You are on page 1of 5

Câu 1: Quy trình xử lý phát hiện của kiểm toán nội bộ thuộc giai đoạn nào của quý

trình
kiểm toán nội bộ hoạt động:
a. Thực hiện kiểm toán
b. Lập kế hoạch kiểm toán
c. Báo cáo kiểm toán
d. Theo dõi sau kiện toán

Câu 2: Khi kiểm toán hoạt động sản xuất, kiểm toán viên đề nghị thay đổi quy trình, bố
trí lao động trong quá trình sản xuất, quá trình này nhằm đạt được:
a. Tính liên kết trong việc sắp xếp phân công lao động
b. Tính đồng bộ
c. Tính hiệu quả trong phân công lao động
d. Tính kinh tế trong phân công lao động

Câu 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về:
a. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp
b. Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và
vận hành các chính sách thủ tục và kiểm soát nội bộ
c. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
d. Tính hiệu quả và hiệu năng của công tác kiểm soát nội bộ

Câu 4: Để kiểm soát tốt hoạt động thu quỹ trong trường hợp bán hàng thu tiền ngay của
khách hàng, vấn đề cơ bản là:
a. Tách rời 2 chức năng bán hàng và thu tiền
b. Tách rời 2 chức năng kế toán và thủ quỹ
c. Yêu cầu khách hàng nộp tiền trước khi lấy hàng
d. Khuyến khích khách hàng “ lầy ” hóa đơn

Câu 5: Việc kiểm kê tài sản cố định của đơn vị cung cấp bằng chứng về:
a. Sự chính xác của giá trị tài sản cố định hiện có
b. Các tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của đơn vị
c. Sự hiện hữu và quyền sở hữu thực tế của tài sản cố định
d. Sự hiện hữu trên thực tế của tài sản cố định
Câu 6: Mục đích chính của kiểm toán hoạt động là:
a. Cung cấp kết quả kiểm toán nội bộ về kế toán cho các nhà quản lý
b. Đảm bảo các thủ tục kiểm soát nội bộ được thực hiện đúng đắn
c. Đánh giá một hoạt động xem có hữu hiệu và hiệu quả hay không
d. Trợ giúp cho việc kiểm toán của kiểm toán viên độc lập

Câu 7: Các giai đoạn để thực hiện một cuộc kiểm toán hoạt động như thế nào:
a. Lập KHKT > Thực hiện KT > Lập BCKT > Theo dõi, kiểm tra thực hiện kiến nghị
b. Thực hiện KT > Lập BCKT > Lập KHKT > Theo dõi, kiểm tra thực hiện kiến nghị
c. Theo dõi, kiểm tra thực hiện kiến nghị > Lập KHKT > Lập BCKT > Thực hiện KT
d. Lập KHKT > Thực hiện KT > Theo dõi, kiểm tra thực hiện kiến nghị > Lập BCKT

Câu 8: Mục tiêu cơ bản của gian đoạn lập kế hoạch của Kiểm toán hoạt động:
a. Lập báo cáo hoạt động của công ty.
b. Thu nhập thông tin liên quan về phạm vi kiểm toán.
c. Nhận dạng những lĩnh vực có khả năng yếu kém.
d. Thu thập thông tin và nhận diện lĩnh vực yếu kém

Câu 9: Kiểm toán viên khi kiểm toán hoạt động đã đặt ra câu hỏi: “Việc phân công các
bước công việc có trùng lấp không?” Câu hỏi này muốn nói đến tính nào của kiểm toán
hoạt động:
a. Tính kinh tế
b. Tính hiệu quả
c. Tính hữu hiệu
d. Tính hiện hữu

Câu 10: Khái niệm: “Liên quan đến kết quả hoạt động: tổ chức có đạt được kết quả
hoặc lợi ích phù hợp với mục tiêu đề ra, hay các tiêu chuẩn được thiết lập hay không?”
muốn nói đến tính nào của kiểm toán hoạt động:
a. Tính kinh tế
b. Tính hữu hiệu
c. Tính hiệu quả
d. Tính hiện hữu
Câu 11: Khi so sánh giữa kiếm toán hoạt động và kiểm toán BCTC về chỉ tiêu “Sự thành
công”, ở kiểm toán BCTC là “ý kiến chấp nhận toàn phần” của kiểm toán hoạt động là:
a. Phát hiện được các sai phạm của đối tượng được kiểm toán
b. Thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán
c. Sự chấp nhận của nhà quản lý đối với các kiến nghị của kiểm toán viên
d. Việc thu hồi được các tài sản bị biển thủ

Câu 12: Trong giai đoạn lập kế hoạch của kiểm toán hoạt động phòng mua hàng, một
trong những thông tin kiểm toán viên cần thu thập đó là các thông tin cơ bản của phòng
này, kiểm toán viên phát hiện rủi ro là có những công việc của phòng mua hàng không
ai thực hiện, phát hiện này là nhờ kiểm toán viên xem xét:
a. Trưởng phòng mua hàng trực thuộc cấp nào
b. Cấp nào thực hiện việc phê duyệt các chính sách mua hàng
c. Có sơ đồ tổ chức của Phòng mua hàng không
d. Nhiệm vu quyền hạn của mỗi nhân viên

Câu 13: Phát biểu sau đây: “Đào tạo nâng cao trình độ người lao động: là muốn nói đến
nội dung nào trong quy trình xử lý phát hiện của kiểm toán hoạt động:
a. Kiến nghị
b. Thực trạng
c. Tiêu chuẩn
d. Kết quả

Câu 14: Tính hiện thực trong nội dung của quy trình xử lý phát hiện trong kiểm toán
hoạt động được xem xét dưới góc độ nào sau đây:
a. Thỏa mãn yêu cầu của Lãnh đạo công ty
b. Phù hợp với nguồn lực của công ty
c. Thỏa mãn yêu cầu người quản lý của đối tượng được kiểm toán
d. Phù hợp với bằng chứng được thu thập của kiểm toán viên
Câu 15: Trong quy trình xử lý phát hiện của kiểm toán hoạt động, nội dung “tiêu
chuẩn” KHÔNG được biểu hiện ở dạng nào sau đây:
a. Các ý kiến của chuyên gia
b. Các mục tiêu được đặt ra
c. Các kiến nghị của kiểm toán viên.
d. Các thông báo, các quyết định

Câu 16: Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là ý nghĩa giai đoạn theo dõi sau kiểm
toán của kiếm toán hoạt động là:
a. Các vấn đề hay rủi ro phát hiện có được sửa chữa thích hợp không
b. Người quản lý có thực hiện các đề xuấy của kiểm toán viên hay không
c. Xác định liệu có tồn tại các rủi ro trong kỳ kiểm toán hay không.
d. Các kiến nghị được đề xuất có được xem xét thực hiện hay không

Câu 17: Sau khi kết thúc kiểm toán hoạt động, báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên
nội bộ cần phải thể hiện nội dung nào sau đây:
a. Những phát hiện trong giai đoạn theo dõi sau kiểm toán
b. Thông tin kịp thời và hữu ích về các yếu kém quan trọng và những vấn đề được
phát hiện.
c. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị trong báo cáo kiểm toán
d. Thuyết phục người quản lý có những hành động thích hợp

Câu 18: Trong quy trình xử lý phát hiện của kiểm toán hoạt động, nội dung “thực
trạng” được hiểu là:
a. Điều mà kiểm toán viên yêu cầu phải khắc phục.
b. Điều mà kiểm toán viên phát hiện và cần được khắc phục
c. Điều mà người lãnh đạo doanh nghiệp yêu cầu cần phải kiểm toán
d. Điều mà đối tượng được kiểm toán không thực hiện
Câu 19: Tính hiện thực trong nội dung kiến nghị của quy trình xử lý phát hiện trong
kiểm toán hoạt động được xem xét dưới góc độ nào sau đây:
a. Dựa vào chi phí cuộc kiểm toán
b. Dựa vào quyết định của Giám đốc công ty
c. Dựa vài đề xuất của người quản lý đối tượng được kiểm toán
d. Dựa trên mối quan hệ lợi ích và chi phí.

Câu 20: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán hoạt động, kiểm toán viên cần thu
thập những thông tin cơ bản liên quan đến đối tượng kiểm toán, thông tin nào sau đây
được hiểu là thông tin cơ bản:
a. Quy định luật pháp có liên quan đến bộ phận được kiểm toán
b. Quá trình hình thành của bộ phận được kiểm toán.
c. Quy định của công ty đối với bộ phận được kiểm toán
d. Kiểm soát nội bộ có liên quan đến bộ phận được kiểm toán

You might also like