nhà máy cơ khí Vĩnh Hoàng 934 46 Cty sữa ông thọ 189
17 Cty hóa chất 3C 5750 447 Cty môi trường đô thị 819
18 Cty gạch COSEVCO 1000 48 Cty Nhuận Phát 346
19 CtyTNHH Nam Hải 4.250 49 Cty Khải Hân 50
20 Cty dược phẩm TW5 719 50 Cty xăng dầu Tân Bình 12816
21 Cty điện lực 3 1500 51 Cty cầu đường 1 619
22 Cty dịch vụ in 1412 52 Cty TNHH Linh Sương 123
23 Cty phân phối phân bón 2500 53 Khách sạn Hàm Rồng 6888
24 Cty Sam sung 1627 54 Khách sạn Golden 1429
25 Cty Daewoo 19 55 Đại lý xuất khẩu gạo 284
26 Cty than Việt Nam 2750 56 Cty bia Hudar 126
27 Cty đường Quãng ngãi 10483 57 Cty TM Phương Tùng 2369
28 Cty Xăng dầu Hòa Khánh 1850 58 Cty TM Phi Long 1915
29 Cty TOYOTA 420 59 Cty may mặc Bảo Hân 3250
30 Cty cơ giới biên hòa 2733 60 Cty thiết kế Khải 919
Tổng cộng 192.078
Yêu cầu:
1. Chọn mẫu gồm 15 đơn vị theo phương pháp ngẫu nhiên với đơn vị tiền tệ. Sử dụng
bảng số ngẫu nhiên, điểm xuất phát là dòng 2 cột 1, thêm một chữ số cuối của cột bên
phải cột chính để có số có 6 chữ số. Hướng từ trên xuống và trái sang phải . Không
chấp nhận mẫu lập lại, chọn số lớn hơn.
2. Chọn một mẫu gồm 15 đơn vị theo phương pháp hệ thống với đơn vị tiền tệ và điểm
xuất phát là 1.500, chọn số có khoảng cách lớn hơn.

CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN


A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Trình bày những nội dung cơ bản của tổ chức kiểm toán. Nêu rõ cơ sở lý luận của tổ chức
kiểm toán
2. Trình bày các loại kết luận kiểm toán và quan hệ của chúng với báo cáo kiểm toán
3. Vì những lý do gì mà một kiểm toán viên từ bên ngoài cần phải đạt được sự hiểu biết về hệ
thống kiểm soát nội bộ của khách hàng?
4. Hãy nêu những kiến thức cần thiết về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng
mà một KTV cần thu thập được?
5. Hãy chỉ ra một vài phương pháp cơ bản và các nguồn thông tin nhằm đạt được sự hiểu biết
về ngành nghề kinh doanh của khách hàng?
Bài tập Kiểm toán căn bản
17
6. Hãy phân biệt trách nhiệm của quản lý và trách nhiệm của các kiểm toán viên về các báo
cáo tài chính được kiểm toán?
B.TRẮC NGHIỆM VÀ THỰC HÀNH
1. Trắc nghiệm tự chọn
1. Tổ chức kiểm toán bao gồm
a. Tổ chức nhân sự cho cuộc kiểm toán mà thôi
b. Tổ chức các công việc kiểm toán nhưng không bao gồm việc tổ chức nhân sự
c. Tổ chức bộ máy kiểm toán và tổ chức công tác kiểm toán
d. Tất cả các câu trên đều đùng
2. Trình tự tổ chức công tác kiểm toán, bao gồm:
a. Bước chuẩn bị c. Bước kết thúc
b. Bước thực hành d. Theo dõi sau kiểm toán
e. cả a,b,c,d
3. Các cuộc kiểm toán mang tính bắt buộc, cưỡng chế và không thu phí kiểm toán là đặc trưng
của:
a. Kiểm toán nội bộ c. Kiểm toán nhà nước
b. Kiểm toán độc lập d. Bao gồm a và c
4. Chuẩn bị kiểm toán nhằm tạo cơ sở trí tuệ và vật chất cho công tác kiểm toán theo nghĩa:
a. Thu thập văn bản và xác định mục tiêu, phạm vi của cuộc kiểm toán tạo lập cơ sở cho thực
hành kiểm toán
b. Xác định kinh phí thực hiện
c. Chỉ định người phụ trách và xác định số lượng, cơ cấu KTV cần thiết cho cuộc kiểm toán
tạo lập cơ sở trí tuệ và chuẩn bị các thiết bị, phương tiện, điều kiện vật chất khác kèm theo tạo
lập cơ sở vật chất
d. Bao gồm tất cả các câu trên.
5. Để có kế hoạch và chương trình kiểm toán phù hợp cần phải:
a. Hiểu về tình hình kinh doanh và KSNB
b. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
c. Cả a và b là đáp án đúng
d. Cả a và b sai
6. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là:
a. Để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự
kiến
b. Chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục
kiểm toán cụ thể, và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành
c. Vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến
trình của cuộc kiểm toán.
d. Cả 3 câu trên sai.
MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Đề số 1 :
Câu 1 : Hãy lựa chọn câu hỏi đúng nhất cho các câu sau : ( 2đ )
1.Chuẩn mực chủ yếu được Kiểm toán viên sử dụng để đánh giá tính trung thực, hợp lý của
các thông tin trên báo cáo tài chính là :
a. Các văn bản do Bộ Tài chính ban hành.
b. Chuẩn mực kiểm toán & chuẩn mực kế toán.
c. Chuẩn mực kiểm toán & các chế độ kế toán ban hành.
d. Chuẩn mực kế toán, nghiệp vụ kế toán và các chế độ kế toán hiện hành.
2. Trong các DN Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức :
a. Phụ thuộc phòng Kế Toán.
b. Độc lập phòng Kế toán nhưng phụ thuộc phòng Kinh Doanh.
c. Độc lập với các phòng ban và các bộ phận khác trong đơn vị .
d. Trực thuộc Phòng giám đốc trong đơn vị.
3. Nếu hệ thống KSNB đơn vị được kiểm toán viên đánh giá là mạnh thì :
Bài tập Kiểm toán căn bản
18
a. Rủi ro kiểm soát = 0
b. RR kiểm soát được đánh giá là thấp
c. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao
d. Chưa xác định được.
4. Mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán có quan niệm sau :
a. Kiểm toán hoàn toàn phụ thuộc vào kế toán
b. Kiểm toán và kế toán đều phát sinh do sự tách rời với việc theo dõi tài sản với người
sở hữu nó.
c. Kiểm toán và kế toán cùng phát sinh và phát triển.
d. Kế toán điều tiết hành vi của kiểm toán
5. Kiểm tra của cơ quan kiểm toán Nhà nước đối với đơn vị có sử dụng kinh phí Nhà nước
nhằm kiểm tra tình hình thu chi Ngân sách Nhà nước có tuân thủ đúng chế độ quy định hay
không, thuộc loại kiểm toán :
a. Kiểm toán Ngân sách b. Kiểm toán báo cáo tài chính
c. Kiểm toán tuân thủ d. Kiểm toán hoạt động
6. Khi chữ viết mới ra đời, Kiểm toán viên độc lập thực hiện chức năng xác minh thể hiện
bằng
a. Một báo cáo kiểm toán b. Thư quản lý
d. Một biên bản kiểm toán d. Một chữ “chứng thực”
7. Chức năng cơ bản quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán là :
a. Xác minh b. Tư vấn
d. Bày tỏ ý kiến d. Không câu nào đúng
8. Phân loại kiểm toán theo quan hệ với tính pháp lý, kiểm toán được phân thành :
a. Kiểm toán toàn diện, kiểm toán chọn điểm
b. Nội kiểm , ngoại kiểm
c. Kiểm toán bắt buộc, kiểm toán tự nguyện
d. K’T thường kỳ, K’T định kỳ, K’T bất thường
9. Khách thể bắt buộc của Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay là :
a. Doanh nghiệp tư nhân
b. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
c. Các Ngân hàng thương mại
d. Cả a & b & c
e. Cả b & c
10. Kiểm tra việc chấp hành các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đối với các đơn vị sử
dụng vốn vay của Ngân hàng thuộc loại hình kiểm toán :
a. Kiểm toán tuân thủ b. Kiểm toán hợp đồng
c. Kiểm toán tài chính d. Kiểm toán Ngân hàng
Câu II : Hãy lựa chọn từ thích hợp điền vào ô trống trong đoạn văn sau : ( 2đ )
Các loại rủi ro có thể được đề cập đến trong hoạt động kiểm toán bao gồm : rủi ro tiềm
tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và (1)………..
Theo đó, .(2)…………..là khả năng kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét không xác đáng
về các thông tin đã được kiểm toán mà những thông tin này vẫn còn tiềm ẩn những sai phạm
trọng yếu..
(3)…………..là khả năng mà hệ thống KSNB của đơn vị kiểm toán .(4)…………..…,phát
hiện và.(5)……………….kịp thời các sai phạm trọng yếu. Mặc dù việc xây dựng và duy trì
..(6)……………….có hiệu lực là trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên
(7)……………vẫn xuất hiện và khó tránh khỏi vì những hạn chế vốn có của nó.
(8)……………..là khả năng tồn tại những sai phạm trọng yếu trong bản thân đối tượng được
kiểm toán khi chưa xét đến bất kỳ sự tác động nào của hoạt động kiểm toán kể cả
(9)……………
(10)…………….là khả năng các bước kiểm toán của kiểm toán viên không phát hiện được
các sai phạm trọng yếu trong hoạt động kiểm toán.
Câu III : Trả lời đúng/sai, giải thích ngắn gọn : ( 2đ )
1.Kiểm toán độc lập hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí hoạt động.
Bài tập Kiểm toán căn bản
19
...........................................................................................................
2. Kiểm toán viên Nhà nước bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.
...........................................................................................................
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy chế của Công ty ở các đơn vị trực thuộc là loại hình
kiểm toán Nhà nước.
...........................................................................................................
4. Kỹ thuật chọn mẫu thường được ứng dụng trong kiểm toán.
...........................................................................................................
5. Nếu cơ hội mỗi phần tử trong tổng thể được chọn vào mẫu là như nhau thì đó là chọn mẫu
xác suất.
...........................................................................................................
6. Rủi ro chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu là nguyên nhân tạo nên rủi ro tiềm tàng
trong kiểm toán.
...........................................................................................................
7.Chọn mẫu theo khối là một trong những kỹ thuật của phương pháp chọn mẫu phi xác
suất.
...........................................................................................................
8. Khi vận dụng ma trận rủi ro phát hiện chấp nhận được để đạt được mức rủi ro kiểm toán
mong muốn : Nếu rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức thấp, rủi ro kiểm soát ở mức trung
bình thì rủi ro phát hiện được xác định ở mức trung bình.
...........................................................................................................
9. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn tồn tại cho dù có hay không có hoạt động kiểm
toán
...........................................................................................................
10. Để hạn chế rủi ro do chọn mẫu, kiểm toán viên cần giảm kích cỡ mẫu.
...........................................................................................................
Câu IV :
1. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm
toán tuân thủ thông qua 3 tiêu chí cơ bản nhất. (1,5đ )
2. Nêu các loại kiểm toán phân theo mối quan hệ giữa chủ thể kiểm toán và khách thể kiểm
toán. ( 0,5đ )

Câu V : Một tổng thể gồm 10 phiếu thu với số tiền như sau :
a) Áp dụng Bảng số ngẫu nhiên điểm xuất phát dòng 3 cột 3, lộ trình xuôi theo cột.không
chấp nhận mẫu hoàn lại. Hãy chọn 3 phiếu thu ? Rút ra nhận xét về kết quả mẫu chọn.
STT Phiếu Thu Số Tiền
1 1.500 b) Nếu áp dụng chọn
2 1.000
mẫu có tính hệ thống
3 2.500
4 500 thì khoảng cách cố
5 3.275
6 1.567 định được xác định
7 2.478 bằng bao nhiêu ?
8 5.162
9 8.100
10 10.000

Đề số 2 :
Câu 1 : Hãy lựa chọn câu hỏi đúng nhất cho các câu sau :
1. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động tất yếu mỗi đơn vị, cơ sở đều kiểm tra mọi hoạt động
của mình trong tất cả các khâu. Công việc này được gọi là :
a. Ngoại kiểm b. Nội kiểm
c. Quản lý d. Thanh tra
2. Hai công ty kiểm toán Việt Nam đầu tiên là :
Bài tập Kiểm toán căn bản
20
a. VACO và AFC b. VACO và AASC
c. VACO và AAFC d. VACO và ASC
3. Kiểm toán báo cáo tài chính của một Công ty liên doanh để báo cáo cho các bên tham gia
liên doanh được thực hiện bởi :
a. Kiểm toán độc lập b. Kiểm toán nội bộ
c. Kiểm toán Nhà nước d. Kiểm toán tuân thủ
4. Kiểm toán báo cáo quyết toán chi Ngân sách của Bộ Giáo dục và đào tạo được thực hiện
bởi :
a. Kiểm toán độc lập b. Kiểm toán nội bộ
c. Kiểm toán Nhà nước d. Kiểm toán hoạt động
5. Lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán nội bộ
a. Dịch vụ tư vấn b. Kiểm toán hoạt động
c. Kiểm toán tuân thủ d. Kiểm toán báo cáo tài chính
6. Trong các ứng dụng chọn mẫu, rủi ro chọn mẫu xảy ra khi :
a. Xác suất mà kiểm toán viên phát hiện ra các lỗi kế toán trên các tài liệu khách hàng đã
được chọn mẫu .
b. Xác suất mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên mẫu có thể sai khác so với kết luận
của kiểm toán viên cũng dùng những thử nghiệm tương tự kiểm tra toàn bộ tổng thể.
c. Xác suất mà các lỗi kế toán sẽ xảy ra trong các nghiệp vụ và vào sổ kế toán.
d. Chưa có câu nào đúng
7. Kiểm toán Nhà nước và Công ty kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước được xem là:
a. Giống nhau b. Khác nhau
c. Tương tự d. Không có cơ sở để kết luận
8. Khi nói tới cụm từ “khách hàng kiểm toán” thì bạn phải hiểu ngay đó là thuật ngữ dành
riêng cho khách thể kiểm toán của :
a. Kiểm toán Nhà nước b. Kiểm toán độc lập
c. Kiểm toán nội bộ d. Kiểm toán thuế
9. Chọn mẫu theo khối là kỹ thuật chọn mẫu thuộc :
a. Chọn mẫu ngẫu nhiên b. Chọn mẫu phi xác suất
c. Chọn mẫu xác suất d. Một phương pháp khác
Câu II : Hãy lựa chọn từ thích hợp để điền vào ô trống sau :
(1)...................là loại hình kiểm toán xuất hiện đầu tiên trong lịch sử ra đời và phát triển của
kiểm toán. Theo đó, đối tượng trực tiếp và thường xuyên của loại hình kiểm toán này là
(2)...............Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán nhằm đánh giá
(3).....................,(4)...............trong hoạt động của một bộ phận hay một (5)...................,hay
một (6).....................,hay toàn bộ hoạt động của đơn vị. Đây là lĩnh vực kiểm toán cơ bản của
(7)......................Trong khi đó, kiểm toán tuân thủ là lĩnh vực kiểm toán cơ bản của
(8)…………..Mục tiêu của loại hình kiểm toán này là nhằm (9)....................mức độ chấp hành
luật pháp hay (10)................., quy định nào dó của đơn vị.
Câu III : Trả lời đúng / sai và giải thích ngắn gọn cho các câu sau :
1. Kiểm toán Nhà nước là Công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước
...........................................................................................................
2. Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức trong các doanh nghiệp được xem như là một
pháp nhân.
...........................................................................................................
3. Tại Việt Nam, kiểm toán độc lập xuất hiện trước kiểm toán Nhà nước.
...........................................................................................................
4. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại dù có hay không hoạt động kiểm toán.
...........................................................................................................
5. Chọn mẫu ngẫu nhiên có tên gọi khác là chọn mẫu phi xác suất.
...........................................................................................................
6. Chọn mẫu theo khối là một trong những kỹ thuật của chọn mẫu ngẫu nhiên.
...........................................................................................................

Bài tập Kiểm toán căn bản


21
7. Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu trong đó các phần tử của tổng thể là
không có cơ hội như nhau để được lựa chọn vào mẫu.
...........................................................................................................
8. Kiểm toán viên nội bộ không nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề.
...........................................................................................................
9. Nếu HTKSNB đựoc đánh giá là mạnh thì kết quả của kiểm toán nội bộ sẽ được những
người bên ngoài đơn vi tin tưởng sử dụng.
...........................................................................................................
10. Kiểm toán quy tắc là một loại hình kiểm toán phân theo mối quan hệ với pháp luật.
...........................................................................................................

Câu IV : Hãy chọn 3 khoản phải thu từ tổng thể gồm 10 khoản phải thu với số tiền như sau :
a) Áp dụng Bảng số ngẫu nhiên, điểm xuất phát dòng 1 cột 1. Lộ trình ngang theo dòng từ
trái sang phải và từ trên xuống, không chấp nhận mẫu hoàn lại và gần với SNN nhất . Rút ra
nhận xét về kết quả mẫu chọn
( ĐVT : 1.000đ )
STT Khoản phải thu Số Tiền
1 3.210
b) Nếu áp dụng chọn
2 2.890
3 1.120 mẫu có tính hệ thống
4 5.182
4 6.101 thì khoảng cách cố
6 2.276 định được xác định
7 5.210
8 4.350 bằng bao nhiêu ?
9 1.206
10 1.505

Câu 2: Trong quá trình kiểm toán BCTC năm 20NN kiểm toán viên phát hiện các
sai phạm sau:(2,5 điểm)
1. Ghi giảm giá vốn hàng bán 2.000.000 do áp dụng sai phương pháp tính giá hàng tồn
kho(GVHB:20.000.000).

2. Nguyên vật liệu thừa trị giá 10.000.000 chưa xác định rõ nguyên nhân, kế toán lại ghi tăng
thu nhập khác.

3. Kế toán bỏ sót bút toán khấu trừ thuế GTGT tháng 9/20NN 12.000.000.

4.Kế toán hạch toán 2 lần bút toán giảm giá hàng bán với giá chưa VAT 10.000.000(t=10%)
trừ vào số tiền khách hàng chưa thanh toán.

5. Kế toán bỏ sót khoản thanh toán nợ cho người bán bằng tiền mặt 10.000.000.
Vi phạm CSDL: Tính đầy đủ

Yêu cầu: Anh/Chị hãy thực hiện các bút toán của kế toán, bút toán theo chế độ
và cho biết trong mỗi trường hợp thì vi phạm cơ sở dẫn liệu nào.

Bài tập Kiểm toán căn bản


22

Câu 2: Trong quá trình kiểm toán BCTC năm 20NN của Công ty ABC quản lý
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính và nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, kiểm toán viên phát hiện các giao dịch và sự kiện
sau có sai phạm:(:(2,0 điểm)
1. Mua nguyên vật liệu đến cuối kỳ vẫn chưa về nhập kho với giá mua bao gồm
VAT(t=10%) 11.000.000đ chưa thanh toán tiền cho người bán, kế toán hạch toán
nhầm đã nhập kho toàn bộ NVL trên.

2. Hạch toán trùng 2 lần bút toán chi phí trả trước dài hạn tiền thuê nhà với giá chưa
VAT 100.000.000đ.(t=10%) qua chuyển khoản.

3. Kế toán bỏ sót nghiệp vụ chi phí tiếp khách để phục vụ điều hành công ty thanh toán bằng
tiền mặt với giá chưa VAT(t=10%) 10.00.000đ.

4. Vào ngày 25/12/20NN, Công ty bán trực tiếp một lô hàng với giá xuất kho 20.000.000đ ,
giá bán chưa VAT(t=10%) 30.000.000, đã thu qua chuyển khoản, nhưng kế toán công ty hạch
toán nghiệp vụ này vào ngày 25/01/20NN+1.
Yêu cầu: Anh/Chị hãy thực hiện các bút toán của kế toán, bút toán theo chế độ và
cho biết trong mỗi trường hợp thì vi phạm cơ sở dẫn liệu nào.

Giảng viên biên soạn

Ngô Thị Kiều Trang

Bài tập Kiểm toán căn bản


23

Bài tập Kiểm toán căn bản

You might also like