You are on page 1of 15

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................2
1.1. Tổng quan ngành Kế toán – Kiểm toán........................................................................2
1.1.1. Kế toán là gì..........................................................................................................2
1.1.2. Kiểm toán là gì......................................................................................................3
1.2. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0...........................................................................4
1.2.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp.............................................................4
1.2.2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.........................................................................5
Chương 2: Cơ hội và thách thức dành cho ngành Kế toán – Kiểm toán trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0...........................................................................................................................6
2.1. Những cơ hội dành cho ngành Kế toán – Kiểm toán.......................................................6
2.2. Thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho Kế toán – Kiểm toán.........7
KẾT LUẬN...............................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................12

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Lịch sử các giai đoạn cách mạng công nghiệp...............................................................5
Hình 2. Các thế hệ kiểm toán 1.0 đến 4.0...................................................................................7
BÀI LÀM

MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân
đang làm thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến Việt Nam,
cả tác động tích cực và bất lợi. Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách
thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến
hơn và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện
đại. Trong trường hợp ngược lại, khoảng cách phát triển với các nước đi trước sẽ tiếp
tục gia tăng.

Bên cạnh đó, CMCN 4.0 khiến nhiều ngành nghề có thể sẽ bị ảnh hưởng do quá trình
tự động hóa đang tăng tốc ở các nước phát triển, trong đó ngành kế toán – kiểm toán
cũng chịu nhiều ảnh hưởng nhất định. CMCN 4.0 không đơn thuần có sự đột phá về
công nghệ máy móc, hệ thống thông minh, sự kết nối nhiều phương diện hoạt động,
mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Làn sóng của những đột phá xa hơn trong các
lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gencho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái
tạo tới tính toán lượng tử. Cuộc cách mạng mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh
đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên toàn cầu... Từ cuộc cách
mạng này nhờ vào sự sáng tạo của con người sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của đầu tư,
năng suất và mức sống gia tăng. Do vậy tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo nghề
nói chung và nghề kế toán nói riêng cần có sự đổi mới để bắt nhịp với công cuộc cách
mạng 4.0.

Và bài viết này em nghiên cứu về những cơ hội và thách thức mà CMCN 4.0 đặt ra
cho ngành kế toán – kiểm toán.

1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1.1. Tổng quan ngành Kế toán – Kiểm toán
1.1.1. Kế toán là gì

Kế toán là việc đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính và phi tài chính về các
thực thể kinh tế như các doanh nghiệp và tập đoàn. Kế toán, vốn được gọi là "ngôn
ngữ kinh doanh", đo lường kết quả hoạt động kinh tế của một tổ chức và chuyển tải
thông tin này đến nhiều người dùng, bao gồm các nhà đầu tư, chủ nợ, ban quản
lý và các cơ quan quản lý. Kế toán giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tài chính
bằng cách thu thập, theo dõi, sửa chữa và truyền đạt vị trí tài chính của công ty. Họ ghi
lại các giao dịch, biên dịch và phân tích dữ liệu, thực hiện kiểm toán, hỗ trợ ngân sách
và dự báo tài chính, tính thuế và báo cáo các phát hiện của họ cho quản lý và các thực
thể khác, chẳng hạn như IRS hoặc nhà đầu tư. Những người hành nghề kế toán được
gọi là kế toán viên. Thuật ngữ "kế toán" và "báo cáo tài chính" thường được sử dụng
như những từ đồng nghĩa.

Ngày nay có rất nhiều khái niệm về kế toán nhưng nhìn chung đều xoay quanh quan
điểm sau:

 Kế toán liên quan đến 3 đối tượng: người làm kế toán, người sử dụng thông tin
kế

toán và các hoạt động kinh doanh.

 Mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh cho người
sử

dụng, phục vụ quá trình ra quyết định của đối tượng này.

 Về mặt kĩ thuật, người làm kế toán cần thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin
về

kết quả của các nghiệp vụ kinh tế.

 Sản phẩm trực tiếp của kế toán là các báo cáo kế toán về tình hình tài chính, kết

quả kinh doanh, lưu chuyển tiền...của doanh nghiệp.

2
Kế toán được chia thành hai loại:

 Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh
doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể
xã hội, các tổ chức nhà nước...
 Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục
tiêu chính là kinh doanh sinh lời.

Qua các phân tích về khái niệm, vai trò và phân loại của kế toán, có thể khẳng định
việc nghiên cứu, học tập kế toán không chỉ dành riêng cho sinh viên chuyên ngành kế
toán. Hiểu biết về bản chất, tầm quan trọng, quy trình vận hành cũng như hạn chế của
thông tin kế toán là cần thiết và đem lại lợi ích thiết thực đối với tất cả sinh viên khối
kinh tế và quản trị kinh doanh nói chung. [1]

1.1.2. Kiểm toán là gì

Thuật ngữ kiểm toán thường đề cập đến trong các báo cáo tài chính. Công việc của
kiểm toán là kiểm tra đánh giá khách quan và xác minh tính trung thực của những báo
cáo tài chính bởi một cơ quan độc lập để đảm bảo rằng tất cả các sổ sách tài khoản
được thực hiện một cách công bằng và không có sự xuyên tạc hoặc gian lận. Việc
kiểm toán có thể được thực hiện nội bộ bởi nhân viên của tổ chức hoặc bên ngoài bởi
một công ty kế toán công chứng bên ngoài (CPA).

Kiểm toán được chia thành 3 loại chính bao gồm: Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc
lập và kiểm toán nội bộ.

 Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện
các chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công. Ở thời kỳ trung đại, kiểm
toán nhà nước đã xuất hiện để đối soát tài sản của vua chúa. Qua quá trình phát
triển cho đến nay, kiểm toán nhà nước ở các nước phát triển đều thực hiện chức
năng kiểm toán đơn vị ở khu vực công cộng.
 Kiểm toán độc lập là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo
yêu cầu của khách hàng. Đây là hoạt động đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
Cho đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm ngàn tổ chức kiểm toán độc lập hoạt
động trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính.

3
 Kiểm toán nội bộ là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn
vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Cùng với sự phát triển năng động và
ngày một phức tạp của các nền kinh tế, vai trò và chức năng của kiểm toán nội
bộ trong việc đảm bảo về việc đơn vị có thể kiểm soát một cách hữu hiệu rủi ro
đã dần được công nhận trong tất cả các khu vực kinh tế công, kinh tế tư nhân và
cả các tổ chức phi lợi nhuận.

Kiểm toán có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên tiêu thức
phân loại cơ bản nhất là phân loại theo tổ chức bộ máy. [2]

1.2. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0


1.2.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp

Trong lịch sử, thế giới đã và đang trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Các giai
đoạn phát triển từ công việc thủ công chuyển đổi thành công việc sử dụng máy móc,
công nghệ.

Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 (bắt đầu từ năm 1784) xảy ra khi loài người phát
minh động cơ hơi nước. Nó tác động trực tiếp 63 đến các ngành nghề như dệt may, chế
tạo cơ khí, giao thông vận tải.

Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 (từ năm 1870) đến khi loài người phát minh ra động
cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi
nước.

Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 (từ năm1969) xuất hiện khi con người phát minh ra
bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau. Vệ tinh, máy bay, máy
tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc
cách mạng này.

Cách mạng công nghiệp 4.0 (từ năm 2010) hiện nay là Internet vạn vật (Internet of
Things). Thế giới mà mọi vật đều có thể kết nối qua thiết bị, do đó cách thức thu thập
dữ liệu thay đổi, cách thức lưu trữ dữ liệu thay đổi và kích thước dữ liệu thu thập được
rất lớn. Điều này gây ra nhiều thách thức cho các ngành liên quan như khoa học dữ
liệu, giáo dục, kế toán, kiểm toán,...

4
Hình 1. Lịch sử các giai đoạn cách mạng công nghiệp

1.2.2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Khái niệm công nghiệp 4.0 được xuất phát từ Đức. Điều này không có gì đáng ngạc
nhiên vì Đức sở hữu một trong những ngành sản xuất cạnh tranh nhất trên thế giới và
thậm chí được coi là “nhà lãnh đạo” toàn cầu trong lĩnh vực thiết bị sản xuất. Công
nghiệp 4.0 là một sáng kiến chiến lược của chính phủ Đức có truyền thống hỗ trợ rất
nhiều cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Theo nghĩa này, Công nghiệp 4.0 cũng
có thể được coi là một hành động để duy trì vị trí của Đức là một trong những quốc gia
có ảnh hưởng nhất trong sản xuất tự động và ô tô. Khái niệm cơ bản lần đầu tiên được
trình bày tại hội chợ Hannover vào năm 2011. Kể từ khi được giới thiệu, Công nghiệp
4.0 ở Đức là một chủ đề thảo luận phổ biến trong các cộng đồng nghiên cứu, học thuật
và công nghiệp tại nhiều dịp khác nhau.

5
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự
xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng hữu ích trong xã hội.
[3] Nhờ công nghệ này, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ,
học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm của
các loại người máy thông minh là khả năng làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng
thuế, bảo hiểm… Các ưu điểm này cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử
dụng lao động là người thật hay người máy trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.
[4]

Chung xu thế đó, trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, những yếu tố mà các nước
như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi
dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai,
người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ người máy thông
minh có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông,
giáo dục... Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu từ đại học Oxford [5], có khoảng
47% các công việc tại Mỹ có thể bị mất trong vòng hai thập niên tới. Theo báo cáo của
Shelly Palmer và đồng sự [6], ngành kế toán được xếp trong nhóm 5 ngành nghề có
thể tự động hóa trong tương lai. Như vậy, nhân sự làm việc trong lĩnh vực kế toán
kiểm toán cần thiết phải có các kiến thức và kỹ năng thích hợp để thích nghi với các
thay đổi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương 2: Cơ hội và thách thức dành cho ngành Kế toán – Kiểm toán
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2.1. Những cơ hội dành cho ngành Kế toán – Kiểm toán
 Mở rộng thị trường

Thành tựu của cuộc CMCN 4.0 với hệ thống mạng không dây, dữ liệu số hóa giúp
công việc kế toán – kiểm toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Kế toán –
kiểm toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện công việc kế toán – kiểm toán ở bất
cứ đất nước nào trên toàn thế giới. Ngược lại, bất cứ kế toán – kiểm toán viên ở
quốc gia được chấp nhận hành nghề ở Việt Nam đều có thể thực hiện công việc kế
toán – kiểm toán của doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam.

 Tiết kiệm công sức và thời gian nhằm nâng cao năng suất lao động

6
Nghề kế toán sẽ giảm bớt được công sức và thời gian cho những công việc đơn
giản trước đây vẫn phải làm thủ công. Hiện nay trong tác nghiệp kế toán - tài
chính, các nhân viên kế toán đang dành 66% thời gian cho việc xử lý chứng từ,
trong khi mô hình lý tưởng chỉ là 11% [7]. Hình 2 cho thấy các thế hệ kiểm toán
khác nhau, với kiểm toán thế hệ 2.0 đại diện cho các công cụ được sử dụng đa diện
nhất là Excel, ở thế hệ 4.0 kiểm toán trở thành tự động hóa và có nhiều công nghệ
hiện đại như thiết bị RFID, GPS và IoT. Do đó, có thể dễ dàng nhận thấy rằng cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tác động lớn đến ngành kiểm toán.

Hình 2. Các thế hệ kiểm toán 1.0 đến 4.0

Việc ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 đã giúp nâng cao nhiều lần năng
suất làm việc của các kế toán, kiểm toán viên. Hiện nay, một DN lớn có thể có hàng
chục kế toán thì trong tương lai sẽ chỉ cần rất ít số lượng nhân viên kế toán. Tương tự
với ngành kiểm toán, một công ty kiểm toán hiện nay tại một thời điểm làm dịch vụ
kiểm toán cho 10 DN thì trong tương lai có thể kiểm toán đồng thời cho 100 DN. Việc
cải thiện năng suất lao động giúp DN hay người làm dịch vụ kế toán, kiểm toán chỉ
phải thuê ít lao động hơn mà vẫn tăng doanh số do phục vụ được nhiều khách hàng
hơn. Ví dụ như đối với công cụ phân tích chỉ báo. Tại KPMG và Deloitte là hai DN
kiểm toán đã sử dụng một công cụ phân tích dự báo (preditive analytics) để phân tích
khối lượng khổng lồ dữ liệu kế toán, giúp nhanh chóng khoanh vùng và tập trung phân
tích những khu vực số liệu có vấn đề, thay vì việc chọn mẫu như cách làm truyền
thống. Công nghệ này giúp tăng chất lượng kiểm toán, đồng thời giảm thời gian thực
hiện xuống hàng chục lần. Công ty kiểm toán PwC cũng đang sử dụng tự động hóa
quy trình bằng robot (Robotic Process Automation) cho công tác kiểm toán. Theo
PwC, khoảng 45% công việc có thể được thực hiện tự động bởi robot, giúp tiết kiệm
khoảng 2 nghìn tỷ USD toàn cầu [8].

7
2.2. Thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho Kế toán –
Kiểm toán
Sự hiện diện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại những thay đổi để điều
chỉnh công việc cho con người, máy móc, công nghệ và quy trình trong các lĩnh vực
chuyên nghiệp khác nhau, bao gồm cả nghề kế toán. Cuộc cách mạng công nghiệp đòi
hỏi nghề kế toán để thích ứng với sự phát triển trong công nghệ thông tin và dữ liệu
lớn. Đối mặt với kỷ nguyên công nghiệp mới nhất hiện nay, sự phát triển của nền kinh
tế kỹ thuật số đã mở ra những khả năng mới trong khi đồng thời tăng rủi ro. Những
thay đổi này có tác động đáng kể đến sự phát triển kế toán.

Trong kỷ nguyên này, sự phát triển công nghệ và đổi mới dường như đang chạy đua
với thời gian. Những đổi mới mới khuyến khích việc tạo ra các thị trường mới và thay
đổi sự tồn tại của các thị trường cũ. Các máy móc và robot thông minh hiện đang đảm
nhận nhiều vai trò và dường như thống trị thế giới. Trong cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 có một sự thay đổi phi thường trong các lĩnh vực khoa học và nghề nghiệp khác
nhau. Do đó đòi hỏi cách kế toán vận hành cần phải được thay đổi để cải thiện chất
lượng dịch vụ và mở rộng toàn cầu thông qua giao tiếp trực tuyến và sử dụng điện toán
đám mây. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và các phát triển công nghệ như bây giờ, dòng
thông tin đang chạy rất nhanh, công nghệ Internet đã thay đổi quan điểm của một
người về việc nhận thông tin, bao gồm cả trong thế giới kế toán kinh doanh. Phát triển
công nghệ thay đổi kinh doanh, để không cần nhiều nguồn nhân lực trong kinh doanh,
bao gồm cả nhân viên kế toán. Vấn đề này trong nghề kế toán đánh giá thấp về tác
động của công nghệ về công việc của kế toán viên. Đây là một thách thức đáng gờm
phải được trả lời.

Sự vướng mắc trong áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam – VAS (gồm 26 chuẩn mực) mặc dù đã được xây dựng theo các chuẩn mực kế
toán quốc tế (IAS) và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế cũng như tình hình doanh
nghiệp Việt Nam, tuy nhiên, giữa VAS và IAS/IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế) hiện nay vẫn còn một khoảng cách đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình hội nhập của kế toán, kiểm toán Việt Nam. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 hệ thống
này được biểu hiện cụ thể ở nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính lập theo IFRS
được đánh giá theo giá trị hợp lý hoặc giá trị có thể thu, nhưng lập theo VAS lại ghi là

8
theo giá gốc. Điều này làm cho giá trị tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp chưa
phản ánh đúng như diễn biến thực tế của thị trường. [8]

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ là một tín hiệu cho kỷ nguyên tự động
hóa/số hóa. Điều này có nghĩa là vai trò của công nghệ bắt đầu thay đổi quyền kiểm
soát công việc thường được thực hiện bởi con người. Tiềm năng của công nghệ để
thay thế vai trò của nghề kế toán chỉ là vấn đề thời gian. Vai trò của kế toán sẽ là chiến
lược và tư vấn. Do đó, kế toán cần phải đòi hỏi có chứng chỉ, ví dụ như thông thạo
công nghệ, để họ có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh. Một kế toán viên cũng
phải có một chiến lược, bao gồm làm chủ các kỹ năng mềm cả kỹ năng giao tiếp và kỹ
năng nội bộ cá nhân, kỹ năng hiểu biết kinh doanh và kỹ năng kỹ thuật để có thể trả lời
những thách thức của kỷ nguyên kỹ thuật số này. Một kế toán viên phải nhận thức
được sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bằng cách nhìn thấy những cơ
hội tồn tại. Những thay đổi trong thời đại là không thể tránh khỏi. Do đó, bạn phải
luôn có khả năng kiểm soát phản ứng và thái độ của mình đối với những thay đổi này
để bạn có thể tiến về phía trước với thời đại. Trong lĩnh vực kế toán, những thách thức
khác nhau đi kèm với sự xuất hiện của kỷ nguyên kỹ thuật số không thể bỏ qua, chúng
phải được nghiên cứu đúng cách để xác định thái độ để vượt qua chúng. Thông thạo
công nghệ là một trong những chìa khóa để đối mặt với những thách thức trong thời
đại này.

Trong 5 năm tới khi công nghệ 5G trong các thiết bị viễn thông đã được áp dụng đầy
đủ, truy cập internet ở tốc độ Gigabit mỗi giây và phần cứng và con người được kết
nối với nhau bằng IoT hoặc IoP, sẽ thay đổi vai trò của kế toán được thay thế bằng
công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) và robot trong việc thực hiện công việc cơ bản của kế
toán, cụ thể là ghi lại các giao dịch, xử lý giao dịch, phân loại giao dịch, tự động hóa
báo cáo tài chính cũng như phân tích các báo cáo tài chính này một cách độc lập mà
không cần sự can thiệp của con người. Mô hình tự quản lý các chức năng cơ bản của
kế toán tất nhiên là tăng hiệu quả và hiệu quả của công việc và kết quả được biết ngay
lập tức (thời gian thực).

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật còn hạn chế. Ở Việt Nam, công tác kế
toán, kiểm toán hiện nay chủ yếu được thực hiện trên hồ sơ, giấy tờ. Trong khi CMCN
4.0 lại chuyển hóa toàn bộ các dữ liệu đó thành thông tin điện tử, vừa đa dạng, vừa khó
9
nắm bắt. Do vậy, về lâu dài, nếu kế toán viên, kiểm toán viên không am hiểu về công
nghệ, sẽ khó khăn trong thực hiện các công việc chuyên môn. Thực tế cho thấy, kiến
thức, sự hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kế toán viên, kiểm
toán viên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều; Công tác đào tạo cũng chỉ
mới dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức nền, chưa chuyên sâu, đa ngành, nhất là đối
với những kiến thức mang tính đặc thù công nghệ, bảo mật và trí tuệ nhân tạo. [8]

Trích dẫn từ Tạp chí Kế toán và Kinh doanh Quốc tế [9] đã đề cập đến bốn bậc kế toán
phải đối mặt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể là:

 Nhận thức: Nhận thức rằng cuộc cách mạng công nghiệp đã sinh ra những cơ
hội hoặc cơ hội mới. Cơ hội này phát sinh để phát triển các doanh nghiệp mới
chưa từng tồn tại trước đây, ví dụ như Đức là quốc gia khởi nguồn có 80% các
công ty sẵn sàng thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hoặc Trung Quốc
nhận ra rằng phát triển là cần thiết trong khía cạnh kiến thức và mục tiêu đầu tư
60% vào lĩnh vực này. Không chỉ hai quốc gia này, mà nhiều quốc gia đã ở giai
đoạn đầu của việc phổ biến thông tin, sau đó sẽ phát triển sâu hơn để thực hiện
một cuộc cách mạng toàn diện 4.0.
 Giáo dục: Các nhà quản lý hoặc giáo dục của chính phủ và giáo dục được yêu
cầu để có thể tạo ra một chương trình giảng dạy phù hợp với sự phát triển của
kết nối kỹ thuật số, chẳng hạn như đào tạo mã hóa, quản lý thông tin giữa một
số chương trình và nền tảng khác nhau hoặc triển khai kế toán theo thời gian
thực nhắm vào tất cả các bộ phận và tổ chức của công ty bao gồm cả cổ đông.
 Phát triển chuyên môn: Cải thiện hiệu suất của nghề kế toán và các chương
trình hỗ trợ phát triển bằng cách thực hiện các bài tập thảo luận trực tuyến và
trực tiếp và đánh giá tác động đến khả năng của nghề kế toán trong tương lai.
 Áp dụng các tiêu chuẩn cao (Tiếp cận): Vì kế toán được yêu cầu phải có quyền
kiểm soát tối đa đối với dữ liệu kết quả, trong đó dữ liệu vật lý hoặc thông tin
thường thu được dưới trách nhiệm của các kỹ sư để mối quan hệ làm việc giữa
kế toán và kỹ sư phải hoạt động hoà hợp để dữ liệu kế toán và thông tin được
duy trì đúng cách.

10
Kế toán trong quan điểm của cuộc cách mạng công nghiệp không còn là 'người giữ sổ
sách' mà đang mở rộng sang những điều mới có thể không chạm vào các khía cạnh tài
chính.

11
KẾT LUẬN
Các công nghệ mới nổi chắc chắn sẽ thay thế một số nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà chúng
ta hiện đang làm. Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi liệu robot có đảm nhận công việc
của Kế toán – Kiểm toán hay không phụ thuộc vào sự sẵn sàng thích nghi và phát triển
cùng với công nghệ. Khi tự động hóa ngày càng trở thành hiện thực, vai trò của một kế
toán viên sẽ chuyển thành vai trò tư vấn đòi hỏi năng lực phân tích, giải thích và sử
dụng sản lượng được sản xuất bởi các công nghệ này và đưa vào các quyết định hoạt
động và chiến lược. Kiểm toán viên sẽ không bị xóa bỏ bởi sự gia tăng của AI và
Blockchain mà thay vào đó các công nghệ này sẽ tạo ra cơ hội để tăng cường thực hiện
kiểm toán và dành nhiều thời gian hơn để phân tích dữ liệu và cung cấp phản hồi và
khuyến nghị chất lượng, giá trị gia tăng cho khách hàng.

Tất cả những tiến bộ công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn đầu, tuy nhiên tác động mà
nó dự kiến sẽ tạo ra không thể bỏ qua. Những gì kế toán và kiểm toán viên cần làm là
chuẩn bị và trang bị cho mình cho tương lai. Để duy trì tính cạnh tranh, chúng ta cần
phát triển và áp dụng một tư duy sáng tạo. Chúng ta cần cảnh giác với những thay đổi
công nghệ này, đầu tư và cam kết học hỏi liên tục để cải thiện trí thông minh và giải
pháp kỹ thuật số của chúng ta.

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu song do trình độ và thời gian có hạn mà đặc biệt
cách mạng công nghiệp 4.0 là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và biến động liên tục nên
tiểu luận không tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý thầy cô trong Hội đồng cảm
thông và cho ý kiến để em nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian tới.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trường Đại học Kinh tế quốc dân , "Tổng quan về Kế toán," [Online]. Available:
http://eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao%20trinh/02_NEU_ACC202_Bai1_v1.0013
107218.pdf. [Accessed 20 April 2022].

[2] Trường Đại học Kinh tế quốc dân, "Phân loại kiểm toán," [Online]. Available:
http://eldata2.neu.topica.vn/TXKTKI03/Giao%20trinh/04_NEU_TXKTKI03_Bai2_v1
.0015105212.pdf. [Accessed 20 April 2022].

[3] Georgios Petropoulos, "Do we understand the impact of artiicial intelligence on,"
[Online]. Available: https://www.bruegel.org/2017/04/do-we-understand-the-impact-
of-artiicialintelligence-on-employment/. [Accessed 21 April 2022].

[4] D. a. R. P. Acemoglu, "Robots and Jobs: Evidence from Us Labor," March 2017.
[Online]. Available: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2941263.
[Accessed 21 April 2022].

[5] Carl Benedikt Frey and Michael A. Osborne, "The future of employment: how
susceptible are jobs to computerization?," [Online]. Available:
http://www.oxfordmartin.ox.ac.uk/downloads/academic/The_Future_of_Employment.
[Accessed 21 April 2022].

[6] Shelly Palmer, "The 5 Jobs Robots Will Take First," [Online]. Available:
https://www.shellypalmer.com/2017/02/5-jobs-robots-will-take-first. [Accessed 21
April 2022].

[7] Osmond Vitez, D. M, "Manual Accounting Vs. Computerized Accounting," 2015.


[Online]. Available: smallbusiness.chron.com/manual-accounting-vs-computerized-
accounting-4019.html. [Accessed 15 April 2022].

[8] "Ngành kế toán trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0," 17 February 2022.
[Online]. Available: https://kinhtevadubao.vn/nganh-ke-toan-trong-boi-canh-cach-
mang-cong-nghiep-40-21400.html. [Accessed 22 April 2022].

[9] Katherine Christ, Roger Leonard Burritt, "Industry 4.0 and environmental accounting:
a new revolution?," December 2016. [Online]. Available: Burritt_et_al-2016-
Asian_Journal_of_Sustainability_and_Social_Responsibility.pdf. [Accessed 21 April
2022].

[10] Jun Dai and Miklos A. Vasarhelyi, "Imagineering Audit 4.0," Journal of Emerging
Technologies in Accounting:, 2016.

[11] Lê Thị Thu Hương , "Giải pháp liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo kế toán, kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0," [Online].
Available:
https://www.researchgate.net/profile/Dang-Thu-Ha/publication/351710216_Nghien_c
uu_de_xuat_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_lua_chon_chuyen_nganh_ke_toan_cua_
nguoi_hoc_Dang_Thu_Ha_Dang_Thao_Hien/links/60a5e42a299bf10613413192/

13
Nghien-cuu-de-xuat-cac-yeu-to-anh-h. [Accessed 17 April 2022].

14

You might also like