You are on page 1of 13

Họ và tên: Đào Anh Tuấn Mã sinh viên: 2073402010872

Khóa/Lớp: (tín chỉ) 5802.1LT2 (Niên chế): CQ58/02.03


STT: 24 ID phòng thi: 582-058-1210
Ngày thi: 14/12/2021 Giờ thi: 9h15

BÀI THI MÔN: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

Hình thức thi: Tiểu luận

Mã đề: 04/2021 Thời gian thi: 2 ngày

Tên đề tài: Hệ thống Tài chính – Vai trò trong huy động nguồn lực tài chính của
doanh nghiệp.

BÀI LÀM
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
PHẦN 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH .................................. 2
1.1.Khái niệm hệ thống tài chính: ................................................................................. 2
1.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống tài chính: ........................................................................ 2
1.2.1. Thị trường tài chính: ........................................................................................ 2
1.2.2. Các trung gian tài chính: ................................................................................. 2
1.2.3. Cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật của hệ thống tài chính: .............................. 3
1.3. Chức năng của hệ thống tài chính: ........................................................................ 4
1.3.1. Chức năng 1: Cung cấp các phương tiện để chuyển dịch các nguồn tài chính
theo thời gian giữa các chủ thể và trong phạm vi toàn cầu: ...................................... 4
1.3.2. Chức năng 2: Hệ thống tài chính cung cấp các phương tiện để quản lý rủi ro:
................................................................................................................................... 4
1.3.3. Chức năng 3: Hệ thống bù trừ và thanh toán: ................................................. 5
1.3.4. Chức năng 4: Tập trung nguồn vốn và đa dạng hóa sở hữu:........................... 5
1.3.5. Chức năng 5: Cung cấp thông tin: ................................................................... 5
1.3.6: Chức năng 6: Quản lý các vấn đề xung đột về lợi ích: ................................... 6
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ
TRONG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ............... 7
2.1. Thực trạng hệ thống tài chính Việt Nam: .............................................................. 7
2.2 Huy động nguồn lực tài chính của doanh nghiệp: .................................................. 7
2.2.1. Thực trạng các doanh nghiệp tại Việt Nam:.................................................... 7
2.2.2. Vai trò của hệ thống tài chính trong huy động nguồn lực tài chính của doanh
nghiệp: ....................................................................................................................... 8
2.3. Nhận định cá nhân: ................................................................................................ 9
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 10
MỞ ĐẦU
Hiện nay vấn đề phát triển kinh tế là một vấn đề rất cần thiết, tất yếu của mỗi quốc
gia. Nắm vững lý thuyết tài chính nhằm giúp cho các chủ thể có được các quyết định tài
chính tốt nhất, các quyết định luôn được thực hiện trong môi trường của một hệ thống
tài chính, tức là việc phân bổ các nguồn lực tài chính sẽ được thực hiện trong quá trình
vận hành của một hệ thống tài chính, trong đó ở cùng 1 thời điểm sẽ có rất nhiều khả
năng và các điều kiện ràng buộc đối với người ra các quyết định. Hệ thống tài chính phát
triển lành mạnh, bền vững, ổn định – đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và người gửi
tiền là mục tiêu chính của nhiều quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, ta không thể không
nhắc đến vai trò của hệ thống tài chính cụ thể trong việc huy động nguồn lực tài chính
của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay khi chúng ta đang phải đối mặt
với một thách thức lớn đó chính là đại dịch COVID-19. Tình hình dịch bệnh kéo dài
phức tạp đã làm ảnh hưởng tới không ít doanh nghiệp và nền kinh tế của nhiều quốc gia
trên toàn thế giới. Trong tình thế ấy, vai trò huy động nguồn lực tài chính của doanh
nghiệp của hệ thống tài chính càng trở nên rõ ràng và nổi bật hơn bao giờ hết.

Với phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp phân tích, tổng
hợp số liệu các năm gần đây tại Việt Nam để nắm được thực trạng các mặt tích cực và
hạn chế trong hệ thống tài chính của nước ta cũng như vai trò huy động nguồn lực tài
chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao và góp phần cải
thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo cho sự tăng trưởng của thị trường được bền vững
nhất của toàn bộ người dân.

Kết cấu chính của tiểu luận: Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, kết cấu của bài tiểu luận bao gồm 2 phần chính:

- Phần 1: Lý thuyết cơ bản về hệ thống tài chính.

- Phần 2: Thực trạng hệ thống tài chính Việt Nam và vai trò của hệ thống tài chính trong
huy động nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

1
PHẦN 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
1.1.Khái niệm hệ thống tài chính:
Hệ thống tài chính là một tổng thể bao gồm các thị trường tài chính, các định chế
tài chính trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lý - kỹ thuật và các tổ chức quản lý giám sát và
điều hành hệ thống, các phân hệ tài chính, để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính theo
thời gian và không gian một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. [1, tr.64]

1.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống tài chính:


1.2.1. Thị trường tài chính:
Thị trường tài chính là thị trường để mua bán các tài sản tài chính nhằm chuyển
dịch vốn từ người có khả năng cung ứng vốn sang người cần vốn. Do sự đa dạng của các
tài sản tài chính và các phương thức hoạt động mua bán trên thị trường nên trên thế giới
cũng xuất hiện nhiều loại thị trường khác nhau. Có thị trường, việc mua bán các tài sản
tài chính được thực hiện tại một địa điểm cụ thể. Bên cạnh đó, có những thị trường không
có một không gian chuyên biệt như các thị trường trao tay, thị trường không chính thức.
Loại thị trường chuyên mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn là thị trường tiền tệ. Bên
cạnh đó, thị trường vốn là thị trường mua bán các tài sản tài chính trung và dài hạn.

Các tài sản tài chính trên thị trường cũng rất đa dạng, như tín phiếu, trái phiếu của
các doanh nghiệp, của Chính phủ, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Đặc biệt với sự xuất
hiện của các công cụ phái sinh như các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, các quyền
chọn, Swap... càng làm tăng thêm sự lựa chọn của các nhà đầu tư, đầu cơ trên thị trường.

1.2.2. Các trung gian tài chính:


Các tổ chức tài chính trung gian có hoạt động chủ yếu là cung cấp các dịch vụ và
các sản phẩm tài chính cho khách hàng để đảm bảo các hoạt động giao dịch của họ thuận
lợi và hiệu quả hơn so với việc tự thực hiện trên thị trường tài chính. Các tổ chức tài
chính trung gian chủ yếu là các ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm,
các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư... Sản phẩm của các trung gian tài chính này rất

2
khác nhau như: các tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, các hợp đồng tín dụng, các
chứng chỉ đầu tư, các hợp đồng bảo hiểm,...

Các tổ chức tài chính trung gian, thông qua cung cấp các sản phẩm của mình cho
các nhà đầu tư, các hộ gia đình, những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội như tiền tiết
kiệm của các gia đình, vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế... sẽ được tập trung
qua kênh các trung gian tài chính này để cung ứng vốn cho những người cần vốn. Như
vậy, với phương thức chu chuyển vốn gián tiếp, những nguồn vốn “nhàn rỗi” trong nền
kinh tế sẽ được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn nhờ tính chuyên nghiệp và khả năng
phân tán rủi ro cao. [1, tr.66 - 67]

1.2.3. Cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật của hệ thống tài chính:


Cơ sở hạ tầng pháp lý tài chính là toàn bộ các quy định về pháp lý, kế toán, các
hoạt động giao dịch và thanh toán, các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của những
chủ thể tham gia vào hệ thống tài chính.

+ Các quy định về giao dịch: Các quy định này do nhà nước ban hành và thường được
ban hành thành luật. Các quy định này xác định các quy trình thủ tục giao dịch có tính
chất chuẩn mực để từ đó tạo thuận lợi cho giao dịch, trao đổi đúng luật với chi phí thấp.

+ Hệ thống kế toán: Để các thông tin tài chính được sử dụng có hiệu quả thì chúng phải
trình bày theo một tiêu chí đảm bảo yêu cầu có tính chuẩn mực. Hệ thống kế toán phải
phát triển để đáp ứng yêu cầu này. Hệ thống kế toán được coi là một trong những bộ
phận quan trọng nhất trong cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính.

+ Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào quá
trình phân bổ nguồn lực tài chính, như: Luật Ngân sách nhà nước, luật chứng khoán, các
luật thuế,...

3
+ Hệ thống Tài chính cũng không thể thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như: Hệ thống máy
tính, phần mềm đồng bộ và hiện đại, hệ thống trụ sở, thiết bị,... phục vụ cho hoạt động
của hệ thống tài chính trong phân bổ các nguồn lực tài chính. [1, tr.68]

1.3. Chức năng của hệ thống tài chính:


1.3.1. Chức năng 1: Cung cấp các phương tiện để chuyển dịch các nguồn tài chính
theo thời gian giữa các chủ thể và trong phạm vi toàn cầu:
Hệ thống tài chính tạo thuận lợi cho việc luân chuyển dòng vốn theo thời gian để
đạt đến những mục tiêu của các chủ thể nhất định. Hệ thống tài chính cung cấp các
phương tiện để luân chuyển vốn theo thời gian trong các trường hợp như: Tiền tiết kiệm
của các gia đình được đầu tư vào các khoản gửi tiết kiệm, các hợp đồng bảo hiểm, mua
các chứng khoán trên thị trường tài chính để trong tương lai sẽ nhận được những khoản
thu nhập lớn hơn. Nhờ hoạt động của hệ thống tài chính, các doanh nghiệp có thể dễ
dàng nhận được nguồn tài trợ để thực hiện các dự án đầu tư của mình nhằm thu được lợi
nhuận trong tương lai. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển đa dạng, phức tạp thì
vai trò của hệ thống tài chính càng trở nên quan trọng để thực hiện chức năng luân chuyển
vốn theo những thời gian và không gian nhất định.

1.3.2. Chức năng 2: Hệ thống tài chính cung cấp các phương tiện để quản lý rủi
ro:
Với những mô hình và phương pháp tính toán khoa học mà lý thuyết tài chính
đưa ra có thể cho phép các gia đình, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư lựa chọn giữa chấp
nhận rủi ro hay cần phải chuyển giao phân tán rủi ro. Sự xuất hiện của các công ty bảo
hiểm - những nhà quản lý rủi ro chuyên nghiệp cũng cho phép các gia đình, các nhà đầu
tư lựa chọn các phương án khác nhau để quản lý và chuyển giao rủi ro trong cuộc sống
và hoạt động đầu tư.

Sự phát triển của hệ thống tài chính và các công cụ tài chính càng đa dạng phong
phú, đặc biệt là các công cụ phái sinh (Hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn

4
mua, quyền chọn bán, Swap) càng tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư trong hoạt
động đầu tư, quản lý vốn, tài sản và quản lý rủi ro.

1.3.3. Chức năng 3: Hệ thống bù trừ và thanh toán:


Đây là một chức năng quan trọng của hệ thống tài chính, nhờ đó các chủ thể có
thể thực hiện thanh toán tiền mua bán hàng hoá và dịch vụ một cách dễ dàng và hiệu quả.
Với sự xuất hiện của tiền giấy, sự phát triển của các công cụ khác bên cạnh tiền giấy như
séc, thẻ tín dụng, tiền điện tử, các phương thức chuyển tiền làm cho hiệu quả của hệ
thống thanh toán ngày càng tăng.

Sự phát triển của các định chế tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng trên phạm
vi toàn cầu và các công cụ, các phương thức giao dịch, thanh toán và bù trừ lẫn nhau
ngày càng đa dạng và phong phú giúp cho hoạt động thanh toán, bù trừ thanh toán ngày
càng thuận lợi, và chi phí thấp.

1.3.4. Chức năng 4: Tập trung nguồn vốn và đa dạng hóa sở hữu:
Hệ thống tài chính tạo ra các cơ chế hoạt động khác nhau (như thị trường tài chính,
các tổ chức tài chính trung gian) để tập trung vốn và làm gia tăng giá trị tài sản, các
khoản tiết kiệm của các gia đình, từ đó chuyển hoá các khoản tiền tích luỹ, tiết kiệm
trong dân chúng thành nguồn vốn cung ứng cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, các định chế tài chính và của chính phủ.

Hệ thống tài chính còn tạo cơ hội cho các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động
đầu tư với quy mô lớn, bằng việc cùng chung nhau góp vốn theo các định suất đầu tư
nhỏ phù hợp với khả năng của mình, các quỹ đầu tư sẽ dễ dàng tập trung vốn của các gia
đình làm tăng thêm tính hiệu quả của chức năng tập trung vốn của hệ thống tài chính
bằng việc chia nhỏ các tài sản tài chính thành một số lượng lớn các phần vốn góp.

1.3.5. Chức năng 5: Cung cấp thông tin:


Khi nắm được các thông tin về thị trường chứng khoán và lãi suất thị trường sẽ
tác động đến các gia đình trong việc lựa chọn giữa tiêu dùng và tiết kiệm, lựa chọn các

5
phương án để đầu tư số tiền tiết kiệm này như thế nào. Những thông tin về lãi suất tiền
gửi, lạm phát, các chỉ số chứng khoán, tỷ giá hối đoái... sẽ được đưa ra so sánh, phân
tích giúp cho các gia đình có được những quyết định tài chính khôn ngoan nhất: nên đầu
tư vào thị trường chứng khoán, gửi tiết kiệm ở ngân hàng hay mua vàng, ngoại tệ để dự
trữ... Đối với các doanh nghiệp, giá cả của các tài sản, lãi suất và tình hình thị trường
chứng khoán là các thông tin cần thiết đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để giúp họ
trong việc lựa chọn các dự án đầu tư hoặc lựa chọn các nguồn tài trợ.

Những thông tin kể trên cũng giúp cho chính phủ có những quyết sách đúng đắn
để điều hành sự vận hành của hệ thống tài chính một cách đúng hướng phù hợp với các
quy luật phát triển kinh tế - xã hội, điều hành chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ cho
phù hợp với thực tiễn, xác định chính xác tỷ lệ động viên GDP vào Ngân sách nhà nước
và quản lý sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách.

1.3.6: Chức năng 6: Quản lý các vấn đề xung đột về lợi ích:
Đây là chức năng quan trọng của hệ thống tài chính để cung cấp các phương tiện
giải quyết các vấn đề rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch. Trong thực tế vẫn luôn tồn
tại những vấn đề xung đột về lợi ích làm giảm đi tính hiệu quả của một số chức năng.
Vấn đề mâu thuẫn lợi ích nảy sinh khi các chủ thể trong quá trình liên kết và hợp tác với
nhau thường rất khó và đôi khi không thể kiểm tra và giám sát được các đối tác của mình
và thể hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có thể kể đến rủi ro đạo đức hay lựa chọn đối
nghịch và các xung đột trong quan hệ người sở hữu - người quản lý.

Hệ thống tài chính chỉ có thể được coi là hiệu quả khi mà những vấn đề mâu thuẫn
lợi ích - rủi ro đạo đức, lựa chọn đối nghịch và xung đột người sở hữu - người quản lý
được giải quyết một cách dễ dàng và thoả đáng và tăng khả năng tập trung nguồn vốn,
phân tán, chia sẻ rủi ro và tính chuyên môn hoá cao trong các hoạt động.

6
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ
TRONG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Thực trạng hệ thống tài chính Việt Nam:
Nhìn chung hệ thống tài chính của nước ta vẫn đang thực hiện tốt những chức
năng của mình. Tuy nhiên, gần 7 năm qua, những khó khăn của nền kinh tế cùng với sự
bất ổn của hệ thống tài chính đã bắt đầu xuất hiện. Có thể thấy, các trục trặc kinh tế và
bất ổn tài chính hiện nay giống như nút thắt đan xen, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế
và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính.

Nguyên nhân trực tiếp và quan trọng của thực trạng bất ổn tài chính Việt Nam
hiện nay là thiếu vắng sự giám sát an toàn vĩ mô toàn hệ thống tài chính. Trong thực tế,
đã hình thành không ít các tập đoàn tài chính ngân hàng và tập đoàn tài chính phi ngân
hàng hoạt động đa ngành, phát sinh nhiều giao dịch phức tạp, tiềm ẩn các rủi ro chéo
giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ thống từ sự
bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động cũng như từ các cú sốc bên
ngoài.Phương thức giám sát còn nhiều bất cập, thiên về giám sát tuân thủ mà chưa chú
trọng đúng mức giám sát trên cơ sở rủi ro. Ngoài ra, quyền hạn của các cơ quan giám sát
còn nhiều hạn chế, nhất là thẩm quyền tiếp cận thông tin và chế tài xử lý vi phạm và
giám sát an toàn. Bên cạnh đó còn là những vấn đề và lỗ hổng trong khuôn khổ, chính
sách an toàn vĩ mô, các chính sách, khuôn khổ, các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn
vĩ mô thị trường tài chính nước ta chưa hoàn thiện, khuôn khổ pháp lý cho chính sách an
toàn vĩ mô chưa có, hệ thống chỉ tiêu giám sát an toàn vĩ mô mới đang trong giai đoạn
nghiên cứu triển khai. [2]

2.2 Huy động nguồn lực tài chính của doanh nghiệp:
2.2.1. Thực trạng các doanh nghiệp tại Việt Nam:
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng, cả nước có 85,5 nghìn
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.195,8 nghìn tỷ đồng,
giảm 13,6% về số doanh nghiệp và giảm 16,3% về vốn đăng ký cùng kỳ năm trước. Vốn

7
đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 14 tỷ đồng, giảm
3,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 1.677,2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng
thêm của 32 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào
nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 2.873 nghìn tỷ đồng, giảm 20,2% so với cùng kỳ
năm trước. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45,1 nghìn doanh
nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động
chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể,
tăng 5,9%. Bình quân một tháng có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Có
thể thấy đại dịch COVID-19 đã khiến cho không ít doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó
khăn, phải đối mặt với hàng loạt khó khăn thách thức, trong đó có việc huy động nguồn
lực tài chính. [3]

2.2.2. Vai trò của hệ thống tài chính trong huy động nguồn lực tài chính của
doanh nghiệp:
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phải dối mặt với hàng loạt khó khăn thách
thức như vậy thì vai trò của hệ thống tài chính cụ thể trong việc huy động nguồn lực tài
chính của các doanh nghiệp càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Đầu tiên ta phải nhắc
đến đó là thị trường tài chính, thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền
vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, không
chỉ vậy thị trường tài chính còn giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ
đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ
có lãi thông qua lãi suất cho vay, người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó
hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo thu
nhập và tích lũy cho chính bản thân mình. Tóm lại thị trường tài chính có vai trò thu hút,
huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
Bên cạnh thị trường tài chính đó chính là các trung gian tài chính với vai trò chu chuyển
các nguồn vốn. Các trung gian tài chính huy động vốn đầu tư trong nước bằng cách huy
động nguồn vốn từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và hộ gia đình thông qua phát hành

8
trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi, hợp đồng bảo hiểm với nhiều kỳ hạn khác nhau. Không
chỉ vậy, các trung gian tài chính huy động vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình
thức như tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development
Assistance) để thực hiện cho vay theo các chương trình tín dụng chỉ định của các nhà tài
trợ nước ngoài hay phát hành chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế.

Hệ thống tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch diễn ra hiệu quả. Các
cơ sở hạ tầng về tài chính như hệ thống thanh toán, các quy định của pháp luật, tạo điều
kiện cho các giao dịch tài chính diễn ra một cách hợp pháp, đúng quy trình, hiệu quả, tiết
kiệm thời gian và chi phí. Bằng cách tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin liên
lạc và thanh toán (vệ tinh, cáp quang, máy fax…) mà các chủ thể cung cầu nguồn lực tài
chính có thể dễ dàng gặp nhau và chuyển giao cho nhau nhanh chóng, dễ dàng hơn, tiết
kiệm được các khoản chi phí lớn như chi phí nghiên cứu, chi phí thanh toán, chi phí thu
thập thông tin, chi phí tìm gặp. Không chỉ vậy, với vai trò chủ yếu của mình là dẫn vốn,
hệ thống tài chính giúp chuyển giao các nguồn lực tài chính từ những chủ thể đạt thặng
dư đến những chủ thể thiếu hụt. Thông qua đó huy động mọi nguồn lực sẵn có trong xã
hội kể cả những nguồn lực nhỏ nhất. Bên cạnh đó như ta đã biết, trên thị trường thường
có 2 loại doanh nghiệp là những doanh nghiệp hiệu quả với những dự án tốt và những
doanh nghiệp kém hiệu quả với những dự án xấu. Chính cơ chế thị trường sẽ chọn ra
những doanh nghiệp hiệu quả với những dự án tốt để tài trợ nguồn lực tài chính với mức
giá cả rẻ hơn. Những doanh nghiệp khác nếu muốn huy động được nguồn lực tài chính
lớn với giá rẻ hơn trong xã hội thông qua hệ thống tài chính thì không còn cách nào khác
là phải tiến hành sản xuất kinh doanh hiệu quả và lành mạnh. Có thể nói vai trò của hệ
thống tài chính trong việc huy động nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp là vô cùng
quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ tái định hình doanh nghiệp hậu COVID đầy thách thức.

2.3. Nhận định cá nhân:


Thông qua những số liệu thống kê và phân tích nêu trên, cá nhân em thấy hệ thống
tài chính tại Việt Nam vẫn đang thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình ít nhất cho

9
đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên những giải pháp hạn chế rủi ro hệ thống tài chính tại
Việt Nam vẫn là rất cần thiết, một vài giải pháp mà em nghĩ ra ví dụ như chúng ta nên
tăng cường hoạt động giám sát an toàn hệ thống tài chính, xây dựng mô hình MPIs, xác
định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước theo nguyên
tắc mỗi vấn đề chỉ do một cơ quan phụ trách và các cơ quan có liên quan cần xác định
cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin mang tính pháp lý cho nhau. Bên cạnh đó trong quá
trình thu thập thông tin và hoàn thành tiểu luận cũng đã giúp em có được nhận thức rõ
ràng hơn về vai trò của hệ thống tài chính trong huy động nguồn lực tài chính của doanh
nghiệp là vô cùng quan trọng. Nhờ có hệ thống tài chính mà hoạt động huy động nguồn
lực của các doanh nghiệp có thể diễn ra 1 cách nhanh chóng, an toàn và suôn sẻ.

KẾT LUẬN
Mặc dù các chuyên gia đã chỉ ra nhiều rủi ro, thách thức mà hệ thống tài chính
Việt Nam đang phải đối mặt trước tác động của đại dịch COVID-19 như thiếu vắng sự
giám sát an toàn vĩ mô, những vấn đề và lỗ hổng trong khuôn khổ, chính sách an toàn vĩ
mô,… nhưng không thể phủ nhận nó vẫn đang vận hành tốt và thực hiện các chức năng,
vai trò cơ bản của mình là trung gian các luồng vốn giữa bên tiết kiệm và bên đi vay theo
các cách giúp cải thiện sự tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định tài chính, hay vai trò
trong huy động nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp.. Nhờ có hệ thống tài chính mà
các doanh nghiệp có thể thực hiện huy động nguồn lực tài chính một cách nhanh chóng,
dễ dàng, tiết kiệm và hiệu quả qua đó giúp tiết kiệm nguồn lực và kích thích các doanh
nghiệp sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả hơn để nâng cao năng suất và tạo điều kiện thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS.Phạm Ngọc Dũng và PGS.TS Đinh Xuân Hạng, (2020). Chương 1,


Giáo trình Tài chính Tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

2. PGS.TS.LS. Phan Diên Vỹ - TS. Nguyễn Thị Ngọc Nga - TS. Phan Thị Linh.
(2020). Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro hệ thống tài chính tại Việt Nam,
Tạp chí Công thương, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-
phap-han-che-rui-ro-he-thong-tai-chinh-tai-viet-nam-68074.htm, ngày
20/01/2020.

3. Tổng cục Thống kê (2021). Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội quý III
và 9 tháng năm 2021, Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-
so-lieu-thong-ke/2021/09/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iii-
va-9-thang-nam-2021/, ngày 29/09/2021.

You might also like