You are on page 1of 91

BÀI GIẢNG MÔN

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH & CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
(Financial Markets & Institutions)
TS. TRIỆU KIM LANH
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Financial System
GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Thị Tuyết Hoa (chủ biên) Sách Mishkin (2018)


Sách Madura (2018)
(2016) Chapter 1, pp. 41 – 54
Chương 1, trang 20 – 73 Chapter 1, pp. 01 – 28
Chapter 2, pp. 55 – 76
§ Jeff Madura is presently the SunTrust Bank
Professor of Finance at Florida Atlantic
University. He has written several successful
finance texts, including International Financial
Management
§ Dr. Madura has served as a director for the
Southern Finance Association and Eastern
Finance Association, and he is also former
president of the Southern Finance Association.

• Frederic S. Mishkin is the Alfred Lerner Professor of


Banking and Financial Institutions at the Graduate
School of Business, Columbia University.
• He is also a Research Associate at the National
Bureau of Economic Research, co-director of the U.S.
Monetary Policy Forum, a member of the Squam Lake
Working Group on Financial Reform, and past
president of the Eastern Economics Association.
4
CHƯƠNG 1

1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

1.2. TÀI SẢN TÀI CHÍNH

1.3. CÁC LÝ THUYẾT CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN TRÊN TTTC

1.4. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

1.5. CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH


1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

• 1.1.1. Khái niệm về hệ thống tài chính và sự luân chuyển vốn


trong hệ thống tài chính
• 1.1.2. Chức năng của hệ thống tài chính
• 1.1.3. Các thành phần của hệ thống tài chính
KHÁI NIỆM

Hệ thống tài chính


• Là sự kết hợp của các thị trường, các định chế tài chính, những luật lệ, những quy định và
những kỹ thuật công nghệ thông qua đó các loại hàng hoá được giao dịch như trái phiếu,
cổ phiếu và các chứng khoán khác từ đó lãi suất được quyết định, các dịch vụ tài chính
được tạo ra và cung cấp trên toàn thế giới.

Hay, hệ thống tài chính


• Là một cơ chế mà thông qua đó những khoản vốn vay tiếp cận đến những người cần vay.

Giáo trình: Hệ thống tài chính


• Là tổng thể các bộ phận tài chính với các luồng vận động của các nguồn tài tài chính trong
các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất
định nhằm hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể KT - xã hội.

8
FINANCIAL SYSTEM

• The financial system is the collection of markets, institutions, laws,


regulations, and techniques through which bonds, stocks, and other
securities are traded, interest rates are determined, and financial services
are produced and delivered around the world.
• Hệ thống tài chính bao gồm tập hơp các thị trường tài chính, các định chế tài chính, các luật
lệ, các quy định, và những kỹ thuật mà thông qua đó trái phiếu, cổ phiếu, và những chứng
khoán khác được giao dịch, lãi suất được xác định và các dịch vụ tài chính được hình thành
và cung ứng trên khắp thế giới.

• The financial system is the mechanism through which loanable funds


reach borrowers.
Source: Peter S. Rose (2013)
CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG

Có ba loại thị trường cần thiết trong hệ thống kinh tế toàn cầu:

Thị trường Thị trường Thị trường


các yếu tố hàng hoá tài chính
lao động sản xuất
(factor markets) (product markets) (financial markets)

13
Các loại thị trường trong nền kinh tế toàn cầu
(TYPES OF MARKETS)

Đơn vị sản xuất Đơn vị tiêu dùng

14
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

• Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống tài chính là luân chuyển (move)


những nguồn vốn khan hiếm (scarce loanable funds) từ những
người tiết kiệm sang những người cần vay.
• Thị trường tài chính tạo ra khả năng trao đổi giữa thu nhập hiện tại
cho thu nhập trong tương lai, sự chuyển đổi những khoản tiết kiệm
thành những khoản đầu tư để các sản phẩm, việc làm và thu nhập
có thể tăng trưởng.
Hình: Dòng chảy về vốn thông qua hệ thống tài chính

Nguồn: Mishkin and Eakins (2018, p. 56)


17
CÁC
Vốn TRUNG GIAN
TÀI CHÍNH

Vốn
Vốn
Người cho vay vốn THỊ Người đi vay vốn
1. Hộ gia đình 1. Doanh nghiệp
TRƯỜNG
2. Doanh nghiệp Vốn Vốn 2. Chính phủ
3. Chính phủ
TÀI 3. Hộ gia đình
4. Người nước ngoài CHÍNH 4. Người nước ngoài
Sự phát triển của các giao dịch tài chính
(The Evolution of Financial Transactions)

• Hệ thống tài chính chuyển các khoản tiền khan hiếm từ những
người tiết kiệm và cho vay sang những người muốn vay và đầu tư.
Trong quá trình này, tiền được đổi lấy tài sản tài chính.
• Việc chuyển tiền từ người tiết kiệm sang người vay có thể được
thực hiện theo ba cách khác nhau. Các phương thức chuyển tiền
được gắn nhãn sau: (1) tài chính trực tiếp, (2) tài chính bán trực tiếp
và (3) tài chính gián tiếp.

19
GIAO DỊCH TÀI CHÍNH

Giao dịch tài chính trực tiếp

Giao dịch tài chính bán trực tiếp

Giao dịch tài chính gián tiếp

20
Vốn

Tài sản tài chính


Doanh nghiệp Người cung cấp vốn

Tài chính trực tiếp (direct finance): người đi vay tiền sẽ vay tiền trực tiếp
từ người cho vay trong TTTC bằng cách bán các công cụ tài chính mà thể
hiện quyền truy đòi (claims) dựa trên thu nhập tương lai hoặc tài sản của
người đi vay.

21
Tài sản tài chính Tài sản tài chính
của doanh của doanh nghiệp
nghiệp

Vốn Vốn

Doanh nghiệp Người môi giới Người cung cấp


vốn

Tài chính bán trực tiếp (semidirect finance): trực tiếp vay với sự giúp đỡ
của các nhà môi giới, là những người sẽ giúp tổ chức phát hành trong việc
bán các quyền truy đòi trực tiếp đến những người cho vay => chi phí thông
tin, nghiên cứu thấp hơn, tính rủi ro và tính phù hợp vẫn được yêu cầu.

23
Người
Doanh Tài sản tài chính của cung cấp
Tài sản tài chính
nghiệp vốn
của doanh nghiệp trung gian tài chính

Trung
Vốn Vốn
gian tài
chính

Tài chính gián tiếp (indirect finance): người đi vay tiền sẽ vay tiền gián
tiếp từ người cho vay thông qua các trung gian tài chính (financial
intermediates) cũng bằng cách phát hành các công cụ tài chính thể hiện
quyền truy đòi dựa trên thu nhập tương lai/ tài sản của người đi vay.

25
CHỨC NĂNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

• Chức năng tiết kiệm (savings function).


• Chức năng tích trữ của cải (wealth function).
• Chức năng thanh khoản (liquidity function).
• Chức năng tín dụng (credit function).
• Chức năng thanh toán (payments function).
• Chức năng bảo vệ rủi ro (risk protection function).
• Chức năng điều tiết vĩ mô (policy function).
CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ


ĐỊNH CHẾ CƠ SỞ
TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH
TÀI CHÍNH HẠ TẦNG
(financial (financial
(institutions) TÀI CHÍNH
markets) instruments)

30
CÁC KHU VỰC TÀI CHÍNH

Tài chính công

Tài chính doanh Thị trường Tài chính các


nghiệp tài chính ĐCTC trung gian

Tài chính cá
nhân, hộ gia đình
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Khái niệm và vai trò của thị trường tài chính

Cấu trúc của thị trường tài chính

Các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính
KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

• Thị trường tài chính là nơi giao dịch các loại hàng hoá theo đúng tên
gọi đặc trưng của nó, đó là các tài sản tài chính (TSTC) như: vốn tài
chính, các giấy tờ có giá và các sản phẩm tài chính, nhờ đó mà vốn
được chuyển giao một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chủ thể
thặng dư vốn sang các chủ thể thiếu hụt vốn.
Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng
(chủ biên Lê Thị Tuyết Hoa & Nguyễn Thị Nhung)
KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

• Nói một cách tổng quát, thị trường tài chính là thị trường giao dịch
các loại tài sản tài chính.
• Tài sản tài chính có thể kể ra như tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và
những công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng
hoán đổi, hợp đồng giao sau & hợp đồng quyền chọn.
Nguồn: Giáo trình Thị trường tài chính
(TS. Nguyễn Minh Kiều & PGS. TS. Bùi Kim Yến)
VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

• Vai trò định giá: nơi gặp gỡ giữa người mua / bán để quyết định giá
của các tài sản tài chính.
• Vai trò thanh khoản: giúp cho các nhà đầu tư có thể giải quyết vấn
đề thanh khoản nhanh chóng với chi phí thấp
• Vai trò giảm chi phí giao dịch: giúp cho các đối tác giảm đáng kể thời
gian tìm kiếm, thẩm định, đánh giá các tài sản tài chính => giảm chi
phí giao dịch.
CẤU TRÚC CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

§ Thị trường tiền tệ & thị trường vốn.


§ Thị trường sơ cấp & thị trường thứ cấp.
§ Thị trường trực tiếp & thị trường gián tiếp.
§ Thị trường công cụ nợ, thị trường công cụ vốn & thị trường phái sinh.
§ Thị trường nội tệ & thị trường ngoại tệ.
§ Thị trường tập trung & thị trường phi tập trung.
§ Thị trường giao ngay và thị trường tương lai, thị trường kỳ hạn, thị
trường quyền chọn.
Thị trường tài chính

Căn cứ vào sự luân chuyển vốn


Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp

Căn cứ vào thời hạn

Thị trường tiền tệ Thị trường vốn

Căn cứ vào đồng tiền giao dịch


Thị trường nội tệ Thị trường ngoại tệ
Căn cứ vào tính chất của tài sản tài chính

Thị trường Thị trường vốn Thị trường


nợ cổ phần phái sinh
CẤU TRÚC CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG

TTTC TTTC TTTC TTTC TTTC


GIAO TƯƠNG QUYỀN TẬP PHI TẬP
NGAY LAI CHỌN TRUNG TRUNG

44
CĂN CỨ VÀO KỲ HẠN CỦA TÀI SẢN TÀI CHÍNH

Thị trường tiền tệ Thị trường vốn


(money markets) (capital markets)
• Là thị trường chỉ dành cho những • Tài trợ những khoản đầu tư dài
công cụ nợ ngắn hạn (short-term hạn (long-term debt & equity
debt instruments) => thường instruments) cho chính phủ,
công ty và ngân hàng sử dụng thị doanh nghiệp và hộ gia đình.
trường này một cách năng động
để kiếm lợi nhuận dựa trên quỹ
thặng dư tạm thời.

45
CĂN CỨ VÀO SỰ LUÂN CHUYỂN VỐN

Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp


(primary markets) (secondary markets)

• Là thị trường phát hành các • Là thị trường giao dịch, mua
công cụ tài chính, được bán đi bán lại các công cụ tài
lần đầu tiên cho người mua chính đã được phát hành
bởi doanh nghiệp hoặc chính trên thị trường sơ cấp.
phủ đang cần huy động vốn.

46
CĂN CỨ VÀO SỰ LUÂN CHUYỂN VỐN

• Thị trường sơ cấp không được công chúng biết đến nhiều, việc phát
hành lần đầu được hỗ trợ bởi một tổ chức tài chính rất quan trọng
đó là ngân hàng đầu tư - ở Mỹ (investment bank), là công ty chứng
khoán / ngân hàng thương mại - ở Việt Nam đóng vai trò bảo lãnh
phát hành (underwriting).
• Thị trường thứ cấp điển hình là các sở giao dịch chứng khoán, trong
đó người môi giới (brokers) và người giao dịch (dealers) có vai trò
rất quan trọng.
CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT CỦA TÀI SẢN TÀI CHÍNH

Thị trường công cụ nợ Thị trường công cụ vốn


(debt markets) (equity markets)
• Là thị trường phát hành các • Là thị trường phát hành các
công cụ nợ như trái phiếu công cụ vốn ví dụ như cổ phiếu
(bonds) hoặc các khoản vay thế thường (common stocks), cho
chấp (mortgages). phép người nắm giữ nó được
chia sẻ một phần thu nhập ròng
(net income) và tài sản (assets)
của công ty phát hành.

48
CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT CỦA TÀI SẢN TÀI CHÍNH

• Chứng khoán vốn tạo ra những khoản thu nhập định kỳ (cổ tức -
dividends) cho người nắm giữ và được xem là dài hạn vì chúng
không có thời gian đáo hạn. Ngoài ra, sở hữu nó còn liên quan đến
quyền bỏ phiếu (vote) và quyền bầu cử (elect) trong công ty phát
hành.
• Các công cụ nợ (debt instruments) có thời hạn:
Nhỏ hơn 1 năm • ngắn hạn (short-term)

Trên 1 năm đến 10


năm • Trung hạn (intermediate-term)

Từ 10 năm trở lên • Dài hạn (long-term)


CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Thị trường giao ngay Thị trường tương lai Thị trường quyền
(Spot Market) (Future Market) chọn (Option Market)

• Các công cụ tài chính • Hoặc thị trường kỳ


được giao dịch và hạn (Forward
thanh toán ngay lập Market): thanh toán
tức (thông thường là sẽ diễn ra vào một
trong vòng 2 ngày thời điểm trong
làm việc) tương lai

51
CĂN CỨ VÀO HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG

Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung


(Exchanges) (Over-the-counter Markets)
• Như Sở giao dịch chứng khoán, • Là thị trường giao dịch qua
ở đó người mua / người bán quầy, dealers tại những vị trí
(hoặc đại lý, người môi giới) khác nhau sẽ có sẵn các chứng
gặp nhau tại những vị trí trung khoán chờ giao dịch với bất kỳ
tâm (central location) để thực ai liên hệ. Các OTC dealers liên
hiện giao dịch. lạc với nhau thông qua hệ thống
máy tính và biết được mức giá
được thiết lập từ dealers khác.

52
VÍ DỤ, Ở MỸ

• Thị trường tập trung ví dụ như NYSE giao dịch cổ phiếu hoặc Sở
giao dịch bảng điện Chicago giao dịch một số loại hàng hoá
(commodities: wheat, corn, silver and other raw materials).
• Thị trường phi tập trung như thị trường giao dịch trái phiếu chính
phủ Mỹ, một số thị trường OTC khác giao dịch các công cụ tài chính
như chứng chỉ tiền gửi, quỹ đầu tư liên bang, chấp phiếu ngân hàng
và tỷ giá hối đoái.
CÁC CHỦ THỂ THAM GIA

CHỦ THỂ
CHỦ THỂ CHỦ THỂ MỘT SỐ
TRUNG GIAN
ĐẦU TƯ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH
(Investors) GIÁM SÁT KHÁC
(Financial
(Management) (Others)
Intermediaries)

54
1.2. TÀI SẢN TÀI CHÍNH
1.2. TÀI SẢN TÀI CHÍNH

• 1.2.1. Khái niệm


• 1.2.2. Phân biệt một số thuật ngữ tài sản
• 1.2.3. Tính chất tài sản tài chính
• 1.2.4. Phân loại tài sản tài chính
• 1.2.5. Nguyên tắc định giá tài sản tài chính
KHÁI NIỆM TÀI SẢN TÀI CHÍNH

Theo Peter S. Rose (2003), Financial Asset

• Là quyền truy đòi (claim) về thu nhập hoặc tài sản của các
doanh nghiệp, hộ gia đình hoặc chính phủ.

Theo Charles P. Jones (2000), Financial Asset

• Là quyền truy đòi (paper or electronic claims) được thể hiện


dưới dạng giấy tờ có giá hoặc dữ liệu điện tử đối với người
phát hành (chính phủ hoặc doanh nghiệp).

57
KHÁI NIỆM TÀI SẢN TÀI CHÍNH

• Thường được đại diện bằng chứng chỉ (certificate), biên nhận
(receipt), file lưu trữ máy tính (computer record file) hoặc tài liệu hợp
pháp khác (other legal document).
• Nó hứa hẹn những khoản lợi nhuận trong tương lai cho người sở
hữu => sự tích trữ giá trị tài sản.
• Vậy, tài sản tài chính tồn tại dưới dạng giấy tờ có giá hoặc dữ liệu
điện tử, đại diện cho những quyền lợi tài chính có tính pháp lý mà
người sở hữu nó sẽ được hưởng trong tương lai (claims).
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TÀI SẢN

Tài sản thực • Là dạng tài sản hữu hình (tangible asset) như
(Real Asset) vàng, bạc, kim cương, bất động sản

Tài sản đầu tư


• Là những tài sản được nắm giữ chủ yếu với mục
(Investment
đích đầu tư
Assets)

Tài sản tiêu


dùng • Là những tài sản được nắm giữ chủ yếu với mục
(Consumption đích tiêu dùng, sản xuất, cung ứng dịch vụ
Assets)
TÍNH CHẤT CỦA TÀI SẢN TÀI CHÍNH

Tiền tệ (currency)

Mệnh giá (denomination)

Thời hạn (term to maturity)

Khả năng sinh lời (profitability)

Thanh khoản (liquidity)

Rủi ro (risk)
TÍNH CHẤT TÀI SẢN TÀI CHÍNH

• Tài sản tài chính không bị giảm giá giống như tài sản thực (physical
goods) và những điều kiện lý tính hay hình thức không quyết định
đến giá thị trường của chúng.
• Chi phí vận chuyển và cất trữ rất thấp.
• Tài sản tài chính có thể chuyển đổi hay thay thế được.
• Tính phức hợp, tính hối đoái, tính chịu thuế.
PHÂN LOẠI TÀI SẢN TÀI CHÍNH
Công cụ thị trường Công cụ thị trường
tiền tệ vốn

Tín phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Cổ phiếu


kho bạc tiền gửi

Hợp đồng Thương Trái phiếu Trái phiếu Cổ phiếu Cổ phiếu


mua lại phiếu chính phủ công ty phổ thông ưu đãi

Chấp phiếu Chứng khoán


Khác phái sinh
ngân hàng

Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng


quyền chọn kỳ hạn giao sau hoán đổi
HÀNG HOÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

• Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills)


• Chứng chỉ tiền gửi (Certificates of Deposit)
• Chấp phiếu của ngân hàng (Bank’s Acceptances)
• Thương phiếu (Commercial Paper)
• Các quỹ đầu tư liên bang (Federal Funds)
• Tiền châu Âu (Eurocurrencies)
• Hợp đồng mua lại (Repurchase of Agreement)
HÀNG HOÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN

• Những khoản vay thế chấp (Mortgage Loans)


• Trái phiếu đô thị (tax-exempt or municipal bonds)
• Những khoản vay tiêu dùng (Consumer Loans)
• Trái phiếu châu Âu (Eurobonds) và kỳ phiếu châu Âu (Euronotes)
• Cổ phiếu (Corporate Stock), trái phiếu (Bonds), kỳ phiếu công ty
(Corporate Notes)
NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TÀI CHÍNH

• Giá trị của tài sản tài chính bằng hiện giá của dòng thu nhập kỳ
vọng:

𝐶𝐹" 𝐶𝐹# 𝐶𝐹$


𝑃! = "
+ #
+ ⋯+ $
1+𝑟 1+𝑟 1+𝑟
1.3. CÁC LÝ THUYẾT CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN TRÊN
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.3. CÁC LÝ THUYẾT CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN TRÊN
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

• 1.3.1. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro


• 1.3.2. Lý thuyết thị trường hiệu quả
• 1.3.3. Vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

• Lợi nhuận được nghiên cứu dựa vào 2 khái niệm:

Lợi nhuận trung bình Lợi nhuận kỳ vọng


(Realized Return) (Expected Return)
• Là lợi nhuận có thể nhận ra, • Là lợi nhuận ước tính, được
tính từ dữ liệu quá khứ. ước lượng từ giá trị của tài
sản mà nhà đầu tư kỳ vọng
sẽ kiếm được trong tương lai
=> không chắc chắn, có thể
hoặc không thể xảy ra.
RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TÀI SẢN TÀI CHÍNH

Rủi ro trong cuộc sống Rủi ro trong đầu tư


hàng ngày ??? tài chính ???
kinh tế học bảo hiểm
Các nhà …………..……...
Các nhà ……………………
quan tâm rủi ro này quan tâm rủi ro này

Rủi ro đầu cơ Rủi ro đầu thuần túy

• Speculative Risk: tồn tại • Pure Risk: không tồn tại bất cứ
• Thua lỗ khả năng có lợi nào dù cho biến
• Có lợi cố có xảy ra hay không.
• Không thay đổi gì cả • Các nhà kinh tế học gọi đây là
“bất trắc”.

71
RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TÀI SẢN TÀI CHÍNH

Đối với nhà đầu tư

• Rủi ro là một sự không chắc chắn cho các kết quả trong tương lai,
hay rủi ro có thể là xác suất cho những kết quả bất lợi mà nhà đầu
tư không mong đợi.

Đối với đầu tư tài chính

• Về mặt tổng thể, rủi ro được chia thành 2 loại:


• Rủi ro hệ thống => còn gọi là rủi ro thị trường
• Rủi ro phi hệ thống
RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TÀI SẢN TÀI CHÍNH

RỦI RO RỦI RO RỦI RO


= +
TỔNG THỂ HỆ THỐNG PHI HỆ THỐNG

RỦI RO RỦI RO
= KHÔNG THỂ + CÓ THỂ
ĐA DẠNG HOÁ ĐA DẠNG HOÁ
LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

• Thị trường tài chính hiệu quả là thị trường mà ở đó giá cả của các
tài sản tài chính được điều chỉnh một cách tức thời (nhanh chóng)
với các thông tin mới có về các tài sản tài chính làm cho giá cả hiện
tại của các tài sản tài chính đều phản ảnh một cách đầy đủ tất cả
các thông tin về nó.
• Năm 1970, Eugene F. Fama đã có một bài báo trong đó đưa ra
những bằng chứng thực nghiệm và những kết luận chính thức về Lý
thuyết thị trường hiệu quả.
LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

• EMH cho rằng giá cả tương lai của các tài sản tài chính trên thị
trường tài chính bằng với dự báo tối ưu sử dụng mọi thông tin sẵn
sàng hiện có. Do đó,
Lợi tức dự tính của
TSTC trong tương lai
= Dự báo tối ưu về
lợi tức của TSTC

có xu
Theo
Theo quy luật cung cầu hướng
EMH,
tiến tới
trên
TTTC
Lợi tức dự tính các
cân bằng TSTC
được
định giá
sao cho

76
LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

• Mọi nghiên cứu về EMH đều dựa trên Lý thuyết về bước đi ngẫu
nhiên (Random Walk Hypotheses).
• Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypotheses).
• Ba hình thái của thị trường hiệu quả:
Thị trường hiệu quả
• Strong form EMH
dạng mạnh

Thị trường hiệu quả


• Semistrong form EMH
dạng trung bình

Thị trường hiệu quả


• Weak form EMH
dạng yếu
Dạng yếu Dạng trung bình Dạng mạnh

• Giá cả của các chứng • Giá cả của các chứng • Giá cả của các chứng
khoán hiện tại phản ánh khoán điều chỉnh tức thời khoán phản ảnh một cách
đầy đủ tất cả các thông với tất cả các thông tin đầy đủ với tất cả các
tin thị trường của chứng đại chúng được công bố thông tin gồm thông tin
khoán đó (all security (public information) đại chúng và những
market information) • Thông tin đại chúng bao nguồn thông tin riêng lẻ
• Thông tin thị trường bao gồm thông tin thị trường khác.
gồm giá cả chứng khoán và thông tin phi thị trường • EMH dạng mạnh đã bao
trong quá khứ, tỷ lệ lợi (nonmarket information) gồm hiệu quả dạng trung
nhuận, khối lượng giao • Thông tin phi thị trường bình và yếu.
dịch và những thông tin như thu nhập và cổ tức • Có nghĩa là không có bất
thị trường khác có liên được công bố, hệ số giá cứ nhà đầu tư nào hoặc
quan trên thu nhập P/E, hệ số một nhóm nhà đầu tư nào
tỷ suất cổ tức D/P, hệ số độc quyền tiếp cận thông
giá thị trường trên giá trị tin liên quan đến các
sổ sách P/B, tách gộp cổ chứng khoán.
phiếu, các tin tức về kinh
tế & chính trị

80
Thị trường hiệu quả • Thông tin đại chúng
dạng mạnh • Thông tin riêng lẻ khác

Thị trường hiệu quả • Thông tin thị trường


dạng trung bình • Thông tin phi thị trường

Thị trường hiệu quả


• Thông tin thị trường
dạng yếu

81
HÀM Ý CỦA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

• Cung cấp cho các nhà đầu tư một sự chỉ dẫn.


• EMH hàm ý rằng thị trường tài chính luôn nằm trong trạng thái cân
bằng, giá cả tài sản tài chính = giá trị nội tại tài sản tài chính => mọi
sự thay đổi trong giá trị nội tại sẽ được phản ánh ngay trong giá cả
thị trường.
• Thực tiễn, thị trường tài chính không phải luôn hiệu quả.
• Các nhà nghiên cứu cho rằng EMH đúng với thị trường tài chính
trong dài hạn.

82
LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

• Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định về hình thái thị trường hiệu quả
dạng yếu và dạng trung bình.
• Tuy nhiên, thị trường hiệu quả dạng mạnh thì vẫn còn gây tranh cãi,
đặc biệt là sự tồn tại của hoạt động giao dịch nội gián (insider
trading) và bởi vì việc phân tán bất cân xứng rõ ràng của những
thông tin đặc biệt thông qua hệ thống tài chính.
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

• Thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) xảy ra khi một bên
không biết đủ thông tin về bên kia để đưa ra quyết định chính xác.
Khi đó, giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể
quá thấp hoặc quá cao.
• Sự thiếu hụt thông tin tạo ra những vấn đề trong thị trường tài chính
được xét trên hai mặt:
Trước khi adverse selection
Lựa chọn bất lợi
cuộc giao dịch diễn ra sự lựa chọn đối nghịch

Sau khi moral hazard


Rủi ro về đạo đức tâm lý ỷ lại
cuộc giao dịch diễn ra
XÉT 2 MẶT

Người vay tiềm năng đưa ra những


Trước khi kết quả trái ngược nhằm tìm kiếm Lựa chọn bất lợi
khoản vay và họ được lựa chọn
cuộc giao (adverse selection)
dịch diễn ra Sự lựa chọn
đối nghịch

Người vay có những ưu đãi nhằm


khuyến khích những hoạt động có hại
Sau khi cuộc (immoral) làm cho khoản vay không Rủi ro về đạo đức
hoàn trả được => conflict of interest
giao dịch (moral hazard)
diễn ra Tâm lý ỷ lại

85
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

• Lựa chọn bất lợi (lemons problems)


§ Trước khi giao dịch được diễn ra
§ Người vay tiềm năng đưa ra những kết quả trái ngược nhằm tìm kiếm
khoản vay và họ được lựa chọn.
• Rủi ro về đạo đức (moral hazard):
§ Sau khi giao dịch diễn ra
§ Người vay có những ưu đãi nhằm khuyến khích những hoạt động có
hại (immoral) làm cho khoản vay không hoàn trả được => conflict of
interest.
RỦI RO ĐẠO ĐỨC

• Vấn đề giữa người chủ và người đại diện (the Principal – Agent
Problem).
Principal = stockholders; Agent = managers.
• Thông thường những người quản lý hành động vì lợi ích riêng hơn
là vì lợi ích của tất cả các cổ đông.
GIẢM CÁC VẤN ĐỀ DO THÔNG TIN
BẤT CÂN XỨNG TẠO RA

• Các tổ chức tài chính trung gian có thể làm giảm thiểu các vấn đề do
thông tin bất cân xứng tạo ra (tài chính gián tiếp).
• Cơ quan quản lý ban hành những quy định chặt chẽ về công bố
thông tin của tổ chức phát hành & tổ chức niêm yết.
Nguồn: Mishkin & Eakins (2018), p. 193
1.4. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
1.4. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

• 1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của các định chế tài chính
• 1.4.2. Vai trò của các định chế tài chính
• 1.4.3. Phân loại các định chế tài chính
• 1.4.4. Mô hình hoạt động của các định chế tài chính
KHÁI NIỆM ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

• Theo Peter S. Rose và James W. Kolari, định chế tài chính (financial
institutions) là những doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu của nó là các
tài sản tài chính hoặc những quyền truy đòi (claims) thay vì các tài
sản thực như nhà cửa, thiết bị, nguyên liệu...
• Các định chế tài chính cho khách hàng vay hoặc đầu tư vào thị
trường tài chính. Họ cũng cung cấp những dịch vụ tài chính đa
dạng, từ hợp đồng bảo hiểm và hưu trí cho đến giữ hộ tài sản có giá
trị và cung cấp cơ chế thanh toán, chuyển tiền và lưu giữ thông tin.
KHÁI NIỆM ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

• Định chế tài chính là những tổ chức chuyên cung cấp nhiều loại hình
dịch vụ tài chính khác nhau cho khách hàng. Các tổ chức tài chính
được kiểm soát và giám sát bởi những luật lệ, quy định của chính
phủ.
• Một số định chế tài chính có chức năng là người trung gian
(mediators) trên thị trường cổ phiếu & trái phiếu. Tuy nhiên, chức
năng chủ yếu của định chế tài chính là huy động vốn từ nhà đầu tư
và trực tiếp cung ứng vốn bằng những dịch vụ tài chính khác nhau
đến khách hàng.
TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP

• Làm người trung gian huy động vốn từ những người tiết kiệm
(savers), sau đó cung cấp các khoản vay hoặc những khoản đầu tư
cho người vay => quá trình này gọi là trung gian tài chính.
• Sự cần thiết phải có các định chế tài chính vì:
§ Chi phí giao dịch (transactions cost)
§ Chia sẻ rủi ro (risk sharing)
§ Thông tin bất cân xứng (asymetric information)
VAI TRÒ CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

• Trung gian về quy mô


• Trung gian về thời hạn
• Trung gian về thông tin
• Giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hoá
• Giảm thiểu chi phí giao dịch và xử lý thông tin (tính kinh tế do quy
mô (economics of scale)
• Cung cấp cơ chế thanh toán
PHÂN LOẠI ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

• Tổ chức trung gian tài chính: thực hiện chức năng trung gian huy
động vốn bằng cách phát hành những tài sản nợ và sau đó dùng
các vốn này để mua các tài sản có.
• Các định chế tài chính khác: không thực hiện chức năng trung gian
này mà chỉ cung cấp cho khách hàng một hoặc một số dịch vụ như:
môi giới chứng khoán, bao tiêu phát hành chứng khoán mới, tư vấn
tài chính…
Major Financial Institutions Active in the Money and Capital Markets

Nguồn: Peter S Rose and Marquis (2008), Part 1, Chapter 1, p.43 100
Các trung gian tài chính
Tổ chức nhận tiền gửi Tổ chức tiết kiệm hợp đồng
Ngân hàng thương mại Công ty bảo hiểm nhân thọ
Các tổ chức tiết kiệm (thrifts) Công ty bảo hiểm tai nạn và tài sản
Hiệp hội tiết kiệm và cho vay Quỹ hưu trí
Ngân hàng tiết kiệm Tổ chức trung gian đầu tư
Hội liên hiệp tín dụng Công ty đầu tư (Quỹ đầu tư)
Quỹ thị trường tiền tệ Ủy thác đầu tư bất động sản
Trung gian tài chính khác
Công ty tài chính
Cơ quan tín dụng chính phủ
Công ty ngân hàng thế chấp
Các định chế tài chính khác
Ngân hàng đầu tư Nhà môi giới Nhà tạo lập thị trường
101
TÌM HIỂU CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

• Sinh viên đọc:


§ Luật các Tổ chức tín dụng
§ Luật Hợp tác xã
§ Luật Kinh doanh bảo hiểm
§ Luật Chứng khoán
để thống kê một số trung gian tài chính tại Việt Nam hiện nay.

102
Nguồn: Mishkin & Eakins (2018), p. 68
Nguồn: Mishkin & Eakins (2018), p. 71
MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ
TÀI CHÍNH

MÔ HÌNH MÔ HÌNH
MÔ HÌNH
ĐA NĂNG ĐA NĂNG
CHUYÊN DOANH
HOÀN TOÀN MỘT PHẦN
MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG

• NHTM đa năng hoàn toàn: được phép cung cấp đầy đủ các dịch vụ
ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (ở Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức).
• NHTM đa năng một phần: muốn kinh doanh chứng khoán phải thành
lập công ty con hoạt động độc lập, có quyền pháp nhân riêng rẽ (ở
Anh, Canada, Australia…).
• NHTM chuyên năng: không được đầu tư và kinh doanh chứng
khoán (ở Mỹ, Nhật…).
1.5. CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH
1.5. CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH

• 1.5.1. KHÁI NIỆM CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH


• 1.5.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH
KHÁI NIỆM CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH

• Cơ sở hạ tầng tài chính (financial infrastructure): là khuôn khổ các


luật lệ và hệ thống làm nền tảng để các ĐCTC, doanh nghiệp, hộ gia
đình lập kế hoạch, đàm phán và thực hiện các giao dịch tài chính.
• Cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động hiệu quả của
hệ thống tài chính.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG
TÀI CHÍNH

• Hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước


§ Hệ thống các văn bản pháp luật
§ Nguồn lực & thông lệ giám sát
§ Hệ thống các cơ quan tài phán phân xử hợp đồng
• Nguồn lực và cơ chế giám sát thực thi
• Hạ tầng về thông tin (Nguồn lực và cơ chế giám sát thực thi)
• Hạ tầng về kỹ thuật: hệ thống thanh toán, hệ thống giao dịch

You might also like