You are on page 1of 34

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... 3


LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC
LẬP ............................................................................................................................. 6
1.1. Khái niệm kiểm toán ..................................................................................... 6
1.2. Kiểm toán độc lập và đặc trưng của loại hình kiểm toán độc lập ............. 6
1.2.1. Sự ra đời của kiểm toán độc lập ở Việt Nam ........................................... 6
1.2.2. Khái niệm về kiểm toán độc lập ............................................................... 7
1.2.3. Những đặc trưng của kiểm toán độc lập ................................................... 8
1.3. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ................................................ 9
1.3.1. Văn phòng kiểm toán tư ........................................................................... 9
1.3.2. Công ty kiểm toán .................................................................................. 10
1.4. Mô hình các hãng kiểm toán quốc tế ......................................................... 10
1.4.1. Tìm hiểu mô hình các hãng kiểm toán ................................................... 10
1.4.1.1. Mô hình Công ty mạng lưới (Network firrms) .............................. 12
1.4.1.2. Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín (Associations) ..................... 12
1.4.1.3. Mô hình Liên kết (Alliances, Organisations) ................................ 13
1.4.2. Cấp độ thành viên của hãng kiểm toán quốc tế ...................................... 14
1.4.2.1. Hãng thành viên (Member firm).................................................... 14
1.4.2.2. Hãng liên kết (Associate firm) ....................................................... 14
1.4.2.3. Hãng đại diện liên lạc (Correspondent firm) ................................ 15
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ....................................... 17
2.1. Những quy định Pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập
ở Việt Nam ........................................................................................................... 17
2.1.1. Quy định về doanh nghiệp kiểm toán ..................................................... 17
2.1.2. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán ............. 18
2.1.3. Tiêu chuẩn, điều kiện tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho
các đơn vị đã được niêm yết trên sàn chứng khoán ......................................... 21

1
2.2. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trong nền kinh tế
thị trường Việt Nam ........................................................................................... 22
2.2.1. Về công tác tổ chức nhân sự................................................................... 22
2.2.2. Về tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng trong công ty kiểm toán ...... 23
2.2.3. Tổ chức theo xu thế hội nhập thế giới .................................................... 24
2.2.4. Một số vấn đề còn tồn tại ....................................................................... 27
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM .............................. 30
3.1. Nhận xét về tình hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại Việt Nam . 30
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập tại
Việt Nam .............................................................................................................. 31
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 34

2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Ý nghĩa


1 TNHH Trách nghiệm hữu hạn
2 KTĐL Kiểm toán độc lập
3 KTV Kiểm toán viên

3
LỜI MỞ ĐẦU

Kiểm toán là thuật ngữ nghề nghiệp và là hoạt động nghiệp vụ đã xuất hiện từ
lâu ở nhiều nước trên thế giới và được chấp nhận ở Việt Nam từ những năm đầu đổi
mới (1990). Khi lĩnh vực kế toán ngày càng hoàn thiện về phương pháp và phát triển
tới mức vượt qua tầm kiểm soát của các nhà quản lý, quản trị thì các nhà kinh tế rơi
vào tình trạng suy thoái tài chính. Trong tình hình đó đòi hỏi nhu cầu về kiểm tra, rà
soát kế toán là cực kỳ cấp thiết. Đó chính là nguyên nhân kiểm toán được ra đời, với
chức năng xác minh tính tuân thủ, trung thực, hợp lý của thông tin kế toán và đưa ra
những ý kiến để cung cấp cho hoạt động quản lý của các nhà quản trị nói riêng và các
đối tượng quan tâm sử dụng kết quả kiểm toán nói chung
Kể từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị truờng có sự quản lý của Nhà nước theo định huớng xã hội chủ nghĩa, thì
nhu cầu về kiểm toán đã trở nên tất yếu. Cứ mỗi buớc tiến lên của nền kinh tế thì
chúng ta lại gặp những vấn đề mới mẻ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý tài
chính đối với các doanh nghiệp, các tổ chức. Vì vậy công tác kiểm toán thị trường là
rất cần thiết, hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt
động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp
Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay kiểm toán độc lập Việt Nam
đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và trở thành bộ
phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính,
đóng vai trò tích cực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động kiểm toán độc lập
đã trở thành nhu cầu cần thiết để công khai, minh bạch thông tin tài chính, phục vụ
lợi ích của doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các
chủ nợ cũng như lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Kiểm toán làm tăng mức độ tin
cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa
vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có
được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn
tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ
sở cho các quyết định kinh tế của mình. Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về
báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông qua quá trình kiểm soát, còn có thể đưa

4
ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu
quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói
chung. Kết hợp giữa phân tích thực trạng hoạt động hiện nay của bộ máy tổ chức
kiểm toán độc lập, không chỉ dừng lại ở nước ta mà còn ở các quốc gia lớn trên thế
giới, em quyết định lấy đó làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu về
tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập”
Đối tượng trọng tâm của đề tài là mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập
và những tác động của nó tới chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty
kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm cả nghiên cứu những nguyên lý chung,
lý thuyết và cả thực tế về tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập và những tác động của
nó tới chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập; đồng
thời tham khảo mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán của các hãng kiểm toán trên thế
giới.
Nội dung chính của bài nghiên cứu đề án với kết cấu 3 phần gồm:
Phần 1: Lời mở đầu: Giới thiệu và lý do chọn đề tài
Phần 2: Nội dung các phần nghiên cứu bao gồm: Lý luận chung về tổ chức
bộ máy kiểm toán độc lập; Thực trạng của tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trong
nền kinh tế thị trường Việt Nam; Nhận xét và một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao
chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Phần 3: Kết luận của nghiên cứu đề án
Do thời gian, năng lực, khả năng tiếp cận nguồn kiến thức của bản thân có hạn,
nên không thể tránh khỏi các các lỗi sai và thiếu sót, mong thầy cô góp ý thêm để em
có thể hoàn thiện đề án một cách trọn vẹn nhất ạ.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Ths. Phan Thị Thanh Loan - người
đã dành thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành đề án
Em xin trân trọng cảm ơn!

5
1 PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

1.1. Khái niệm kiểm toán


Kiểm toán là một lĩnh vực mặc dù đã xuất hiện và du nhập vào Việt Nam từ
cuối thế kỷ XX có nhiều cách hiểu đối với thuật ngữ “kiểm toán”. Theo giai đoạn tồn
tại, phân chia thành 3 quan điểm được ủng hộ, chấp nhận, hiện hữu tới hiện tại. Một
trong số các quan điểm đó đã cho rằng: “ Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về
thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của
kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ
nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.” Kiểm toán
không chỉ dừng ở mỗi kiểm tra bảng khai tài chính mà còn rộng khắp các lĩnh vực
khác nhau đó là kiểm toán thông tin, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hiệu quả, hiệu
năng hoạt động.
Ngoài ra, bên cạnh các quan điểm trên, theo tác giả Alvin A.Rens và James
K.Loebbecker (2014) định nghĩa: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và
có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng
được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp
giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”. Đây là quan điểm được
rất nhiều các nhà nghiên cứu lấy làm cơ sở lý luận vào bài nghiên cứu của mình.
1.2. Kiểm toán độc lập và đặc trưng của loại hình kiểm toán độc lập
1.2.1. Sự ra đời của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Nếu không đứng trên góc độ tổ chức thống nhất thì hoạt động kiểm toán độc
lập đã được hình thành và phát triển ở nước ta trước ngày giải phóng miền Nam: các
văn phòng kế toán với các giám định viên kế toán và cả văn phòng kiểm toán quốc tế
như SGV, Arthur Andersen,... đã thực sự là những trung tâm thực hành kế toán cho
các doanh nghiệp (nhỏ) ở một vài thành phố, các tỉnh phía Nam lúc đó. Sau chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, chủ trương đa dạng hóa các loại hình sở hữu và đa phương hóa
đầu tư đã đặt ra những câu hỏi cấp thiết về dịch vụ kiểm toán. Để đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của nền kinh tế, ngày 13/5/1991 Bộ Tài chính thành lập hai công ty
kiểm toán đầu tiên là Công ty kiểm toán Việt nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Kế

6
toán (viết tắt là ASC), sau đổi thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán (viết tắt là AASC). Sự ra đời của hai công ty nói trên đã tạo tiền đề cho sự
ra đời của các công ty tiếp theo bởi sự hoạt động tích cực và có hiệu quả cũng như
yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới.
Hình thức tổ chức của các công ty kiểm toán ở Việt Nam bị chi phối bởi hình
thức sở hữu công ty.
Đối với các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phụ thuộc
vào cơ chế quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước, trong đó Giám
đốc, người đứng đầu công ty do cơ quan thành lập bổ nhiệm (Bộ tài chính, UBND
Thành phố). Cách thức tổ chức tại các công ty này theo chức danh và theo cơ cấu
hành chính. Trách nhiệm công việc và tổ chức hoạt động theo chức danh quản lý.
Đối với các công ty 100% vốn nước ngoài, các công ty này đều thuộc các công
ty kiểm toán quốc tế, do vậy về cơ cấu tổ chức giống như các công ty quốc tế. Tuy
nhiên vì công ty được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thuộc hình
thức công ty TNHH nên về tổ chức hành chính, ở các công ty này vẫn có chức danh
giám đốc và là đại diện pháp lý của công ty về các vấn đề hành chính trước các cơ
quan chức năng cũng như trong các hoạt động kinh tế.
Đối với các công ty TNHH trong nước, các công ty này đến nay qui mô vẫn
còn hạn chế và chưa hình thành hình thức tổ chức rõ nét. Do hình thức sở hữu tư
nhân, nên giám đốc công ty là chủ sở hữu, người theo pháp luật phải có chứng chỉ
kiểm toán viên sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi hoạt động của công
ty.
Qui mô của các công ty kiểm toán ở Việt nam có sự khác biệt khá rõ nét. Nhìn
chung các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn hơn, có nhiều
chi nhánh và văn phòng ở các thành phố lớn trong cả nước. Trong khi đó các công ty
TNHH có qui mô hạn chế nhất, chỉ có một văn phòng chính nơi thành lập. Các công
ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài đều có văn phòng ở Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh.
1.2.2. Khái niệm về kiểm toán độc lập
Theo GS.TS. Nguyễn Quang Quynh và PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
(2017) cho rằng: “Kiểm toán độc lập là hoạt động đặc trưng của kinh tế thị trường.

7
Đây là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách
hàng.”
Theo Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, Quốc hội ban hành vào ngày
29/03/2011 giải thích từ ngữ như sau: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành
nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt
Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm
toán khác theo hợp đồng kiểm toán.”
Theo nghị định 105/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/3/2004 về
Kiểm toán độc lập, giải thích từ ngữ như sau: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và
xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý
của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức
(gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này.” Từ đó ta có
thể hiểu ngắn gọn khái niệm: “ Kiểm toán độc lập là các tổ chức kinh doanh dịch vụ
kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng.”
1.2.3. Những đặc trưng của kiểm toán độc lập
Thứ nhất, về chủ thể kiểm toán, nói chung IFAC và pháp luật của các nước
thành viên đều quy định các yêu cầu cơ bản đối với kiểm toán viên là: có kỹ năng và
khả năng nghề nghiệp, chính trực, khách quan, độc lập và tôn trọng bí mật
Thứ hai, về mô hình tổ chức KTĐL. Có hai mô hình chính trong KTĐL, đó là
công ty kiểm toán và văn phòng kiểm toán. Công ty kiểm toán là doanh nghiệp thành
lập và hoạt động dựa trên các được quy định nhà nước, gồm nhiều kiểm toán viên
độc lập làm việc. Đối với văn phòng kiểm toán tư nhân gồm 1 hay một vài KTV độc
lập thành lập và làm việc, tuân thủ các điều kiện hoạt động theo nhà nước quy định.
Thứ ba, về khách thể kiểm toán. Đó là các cá nhân, đơn vị, tổ chức có nhu cầu
về dịch vụ kiểm toán. Mối quan hệ pháp lý giữa KTĐL với khách thể kiểm toán là
quan hệ tự nguyện. Chi phí kiểm toán được dựa trên thỏa thuận, ký kết hợp đồng giữa
2 bên tham gia hoạt động kiểm toán này.
Thứ tư, về lĩnh vực kiểm toán, KTĐL hoạt động chủ yếu trên khía cạnh kiểm
toán tài chính, dịch vụ tư vấn các hoạt động về tài chính như: tư vấn thuế, kế toán,
bảo hiểm,...

8
Thứ năm, về giá trị pháp lý của cuộc kiểm toán. Kết quả của cuộc KTĐL có
giá trị pháp lý cao vì là cơ quan độc lập về kinh tế và xã hội với khách thể kiểm toán,
hơn nữa có rất nhiều đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán này. Về cơ sở pháp lý mà
KTĐL dựa vào đó là hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán do Bộ tài chính ban
hành, áp dụng Luật Kiểm toán độc lập do Quốc hội lập
1.3. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập
Mô hình kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp
kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Là tổ chức kinh
doanh, một đơn vị kiểm toán độc lập phải thực hiện các nghĩa vụ và có quyền lợi như
các tổ chức kinh doanh khác. Hơn nữa, kinh doanh dịch vụ kiểm toán là kinh doanh
một nghề chuyên sâu nên phải có kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề. Do đó chỉ
có những người có chững chỉ kiểm toán viên và đủ điều kiện hành nghề khác nhau
mới được phép tổ chức các đơn vị kinh doanh dịch vụ này. Thông thường với dịch
vụ kiểm toán, bộ máy này có thể thực hiện các dịch vụ khác có liên quan như kế
toán, thuế, tư vấn, tài chính, tin học… Để thực hiện các loại dịch vụ này, các tổ chức
kiểm toán độc lập có quan hệ với khách hàng tự nguyện hoặc bắt buộc theo quy định
của pháp luật.
Bộ máy kiểm toán độc lập có hai mô hình cơ bản là văn phòng kiểm toán tư
và công ty kiểm toán
1.3.1. Văn phòng kiểm toán tư
Văn phòng kiểm toán tư được hình thành bởi một hoặc vài kiểm toán viên độc
lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác liên quan. Đồng thời, người
lập văn phòng phải có bằng (chứng chỉ) kiểm toán viên độc lập và có đủ điều kiện
hành nghề khác. Các văn phòng tư (kể cả các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ) được
tổ chức theo phương thức trực tuyến và loại hình tập trung. Ưu điểm của loại hình
này là phát huy tính năng động cao của bộ máy kiểm toán, rất thích ứng với nhu cầu
kiểm toán và tư vấn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như nhu cầu đại lý thuế
(thu nhập) cho nhà nước.
Tuy nhiên, ở mô hình này, các văn phòng chỉ thực hiện giới hạn các dịch vụ
và sức cạnh tranh của mỗi tổ chức kiểm toán cũng hạn chế. Bên cạnh đó, sự hợp tác,
tự bồi dưỡng kinh nghiệm nghiệp vụ giữa các kiểm toán viên cũng hạn chế. Do đó,

9
khi thành lập văn phòng, kiểm toán viên độc lập phải có năng lực khá toàn diện và có
trình độ chuyên môn vững. Đến khi số lượng các văn phòng và công ty nhỏ nhiều đòi
hỏi phải tăng cường hoạt động của Hiệp hội kiểm toán viên độc lập.
1.3.2. Công ty kiểm toán
Công ty kiểm toán (quy mô lớn) là bộ máy tổ chức kiểm toán độc lập với số
lượng lớn các kiểm toán viên độc lập (hàng chục ngàn kiểm toán viên trong một công
ty). Đây là những công ty quốc gia hoặc quốc tế.
Các công ty kiểm toán này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa bàn rộng lớn
(có thể hang trăm dịch vụ cụ thể). Do đó chúng được tổ chức theo loại hình phân tán
và điều hành theo phương thức chức năng hoặc kết hợp. Cụ thể mỗi công ty thường
có nhiều văn phòng bố trí ở nhiều vùng trong nước (công ty quốc gia) hoặc nhiều văn
phòng ở nhiều nước khác nhau (công ty quốc tế). Trong các công ty này, từng văn
phòng cụ thể hoặc văn phòng khu vực có thể có quyền tự chủ như một công ty con
và có thể được hạch toán độc lập. Mỗi văn phòng riêng hoặc văn phòng khu vực cũng
kinh doanh nhiều loại dịch vụ và có thể được tổ chức thành các bộ phận chức năng
riêng biệt.
Do quy mô lớn phân tán và cơ cấu tổ chức phức tạp nên các công ty lớn đòi
hỏi trình độ tổ chức phối hợp cao của các nhà quản lý, đòi hỏi khả năng chuyên môn
cao và toàn diện của kiểm toán viên và lãnh đạo công ty, đòi hỏi đầu tư lớn cả về
chuyên gia, kinh nghiệm và tiền vốn… Tuy nhiên cũng do vậy mà mỗi công ty khi
đã hình thành và tồn tại, luôn luôn có tiềm năng lớn, đang hoàn tất nhiều loại dịch vụ
có quy mô lớn trong khoảng thời gian ngắn và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.
1.4. Mô hình các hãng kiểm toán quốc tế
1.4.1. Tìm hiểu mô hình các hãng kiểm toán
Nổi lên trong thị trường kiểm toán thế giới hiện nay là bốn công ty lớn nhất
với tên gọi Big Four. Đó lần lượt là các công ty PricewaterhouseCoopers, Ernst
&Young, KPMG, Deloitte Touche Tohmatsu. Đây là bốn công ty quốc tế lớn nhất
trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kế toán kiểm toán và các dịch vụ chuyên nghiệp,
nắm giữ thị phần chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho các công
ty đại chúng cũng như rất nhiều các công ty tư nhân.

10
Trên thực tế, từ trước năm 1989, nhóm các công ty kiểm toán lớn trên thế giới
được biết đến tên gọi Big Eight- nhóm 8 hãng kiểm toán lớn. Đó là các công ty Arthur
Andersen, Arthur Young & Company, Coopers & Lybrand, Ernst & Whinney,
Deloitte Haskins & Sells, Peat Marwick Mitchell, Price Waterhouse and Touche
Ross. Hầu hết trong số 8 hãng kiểm toán này xuất phát từ việc sáp nhập các công ty
nhỏ hơn của các nước Mỹ và Anh. Năm 1989, Ernst & Whinney sáp nhập với Arthur
Young hình thành hãng kiểm toán Ernst & Young, và Deloitte, Haskins & Sells sáp
nhập với Touche Ross hình thành hãng kiểm toán Deloitte & Touche. Sáu hãng này
chia nhau thị trường kiểm toán trên thế giới, chỉ để lại một phần tương đối nhỏ cho
các công ty khác.
Đến năm 1998, Price Waterhouse sáp nhập với Coopers & Lybrand để hình
thành nên hãng PricewaterhouseCoopers. Đến năm 2002, sau sự kiện Enron, với sự
sụp đổ của Arthur Andersen, một trong năm hãng kiểm toán lớn nhất thế giới vào
thời điểm đó (Big5), mô hình “một - hãng” (One-firm concept) đã cho thấy hạn chế
lớn trong cơ cấu quản trị. Khái niệm mô “một – hãng” là nguyên tắc hoạt động theo
đó các văn phòng khác nhau của một hãng toàn cầu theo đuổi các giá trị, các chuẩn
mực, các quy chế hoạt động như nhau, thống nhất không phân biệt quốc gia hay lãnh
thổ. Dưới mô hình này, Arthur Andersen là một thể thống nhất, hoạt động của Arthur
Andersen tại Mỹ cũng có ảnh hưởng lớn đến Arthur Andersen tại các quốc gia khác,
trong đó có Việt Nam. Kết quả là sự kiện Enron đã khiến cho Arthur Andersen tại
Mỹ sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ toàn cầu của một hãng kiểm toán với hơn 80.000 nhân
viên chuyên nghiệp. Từ thời điểm đó, Big5 đã trở thành Big4 như hiện nay.
Rút kinh nghiệm từ bài học của Arthur Andersen, các hãng kiểm toán quốc tế
hoạt động toàn cầu, trong đó bao gồm cả Big4, đã chuyển đổi mô hình hoạt động của
mình. Khi soát xét báo cáo hoạt động của các hãng kiểm toán quốc tế do Tạp chí Kế
toán Quốc tế (International Accounting Bulletin) phát hành, tác giả bài viết nhận thấy
có ba mô hình chính mà các công ty kiểm toán đang áp dụng, thay thế cho mô hình
“một – hãng” truyền thống, chứa đựng nhiều rủi ro.
Ba mô hình đó là mô hình Công ty mạng lưới (Networks firms), mô hình Mô
hình Hiệp hội các công ty uy tín (Associations), mô hình Liên kết (Alliances,
Organisations).

11
1.4.1.1. Mô hình Công ty mạng lưới (Network firrms)
a. Định nghĩa
Theo định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 220, công ty mạng lưới
là một tổ chức lớn hướng tới việc chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí, hoặc cùng được sở
hữu, kiểm soát hoặc quản lý chung, có chung các chính sách và thủ tục kiểm soát chất
lượng, chiến lược kinh doanh, sử dụng chung thương hiệu, hoặc cùng chung một phần
đáng kể nguồn lực chuyên môn.
Các hãng điển hình như Big4, bao gồm PWC, Deloitte, E&Y và KPMG, là ví
dụ điển hình cho mô hình công ty mạng lưới. Ngoài ra một số hãng kiểm toán đã có
thành viên tại Việt Nam như Grant Thornton, BDO, RSM, Crowe Horwath,… cũng
hoạt động dưới mô hình công ty mạng lưới.
b. Đặc điểm của mô hình mạng lưới
Tên của các hãng thành viên thường gắn với thương hiệu của hãng quốc tế. Ví
dụ như Deloitte Việt Nam, E&Y Việt Nam, NexiaACPA, UHY Việt Nam hay
Horwath DTL.
Các hãng thành viên trong cùng mạng lưới đều được sử dụng logo và hình ảnh
của hãng trong các hoạt động marketing của mình.
Hãng thành viên cũng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hãng quốc tế mà mình
là một thành viên trong mạng lưới.
Do tính gắn kết chặt chẽ của nó, mô hình này cũng tạo ra rủi ro cho hãng quốc
tế khi có bất kỳ sự cố hay vi phạm của các hãng thành viên trong cùng mạng lưới.
1.4.1.2. Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín (Associations)
a. Định nghĩa
Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín là rất phổ biến trong các hãng kiểm toán
quốc tế. Đây là các công ty kiểm toán có uy tín tại các quốc gia khác nhau tập hợp
nhau lại và hoạt động dưới một tên chung.
Đại diện cho mô hình này có thể kể đến Moore Stephens International, Kreston
International, Integra International, IAPA, MGI, IGAF Worldwide, hay AGN
International…
b. Đặc điểm của mô hình

12
Dưới dạng một hiệp hội, các hãng thành viên chịu trách nhiệm đảm bảo chất
lượng dịch vụ đạt theo chuẩn của Hãng quốc tế và phát triển và giữ uy tín của hãng.
Các hãng thành viên cũng có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và được sự hỗ trợ đáng kể
từ hãng quốc tế thông qua các chương trình đào tạo chung thường niên, hội nghị toàn
cầu hay hội nghị vùng, cũng như thông qua việc trao đổi nhân viên giữa các hãng.
Thông thường các hãng thành viên vẫn giữ nguyên tên cũ của mình và quảng bá hình
ảnh với tư cách là thành viên của hãng quốc tế. Tuy nhiên, cũng có một số hãng như
MGI khuyến khích các hãng thành viên gắn tên MGI với tên hiện tại của hãng thành
viên.
Lợi thế của mô hình này là hãng thành viên vẫn hoạt động độc lập và ít chịu
sự ảnh hưởng từ rủi ro hay sự sụp đổ của các hãng thành viên khác, cho dù uy tín ít
nhiều cũng bị ảnh hưởng. Hãng thành viên vẫn được sử dụng logo và hình ảnh của
hãng quốc tế khi quảng bá hình ảnh của mình với tư cách là thành viên chính thức,
và cung cấp dịch vụ toàn cầu thông qua các hãng thành viên khác.
c. Phân loại mô hình hiệp hội các công ty uy tín
Mô hình Hiệp hội có thể phân chia thành hai loại:
Thứ nhất, hãng quốc tế dưới dạng hiệp hội do một hãng kiểm toán lớn đứng ra
thành lập. Ví dụ Moore Stephens International là do hãng Moore Stephens tại
London, Anh đứng ra thành lập, Integra International là do hai hãng kiểm toán lớn
thành lập tại Canada.
Thứ hai, hãng quốc tế là các hiệp hội thuần tuý như IGAF Worldwide, IAPA.
Bản thân tên của các hãng này cũng nói lên điều đó. IGAF viết tắt của cụm từ
“International Group of Accounting Firms”, có nghĩa là “Nhóm quốc tế của các công
ty kế toán, kiểm toán”. IAPA viết tắt của cụm từ “International Association of
Practising Accountants”, có nghĩa là “Hiệp hội quốc tế của các kế toán viên hành
nghề”.
1.4.1.3. Mô hình Liên kết (Alliances, Organisations)
a. Định nghĩa
Mô hình Liên kết là sự liên kết của rất nhiều loại hình các công ty hoạt động
trong các lĩnh vực khác nhau như kiểm toán, tư vấn kế toán, tư vấn luật, tư vấn sở
hữu trí tuệ, tư vấn kinh doanh…

13
Mô hình này ít hơn trong các hãng kiểm toán quốc tế. Đại diện cho mô hình
này có thể kể đến Geneva Group International hay Alliot Group.
b. Đặc điểm của mô hình
Trong mô hình này, mối liên hệ giữa các hãng thành viên yếu hơn so với mô
hình công ty mạng lưới và mô hình hiệp hội các công ty uy tín do các hãng thành viên
hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ kế toán và kiểm toán. Thành
viên chính thức của hãng quốc tế liên kết cũng được phép sử dụng logo và hình ảnh
của hãng trong hoạt động quảng bá của mình. Hãng thành viên cũng không được
mang tên của hãng quốc tế
1.4.2. Cấp độ thành viên của hãng kiểm toán quốc tế
Mỗi hãng kiểm toán quốc tế có chính sách thành viên khác nhau. Nhưng thông
thường có thể chia ra làm ba cấp độ: Hãng thành viên (Member firm), Hãng liên kết
(Associate firm) và Hãng đại diện liên lạc (Correspondent firm).
Theo công bố trên website của Praxity, một hãng hoạt động theo Mô hình liên
kết, các cấp độ trên được lựa chọn dựa trên các tiêu chí như:
• Điều kiện tài chính
• Chiến lược quốc tế
• Vùng địa lý
• Uy tín của hãng đăng ký
• Khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng
1.4.2.1. Hãng thành viên (Member firm)
Những hãng được công nhận là hãng thành viên của hãng kiểm toán quốc tế
có đầy đủ tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào mạng lưới, hiệp hội hay
liên kết. Hãng thành viên được phép đại diện cho hãng quốc tế tại vùng địa lý được
công nhận. Ví dụ như Deloitte Việt Nam sẽ đại diện cho Deloitte International tại
Việt Nam bởi vì Deloitte Việt Nam được công nhận là hãng thành viên chính thức
trong cùng mạng lưới của Deloitte International.
1.4.2.2. Hãng liên kết (Associate firm)
Hãng liên kết là cấp độ thấp hơn so với hãng thành viên. Tùy theo chính sách
từng hãng quốc tế, hãng liên kết có thể sẽ bị hạn chế một số quyền lợi khi tham gia
vào hãng quốc tế. Trong một số trường hợp hãng liên kết hoạt động trong lĩnh vực

14
tương đối khác so với lĩnh vực chính của hãng quốc tế. Khi đó, hãng liên kết được
công nhận tham gia vào mạng lưới hay hiệp hội nhằm đa dạng hoá dịch vụ cung cấp.
Cấp độ hãng liên kết phổ biến hơn trong các hãng quốc tế hoạt động theo Mô hình
liên kết.
1.4.2.3. Hãng đại diện liên lạc (Correspondent firm)
Hãng đại diện liên lạc là cấp độ thấp nhất khi tham gia vào các hãng kiểm toán
quốc tế. Ta có thể lấy quy chế về hãng đại diện liên lạc của Russell Bedford
International (RBI), một hãng hoạt động theo Mô hình Công ty Mạng lưới, để hiểu
rõ hơn về cấp độ hãng đại diện liên lạc.
Khi nhận được đơn xin gia nhập của một hãng kiểm toán, sau thủ tục đánh giá
nhận thấy hãng này chưa đủ điều kiện để công nhận là hãng thành viên, RBI có thể
bổ nhiệm hãng trở thành hãng đại diện liên lạc. Có nghĩa là trong trường hợp một
khách hàng muốn liên hệ với RBI tại khu vực lãnh thổ đó thì có thể liên lạc qua hãng
đại diện liên lạc được bổ nhiệm.
Hãng đại diện liên lạc này không có quyền lợi như các hãng thành viên chính
thức, không có quyền biểu quyết khi tham gia đại hội của RBI. Hãng đại diện liên lạc
cũng không có quyền sử dụng logo hoặc hình ảnh của RBI trong các hoạt động quảng
bá của mình. Trong trường hợp RBI nhận được một đơn xin gia nhập đủ điều kiện
của một hãng khác có cùng vùng hoạt động thì quyền đại diện của hãng đại diện liên
lạc cũng bị xoá bỏ. Tuy nhiên, mức phí thường niên của hãng đại diện liên lạc phải
nộp cho RBI cũng rất thấp so với phí của thành viên chính thức.
Như vậy dựa vào mô hình các hãng quốc tế đã nêu ở trên chúng ta có thể so
sánh được mức độ liên kết giữa các mô hình. Việc gia nhập làm thành viên của các
hãng quốc tế không những giúp công ty kiểm toán nâng cao được uy tín trong nền
kinh tế mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng kiểm toán của mỗi công
ty bởi uy tín chất lượng không còn là của một doanh nghiệp mà giờ đây nó còn là uy
tín của toàn bộ hãng quốc tế đó. Do đó đối với các doanh nghiệp kiểm toán trên thế
giới, việc gia nhập làm thành viên của hãng quốc tế là xu hướng và cũng là động lực
để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp kiểm toán đó. Vậy một câu hỏi đặt ra là
Việt Nam đã học được những gì trên thế giới. Việc áp dụng kinh nghiệm vào thực

15
tiễn của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam ra sao, xu hướng phát triển các doanh
nghiệp kiểm toán Việt Nam là như thế nào?

16
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM
2

TOÁN ĐỘC LẬP TRONG NỀN KINH TẾ


THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1. Những quy định Pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở
Việt Nam
Để có thể tổ chức kiểm toán, các chủ thể kiểm toán độc lập phải dựa vào các
hệ thống chính sách kế toán, kiểm toán hiện hành.
2.1.1. Quy định về doanh nghiệp kiểm toán
Theo quy định tại Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2005, có định nghĩa rằng:
“Doanh nghiệp kiểm toán là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện
các hoạt động kinh doanh” [22, Điều 4]
Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định: “ Doanh nghiệp kiểm toán là doanh
nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan” [20, khoản 5, Điều 5]
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán có đầy đủ các đặc điểm của mô hình doanh
nghiệp nói chung và nó cũng có những đặc điểm riêng biệt so với doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực khác
Các loại hình doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán
nước ngoài tại Việt Nam
- Công ty trách nghiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
- Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh
dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp kiểm toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm
toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để thành
lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam

17
Đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động kiểm toán tại Việt Nam
dưới các hình thức sau:
- Góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt
Nam để thành lập doanh nghiệp kiểm toán
- Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài
- Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới theo quy định của chính phủ
Quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức thành lập để thực hiện cung
cấp dịch vụ kiểm toán là chưa hợp lý, còn nhiều bất cập, không phù hợp với thông lệ
quốc tế. Pháp luật về dịch vụ kiểm toán cần bổ sung thêm hình thức công ty cổ phần,
trên thế giới các tổ chức kiểm toán hình thành dưới hình thức này hoạt động rấy hiệu
quả, chất lượng dịch vụ kiểm toán rất tốt. Góp phần tạo điều kiện tham gia hoạt động
kiểm toán ở Việt Nam, mở rộng quan hệ quốc tế trong hoạt động kiểm toán
2.1.2. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán
Nhà nước ta đang quyết tâm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, khi số lượng các
công ty cổ phần nhiều lên, cung cấp nhiều hàng hoá để giao dịch trên thị trường chứng
khoán thì việc dựa vào các thông tin kiểm toán để đưa ra các quyết định đầu tư ngày
càng trở nên quan trọng. Khi đó trách nhiệm của các DNKT và KTV – với vai trò là
người cung cấp sự “chứng thực” cho xã hội phải được nhấn mạnh và phải được luật
hoá bằng văn bản pháp lý cao nhất – đó là Luật kiểm toán độc lập.
Luật số 67/2011/QH12 Luật kiểm toán độc lập đã thay thế cho Nghị định
105/2004/NĐ-CP năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập. So với Nghị định
105/2004/ NĐ-CP, Luật bổ sung thêm các quy định về trợ lý kiểm toán, Đơn vị được
kiểm toán, Quy trình kiểm toán, Báo cáo kiểm toán, Hồ sơ kiểm toán, Báo cáo tài
chính Đơn vị có lợi ích công chúng.
Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định Bộ Tài chính là cơ quan quản lý ra quyết
định cấp, đình chỉ, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kiểm
toán (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con ở nước ngoài …), giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập. Dự thảo Luật
cũng quy định KTV hành nghề phải là hội viên của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm
toán. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện đăng ký hành nghề kiểm
toán với Bộ Tài chính.

18
Về loại hình doanh nghiệp kiểm toán không có doanh nghiệp theo Luật đầu tư
nước ngoài. Tên của doanh nghiệp kiểm toán phải bao gồm cụm từ “kiểm toán”. Các
doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được phép sử
dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi. Doanh nghiệp kiểm toán thành lập và hoạt
động phải là hội viên của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, phải có ít nhất năm người
có chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm cả Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc), Chủ tịch
Hội đồng thành viên, tăng 02 chứng chỉ kiểm toán viên so với Nghị định 105/2004/
NĐ-CP.
Điều 23 và 24 của dự thảo Luật kiểm toán quy định về điều kiện thành lập
doanh nghiệp kiểm toán và điều kiện đối với giám đốc doanh nghiệp kiểm toán :
Điều 23. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán
“1. Để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán
phải có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ các điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
về doanh nghiệp;
b) Có vốn điều lệ tối thiểu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán theo
quy định của Chính phủ;
c) Có ít nhất năm kiểm toán viên đã có thời gian thực tế làm kiểm toán ở doanh
nghiệp kiểm toán từ đủ 36 tháng trở lên bao gồm cả Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc,
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán thì bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng
thành viên.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải:
a) Đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đảm bảo có ít nhất năm người có đủ điều kiện của kiểm toán viên hành
nghề quy định tại khoản 1, Điều 16 của Luật này, ký hợp đồng lao động làm toàn bộ
thời gian cho doanh nghiệp kiểm toán bao gồm cả Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán thì bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng
thành viên. Sau 6 tháng liên tục nếu doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều
kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán;
c) Là hội viên của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.

19
3. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện thành lập và hoạt động của công ty
trách nhiệm hữu hạn kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán và doanh nghiệp tư nhân
kiểm toán.”
Điều 24. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh
nghiệp kiểm toán
“1. Phải là kiểm toán viên hành nghề, có ít nhất từ đủ 36 tháng thực tế hành
nghề trở lên.
2. Có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp kiểm toán.
3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán, phải góp tối thiểu 10% vốn
điều lệ.”
Việc tăng thêm 2 kiểm toán viên có chứng chỉ so với Nghị định 105/2004/NĐ-
CP giúp cho chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán được đảm bảo hơn do
số lượng kiểm toán viên tăng lên đảm bảo thời gian và chất lượng so với khối lượng
công việc. Tối thiểu 5 kiểm toán viên có chứng chỉ trong doanh nghiệp kiểm toán
cũng là phù hợp. Số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ phụ thuộc vào quy mô công
ty nếu công ty lớn sẽ có nhiều kiểm toán viên có chứng chỉ còn công ty nhỏ sẽ có ít
kiểm toán viên có chứng chỉ. Hiện tại Việt Nam có nhiều doang nghiệp vừa và nhỏ,
những doanh nghiệp này muốn kiểm toán sẽ chỉ thuê những công ty kiểm toán nhỏ
vì giá phí dịch vụ của công ty lớn sẽ cao. Ngoài ra việc quy định doanh nghiệp kiểm
toán phải là hội viên của tổ chức kiểm toán cũng sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp
kiểm toán làm tăng sự tin tưởng của các đối tượng quan tâm tới kiểm toán độc lập.
Doanh nghiệp kiểm toán là hội viên của tổ chức kiểm toán sẽ phải đáp ứng đầy đủ
các điều kiện của hiệp hội này về cơ cấu tổ chức và chất lượng dịch vụ, điều này sẽ
khiến cho chất lượng các doanh nghiệp kiểm toán được nâng cao do phải đảm bảo
chất lượng dịch vụ để được vào các tổ chức kiểm toán. Ngoài ra quy định về Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên hành nghề
đã có tối thiểu 36 tháng hành nghề kiểm toán viên tại doanh nghiệp và kí hợp đồng
làm việc toàn thời gian với doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp thuê chứng
chỉ kiểm toán hay chỉ lấy danh cho đủ số lượng để thành lập doanh nghiệp kiểm toán.
Điều này cũng nhằm nâng cao chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán khi Giám đốc
và Tổng giám đốc là những người gắn liền với doanh nghiệp.

20
2.1.3. Tiêu chuẩn, điều kiện tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho các
đơn vị đã được niêm yết trên sàn chứng khoán
Hoạt động của thị trường Chứng khoán ở Việt Nam ngày nay phát triển hết
sức nhanh chóng. Cùng với đó hoạt động kiểm toán các công ty niêm yết càng tăng
cao và đòi hỏi tính chính xác của các báo cáo tài chính phải cao. Để đáp ứng yêu cầu
quản lý của Nhà nước cũng như nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của
giới đầu tư và các bên liên quan khác,Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành các
quy định liên quan tới hoạt động kiểm toán cho các doanh nghiệp niêm yết và phát
hành chứng khoán bao gồm Thông tư 183/2013/ TT – BTC, Nghị định số 84/2016/
NĐ - CP, về việc ban hành quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận
kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chứ niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Nghị định số 84/2016/NĐ - CP đã nêu rõ, để có thể được cung cấp dịch vụ kiểm toán
cho các công ty niêm yết, các công ty kiểm toán cần phải đáp ứng các điều kiện sau
đây
- Về vốn điều lệ. Các công ty kiểm toán có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh
doanh dịch vụ kiểm toán được Bộ Tài chính cấp còn hiệu lực; Có vốn Điều lệ hoặc
vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam)
từ 6 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối
kế toán không thấp hơn 6 tỷ đồng;
- Về nhân sự. Yêu cầu phải Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 15 người
trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại
Điều 6 Nghị định số 84/2016/TT – BTC
- Về thời gian hoạt động. Các công ty có thời gian hoạt động kiểm toán tại
Việt Nam tối thiểu là 36 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận
danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký
thực hiện kiểm toán;
- Về quy mô hoạt động. Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
năm cho tối thiểu 250 đơn vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến
ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký. Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp
thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm Điều kiện là đã phát hành báo cáo kiểm

21
toán về báo cáo tài chính năm (hoặc báo cáo soát xét báo cáo tài chính) cho tối thiểu
20 đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán tính từ ngày 01 tháng 10
năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký
Nghị định số 84/2016/TT – BTC đã thay thế Quyết định số 89/2007/QĐ –
BTC đã có những khắt khe hơn trong việc chấp thuận một tổ chức kiểm toán được
kiểm toán các đơn vị lợi ích công chứng thuộc lĩnh vực chứng khoán
2.2. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị
trường Việt Nam
2.2.1. Về công tác tổ chức nhân sự
Trong các công ty kiểm toán nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, các công ty
chi nhánh ở Việt Nam đều tổ chức theo mô hình chung của hãng mẹ.Vì vậy, về cơ
bản mô hình tổ chức là một hệ thống phân cấp theo chuyên môn bao gồm các chủ
phần hùn (Partner) gồm chủ phần hùn có cổ phần trong công ty và các chủ phần hùn
không có cổ phần), là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất. Dưới
chủ phần hùn là cấp quản lý cao cấp (Senior Manager hay Principal). Sau đó là các
cấp quản lý, kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên (Assistant). Tùy thuộc vào quy
mô và cách thức tổ chức quản lý cửa từng công ty mà hệ thống phân cấp sẽ có mức
độ chi tiết khác nhau. Đặc trưng của mô hình này là tách được các ràng buộc giữa
hành chính và chuyên môn nghiệp vụ. Các nhân viên ở mỗi cấp bậc sẽ có quyền lợi
và trách nhiệm tương ứng với khả năng từng người. Đặc biệt, mỗi cá nhân đều có cơ
hội thăng tiến lên cấp cao hơn, tới cấp cao nhất là Chủ phần hùn (Partner). Tóm lại,
mô hình phân cấp này cho phép các nhân viên phát huy tốt nhất khả năng của mình,
cải thiện thái độ tinh thần làm việc, qua đó nâng cao chất lượng kiểm toán của công
ty.
Trong các công ty kiểm toán nội địa, tùy thuộc quy mô hoạt động mà mỗi công
ty có đặc điểm phân cấp riêng. Ở các công ty quy mô lớn, thường là thành viên của
các hệ thống mạng lưới kiểm toán quốc tế thì cách phân cấp tương tự như ở các công
ty kiểm toán nước ngoài. Ở các công ty quy mô nhỏ, do số lượng kiểm toán viên ít
(khoảng trên dưới 10 người) cách thức tổ chức đơn giản hơn, tương đồng với mô hình
trong các văn phòng kiểm toán và không có đặc trưng rõ nét.

22
2.2.2. Về tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng trong công ty kiểm toán
a. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
Theo định nghĩa của tổ chức liên đoàn kế toán quốc tế IFAC : "Hệ thống kiểm
toán nội bộ là hệ thống chính sách và thủ tục nhằm mục tiêu : bảo vệ tài sản ,bảo
đảm độ tin cậy của thông tin, bảo đảm sự tuân thủ của quy định pháp lí và bảo đảm
hiệu quả hoạt động của tổ chức " .Trên cơ sở , năng lực hoạt động kiểm soát nội bộ
của doanh nghiệp, công ty kiểm toán thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp và
thực hiện cuộc kiểm toán đối với khách thể kiểm toán.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa số đều chưa có một hệ thống kiểm
soát nội bộ đúng nghĩa. Trong quá khứ, các thủ tục kiểm soát được thiết lập trong các
doanh nghiệp là do Nhà nước quy định, chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà
nước, còn bản thân doanh nghiệp hầu như chưa nhận thức được tầm quan trọng của
kiểm soát nội bộ. Tuy vậy, từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, thực
hiện tự chủ trong kinh doanh, các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến kiểm soát
nội bộ, nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, nên đa số còn khá
lúng túng và các thủ tục kiểm soát được xây dựng còn thiếu đồng bộ. Hiện tại, có
một số Tổng công ty lớn như Tổng cục Bưu chính viễn thông, Tổng công ty hàng
không và một số ngân hàng là có hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng khá tốt.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, việc tin học hóa
công tác kế toán đang diễn ra nhanh chóng đi đôi với việc hàng loạt hệ thống kế toán
điện tử trong nước được thiết kế ngày càng hoàn thiện và trở nên phổ biến (ví dụ như
FAST ACCOUNTING của công ty FAST, MISA ACCOUNTING của công ty
Misa,…), nhiều Doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức kế toán máy thay thế cho
kế toán thủ công. Dù vậy, trong nhận thức về kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát
nội bộ trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính nói riêng của các nhà quản lý
doanh nghiệp còn rất mơ hồ. Điều này dẫn đến nguy cơ lớn làm thất thoát tài sản của
doanh nghiệp do thông tin cung cấp bị sai lệch với ý đồ gian lận hoặc do trình độ
nghiệp vụ của cán bộ nhân viên kiểm soát còn chưa theo kịp công nghệ mới.
Tóm lại, ta có thể thấy trong điều kiện hiện tại, hoạt động kiểm toán độc lập
mà cụ thể là kiểm toán báo cáo tài chính đã, đang và vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi
rủi ro kiểm toán lớn dẫn tới hiệu quả và chất lượng công tác kiểm toán không cao. Từ

23
đó càng dẫn tới sự yêu cầu cấp thiết trong hoạt động giám sát và quản lý chất lượng
trong chính công ty kiểm toán để giảm thiểu xuống mức tối thiểu những sai sót trong
hoạt động kiểm toán.
b. Kiểm soát chất lượng trong công ty kiểm toán Việt Nam
Ngoài các chính sách về Kiểm toán độc lập do Nhà nước ban hành, các công
ty kiểm toán độc lập còn ban hành các chính sách riêng của mình nhằm hướng dẫn,
đào tạo Kiểm toán viên, quản lý hoạt động kiểm toán, chủ yếu là kiểm toán báo cáo
tài chính. Mức độ hoàn chỉnh của các chính sách này tùy thuộc vào loại công ty kiểm
toán độc lập.
Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là các công ty đã hoạt động lâu năm
trên thế giới nên có bề dày kinh nghiệm và hệ thống chính sách về kiểm toán, đặc biệt
là kiểm toán Báo cáo tài chính, khá hoàn chỉnh. Các công ty này đều có những tài
liệu đào tạo, hướng dẫn khá chi tiết về các chuẩn mực kỹ thuật, quy trình kiểm toán
dưới dạng sổ tay kiểm toán hay cả một hệ thống chương trình kiểm toán như chương
trình AS/2 của hãng Deloitte (đang được áp dụng tại công ty Deloitte Việt Nam) , bao
gồm phương pháp kiểm toán, hệ thống hồ sơ kiểm toán và phần mềm kiểm toán. Một
số công ty kiểm toán Việt Nam được công nhận là thành viên của hãng nước ngoài
hoặc công ty liên doanh với công ty kiểm toán nước ngoài như công ty VACO –
Deloitte, PWC - AISC.
Các công ty kiểm toán độc lập thuộc Bộ tài chính tuy theo quy mô phát triển
và độ dài thời gian thành lập cũng bước đầu có những tài liệu quy định về các công
việc trong quy tình kiểm toán như sổ tay kiểm toán viên của công ty AASC, AFC…
Các công ty khác có quy mô nhỏ hơn thường chỉ có những quy định không thành văn
bản, thể hiện qua sự kèm cặp giữa kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán như công ty
AAC. Các công ty kiểm toán TNHH, công ty tư nhân thường có quy mô nhỏ, lực
lượng kiểm toán viên chưa nhiều và mạnh nên hầu như chưa có hệ thống chính sách
về kiểm toán cho riêng mình để sử dụng cho đào tạo.
2.2.3. Tổ chức theo xu thế hội nhập thế giới
Thông qua việc hợp tác với các hãng thành viên và thời gian làm việc trực tiếp
với kiểm toán viên nước ngoài, công ty kiểm toán trong nước có thể mở rộng quan
hệ khách hàng, triển khai loại hình dịch vụ, từ đó tăng cường thế và sức cạnh tranh.

24
Tính đến năm 2019, nước ta hiện có gần 200 công ty kiểm toán đang hoạt
động. Ngoài 4 công ty quốc tế lớn là PWC, KPMG, E&Y và Deloitte (Big Four), đã
có 14 công ty trong nước hoạt động với tư cách là thành viên các hãng kiểm toán
quốc tế như DTT, UHY, BDO, HLB, RSM, TILLY… Các công ty này chiếm tỷ trọng
không nhỏ về doanh thu và số lượng nhân viên. Theo số liệu của Bộ Tài chính, số các
công ty kiểm toán trong nước có nhu cầu trở thành thành viên trong mạng lưới quốc
tế tăng khá nhanh trong những năm qua, làm thay đổi cơ cấu tổ chức trong hoạt động
kiểm toán độc lập tại Việt Nam, đặt ra câu hỏi về lợi ích và thách thức từ hãng thành
viên quốc tế đem lại. Hiện tại, đã có khá nhiều công ty kiểm toán trong nước đã chính
thức là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế như: Công ty CPA Việt Nam thành
viên của mạng lưới Moore Stephens International, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn UHY (UHY LTD) thành viên của Hãng Kiểm toán Quốc tế UHY, Công ty TNHH
ACPA thành viên của mạng lưới Kiểm toán Quốc tế Nexia,...
Dễ dàng nhận thấy lợi ích lớn nhất từ việc tham gia làm thành viên các tổ chức
quốc tế lớn chính là danh tiếng. Đối với công ty kiểm toán, điều này thể hiện khả
năng tiếp cận thị trường mới mở rộng thị phần hiện có thông qua thương hiệu của
một hãng có bề dầy kinh nghiệm và uy tín quốc tế. Là hãng thành viên, công ty kiểm
toán sẽ nhận được sự trợ giúp về kỹ thuật, chủ yếu là phương pháp và chương trình
kiểm toán. Đây là bí quyết nghề nghiệp, là sự khác biệt quyết định chất lượng và tính
hiệu quả trong hoạt động kiểm toán mà các công ty trong nước còn thiếu. Tuy nhiên,
không phải cứ có một hệ thống phương pháp luận tốt là công ty kiểm toán có thể đem
áp dụng ngay, cần thông qua đào tạo để đảm bảo tính khả dụng của hệ thống này.
Việc tiếp nhận một chương trình kiểm toán thường đi đôi với việc nghiên cứu áp dụng
và cập nhật định kỳ. Các hãng kiểm toán quốc tế cử chuyên gia sang đào tạo, trực tiếp
tham gia cung cấp dịch vụ để hướng dẫn nghiệp vụ hay tiếp nhận nhân viên của các
công ty kiểm toán trong nước sang văn phòng nước ngoài theo các chương trình khác
nhau. Các công ty như DTT, UHY, duy trì đều đặn các chương trình ngắn hạn này,
tạo ra sức cạnh tranh nội bộ lành mạnh, thúc đẩy động cơ phấn đấu của nhân viên và
xây dựng một môi trường làm việc có tính chuyên nghiệp cao, đồng nhất theo các
quy chuẩn chung của Hãng quốc tế. Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động này là từng bước

25
nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty kiểm toán
trong nước mà không mất nhiều chi phí.
Các công ty thành viên còn được hưởng lợi từ việc giới thiệu khách hàng quốc
tế của Văn phòng Hãng hoặc các công ty thành viên khác có khách hàng vào hoạt
động hay đầu tư tại Việt Nam. Thực tế cho thấy nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế
giới như Toyota, Samsung, BP, Unilever… khi vào Việt Nam kinh doanh đã tạo điều
kiện để Hãng kiểm toán quốc tế mời các công ty kiểm toán (hay các kiểm toán viên)
của Việt Nam tham gia, hoặc kết hợp cung cấp dịch vụ với số phí không nhỏ, mà nếu
không là thành viên thì các công ty kiểm toán Việt Nam khó có cơ hội thực hiện. Đây
là vấn đề thực tế, là sự tổng hoà lợi ích có dược về doanh thu, cách thức cung cấp
dịch vụ, điều kiện tiếp cận, chia sẻ thông tin. Thông qua việc hợp tác với các hãng
thành viên và thời gian làm việc trực tiếp với kiểm toán viên nước ngoài, công ty
kiểm toán trong nước có thể mở rộng quan hệ khách hàng, triển khai loại hình dịch
vụ, từ đó tăng cường lợi thế và sức cạnh tranh; các kiểm toán viên trong nước mở
mang tầm nhìn, nâng cao năng lực chuyên môn, hình thành kỹ năng giao tiếp và chọn
hướng đi phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá
Tất nhiên, bên cạnh lợi ích là thách thức không nhỏ. Để trở thành thành viên,
công ty kiểm toán phải mất nhiều thời gian tìm tòi, kết nối với một hãng quốc tế phù
hợp. Có những hãng thận trọng trực tiếp cử người sang Việt Nam xem xét hiện trạng,
đánh giá văn phòng, phỏng vấn nhân viên, soát xét chất lượng kiểm toán mà chi phí
phía Việt Nam phải chịu. Ngoài ra, công ty kiểm toán trong nước có thể bị từ chối vì
không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề ra. Do đó thách thức chủ yếu của các công ty
kiểm toán của Việt Nam là phải đủ các điều kiện theo yêu cầu của hãng quốc tế về
năng lực nhân viên (khả năng giao dịch bằng tiếng Anh, trình độ nghiệp vụ khá…),
có cơ cấu tổ chức quản lý và ban lãnh đạo, danh sách khách hàng và khả năng phục
vụ khách hàng… Ngay cả khi đã được chấp nhận là thành viên hay đại diện hợp pháp
của hãng kiểm toán nước ngoài, công ty vẫn phải chịu sự ràng buộc về quy chế hãng
thành viên về tiêu chuẩn hành nghề, chất lượng dịch vụ, hệ thống phương pháp đội
ngũ nhân viên và chịu sự kiểm soát, kiểm tra chất lượng định kỳ dẫn đến những đòi
hỏi nâng cấp, đầu tư không nhỏ để phát triển liên tục. Mặt khác, một số công ty thành
viên, do quá lệ thuộc vào văn phòng hãng hay các thành viên mạnh hơn, đã mất tính

26
tự chủ, thậm chí mất bình đẳng trong các mối quan hệ hợp tác hay dịch vụ hai bên
cùng thực hiện. Các hãng kiểm toán nước ngoài khai thác điểm yếu này để tính phí
chuyên gia cao hơn, hưởng phần lợi nhuận lớn hơn rất nhiều trong khi các công ty
trong nước thực chất bỏ ra chi phí nhiều hơn. Ngoài ra, là hãng thành viên, công ty
Việt Nam phải nộp lệ phí thành viên phải chi phí đi dự các hội nghị quốc tế, hội nghị
nước ngoài…
Các hãng kiểm toán quốc tế cũng thu được nhiều lợi ích và chịu không ít rủi
ro khi có đại diện chính thức tại một nước có nhiều cơ hội làm ăn cũng như biến động
kinh tế như Việt Nam. Việc hoà hợp lợi ích giữa các bên giảm thiểu rủi ro từ quan hệ
của hãng với công ty thành viên chính là yếu tố đảm bảo duy trì mối quan hệ lâu dài.
Trở thành thành viên hãng kiểm toán quốc tế là nhu cầu thiết thực, là con đường ngắn
hơn cho sự phát triển, mặc dù đó không phải là sự bảo lãnh hoàn toàn cho thành công
của công ty kiểm toán. Trong các sự kiện lớn về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán gần
đây, đại diện Bộ Tài chính và lãnh đạo hội nghề nghiệp như VACPA đều thể hiện các
nhìn tích cực và khuyến khách cho xu hướng này. Do đó, đây sẽ là một trong những
hướng phát triển đáng kể của lĩnh vực dịch vụ kế toán - kiểm toán hiện tại và tương
lai, một giải pháp tích cực để lấp đầy khoảng cách về trình độ kiểm toán viên và chất
lượng dịch vụ trong nước so với khu vực và thế giới.
2.2.4. Một số vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực trạng hoạt động của các công ty kiểm
toán độc lập tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được đưa ra và khắc phục
ngay.
Thứ nhất, về hệ thống chính sách còn một số điểm bất cập. Khuôn khổ pháp lí
cho hoạt động kiểm toán độc lập chỉ bao gồm nghị định của Chính phủ và các văn
bản của Bộ tài chính do đó chưa tương xừng với sự phát triển tiềm năng của hoạt
động kiểm toán độc lập hiện nay và chưa đồng bộ với các hệ thống pháp luật khác
như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Pháp lệnh
về Ngân hàng và các tổ chức tài chính chức khoán
Tính bao quát của các văn bản làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán còn hạn chế
nhiều nội dung cần thiết chưa được đề cập đến một số nội dung đã đề cập chưa được

27
cụ thể rõ ràng và thiếu tính pháp lý. Các văn bản đã được ban hành còn thiếu đồng
bộ, rời rạc và chậm trễ so với các yêu cầu của thực tiễn.
Bên cạnh đó, chưa có quy định pháp lý làm cơ sở để xử lý các vấn đề phát sinh
hiện nay như một kiểm toán viên có chứng chỉ làm cho nhiều công ty kiểm toán (công
ty TNHH), hoặc vừa làm ở doanh nghiệp bên ngoài, vừa làm ở công ty kiểm toán,
công chức Nhà nước vẫn đăng ký hành nghề kiểm toán ở một số công ty TNHH, hiện
tượng cho mượn, cho thuê chứng chỉ kiểm toán viên, v.v…
Thứ hai, tình trạng thiếu hụt doanh nghiệp kiểm toán đủ khả năng đáp ứng nhu
cầu thị trường. Đặc biệt trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán với số lượng các doanh nghiệp đăng ký lên sàn giao dịch ngày
càng cao dẫn đến nhu cầu kiểm toán càng trở nên bức thiết, trong khi số lượng các
công ty kiểm toán đủ điều kiện được uỷ ban chứng khoán nhà nước cho phép xác
định giá tri doanh nghiệp lại rất hạn chế, con số này tính đến tháng 4/2019 có 30
doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán các công ty niêm yết và công ty
chứng khoán, trong khi đó con số doanh nghiệp cần kiểm toán để niêm yết lên đến cả
ngàn doanh nghiệp, chênh lệch quan hệ cung cầu về kiểm toán này vẫn chưa hết căng
thẳng.Từ đó, dẫn đến thực tế một số công ty “quá tải” khách hàng, hoặc do ít cạnh
tranh nên phí kiểm toán rất cao.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh, uy tín và chất lượng của các công ty kiểm toán
Việt Nam hầu hết là yếu kém so với các công ty nước ngoài.Ngoại trừ một số công
ty là thành viên của công ty kiểm toán quốc tế, uy tín có cao hơn nhưng chưa ngang
tầm với khu vực và thế giới. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều lý do như cơ chế, tính
minh bạch trong việc công khai hoá thông tin,sự chi phối quá nhiều của Nhà nước
Thực tế hiện nay, phần lớn các Công ty kiểm toán trong nước chỉ kiểm toán
các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, một số các doanh nghiệp Nhà nước. Còn
các công ty kiểm toán lớn của nước ngoài được kiểm toán các dự án trong nước, dự
án của Chính phủ, dự án viện trợ vào Việt Nam, dự án các hệ thống các ngân hàng...
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán thì việc vận động hành
lang của các công ty kiểm toán nước ngoài rất chuyên nghiệp, các Công ty kiểm toán
trong nước khó có thể cạnh tranh được. Hơn nữa, các dự án quốc tế đều có tài trợ và
bên phía tài trợ thường thuê các công ty kiểm toán nước ngoài trong khi các công ty

28
kiểm toán trong nước muốn tham gia thì phải qua các khâu thẩm định về năng lực,
trình độ quản lý kinh nghiệm...
Thứ tư, một vấn đề mà mọi người lo ngại hiện nay chính là sự yếu kém về chất
lượng dịch vụ của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Các doanh nghiệp kiểm toán
được thành lâp hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời gian hoạt động
chưa được dài, số lượng kiểm toán viên hành nghề quá ít. Do đó, các doanh nghiệp
kiểm toán Viêt Nam chưa quan tâm nhiều đến tính đa dạng của các sản phẩm dich
vụ: Chủ yếu là cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính; chiếm tỷ trọng lớn trên
tổng doanh thu so với dịch vụ tư vấn thuế, tài chính và các dịch vụ khác chiếm không
đáng kể.
Cuối cùng là tình trạng "chảy máu chất xám" của các công ty kiểm toán trong
nước. Một trong những thách thức mà các công ty kiểm toán trong nước đang phải
đối mặt hiện chính là nguồn nhân lực. Các công ty kiểm toán nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam đều có số nhân viên đông đảo lên đến hàng trăm người trong khi những
Công ty kiểm toán TNHH thành lập mới đây, từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời
thì số kiểm toán viên chỉ đếm trên đầu ngón tay, chỉ có 10 kiểm toán viên, thậm chí
có Công ty chỉ có 1- 4 người điển hình công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán TAF, công
ty TNHH Kiểm toán AD,... Từ thực tế thấy rằng bài toán về nhân lực đang là điều
kiện sồng còn của các công ty kiểm toán. Mặc dù các công ty đều nhận thức rõ chất
lượng nhân viên là chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên là tài sản của công ty, tuy
vậy đang tồn tại một hiện tượng là khi có chứng chỉ kiểm toán các nhân viên kiểm
toán bỏ ra làm cho các công ty kiểm toán nước ngoài hay thành lập công ty riêng.
Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề "chảy máu chất xám" đó là chênh
lệch về thu nhập. Thu nhập ở các công ty kiểm toán nước ngoài, đối với những nhân
viên có bằng trong khoảng 500USD/tháng, còn ở công ty trong nước bao gồm tất cả
phụ cấp của một kiểm toán viên chính vào mức hơn 3 triệu VNĐ/tháng.Vì vậy, nếu
hiện nay các công ty trong nước không điều chỉnh chính sách lương thưởng một cách
phù hợp sẽ khó có được sức mạnh cạnh tranh với các công ty nước ngoài

29
3PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI
VIỆT NAM

3.1. Nhận xét về tình hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại Việt Nam
Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã
có những thành tựu không nhỏ đóng góp cho nền kinh tế nước nhà:
 Kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã khẳng định được vai trò và vị thế trong nền

kinh tế thị trường


 Sự phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của các công ty kiểm
toán cùng với đó số lượng và chất lượng đội ngũ hành nghề càng được nâng cao
 Hoạt động kiểm toán độc lập giúp đẩy nhanh tiến trình mở cửa, hội nhập quốc

tế
Bên cạnh những thành tựu đóng góp đáng kể cho bộ máy kiểm toán Việt
Nam, góp phần minh bạch thông tin cho nền kinh tế nước nhà, song vẫn còn tồn tại
những mặt hạn chế khiến cho mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt Nam
khác so với các nước trên thế giới. Đa phần các doanh nghiệp kiểm toán hoạt động
theo mô hình mạng lưới. Ngoài ra, hệ thống chính sách pháp luật còn nhiều bất cập,
năng lực cạnh tranh, uy tín và chất lượng của các công ty kiểm toán Việt Nam hầu
hết là yếu kém so với các công ty nước ngoài, chất lượng dịch vụ kém, tình trạng “
chảy máu chất xám”,..
Theo thông lệ quốc tế thì kiểm toán độc lập thường quan tâm đến kiểm toán
tài chính, tức là xác minh tính trung thực của các thông tin tài chính trên các tài liệu
kế toán, trên các Bảng khai tài chính. Vấn đề cốt lõi của mọi cuộc kiểm toán tài chính
là chất lượng kiểm toán, tức là công ty kiểm toán phải đưa ra được ý kiến trung thực,
đầy đủ và chính xác về tình hình tài chính và tính xác thực của các Bảng khai tài
chính. Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng một cuộc kiểm toán đó
chính là mô hình tổ chức của các công ty kiểm toán, của các cuộc kiểm toán đó là mô
hình mạng lưới, mô hình Hiệp hội các công ty uy tín, mô hình liên kết. Do đó trong
phần này chúng tôi mạnh dạn đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm cải thiện bộ máy tổ

30
chức qua đó nâng cao chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán và giúp các doanh nghiệp
kiểm toán trong nước phát triển hơn vươn xa được ra thế giới. Tuy nhiên chất lượng
kiểm toán không phụ thuộc hoàn toàn vào bộ máy tổ chức kiểm toán độc lập, mà bên
cạnh đó còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực, tức là chất lượng kiểm
toán viên ( trong đó bao gồm trình độ chuyên môn và tính độc lập của mỗi kiểm toán
viên), do đó bên cạnh việc cải thiện song song vấn đề mô hình tổ chức, mỗi công ty
kiểm toán cũng phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng chính sách
tuyển dụng, đào tạo, rút ra kinh nghiệm nhằm cải thiện hoạt động kiểm toán trong
tương lai
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt
Nam
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý, hệ thống chính sách của hoạt động
kiểm toán. Vì kiểm toán độc lập nói riêng và hệ thống kiểm toán nói chung khi có
môi trường pháp lý hoàn chỉnh và ổn định thì mới hoạt động hiệu quả và phát triển
mạnh mẽ được. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý cần cũng phải đồng bộ giữa các nước
trong khu vực, giúp kiểm toán Việt Nam hội nhập và phát triển mở rộng đa quốc gia.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đạo đức hành
nghề cần được chú trọng nâng cao. Cần phải có một cơ chế giám sát việc tuân thủ
đạo đức nghề nghiệp cũng như xét xử các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Một
hệ thống đầy đủ phải bao gồm tổ chức và quy chế, trong đó, tổ chức phải có khả năng
hướng dẫn, giám sát, thu thập thông tin phản hồi và hoàn thiện các quy định có thể
thành lập một số tổ chức như Ban đạo đức nghề nghiệp, Uỷ ban kỷ luật, Uỷ ban Giám
sát chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán. Ngoài ra, việc phát triển trình
độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cần thực hiện ngay trong quá trình đào tạo từ
trường đại học, tạo cơ hội cho các bạn sinh viên, KTV có thể du học và học hỏi kinh
nghiệm từ các nước có nền kiểm toán phát triển trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh,...
là cần được quan tâm. Đồng thời, cần hoàn thiện, đồng bộ hệ thống chuẩn mực, quy
trình kiểm toán phù hợp với thực trạng kinh tế đất nước.
Thứ ba, tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng đối với dịch vụ kiểm toán.
Cụ thể, Bộ tài chính và các cơ quan trực thuộc cần giám sát chặt chẽ các quy định về

31
đăng ký thành lập và duy trì điều kiện hành nghề KTV và tuân thủ các quy định của
chuẩn mực, Luật Kiểm toán độc lập.
Thứ tư, đối với các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ có thể sát nhập dưới
hình thức công ty hợp danh, việc sát nhập tăng quy mô nguồn vốn, nguồn nhân lực
của công ty, tăng lượng khách hàng, cải thiện vấn đề về thương hiệu từ đó công ty có
tiềm lực và điều kiện nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua hệ thống nhân sự lớn
mạnh, củng cố và cải thiện hệ thống bộ máy tổ chức công ty, thiết kế lại chu trình
kiểm toán cho hoàn thiện và chất lượng hơn. Công ty sẽ học hỏi những điểm mạnh
sẵn có từ các công ty thành viên.
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế. Trước thực trạng kinh tế toàn cầu hóa,
mở rộng hội nhập như hiện nay, để đưa Kiểm toán Việt Nam hội nhập với các nước
khu vực, phát triển mạnh mẽ mang tầm quốc tế, thì cần tạo dựng mối quan hệ chặt
chẽ với các nước trên thế giới và các quốc gia trong khu vực. Chủ động trong việc
điều chỉnh, sửa đổi, ban hành chuẩn mực theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trong
nước và ngoài khu vực.

32
KẾT LUẬN

Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, kiểm toán độc lập đã có những thành
tựu không nhỏ đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Trong nền kinh tế có xu hướng
toàn cầu hoá, hội nhập mở rộng quan hệ với các nước trong và ngoài khu vực thì bộ
máy kiểm toán Việt Nam nói chung hay kiểm toán độc lập nói riêng vẫn còn không
ít những tồn tại cần khắc phục kịp thời
Bài viết trên đã chỉ được tổng quan về tổ chức bộ máy của kiểm toán độc lập
ở trong nước, thực trạng hoạt động của kiểm toán độc lập tại nước ta đến nay ra sao.
Thông qua thực trạng đó, em đã đưa ra được những hạn chế nổi bật, tồn tại đến thời
điểm này. Dựa vào đó, em xin đề xuất một số ý kiến trên tinh thần xây dựng nhằm
hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu do năng
lực và thời gian có hạn, có thể không tránh được một số sai sót nên mong thầy cô,
bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện nhất

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (đồng chủ
biên) (2017), Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán, NXB trường Đại học Kinh tế quốc
dân.
2. Auditing- An intergrated approach- Alvin A.Arens, James K.Loebbecke, 1988
3. Arens A, R. Elder, and M.Beasley (2014), Auditing and Assurance Services: An
Intergrated Approach, edition, Pearson Inc.
4. Chính Phủ (30/03/2004), Nghị Định của Chính phủ số 105/2004/NĐ-CP về
Kiểm toán viên độc lập, Hà Nội.
5. Quốc Hội (2011), Luật kiểm toán độc lập, số 67/2011/QH12, Căn cứ Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Hà Nội.
6. Bộ Tài Chính (04/12/2013), Thông tư số 183/2013/TT – BTC về kiểm toán độc
lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng, Hà Nội
6. Chính Phủ (01/07/2016), Nghị định của Chính phủ số 84/2016/NĐ – CP về tiêu
chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp
thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, Hà Nội
7. Bộ Tài Chính (04/12/2013), Thông tư số 183/2013/TT – BTC về kiểm toán độc
lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng, Hà Nội
8. THS Đào Thị Hằng – Đại học tài chính – Quản trị kinh doanh (20/08/2016) Phát
triển lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam https://tapchitaichinh.vn/nghien-
cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-linh-vuc-kiem-toan-doc-lap-tai-
viet-nam-
110341.html?fbclid=IwAR10dXrLyN5_MxoayXL8TEf8qJVcXfu2mq2zGh9e
zHEvLQ-IUUHkKTHqVpY – Truy cập ngày 28/2/2021
9. http://www.vacpa.org.vn/Default.aspx
10. Mô hình các hãng kiểm toán quốc tế - 12/09/2014
http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4741 - Truy cập ngày
1/4/2021
11. Danh sách 30 công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán doanh nghiệp niêm
yết – 09/02/2020 https://tranbau.com/ds-30-cong-ty-duoc-chap-thuan-kiem-
toan-dnny-nam-2020/ - Truy cập ngày 4/4/2021

34

You might also like