You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ LUẬT

_________________________

NHÓM 16

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ LUẬT

_________________________

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH


CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhóm: 16 Giảng viên hướng dẫn:


Trưởng nhóm:
THS. Nguyễn Thị Thu Trang
Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Thành viên:

1. Huỳnh Thị Thanh Trúc


2. Lê Mai Như Trúc
3. Trần Minh Tú
4. . Đinh Quốc Tuấn
5. Phan Thị Nhã Vân
6. Nguyễn Công Trường

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường, nhóm em đã được học hỏi và tiếp thu nhiều
kiến thức nhằm nâng cao vốn hiểu biết và là hành trang quý báu giúp chúng em vững
bước vào đời. Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Chính Trị
Luật cũng như tất cả quý thầy cô trong trường Đại Học Công nghiệp Thực phẩm
Tp.HCM đã giảng dạy chúng em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt em xin chân thành
cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Trang – người đã tận tình hướng dẫn nhóm chúng em trong
suốt thời gian qua và thực hiện đề tài này.

Tuy nhiên, dù rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn nên chắc rằng bài tiểu luận
của nhóm chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông
cảm và đóng góp ý kiến của cô để bài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn chỉnh
hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

NỘI DUNG ................................................................................................................ 2

I. THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ


NGHĨA Ở VIỆT NAM. ............................................................................................. 2
1.1. Các khái niệm và tiêu chí đánh giá thể chế kinh tế: ......................................... 2
1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa:2
1.3. Nội dung của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa:4
1.3.1. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế ....................... 4
1.3.2. Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường: 6
1.3.3. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến
bộ và công bằng xã hội: ............................................................................................................. 7
1.3.4. Hoàn thiện thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế: ...................................................... 7
1.3.5. Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực chính trị:..................................................... 7
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY. ........................................................................................................................... 8
2.1. Chỉ số cải cách hành chính-PAR INDEX ......................................................... 8
2.2. Đánh giá kết quả cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay: ......................... 9
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 12

TƯ LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 13


1

MỞ ĐẦU
Hành chính học là khoa học lấy quản lý hành chính làm đối tượng nghiên
cứu chính, nghiên cứu các quy luật quản lý hiệu quả những công việc xã hội của
các tổ chức hành chính nhà nước. Trong đó thì cải cách hành chính là nhiệm vụ
trong tâm để phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu đề tài đánh giá cải cách hành
chính giúp nhóm hiểu thêm về nền hành chính và thực trạng của việc Cải cách
hành chính nước ta hiện nay.
Theo nghĩa rộng cải cách hành chính là cải cách bộ máy hành chính Nhà
nước, chức năng và phương thức quản lý của nền hành chính, chế độ công vụ
phân chia quyền lực hành pháp giữa trung ương và địa phương, những nguyên
tắc chính trọng yếu, và phương thức hoạt động của nền hành chính phục vụ tốt
nhất đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Theo nghĩa hẹp là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu
quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng
chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quẩn lý của bộ máy hành
chính Nhà nước.
Căn cứ vào Nghị quyết hội nghị lần thứ VIII của BCH Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, cải cách hành chính ở nước ta được hiểu là: “ Trọng tâm của
công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”, bao gồm những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện: Thể chế của
nền hành chính; cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các
cấp; và đội ngũ cán bộ công chức hành chính để nâng cao hiệu lực, năng lực và
hiệu quả hoạt động của nền hành chính công phục vụ nhân dân.
2

NỘI DUNG
I. THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM.
1.1. Các khái niệm và tiêu chí đánh giá thể chế kinh tế:

Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lí và cơ chế vận hành nhằm điều
chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội.

Thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành
nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và
các quan hệ kinh tế.

Theo đó, các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế bao gồm: Hệ thống pháp luật về
kinh tế của nhà nước và các quy tắc xã hội được nhà nước thừa nhận; hệ thống các chủ
thể thực hiện các hoạt động kinh tế; các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện các quy
định và vận hành nền kinh tế.

1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa:

Thứ nhất, do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đồng bộ.

Do mới được hình thành và phát triển, các yếu tố thị trường chưa được thiết lập đầy
đủ và đồng bộ. Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ khác để giảm thiểu các thất bại của thị trường,
thực thiện công bằng xã hội. Do đó, cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường để phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực và khuyết tật còn chưa đầy đủ.

Việc thực hiện cơ chế giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ công còn lúng
túng. Một số loại thị trường, phương thức giao dịch thị trường hiện đại chậm hình thành
và phát triển, quá trình vận hành còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả, đặc biệt là thị
trường các yếu tố sản xuất. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chưa
đồng bộ.

Thứ hai, hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ.


3

Xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, thể chế kinh tế thị trường là sản phẩm của
nhà nước, nhà nước với tư cách là tác giả của thể chế chính thức đương nhiên là nhân
tố quyết định số, chất lượng của thể chế cũng như toàn bộ tiến trình xây dựng và hoàn
thiện thể chế. Với bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì dân nên thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam phải
là thể chế phục vụ lợi ích của nhân dân. Trình độ và năng lực tổ chức và quản lý nền
kinh tế thụ trường của nhà nước thể hiện chủ yếu ở năng lực xây dựng và hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu của nền kinh tế.

Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng luật pháp và chính sách trên
một số lĩnh vực còn thấp. Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thật sự thông thoáng,
minh bạch. Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực phát triển. Thể chế phát triển, điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và
chậm được cụ thể hóa bằng pháp luật, nên liên kết vùng còn lỏng lẻo.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước chậm thực hiện cơ cấu lại và đổi mới cơ chế quản
trị; thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn một số vướng mắc cả về thể chế
và tổ chức thực hiện; hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp; tình trạng nợ, thua lỗ, lãng
phí còn lớn; việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp còn hạn chế. Phần lớn doanh
nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính và quản trị
yếu. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu sử dụng công nghệ trung
bình và tham gia vào quá trình gia công lắp ráp, còn thiếu sự gắn kết, chuyển giao công
nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển. Hoạt động đổi mới, phát triển kinh
tế hợp tác còn chậm, nhiều hợp tác xã chưa làm tốt vai trò liên kết, hỗ trợ kinh tế hộ gia
đình.

Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, các yếu tố thị trường chưa đầy
đủ.

Trong thực tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn
nhiều khiếm khuyết, hệ thống thể chế chưa đủ mạnh, hiệu quả thực thi chưa cao. Các
yếu tố thị trường còn ở trình độ sơ khai. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan.
4

Hội nhập kinh tế quốc tế có một số mặt đạt hiệu quả chưa cao. Vốn vay nước ngoài
giải ngân chậm, sử dụng dàn trải, lãng phí. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thiếu
chọn lọc; sự kết nối và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Xuất khẩu tăng nhanh, nhưng giá trị gia tăng còn
thấp; việc bảo vệ thị trường trong nước, phòng ngừa, xử lý tranh chấp thương mại quốc
tế còn nhiều bất cập.

1.3. Nội dung của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa:
1.3.1. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế

Để hoàn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, thể chế hoá đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền
định đoạt và hưởng lợi từ tài sản) của nhà nước, tổ chức và cá nhân. Bảo đảm công khai,
minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ
công để quyền tài sản được giao dịch thông suốt; bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ
có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai để huy động và sử dụng hiệu quả
đất đai, khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí.

Ba là, hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên.

Bốn là, hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, sử dụng có hiệu quả các tài
sản công; phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện mục tiêu chính
sách xã hội. Thực hiện đầu tư vốn của nhà nước vào doanh nghiệp theo cơ chế thị
trường.

Năm là, hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ theo hướng
khuyến khích đổi mới, sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và tin cậy, bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ.
5

Sáu là, hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự
theo hướng thống nhất, đồng bộ. Phát triển hệ thống đăng ký các loại tài sản, nhất là bất
động sản.

Bảy là, hoàn thiện thể chế cho sự phát triển các thành phần kinh tế các loại hình
doanh nghiệp. Cụ thể:

(1) Thực hiện nhất quán một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh cho các loại
hình doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Mọi
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường,
bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
(2) Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, xoá bỏ các rào cản đối với hoạt động
đầu tư, kinh doanh; bảo đảm đầy đủ quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh
tế đã được Hiến pháp quy định.
(3) Hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; xử lý dứt điểm
tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện kinh doanh; tăng cường tính
minh bạch về độc quyền nhà nước.
(4) Rà soảt, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu, đầu tư công và các quy định pháp luật
có liên quan, kiên quyết xoá bỏ các quy định bất hợp lý.
(5) Hoàn thiện thể chế về các mô hình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả của
các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp, các nông lâm
trường. Trong đó chú ý các khía cạnh như: i) Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung
vào các lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn chiến lược và quốc phòng,
an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
không đầu tư. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị,
công ích trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. ii) Hoàn thiện thể chế về
huy động các nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước để các
đơn vị sự nghiệp công lập phát triển có hiệu quả. iii) Thể chế hoá nội dung và
phương thức hoạt động của kinh tế tập thể. Tăng cường các hình thức hợp tác,
liên kết, hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông
sản.
6

(6) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy các thành phần kinh tế, các khu vực kinh
tế phát triển đồng bộ để góp phần xác lập trình độ phát triển dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư
nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình thành và phát
triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại và năng lực quản
trị tiên tiến. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài theo hướng chủ
động lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ và quản
trị hiện đại, có cam kết liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và các chiến lược,
quy hoạch phát triển kinh tế. Trong quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế, cần phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước, đồng thời
kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn
chế mặt tiêu cực.
1.3.2. Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường:

Một là, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường.

Các yếu tố thị trường như hàng hoá, giá cả, cạnh tranh, cung cầu… cần phải được
vận hành theo nguyên tắc thể chế kinh tế thị trường. Muốn vậy, hệ thống thể chế về giá,
về thúc đẩy cạnh tranh, về chất lượng hàng hoá dịch vụ… cần phải được hoàn thiện để
thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường.

Hai là, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị
trường.

Các loại thị trường cơ bản như thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường
công nghệ, thị trường sức lao động… cần phải được hoàn thiện. Đảm bảo sự vận hành
thông suốt, phát huy tác động tích cực, cộng hưởng của thị trường đối với sự phát triển
của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
7

1.3.3. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững,
tiến bộ và công bằng xã hội:

Xây dựng hệ thống thể chế để có thể kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh
và bền vững với phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ xã hội, tạo cơ hội cho mọi
thành viên trong xã hội tham gia và thụ hưởng công bằng thành quả của quá trình phát
triển.

1.3.4. Hoàn thiện thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế:

Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng những nước có nền kinh tế thị trường phát
triển nhanh đều là những nước biết mở cửa, hội nhập. Theo đó, xây dựng và hoàn thiện
thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay cần tập trung vào các nhiệm
vụ sau:

Một là, tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế
liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Hai là, thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá trong hợp
tác kinh tế quốc tế, không bị lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước. Xây dựng và thực hiện các
cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi
trên thị trường thế giới, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, giữ vững môi trường hoà bình,
ổn định cho sự phát triển của đất nước.

1.3.5. Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực chính trị:

Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,
vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ
của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Để
phát triển thành công kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phải
phát huy được sức mạnh về trí tuệ, nguồn lực và sự đồng thuận của toàn dân tộc. Muốn
vậy, cần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và phát
huy vai trò làm chủ của nhân dân.
8

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.
2.1. Chỉ số cải cách hành chính-PAR INDEX

Chỉ số cải cách hành chính viết tắt theo tiếng Việt Là Chỉ số CCHC, tiếng Anh
là PAR INDEX (Public Administration Reform Index) là công cụ quan trọng để theo
dõi, đánh giá hoạt động cải cách hàng chính được Bộ nội vụ ban hành theo từng giai
đoạn với mục tiêu đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực
hiện cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân
tỉnh.

Chỉ số cải cách hành chính được xác định đáp ứng yêu cầu đó là:

- Phải bám sát nội dung Chương trình tổng thể, Kế hoạch cải cách hành
chính nhà nước theo từng giai đoạn của nhà nước.
- Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của
các bộ, các tỉnh và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai cải cách hàng chính
hàng năm của các bộ, các tỉnh.
- Tăng cường sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình
triển khai cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh.
- Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất trong
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương.
Nội dung của Chỉ số được xác định trên 8 lĩnh vực, gồm
- Công tác chỉ đạo điều hành CCHC
- Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL
- Cải cách thủ tục hành chính
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và nâng cáo chất lượng đội ngũ CBCCVC
- Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan HC và ĐVSN công lập
- Hiện đại hoá nền hành chính
- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
9

2.2. Đánh giá kết quả cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay:

Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cải cách về thể chế và thủ tục hành
chính, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, sửa đổi bổ sung như Luật
Quản lý thuế năm 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Luật
Nhà ở năm 2020… Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, Chính phủ đã
ban hành 05 nghị quyết tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia; giai đoạn năm từ 2019 đến năm 2021 đã ban hành các nghị
quyết về cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh
doanh, chuyển đổi số và hệ sinh thái khởi nghiệp. Đặc biệt, Nghị quyết số 35/NQ-CP
ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã
góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo
hướng tích cực, hiện đại. Bên cạnh đó, các nghị quyết ban hành các chương trình hành
động thể hiện sự chỉ đạo cụ thể và quyết liệt của Chính phủ về các lĩnh vực thuế, hải
quan, đất đai, cấp phép xây dựng, đầu tư… tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các doanh
nghiệp phát triển và hội nhập, tạo sức bật mới cho nền kinh tế. Mặt khác, các nghị quyết
này đã tạo ra hiệu quả rất rõ về cải cách thể chế và thủ tục hành chính.

Vấn đề công khai, minh bạch thủ tục hành chính đã đạt được những bước tiến
nhất định, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính từng bước được cập nhật, góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi tiếp cận dịch vụ công,
góp phần cắt giảm thời gian và chi phí. Điểm nổi bật của công tác cải cách hành chính
trong những năm qua là việc giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước
với người dân, doanh nghiệp đã có những chuyển biến rõ rệt, theo hướng công khai,
minh bạch. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ
về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 được ban hành thì các bộ,
ngành và địa phương đã nhận thức rõ trách nhiệm và chủ động tham gia tích cực để cải
thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số, tiêu chí cụ thể thuộc trách nhiệm quản lý của bộ,
ngành và địa phương. Do đó, hàng nghìn điều kiện kinh doanh bất hợp lý và thủ tục
hành chính không phù hợp đã được bãi bỏ. Công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa
xuất nhập khẩu đã được đổi mới cơ bản theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền
10

kiểm sang hậu kiểm đối với nhiều loại hàng hóa; số lượng dịch vụ công trực tuyến tăng
nhanh.

Bên cạnh đó, công tác rà soát thủ tục hành chính là một trong những khâu khó
thực hiện có hiệu quả trên thực tiễn, bởi vì việc các cơ quan, đơn vị tự rà soát, cắt bỏ
những thủ tục hành chính rườm rà nhưng lại liên quan đến quyền lợi của mình là rất
khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quyết tâm của các cơ
quan, đơn vị nên kết quả đạt được trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính là rất
lớn, quan trọng và tích cực, đã giảm được đáng kể chi phí cho người dân và doanh
nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách thể chế nói chung, cải cách
thủ tục hành chính nói riêng vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, thực thi cải cách thủ tục hành chính không đồng bộ, thiếu quyết liệt
theo những đề án, kế hoạch cụ thể.

Thứ hai, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính còn cao ở một số khâu trong thành
lập, đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư; đầu tư xây dựng công trình, dự án và
nhà ở; kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp; xuất khẩu, nhập khẩu; nộp thuế; quyền sử dụng
đất.

Thứ ba, một số chỉ số cải thiện chậm. Đặc biệt, một số chỉ số bị tụt hạng mạnh
so với khu vực và thế giới. Ví dụ, giải quyết các thủ tục phá sản doanh nghiệp năm 2018
giảm 08 bậc so với 2016 (đứng ở vị trí cuối bảng xếp hạng); giao dịch thương mại qua
biên giới giảm 07 bậc… Các chỉ số liên quan tới công nghệ, sáng tạo nhằm thích nghi
với nền sản xuất mới trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chậm được cập nhật,
theo dõi, tập trung cải thiện.
Thứ tư, thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau giai đoạn rà soát
được đặt ra, kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính vẫn cần được xem là trọng tâm,
bởi khối lượng công việc cần thực hiện rất lớn. Do đó, cần đơn giản hóa, đổi mới quy
trình của các thủ tục mà không ảnh hưởng đến công tác quản lý, không gây ra những
11

biến động phức tạp, góp phần ổn định xã hội, xây dựng xã hội phát triển tốt hơn, thông
thoáng hơn, công khai, minh bạch hơn.
Thứ năm, các kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ chưa thực sự bám
sát các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế, lộ trình thời gian và cách thức triển khai thực hiện
các mục tiêu nhiệm vụ được giao.
12

KẾT LUẬN
Tóm lại trong những năm qua Đảng và Nhà nước xác định Cải cách hành
chính là trọng tâm để phát triển kinh tế xã hôi. Những năm qua Cải cách hành
chính đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước.

Nhưng bên cạnh đó thì nền hành chính nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế,
yếu kém. Cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chưa phù hợp. Tình trạng quan
liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng. Thủ tục hành chính còn nhiều vướng
mắc, gây phiền hà cho tổ chức và nhân dân.

Cải cách hành chính là quá trình khó khăn, lâu dài và phải có lộ trình, không
thể nóng vội. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập khi nước ta đã trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và nhất là được bầu làm Uỷ
viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thì chúng ta không thể
trì trệ hơn được nữa. Bởi lịch sử là dòng chảy khách quan, vô tận. Quy luật lịch
sử sẽ loại bỏ những ai chậm chân hoặc lội ngược dòng. Đảng đã dẫn dắt dân tộc
ta nhận thức và đi đúng quy luật, đạt những thành tựu được cả thế giới thừa nhận,
không lẽ gì không lãnh đạo thành công cải cách hành chính.

--------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------
13

TƯ LIỆU THAM KHẢO


[1] ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (Chủ biên), ThS. Phan Quốc Thái, ThS. Phan Thị
Thành, ThS. Phạm Kim Thành, ThS. Phan Thị Thu Thúy, ThS. Phan Thị Ngọc Uyên.
Kinh tế chính trị Mác-Lênin. Nhà xuất bản Lao động.

[2] Truy cập ngày 15/12/2022. Chỉ số cải cách hành chính là gì?
Link truy cập: https://luatminhkhue.vn/chi-so-cai-cach-hanh-chinh-la-
gi.aspx#:~:text=Ch%E1%BB%89%20s%E1%BB%91%20c%E1%BA%A3i%20c%C3
%A1ch%20h%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh%20vi%E1%BA%BFt%20t%E1%BA%A
Ft%20theo%20ti%E1%BA%BFng,v%C3%A0%20c%C3%B4ng%20b%E1%BA%B1n
g%20k%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3
[3] Truy cập ngày 15/2/2022. Tìm hiểu về các chỉ số đánh giá địa phương trong
các lĩnh vực Cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị và hành
chính công

Link truy cập: https://sonoivu.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/tim-hieu-ve-cac-chi-


so-danh-gia-dia-phuong-trong-cac-linh-vuc-cai-cach-hanh-chinh-nang-luc-canh-
tranh-hieu-qua-quan-tri-va-hanh-chinh-cong/8795388

[4] Truy cập ngày 14/12/2022. Thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay
Link truy cập: https://luatsux.vn/thuc-trang-cai-cach-hanh-chinh-o-viet-nam-
hien-nay/

You might also like