You are on page 1of 42

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Viết đầy đủ Viết tắt


1 Cải cách hành chính CCHC
2 Dịch vụ công trực tuyến DVCTT
3 Quy định bảo vệ dữ liệu GDPR
chung (General Data
Protection Regulation)
4 Quy phạm pháp luật QPPL
5 Ra quyết định tự động (Automatic ADM
decision-making)
6 Thủ tục hành chính TTHC
7 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh OECD
tế
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH...........................................................................................................................2
1.1. Khái quát về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính.............................2
1.2. Chủ trương, định hướng của Nhà nước ta trong cải cách thủ tục hành chính.........3
CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI.........................................................................................................5
2.1. Cải cách thủ tục hành chính ở Estonia.....................................................................5
2.2. Cải cách thủ tục hành chính ở Đức........................................................................12
CHƯƠNG 3: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN...............................................................................17
3.1. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam.............................................17
3.2. Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính và một số khuyến nghị cho Việt Nam...20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................24
LỜI NÓI ĐẦU
Căn cứ theo Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ
ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030,
cải cách TTHC là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính,
nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, cải cách TTHC ở Việt Nam đã đạt được những kết quả
quan trọng, thể hiện ở việc giảm số lượng TTHC, đơn giản hóa, công khai hóa, minh
bạch hóa TTHC, cũng như thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết
TTHC. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cải cách TTHC ở Việt Nam vẫn
còn một số hạn chế như: một số TTHC vẫn còn rườm rà, phức tạp; việc công khai,
minh bạch TTHC chưa đầy đủ, kịp thời; ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết TTHC còn hạn chế…
Thế nên, để tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, Việt Nam cần nghiên cứu, học
hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có thành tựu nổi bật trong lĩnh vực này. Trên cơ sở
nghiên cứu thực trạng cải cách TTHC ở một số quốc gia trên thế giới, điển hình là
Estonia và Đức, đề tài “Cải cách thủ tục hành chính ở một số quốc gia và liên hệ đến
Việt Nam” được nhóm nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu: (i) Tổng kết những vấn
đề cơ bản về cải cách thủ tục hành chính; (ii) Hệ thống hóa những thành tựu, hạn chế
trong cải cách TTHC ở một số quốc gia; (iii) Đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam.

1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1.1. Khái quát về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP thì: “Thủ tục hành chính
là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá
nhân, tổ chức” (định nghĩa mang tính pháp lý). Ngoài định nghĩa trên thì còn có nhiều
quan điểm khác về vấn đề này. Tuy nhiên, các định nghĩa này đều có những thiếu sót
nhất định và chưa bao quát, đầy đủ về thủ tục hành chính. Thế nên, từ các quan điểm
đó, giáo trình TTHC của Học viện Hành chính đã đưa ra khái niệm bao quát và mang
tính khoa học nhất về thủ tục hành chính: “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức
tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản
lý nhà nước hoặc giải quyết các công việc liên quan đến cá nhân, tổ chức trong quản
lý nhà nước”.
1.1.2. Khái niệm về cải cách thủ tục hành chính
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cải cách thủ tục hành
chính là gì. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu các bài viết có liên quan, nhóm tác giả
đã tổng hợp được khái niệm về cải cách thủ tục hành chính mà theo nhóm là hợp lý
nhất. Theo đó: Cải cách thủ tục hành chính là “cải cách các quy định pháp luật về
trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người
có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc
thực hiện các thủ tục hành chính”1, qua đó tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân khi
thực hiện các thủ tục hành chính. Quá trình đó được diễn ra trên nhiều khía cạnh như
cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc thực hiện các thủ
tục hành chính…2
1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động cải cách thủ tục hành chính
Đầu tiên, cải cách thủ tục hành chính được xem là một quá trình nhằm khắc phục
những hạn chế, bất cập của hệ thống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản, minh
bạch, công khai, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc
giữa các cơ quan hành chính nhà nước với công dân, tổ chức. Từ đó, góp phần xây
dựng và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước.

1
Sở tư pháp tỉnh Điện Biên (2019), “Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về các quy định của pháp luật về thủ
tục hành chính và việc thực hiện thủ tục hành chính của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, tr. 28-29.
2
“Khái niệm cải cách thủ tục hành chính là gì theo quy định của pháp luật”, https://luattoanquoc.com/khai-
2
niem- cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-la-gi-theo-quy-dinh-cua-phap-luat/, truy cập ngày 14/11/2023.

3
Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng
cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước
của nhân dân, đảm bảo thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá trong cải cách nền hành
chính nhà nước, tạo sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia,
giúp thúc đẩy toàn bộ hệ thống hành chính phát triển.
Cuối cùng, cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn khách
quan trong công cuộc đổi mới để phù hợp với sự vận động phát triển không ngừng của
xã hội.3
1.2. Chủ trương, định hướng của Nhà nước ta trong cải cách thủ tục hành chính
Quán triệt quan điểm của Đảng trong định hướng phát triển đất nước đến năm
2030 “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch,
vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát
triển của đất nước”, Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2021 - 2023 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP thì có thể thấy, với mục tiêu chung là tiếp
tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở
những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ
công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030; Nhà nước ta đã tập trung cải cách
hành chính với 6 nội dung, đó là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải
cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài
chính công và Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Trong đó, trọng
tâm cải cách hành chính 10 năm tới là: Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng,
hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức
thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có
năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó,
chú trọng cải cách chính sách tiền lương; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử,
Chính phủ số.
Để đáp ứng được những mục tiêu ấy thì đối với cải cách thủ tục hành chính, mục
tiêu của Nhà nước ta hiện nay chính là cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định
thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ
giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh
doanh,

4
3
“Ý nghĩa của cải cách thủ tục Hành chính Nhà nước”, Ý NGHĨA CỦA CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC, truy cập ngày 19/11/2023.

5
thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng
dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh
doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ
chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực
hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể
thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.
Như trong giai đoạn hiện nay thì chủ trương này được thể hiện thông qua Kế
hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 theo Quyết định
933/QĐ- TTg ngày 06 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ với các mục tiêu:
Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để
thực thi phương án cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động
kinh doanh, thủ tục hành chính, giấy tờ công dân đã được Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, để các phương án cải cách sớm đi vào cuộc sống, phục vụ người
dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các bộ, cơ quan, địa phương và từng
cán bộ, công chức trong phục vụ người dân, doanh nghiệp; tăng cường hiệu quả phản
ứng chính sách thông qua việc kịp thời xem xét, điều chỉnh quy định, TTHC cho phù
hợp.
Thứ ba, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục ngay những tồn tại,
hạn chế, yếu kém trong thực thi công vụ; nâng cao chất lượng giải quyết TTHC cho
người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức các bộ, ngành, địa phương.
Thế nên, nhiệm vụ trọng tâm lúc này được đặt ra bao gồm: (i) Tập trung thực thi
dứt điểm các phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD, TTHC, giấy tờ công dân đã
được phê duyệt; (ii) Rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án tổng thể cắt
giảm, đơn giản hóa 13 nhóm quy định, TTHC trọng tâm; (iii) Rà soát, trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các nhóm TTHC nội bộ trọng
tâm ưu tiên; (iv) Một số nhiệm vụ khác của Các bộ, cơ quan, địa phương, Bộ Tư pháp
Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ.

6
CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI
Theo đó, sau quá trình tìm hiểu và sàng lọc, nhóm tác giả quyết định chọn ra hai
hệ thống cải cách thủ tục hành chính ở Estonia và Đức làm kinh nghiệm cho Việt
Nam.
Về phía Estonia thì đây là quốc gia có nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến,
cũng như là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử. Estonia
đã triển khai thành công nhiều ứng dụng CNTT trong lĩnh vực hành chính công, giúp
giảm thiểu thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của hoạt động của
chính phủ.
Mặc khác, Đức là một quốc gia có nền hành chính phát triển, được đánh giá cao
về tính hiệu quả và minh bạch. Đức đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cải cách thủ
tục hành chính, đặc biệt là trong việc đơn giản hóa thủ tục, giảm thiểu giấy tờ, tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, được thể hiện qua việc thực
hiện ra quyết định tự động.
Với những ưu điểm của mình, Estonia và Đức sẽ là đối tượng nghiên cứu cho
nhóm tác giả trong việc tìm hiểu về cải cách thủ tục hành chính, từ đó thông qua học
tập những kinh nghiệm và thành tựu của hai quốc gia này, Việt Nam có thể rút ngắn
thời gian và nâng cao hiệu quả của quá trình cải cách.
2.1. Cải cách thủ tục hành chính ở Estonia
Có thể nói, Estonia là nơi sản sinh ra rất nhiều câu chuyện thành công về công
nghệ, kỹ thuật (ví dụ: Skype, TransferWise…). Đặc biệt, đối với lĩnh vực hành chính
công và quản lý nhà nước, cũng như trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, quốc
gia này đã đạt được một số kết quả mà như đã đề cập ở trên, đó là quá trình phát triển
Chính phủ điện tử mà chúng ta có thể học hỏi.
2.1.1. Khái niệm
Về khái niệm, “Chính phủ điện tử” là một thuật ngữ chung cho các dịch vụ dựa
trên web từ các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc chính phủ, và chính quyền
địa phương. Trong Chính phủ điện tử, chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và đặc
biệt là Internet để hỗ trợ các hoạt động của chính phủ, gắn kết công dân và cung cấp
các dịch vụ của chính phủ. Sự tương tác có thể được thực hiện dưới dạng công dân
truy cập thông tin, tiếp cận hồ sơ, hoặc thanh toán và nhiều hoạt động khác thông qua
world- wide-web. 4
Khi nói đến Chính phủ điện tử thì ta không thể bỏ qua khi nhắc đến Estonia bởi
lẽ, đây vốn là đất nước đầu tiên áp dụng hình thức này. Điều này vốn xuất phát từ lịch

7
4
“Chính phủ điện tử là gì?”, https://moha.gov.vn/chuyen-doi-so/tin-
tuc/Pages/listbnv.aspx?CateID=956&ItemID=55548, truy cập ngày 20/11/2023.

8
sử, sau khi khôi phục nền độc lập năm 1991, Estonia phải đối mặt với nhu cầu xây
dựng cơ sở hạ tầng công nghệ mới với rất ít nguồn lực, đồng thời cố gắng bắt kịp
phương Tây càng nhanh càng tốt. Thế nên, vào thời điểm đó, Chính phủ không ngừng
thúc đẩy đất nước vượt qua thời kỳ hiện đại hóa, thiết lập nền tảng cần thiết để đưa đất
nước bước vào thời đại kỹ thuật số bởi theo họ, “việc số hóa này là một biện pháp tiết
kiệm chi phí hiệu quả và là một động lực cân bằng. Quá trình số hóa được cho là đã
tiết kiệm cho nhà nước 2% GDP mỗi năm về tiền lương và chi phí. Đó cũng là số tiền
tương đương mà nước này phải trả để đáp ứng ngưỡng bảo vệ của NATO”. 5 Và với
sự cố gắng của mình, đất nước này đã số hóa thành công trong rất nhiều lĩnh vực.
Minh chứng cho hành trình số hóa của họ chính là việc thành lập các dịch vụ ngân
hàng điện tử và e-Cabinet (Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của
Chính phủ)6 đầu tiên cho Chính phủ vào năm 1996, hay tạo cơ hội cho người dân
Estonia khai thuế trực tuyến thông qua cơ quan thuế điện tử kể từ năm 2000. Thế
nhưng, liên quan mật thiết nhất đến cải cách thủ tục hành chính phải kể đến việc tạo ra
X-Road của Estonia.
Nói về X-Road (hay X-tee) thì đây là nền tảng trao đổi dữ liệu bảo mật cho công
dân, công ty tư nhân và tổ chức công cộng liên kết thông tin. Về cơ sở pháp lý thì hoạt
động của nó được điều chỉnh tại khoản 5 Điều 43.9 Đạo luật Thông tin Công cộng
(Avaliku teabe seadus)7 và Quy định liên quan đến Lớp trao đổi dữ liệu của hệ thống
thông tin (Infosüsteemide andmevahetuskiht). Cụ thể, X-Road cho phép mọi người
dùng e-ID8 truy cập thông tin liên quan tới dịch vụ công.
2.1.2. Ưu và nhược điểm khi thực hiện Chính phủ điện tử ở Estonia
2.1.2.1. Ưu điểm

5
Nathan Heller (2017), “Estonia, the Digital Republic”
https://www.newyorker.com/magazine/2017/12/18/estonia-the-digital-republic, truy cập ngày 15/11/2023.
6
Gia Huy (2019), “E-Cabinet: Bước quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử”, https://vpcp.chinhphu.vn/e-
cabinet- buoc-quyet-tam-xay-dung-chinh-phu-dien-tu-11522215.htm, truy cập ngày 18/11/2023.
7
Khoản 5 Điều 43.9 Đạo luật Thông tin Công cộng: “Việc trao đổi dữ liệu với các cơ sở dữ liệu thuộc hệ thống
thông tin nhà nước và giữa các cơ sở dữ liệu thuộc hệ thống thông tin nhà nước diễn ra thông qua lớp trao đổi
dữ liệu của hệ thống thông tin nhà nước”.
8
Giải thích thêm: e-ID là thẻ căn cước công dân điện tử được sử dụng hiện nay tại Estonia. Tương tự như
CCCD ở nước ta, e-ID cũng gồm thẻ nhựa, con chip và dữ liệu (số thẻ và thông tin tích hợp trong con chip).
Một công dân có e-ID sẽ làm được mọi thứ, từ đóng thuế, xem hồ sơ sức khỏe đến bỏ phiếu thông qua X-Road.
Không chỉ có e-ID, người dân còn có thể chọn sử dụng sim mobile-ID hay ứng dụng Smart-ID để thực hiện các
thao tác. Bên cạnh đó, kể từ năm 2014, với ý tưởng “tiến tới một quốc gia không biên giới”, Estonia cũng đã
cung cấp một chương trình có tên là Cư trú điện tử (e-residence) cho bất kỳ ai muốn trở thành cư dân điện tử của
Estonia và truy cập các dịch vụ kỹ thuật số đa dạng của nước này, bất kể quốc tịch hay vị trí (Nguồn: Bích Thủy
(2019), “Estonia: Quốc gia duy nhất thực hiện 99% dịch vụ công trực tuyến”,
9
https://m.antoanthongtin.gov.vn/chinh-sach-
--chien-luoc/estonia-quoc-gia-duy-nhat-thuc-hien-99-dich-vu-cong-truc-tuyen-105693, truy cập 17/11/2023).

10
Ngày nay, hệ thống X-Road này đã trở thành xương sống của Estonia, cho phép
các hệ thống thông tin khu vực công và tư nhân của quốc gia liên kết và hoạt động hài
hòa. Thế nên, đối với người dân Estonia thì hiện nay 99% dịch vụ công đều có thể
truy cập và thực hiện trực tuyến 24/7, chỉ còn ba thủ tục là đăng ký kết hôn, ly hôn và
và giao dịch bất động sản là người dân chỉ được đăng ký trực tuyến một phần và tới
ngày thực hiện vẫn phải ra khỏi nhà bởi lẽ, các nhà chức trách cho rằng các giao dịch
này cần có sự hiện diện của các bên liên quan.
Nói tới đây chắc hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi cho vấn đề bảo mật thông tin
của người dân trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp này, công nghệ chuỗi khối
(Blockchain Technology)9 đã được sử dụng để đảm bảo độ tin cậy của các cơ quan
đăng ký nhà nước, chẳng hạn như Cơ quan đăng ký chăm sóc sức khỏe, Cơ quan đăng
ký tài sản, Cơ quan đăng ký kinh doanh, Hệ thống tòa án kỹ thuật số, Công báo nhà
nước, v.v…10 Bên cạnh đó, tuân thủ theo nguyên tắc “chỉ một lần” được nêu trong
“Kế hoạch hành động Chính phủ điện tử 2016-2020” (E-Government Action Plan
2016-2020) của EU, công dân, tổ chức và công ty chỉ phải cung cấp duy nhất một lần
một số thông tin tiêu chuẩn nhất định cho chính quyền. Bằng cách kết hợp các quy
định bảo vệ dữ liệu và sự đồng ý rõ ràng của người dùng, chỉ có cơ quan hành chính
công được phép sử dụng lại và trao đổi dữ liệu với nhau (Điều 3.1 Đạo luật Thông tin
Công cộng). Như vậy, khi người dân cần thực hiện một thủ tục hành chính bất kỳ, chỉ
với chiếc thẻ e-ID của mình thì mọi thông tin của họ sẽ được hiển thị ngay lập tức trên
mẫu đơn online đó hoặc cho các chủ thể có thẩm quyền mà không buộc họ phải điền
hay cung cấp lại thông tin một lần nào nữa. Ngoài ra, tuân thủ theo chính sách minh
bạch bắt buộc sử dụng hợp pháp tại khoản 1 Điều 5 Quy tắc chung về bảo vệ dữ liệu
(General Data Protection Regulation)11, thế nên mọi thứ đều phải được công khai,
minh bạch. Điều này giúp

9
Công nghệ blockchain là một tập hợp kỹ thuật số các giao dịch được theo dõi và ghi lại trong một mạng lưới
phi tập trung. Các giao dịch sau khi được gửi lên trên mạng lưới blockchain sẽ được nhóm vào các khối và các
giao dịch trong cùng 1 khối (block) được coi là đã xảy ra cùng thời điểm. Các giao dịch chưa được thực hiện
trong 1 khối được coi là chưa được xác nhận. Blockchain bao gồm các khối dữ liệu riêng lẻ, mỗi khối chứa một
bản ghi thông tin, được liên kết với nhau theo thứ tự thời gian, tạo thành các chuỗi. Sự nhất quán theo trình tự
thời gian làm cho các dữ liệu đã lưu trữ theo chuỗi không thể xóa hoặc sửa đổi nếu không có sự đồng thuận từ
người dùng, giao dịch và nút toán tử. Những liên kết này không thể thay đổi, đó là điều tạo nên sự minh bạch và
tin tưởng cho mạng lưới thông tin dựa trên công nghệ blockchain. (Nguồn: “Xu hướng ứng dụng công nghệ
chuỗi khối trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và những vấn đề đặt ra”,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi- tiet-tin?dDocName=MOFUCM236172, truy cập
15/11/2023).
10
“Guidance-based Algorithms for Automated Decision-Making in Public Administration: the Estonian
Perspective”, https://ceridap.eu/guidance-based-algorithms-for-automated-decision-making-in-public-
administration-the-estonian-perspective/?lng=en#post-4445, truy cập ngày 13/11/2023.
11
11
Khoản 1 Điều 5 Quy tắc chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR): “Dữ liệu cá nhân phải được xử lý hợp pháp, công
bằng và minh bạch liên quan đến chủ thể dữ liệu (“tính hợp pháp, công bằng và minh bạch”)”.

12
người dùng e-ID dễ dàng kiểm tra được những người tham gia X-Road đang nắm
thông tin gì của mình và ai có thể hay đã xem thông tin này (khoản 31, 32 Điều 28
Đạo luật Thông tin Công cộng) cũng như người dùng e-ID có quyền hành động chống
lại bất kỳ vi phạm bảo mật nào (khoản 5 Điều 4 Đạo luật Thông tin Công cộng).
Với những quyết tâm xây dựng và phát triển đất nước trong quá trình kỹ thuật
số, ta phần nào có thể thấy sự cố gắng của Chính phủ trong việc xây dựng niềm tin đối
với người dân. Đơn cử như trong bảng xếp hạng OECD năm 2023 về chỉ số chất
lượng mạng lưới hỗ trợ, thì Estonia đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng với 95% người
dân tin rằng họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan và người có thẩm quyền khi
cần thiết, cao hơn mức trung bình của OECD là 91%. Hay niềm tin còn được thể hiện
qua sự tham gia rộng rãi hơn của công chúng vào quá trình ra xây dựng luật và quy
định. Theo đó, ở Estonia, mức độ tham gia của các bên liên quan trong việc xây dựng
quy định là 2,7 (theo thang điểm từ 0 đến 4), cao hơn mức trung bình của OECD là
2,1.12
2.1.2.2. Nhược điểm
Tưởng chừng như hệ thống dịch vụ công kỹ thuật số này dường như không có
điểm yếu nào nhưng thực tế, dịch vụ công kỹ thuật số này vẫn chưa thực sự làm hài
lòng người dân ở một số khía cạnh. Điển hình là y tế và giáo dục, khi ước tính chỉ có
khoảng 66% người dân Estonia hài lòng với hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe,
thấp hơn một chút so với mức trung bình của OECD (trung bình của OECD là 67%).
Bên cạnh đó, khi được yêu cầu đánh giá mức độ hài lòng chung của họ với cuộc sống
theo thang điểm từ 0 đến 10, người Estonia cho điểm trung bình là 6,5, thấp hơn mức
trung bình của OECD là 6,7.13 Theo người dân, họ muốn “tập trung nhiều hơn vào
chất lượng hơn là sự tiện lợi của các dịch vụ công”.14
2.1.3. Ví dụ minh họa thủ tục hành chính
Để làm rõ hơn về việc ứng dụng kỹ thuật số vào việc thực hiện các thủ tục hành
chính, nhóm nghiên cứu sẽ minh họa thông qua thủ tục cấp căn cước điện tử cho cư
dân điện tử (e-residency).
2.1.3.1. Cơ sở pháp lý
Khái niệm

12
“Estonia”, https://www.oecdbetterlifeindex.org/countries/estonia/, truy cập ngày 20/11/2023.
13
“Government at a Glance: Country Notes”, https://www.oecd.org/publication/government-at-a-
glance/2023/country-notes/estonia-e1676b75/, truy cập ngày 20/11/2023.
14
Hamish (2021), “What’s next for digital government in Estonia?”, https://h-cameron.medium.com/whats-next-
13
for-digital-government-in-estonia-c5e78bd06aae, truy cập ngày 21/11/2023.

14
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20.5 và khoản 2 Điều 20.1 của Đạo luật Giấy tờ tùy
thân (Isikut tõendavate dokumentide seadus): Căn cước điện tử của cư dân điện tử (e-
residency) là chứng minh thư điện tử được cấp cho những người không phải công dân
Estonia hay người nước ngoài trước đây đã được cấp căn cước công dân hoặc thẻ giấy
phép cư trú hoặc những người nộp đơn xin cấp căn cước công dân hoặc thẻ giấy phép
cư trú đồng thời với căn cước điện tử.
Điều kiện cấp căn cước điện tử
Bên cạnh khoản 1 Điều 20.5 và khoản 2 Điều 20.1 Đạo luật Giấy tờ tùy thân thì
có thể thấy, căn cứ theo khoản 2, 3, 4, 5 Điều 20.6 của Đạo luật này, pháp luật quy
định các trường hợp không được cấp căn cước điện tử để từ đó, nếu không rơi vào các
trường hợp sau thì mọi người đều có thể được cấp căn cước điện tử:
“(2) Việc cấp căn cước điện tử cho công dân điện tử sẽ bị từ chối nếu:
1) người đó đe dọa trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia;
2) căn cước của công dân điện tử được yêu cầu cho hoạt động kinh tế và có
cơ sở cấm hoạt động kinh tế;
3) danh tính của người đó chưa được xác định rõ ràng hoặc có lý do để
nghi ngờ danh tính của họ.
(3) Việc cấp căn cước điện tử cho công dân điện tử có thể bị từ chối nếu:
1) có tình tiết làm cơ sở từ chối cấp thị thực, giấy phép tạm trú hoặc áp
dụng lệnh cấm nhập cảnh;
2) việc ban hành tài liệu không phù hợp với mục đích quy định tại khoản 2
Điều 20.5 của Đạo luật này.
(4) Căn cước điện tử của cư dân điện tử có thể bị tuyên bố không hợp lệ nếu có
căn cứ từ chối cấp chứng minh nhân dân điện tử quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3
Điều này.
(5) Hiệu lực của chứng chỉ cho phép nhận dạng kỹ thuật số thẻ căn cước điện tử
của công dân điện tử và chứng chỉ cho phép chữ ký số có thể bị đình chỉ (sau đây gọi
là đình chỉ hiệu lực trong chương này) nếu có nghi ngờ hợp lý rằng có bất kỳ lý do từ
chối cấp căn cước điện tử cho công dân điện tử quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3
Điều này.”
Thủ tục cấp căn cước điện tử của công dân điện tử
Về thủ tục cấp căn cước điện tử của công dân điện tử được quy định tại khoản
20.7 của Đạo luật này như sau:
“(1) Người nộp đơn xin cấp căn cước điện tử hoặc cư dân điện tử phải cung cấp
chứng nhận hoặc chứng minh các sự kiện làm cơ sở cho việc cấp căn cước điện tử
của
15
cư dân điện tử. Những trường hợp cơ quan hành chính đã biết hoặc phải biết thì
không cần phải xác nhận và chứng minh.
(1.1) Một người có thể nộp đơn xin cấp căn cước cho viên chức lãnh sự của
Estonia. Sau khi xác minh danh tính của người nộp đơn và lấy dữ liệu sinh trắc học,
người đó sẽ chuyển đơn đến Bộ Cảnh sát và Biên phòng để xem xét.
(2) Đơn xin cấp căn cước điện tử của cư dân điện tử của một người có thể bị từ
chối nếu người đó trước đó đã bị từ chối cấp căn cước điện tử của cư dân điện tử và
người đó không chứng minh được rằng hoàn cảnh đã thay đổi.
(3) Quyền của người tham gia tố tụng và người khác xem xét thủ tục cấp, đình
chỉ hoặc thu hồi căn cước điện tử của cư dân điện tử và sau khi quyết định có hiệu lực
cùng với các tài liệu hoặc hồ sơ liên quan có thể bị hạn chế nếu nó có thể:
1) ngăn chặn hoặc làm tổn hại đến việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý hoặc
thi hành hình phạt;
2) làm tổn hại đến các quyền và tự do của người khác;
3) gây nguy hiểm cho an ninh của Cộng hòa Estonia, một Quốc gia thành
viên khác của Liên minh Châu Âu, Quốc gia thành viên của Công ước Schengen
hoặc Thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương;
4) gây nguy hiểm cho việc bảo vệ trật tự công cộng.
(3.1) Việc hạn chế công bố thông tin quy định tại khoản 3 Điều sẽ áp dụng đối
với các quyền sau đây của người tham gia tố tụng và người khác:
1) thu thập thông tin về việc xử lý dữ liệu cá nhân của người đó, bao gồm
cả dữ liệu cá nhân nào được xử lý, cũng như cách thức, phương pháp, mục đích,
cơ sở pháp lý, phạm vi hoặc lý do xử lý;
2) để biết người nhận dữ liệu cá nhân của họ và các loại dữ liệu cá nhân sẽ
được tiết lộ và liệu dữ liệu cá nhân của họ có được chuyển đến một quốc gia
nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế hay không;
3) yêu cầu hạn chế việc xử lý dữ liệu cá nhân của mình;
4) phản đối việc xử lý dữ liệu cá nhân của mình;
5) để tìm hiểu về vi phạm dữ liệu cá nhân.
(3.2) Việc hạn chế công bố thông tin quy định tại khoản 3 Điều này cũng có thể
được áp dụng đối với dữ liệu thu được từ quốc gia nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.
(4) Thông báo từ chối cấp, đình chỉ hiệu lực hoặc thu hồi chứng minh nhân dân
điện tử của công dân điện tử phải nêu rõ các thông tin cần thiết được quy định tại
khoản 4 Điều 55 và khoản 1 Điều 57 của Đạo luật thủ tục hành chính và các quy định
pháp lý cơ sở phát sinh tại khoản 2 và 3 Điều 20.6 của Đạo luật này.

16
(5) Khi giải quyết khiếu nại đối với quyết định từ chối cấp, đình chỉ hiệu lực
hoặc thu hồi căn cước điện tử, các tình tiết hoặc bằng chứng làm cơ sở cho hành vi
hành chính bị khiếu nại sẽ không được nêu trong quyết định khiếu nại.”
2.1.3.2. Cách thức thực hiện
Để thực hiện việc xin cấp thẻ căn cước điện tử dành cho cư dân điện tử, người
dùng có thể thực hiện qua 4 bước sau:
Bước 1: Thu thập tài liệu
Theo đó, người đăng ký sẽ được yêu cầu cung cấp các giấy tờ và thông tin sau:
Đầu tiên là bản sao giấy tờ tùy thân của họ: Người dùng sẽ cần nộp bản sao giấy
tờ thông hành do quốc gia của họ có quốc tịch cấp. Giấy tờ tùy thân sẽ được Bộ Cảnh
sát và Biên phòng Estonia chấp nhận là hộ chiếu hoặc căn cước công dân của Liên
minh Châu Âu. Lưu ý, khi nhận thẻ ID kỹ thuật số e-Residency, người đăng ký phải
mang theo giấy thông hành giống như giấy tờ thông hành mà bạn đã sử dụng để đăng
ký. Nếu tài liệu được sử dụng trong đơn đăng ký hết hạn trước khi nhận thẻ Cư trú
điện tử, người dùng phải mang theo bản sao hợp lệ, được gia hạn của giấy tờ thông
hành của mình và, nếu có thể, cả tài liệu được sử dụng trong đơn đăng ký của bạn.
Thứ hai là ảnh kỹ thuật số: Ứng dụng yêu cầu người dùng cung cấp ảnh chụp
theo kiểu hộ chiếu của khuôn mặt bạn và ảnh chụp này không được cũ hơn sáu tháng.
Bạn có thể chụp ảnh tại nhà bằng máy ảnh kỹ thuật số, nhưng hãy đảm bảo bạn làm
theo hướng dẫn và yêu cầu đối với ảnh tài liệu.
Bên cạnh đó, người dùng cần giải thích lý do tại sao lại đăng ký Cư trú điện tử
cũng như cần cung cấp thông tin về trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của
mình. Ngoài ra, người dùng cũng cần cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh
trước đây (trong trường hợp bạn muốn đăng ký kinh doanh)
Cuối cùng, họ cần cung cấp thông tin về thẻ tín dụng để thanh toán phí tiểu bang
cho việc xử lý đơn đăng ký. Các loại thẻ được chấp nhận là VISA và MasterCard.
Bước 2: Nộp đơn
Gửi đơn đăng ký của bạn trực tuyến tại website chính thức của Bộ Cảnh sát và
Biên phòng: https://www.politsei.ee/en. Cụ thể:
Để đăng ký, trước tiên người dùng phải tạo một tài khoản bằng email của mình.
Sau đó họ sẽ nhận được một liên kết ma thuật trên email cho phép họ kích hoạt và
đăng nhập vào tài khoản của mình. Việc thiết lập mật khẩu là không cần thiết. Liên
kết sẽ có hiệu lực trong 60 phút. Lưu ý: địa chỉ email sẽ không thể thay đổi sau này, vì
vậy người dùng nên đăng ký bằng email có giá trị trong ít nhất 12 tháng tới.

17
Nếu họ không thể hoàn thành ứng dụng trong một lần, họ vẫn có thể đăng nhập
vào lại nơi này bằng cùng một email. Người dùng sẽ có 2 tháng để nộp đơn và nếu
không gửi đơn đăng ký trong 2 tháng, tài khoản của người dùng sẽ hết hạn.
Bên cạnh đó, người dùng cũng sẽ cần chọn địa điểm nhận thẻ căn cước sao cho
thuận lợi nhất với bản thân.
Bước 3: Xử lý đơn đăng ký
Quá trình xem xét thường mất từ 8 đến 30 ngày để xử lý. Trong đó, thời gian xử
lý trung bình là 20 ngày, nhưng Bộ Cảnh sát và Biên phòng Estonia có quyền gia hạn
nếu họ thấy cần thiết trong từng trường hợp. Trong thời gian này, Bộ Cảnh sát và Biên
phòng Estonia có thể liên hệ với người dùng qua email để biết thêm thông tin trong
quá trình kiểm tra lý lịch của họ.
Bước 4: Nhận thẻ căn cước
Sau khi thẻ căn cước điện tử của người dùng được chuyển đến địa điểm nhận,
người dùng sẽ nhận được email kèm theo hướng dẫn hoặc lời mời sắp xếp thời gian để
nhận. Lưu ý, người dùng sẽ cần mang theo giấy tờ tùy thân của mình (bản sao mà bạn
đã gửi cùng với đơn đăng ký của mình) để xác nhận thông tin trước khi nhận thẻ căn
cước.15
2.2. Cải cách thủ tục hành chính ở Đức
Trong bối cảnh hiện đại của xã hội ngày nay, các quan chức nhà nước phải xử lý
lượng lớn dữ liệu trước khi đưa ra quyết định có lợi cho cộng đồng địa phương. Bản
thân việc xử lý lượng dữ liệu khổng lồ như vậy để có thể đưa ra quyết định đã là một
quá trình phức tạp; thậm chí điều này còn khó khăn hơn khi giải thích cho công chúng
lý do căn bản của quyết định. Vì thế, để giảm bớt áp lực công việc cho các cơ quan
nhà nước, đồng thời tăng hiệu suất công việc cũng như tiết kiệm chi chí thì đòi hỏi
phải có các chính sách cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn và hiệu quả
hơn. Thấy được những yêu cầu cấp thiết đó, Cộng hòa Liên bang Đức đã cho ra đời
mô hình ra quyết định tự động trong lĩnh vực hành chính công và đây được xem là
hướng đi thông minh trong bối cảnh số hóa hiện nay. Theo đó, vào cuối năm 2017
Luật thủ tục hành chính (Verwaltungsverfahrensgesetz) của Đức đã có quy định về
việc áp dụng hình thức tự động trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, cụ thể là
theo Điều 35a của Luật này: “Một văn bản hành chính có thể được ban hành hoàn
toàn bằng phương tiện tự động, miễn là điều này được pháp luật cho phép và không
có quyền tùy ý hoặc phạm vi đánh giá.”

15
Republic of Estonia, “How to apply + FAQ”, https://learn.e-resident.gov.ee/hc/en-us/articles/360000633237-
How-to-apply, truy cập ngày 21/11/2023.

18
2.2.1. Khái niệm
Trước hết, ra quyết định tự động (Automatic decision-making hay ADM) là quá
trình đưa ra quyết định bằng các phương tiện tự động mà không có sự tham gia của
con người. Những quyết định này có thể dựa trên dữ liệu thực tế, cũng như trên hồ sơ
được tạo bằng kỹ thuật số hoặc dữ liệu suy luận.16
2.2.2. Ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng quyết định tự động trong cải cách thủ
tục hành chính ở Đức
2.2.1.1. Ưu điểm
Việc áp dụng mô hình ra quyết định tự động trong cải cách thủ tục hành chính ở
Đức đã mang lại cho quốc gia này những thành tựu đáng kể trong hoạt động quản lý
nhà nước, cụ thể:
Thứ nhất, việc áp dụng quyết định tự động trong cải cách thủ tục hành chính
giúp đảm bảo chất lượng của các quyết định hành chính ở Đức, hỗ trợ đối xử bình
đẳng với tất cả mọi người, bảo đảm quyền cá nhân của công dân. Điều này sẽ giúp
loại bỏ sự thiên vị của con người khi xử lý các trường hợp tương tự một cách giống
hệt nhau và bỏ qua các thuộc tính không liên quan trong một trường hợp cụ thể. Do
đó, việc sử dụng ADM có thể giúp bảo đảm các giá trị cơ bản của sự bình đẳng trong
việc giải quyết sự việc và thể hiện giá trị của việc tuân thủ pháp luật.
Thứ hai, hỗ trợ ra quyết định hành chính nhanh chóng, đồng thời tăng hiệu quả
của việc ra quyết định hành chính, bao gồm cả việc tăng, giảm quy mô một cách dễ
dàng và tiết kiệm chi phí. Bởi lẽ, việc áp dụng quyết định tự động giúp giảm đáng kể
thời gian chờ đợi, nâng cao hiệu suất của công việc, đồng thời cắt giảm chi phí liên
quan đến hoạt động thủ tục giấy tờ khi thực hiện theo hướng thủ công. Bên cạnh đó,
nguồn nhân lực thực hiện công việc theo cách thức thủ công trước đây giờ đã có thể
được luân chuyển đến những bộ phận cần thiết khác. Điều này cũng rất phù hợp đối
với các quốc gia có tỉ lệ dân số già cao, khi mà số lượng công chức nghỉ hưu ngày
càng cao và việc lấp đầy các vị trí trống trong thời gian ngắn là điều rất khó. Ngoài ra,
quyết định tự động còn giúp các quyết định của cơ quan công quyền được đưa ra một
đúng đắn, chính xác, giảm thiểu sai sót trong việc áp dụng các quy định của pháp luật.
Thứ ba, củng cố niềm tin xã hội bằng cách tăng tính minh bạch trong việc ra
quyết định hành chính. Quan điểm này nhấn mạnh khả năng của công nghệ trong việc
vừa hỗ trợ từng công dân (và doanh nghiệp), vừa “mở cửa” bộ máy quan liêu của
Chính phủ,

16
“What is automated individual decision-making and profiling?” ,https://ico.org.uk/for-organisations/uk-gdpr-
guidance-and-resources/individual-rights/automated-decision-making-and-profiling/what-is-automated-
19
individual-decision-making-and-profiling/ , truy cập ngày 22/11/2023.

20
từ đó hỗ trợ trong việc quản lý nhà nước tốt hơn.17 Theo đó, tại một khảo sát về thái độ
của người dân đối với việc ra quyết định tự động trên khắp Estonia, Thụy Điển và Đức
thì người dân Đức có mức độ nhận thức, tin cậy cao vào hệ thống quyết định tự động
và coi việc ra quyết định tự động là ít rủi ro hơn (3.88/5.0) so với hai nước là Estonia
(4,19/5.0) và Thụy Điển (4.33/5.0).18 Từ đó, ta có thể thấy được Đức đã đạt được
những thành công nhất định trong việc củng cố niềm tin của người dân khi ra quyết
định hành chính thông qua việc áp dụng quyết định tự động trong cải cách thủ tục
hành chính.
2.2.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc áp dụng mô hình ra quyết định
tự động trong cải cách thủ tục hành chính ở Đức, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất
cập. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, ADM có thể làm hạn chế quyền quyết định hành chính cần thiết của
công chức. Theo đó, công chức là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong
lĩnh vực hành chính, họ có thể đánh giá tình huống một cách toàn diện và đưa ra quyết
định phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, ADM chỉ dựa trên các dữ liệu được lập
trình sẵn, do đó, khả năng đưa ra quyết định của ADM có thể bị hạn chế trong những
trường hợp phức tạp.
Thứ hai, ADM có thể bị thao túng để phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc nhóm lợi
ích. ADM là một công cụ mạnh mẽ, do đó, nó có thể bị sử dụng để thao túng hành vi
của công dân, chẳng hạn như để ép buộc công dân phải tuân theo các quy định của
chính phủ hoặc để trục lợi cá nhân.
Thứ ba, ADM có thể dựa trên dữ liệu sai lệch, do đó có thể dẫn đến những quyết
định hành chính không chính xác. Dữ liệu là nền tảng của ADM, vì vậy chất lượng
của dữ liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của quyết định hành chính. Nếu dữ
liệu sai lệch, thì quyết định hành chính cũng sẽ sai lệch theo.
Thứ tư, ADM có thể làm mờ tính minh bạch, đúng đắn của quyết định hành
chính. ADM là một hệ thống phức tạp, do đó, việc hiểu và kiểm tra tính minh bạch,
đúng đắn của quyết định hành chính trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể dẫn đến
việc công dân không tin tưởng vào quyết định hành chính, từ đó làm suy giảm hiệu
quả của quản lý nhà nước.

17
“Automated decision-making and good administration: Views from inside the government machinery”,
Automated decision-making and good administration: Views from inside the government machinery -
ScienceDirect, truy cập ngày 21/11/2023.
18
“Automating public administration: citizens’ attitudes towards automated decision-making across Estonia,
Sweden, and Germany”, https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/1369118X.2023.2205493, truy cập ngày
21
21/11/2023.

22
Từ những hạn chế, bất cập trên, ta có thể thấy được khi áp dụng quyết định tự
động thì vẫn còn tồn tại những điểm yếu cố hữu rõ ràng của ngành công nghệ nói
chung và trí tuệ nhân tạo nói riêng so với khả năng của chính phủ và xã hội.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
chính phủ, xã hội và doanh nghiệp. Chính phủ cần có những quy định chặt chẽ để đảm
bảo tính minh bạch, đúng đắn của quyết định hành chính; xã hội cần nâng cao nhận
thức về tác động của ADM; doanh nghiệp cần có trách nhiệm trong việc xây dựng và
phát triển ADM một cách lành mạnh.
2.2.3. Ví dụ minh họa thủ tục hành chính
Để làm rõ hơn về việc ứng dụng hình thức tự động hóa vào việc thực hiện các
thủ tục hành chính, nhóm nghiên cứu sẽ minh họa thông qua thủ tục khai báo báo cáo
thuế trực tuyến thông qua trang dịch vụ công Tax returns for Expats in Germany.
2.2.3.1. Cơ sở pháp lý
Theo đó, việc ra quyết định tự động được sử dụng ở Đức trong một số trường
hợp. Phổ biến nhất là việc tự động kiểm tra báo cáo thuế cá nhân. Căn cứ theo khoản 4
Điều 155 Bộ luật Tài chính chung (Abgabenordnung):
“(4) Dựa trên thông tin có sẵn và thông tin do người nộp thuế cung cấp, cơ quan
thuế có thể sử dụng các quy trình hoàn toàn tự động để tiến hành thực hiện, chỉnh
sửa, thu hồi, hủy bỏ hoặc sửa đổi (a) ấn định thuế cũng như (b) tín dụng của các
khoản thuế khấu trừ và các khoản trả trước, miễn là không có lý do gì để một quan
chức đích thân xử lý từng trường hợp riêng lẻ. Điều này cũng áp dụng cho:
1. việc ban hành, điều chỉnh, thu hồi, thu hồi, hủy bỏ hoặc sửa đổi các
hành vi hành chính liên quan đến (a) việc ấn định thuế hoặc (b) khấu trừ các
khoản thuế khấu trừ và các khoản trả trước và
2. đính kèm các điều khoản phụ trợ theo Điều 120 với (a) ấn định thuế hoặc
(b) khấu trừ các khoản thuế khấu trừ và trả trước, với điều kiện là các điều
khoản phụ trợ đó được ban hành trên cơ sở hướng dẫn hành chính của Bộ Liên
bang về Tài chính hoặc cơ quan quản lý doanh thu cao nhất của bang.
Có lý do để quan chức xử lý, đặc biệt trong trường hợp người nộp thuế
cung cấp một phần hoặc toàn bộ dữ liệu được mô tả trong theo khoản 7 Điều
150 Luật này và được chỉ định trong tờ khai thuế. Trong trường hợp một văn
bản hành chính được ban hành bằng quy trình hoàn toàn tự động, quy trình ra
quyết định liên quan đến việc ban hành và công bố văn bản đó sẽ được coi là
hoàn thành vào thời điểm khi quá trình xử lý tự động kết thúc.
2.2.3.2. Cách thức thực hiện
Để thực hiện việc khai thuế trực tuyến, ta có thể thực hiện như sau:
23
Bước 1: Truy cập
1. Truy cập vào trang Tax returns for Expats in Germany: https://germantaxes.de/;
2. Tạo tài khoản và đăng nhập;
3. Chọn My tax returns;.
4. Chọn năm tương ứng → bấm tiếp tục (continue)
Bước 2: Điền thông tin
Ở phía bên trái màn hình có các mục từ 1 - 7 là các bước cần phải thực hiện để
điền một mẫu báo cáo trực tuyến, cụ thể:
1. Personal data: Người dùng cần phải nhập dữ liệu cá nhân và chọn thời gian,
chọn cơ quan thuế trong phần Tax office (ưu tiên các cơ quan gần nơi mình
sống). Sau đó, bấm lưu và tiếp tục (Save & continue).
2. General costs: Click chuột vào những tùy chọn mà bạn được phép khấu trừ.
Sau đó, bấm lưu và tiếp tục.
3. Study/work related items: Click chuột và chọn những món đồ bạn đã mua liên
quan đến học tập và công việc. Đối với những sản phẩm dưới 110 euro bạn cần
bấm ô vuông bên dưới để điền thêm thông tin sản phẩm. Sau đó, bấm lưu và
tiếp tục.
4. Income: Bạn cần trả lời các câu hỏi nghề nghiệp của bản thân và loại thuế của
bản thân muốn kê khai (VD: class I, II,...). Sau đó, hãy điền các con số theo yêu
cầu bên dưới, click vào ô vuông nếu có thông tin cần bổ sung. Bên cạnh đó,
nếu có thu nhập khác thì chọn vào phần tương ứng bên dưới. Sau đó, bấm lưu
và tiếp tục.
5. Trips to work: Nhập nơi làm việc và các thông tin bổ sung về nơi làm nếu có
thay đổi. Thời gian làm việc trong tuần (mấy ngày một tuần)/thời gian nghỉ
trong tuần. Và nếu có di chuyển bằng phương tiện công cộng bạn hãy điền vào
ô “Public transport cost”.
6. Additional costs: Nếu có các khoản chi phí khác liên quan đến công việc và gia
đình. Các bạn hãy chọn từng ô tương ứng.
7. Other data: Nhập thông tin chi tiết về ngân hàng và mã số thuế. Sau đó, tiến
hành cung cấp SĐT.
Bước 3: Người dùng chỉ cần kiểm tra lại thông tin cho chính xác, sau đó in ra ký
tên và gửi đi là đã hoàn tất thủ tục.19

19
Tham khảo video Youtube: “How to do your taxes in Germany”,
https://www.youtube.com/watch?v=1_1Af96FihI, truy cập ngày 20/11/2023.

24
CHƯƠNG 3: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
3.1. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
3.1.1. Thành tựu
Việc áp dụng những quy định liên quan đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính
vào trong thực tiễn cũng có những hiệu quả, thành tựu nhất định.
Mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn liền với việc thực hiện cơ chế một
cửa, cơ chế một cửa liên thông được triển khai quyết liệt trong giai đoạn từ năm 2001
- 2020 đã đạt được những kết quả tốt đẹp, mang lại hiệu quả cao cho đời sống của
người dân cũng như các tổ chức, doanh nghiệp. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
thông, trung tâm phục vụ hành chính công cùng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập
trung các cấp được triển khai ở các địa phương mang lại nhiều đổi mới về phương
thức hoạt động cũng như tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã
tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong việc giải quyết thủ tục hành chính giữa cơ quan
nhà nước với người dân, tổ chức và doanh nghiệp.
Việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật một cửa ASEAN đối
với một số lĩnh vực đã được các bộ, ngành tiếp thu và triển khai mạnh mẽ hơn so với
lúc trước. Khi từ số lượng đến chất lượng cũng như hiệu quả cung ứng, giải quyết dịch
vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4 tại các bộ, ngành, địa phương có được chỉ số
đang ngày càng gia tăng, đồng thời số lượng hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực
tuyến đã nhiều hơn và ngày một tăng lên.
Thủ tục hành chính trong các lĩnh vực như đất đai, xây dựng, hộ tịch, đầu tư,
đăng ký doanh nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu… đã phần nào loại bỏ
những thủ tục gây khó khăn, phức tạp, và gầy dựng niềm tin của người dân và doanh
nghiệp vào hoạt động phục vụ của các cơ quan nhà nước hơn. Như theo kết quả Chỉ số
hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2022, “mức độ hài lòng của người
dân được khảo sát đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung
trong cả nước là 80,08%. Trong đó, mức độ hài lòng đối với việc cung ứng dịch vụ
hành chính công là 80,43%”.
Bên cạnh đó, việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đánh giá tác động
của thủ tục hành chính, kiểm tra cải cách thủ tục hành chính... thuộc quyền quản lý
của các bộ, ngành và địa phương được nghiêm túc thực hiện, không diễn ra tình trạng
quan liêu, gây khó dễ cho người dân; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ
tục hành chính mới, bảo đảm đơn giản, rõ quy trình, dễ hiểu, dễ tiếp cận đến mọi
người và dễ thực hiện. Và hầu hết thủ tục hành chính được niêm yết công khai tại nơi
tiếp nhận, được công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương và
25
Cơ sở dữ liệu

26
quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy
cập, tìm hiểu, tư vấn và giải quyết các vấn đề thắc mắc đến từ người dân, tổ chức và
doanh nghiệp.20
Cụ thể hơn, về vấn đề rà soát cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh: đến
đầu tháng 10 năm 2023, các bộ, ngành đã cắt giảm cũng như đơn giản hóa 341 quy
định kinh doanh tại 30 văn bản quy phạm pháp luật. Nếu tính từ năm 2021 đến tháng
cuối 10 năm nay, các bộ, cơ quan đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành
201 VBQPPL để cắt giảm, đơn giản hóa 2483 quy định kinh doanh. Các bộ, ngành đã
đơn giản hóa 437 thủ tục hành chính trên tổng số 1.086 thủ tục hành chính (tỉ lệ đơn
giản hóa đạt được đến 40%) để thực thi 19 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa
thủ tục hành chính cùng giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, trong đó, có 5
bộ, ngành hoàn thành thực thi phương án.
Còn đối với việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025: dựa trên thông tin thống kê của Văn
phòng Chính phủ, đến ngày 31/10/2023, đã có đến 21/22 bộ, ngành và 61/63 địa
phương công bố công khai 4028 thủ tục hành chính nội bộ (trong đó, Bộ, ngành là
1.342 thủ tục hành chính, còn tại các địa phương là 2.686 thủ tục hành chính); 5 địa
phương phê duyệt phương án đối với 117 thủ tục hành chính nội bộ (cắt giảm, đơn
giản hóa 32 thủ tục hành chính).
Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Chính phủ, trong tháng 10/2023, tỷ lệ hồ sơ
được nhận được kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử của các bộ, ngành đạt
26,93% (tăng 16,15% so cùng kỳ năm ngoái), tại các địa phương đạt đến 40,91%
(tăng 27,77% so cùng kỳ năm ngoái); việc chuyển từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử của
cấp bộ đạt 82,42% (tăng 30,73% so cùng kỳ năm 2022), của địa phương đạt 70,15%
(tăng 31,31% so cùng kỳ năm 2022). Những con số thống kê trong việc số hoá các hồ
sơ giải quyết thủ tục hành chính này đang ngày một gia tăng đáng kể, cho thấy chúng
ta đang tiến gần hơn đến với mục tiêu ban đầu đề ra.
3.1.2. Bất cập
Song song với những thành tựu có được từ việc áp dụng những cải cách thủ tục
hành chính vào thực tiễn, công tác này nhìn chung vẫn còn tồn tại một số những bất
cập có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, hệ thống hành chính ở nước ta còn rườm rà, phức tạp. Đến thời điểm
tháng 7/2023, có tổng số 6.426 thủ tục hành chính, và số lượng tăng thêm so với tháng
20
Bùi Văn Nguyên, “Cải cách hành chính ở nước ta - Thực trạng và một số đề xuất”,
https://mic.gov.vn/ttcaicachTTHC/Pages/TinTuc/161643/Tinh-hinh--ket-qua-thuc-hien-cac-nhiem-vu-cai-cach-
TTHC-cua-Bo-TT-TT-tu-dau-nam-den-nay.html, truy cập ngày 18/11/2023.

27
5/2023 (6.422 thủ tục hành chính) chỉ trong vòng 2 tháng. Trong đó còn chưa kể đến ở
từng thủ tục lại tồn tại nhiều bước khác nhau dễ gây rắc rối, cản trở người dân, tổ
chức, các doanh nghiệp trong vấn đề áp dụng các thủ tục hành chính.
Thứ hai, số lượng các thủ tục hành chính thực hiện theo hình thức trực tuyến nhưng
vẫn còn ít mặc dù đã có sự gia tăng so với trước. Theo thống kê, nếu năm 2020, tỷ lệ
người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến chỉ đạt 1,78% thì năm 2021 đã tăng lên
9,51% và 07 tháng năm 2022 đạt gần 18%. Hay gần nhất, theo báo cáo của Bộ Thông
tin và Truyền thông, tính đến tháng 6 năm 2023, tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận trực
tuyến trên toàn quốc mới đạt 35%. Nhận thấy, dù việc hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính qua dịch vụ công trực tuyến có rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là doanh
nghiệp nhưng số lượng người tham gia nói chung vẫn ở ngưỡng chưa quá ấn tượng.
Ngoài ra, việc công bố, công khai thủ tục hành chính còn chậm, còn tình trạng
công khai thủ tục hành chính đã hết hiệu lực gây khó khăn cho người dân trong việc
giải quyết hồ sơ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.21
Và những bất cập trong cải cách thủ tục hành chính này có thể đến từ nhiều
nguyên nhân như:
Thiếu sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp: Một số người đứng
đầu Bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của cải cách
TTHC, chưa coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết trong cải cách hành chính. Do
đó, việc chỉ đạo, điều hành thực hiện cải cách TTHC còn thiếu quyết liệt, hiệu quả.
Tư duy, cách làm chưa đổi mới: Việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật để
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và cắt giảm TTHC còn chậm, chưa theo kịp với yêu cầu
của thực tiễn cuộc sống. Do vẫn còn đang trong giai đoạn chuyển đổi số nên một số
nơi có thể chưa áp dụng cải cách thủ tục hành đồng bộ nên vẫn làm việc thủ công,
giấy tờ truyền thống.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC vẫn còn nhiều hạn chế,
chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Cụ thể, việc cập nhật, niêm yết danh mục,
nội dung TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại một số địa phương chưa đầy
đủ, kịp thời theo quy định. Điều này khiến người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin về TTHC.
Ngoài ra, đối với việc tỷ lệ hồ sơ nộp qua dịch vụ công trực tuyến còn thấp. Nguyên
nhân là do các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã chưa thật sự chủ động tuyên
truyền,

21
TS. Hoàng Thị Ngân (2022), “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giải quyết tốt công việc giữa
các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, người dân”, https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-
/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/tiep-tuc-ay-manh-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-e-giai-quyet-tot-cong-
28
viec-giua-cac-co-quan-hanh-chinh-nha-nuoc-voi-to-chuc-nguoi-dan, truy cập ngày 14/11/2023.

29
hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT cũng như một phần đến từ việc
bởi vì dịch vụ chưa thật sự bắt mắt và lan truyền được hết công dụng thực sự đến cho
tất cả người dân.
3.2. Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính và một số khuyến nghị cho Việt Nam
3.2.1. Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
Có nhiều cách tiếp cận về nền hành chính nhà nước và về cấu trúc của nền hành
chính nhà nước. Theo một số quan điểm hoặc xuất phát từ những định hướng ưu tiên
trong mỗi giai đoạn CCHC mà TTHC có thể được xem như một cấu phần độc lập của
nền hành chính thay vì là một nội dung của thể chế. Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP đã
đặt ra mục tiêu đến năm 2030: “100% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài
chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán
trực tuyến đạt từ 50% trở lên. Tối thiểu 90% thủ tục hành chính của các bộ, ngành,
địa phương, có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4, đồng
thời, hoàn thành việc tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ
giải quyết trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 80%... Môi
trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu”. Với
mục tiêu đề ra như trên thì việc cải cách TTHC là một nhiệm vụ hết sức cần thiết đối
với nền hành chính Việt Nam hiện nay, cụ thể:
Thứ nhất, cải cách dịch vụ công nhằm mục đích đáp ứng lợi ích chung, nhu cầu
thiết yếu, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức. Đồng thời, đây
còn là nhiệm vụ cũng như là chức năng của bộ máy nhà nước, bởi trong số các lĩnh
vực hành chính nhà nước thì dịch vụ hành chính công rất cần được quan tâm do gắn
với thẩm quyền mang tính pháp lý của các chủ thể quản lý nhà nước, thế nên nó đòi
hỏi sự công khai, công bằng cũng như thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng của cơ
quan nhà nước.
Thứ hai, TTHC là một loại dịch vụ đặc biệt, chỉ do cơ quan nhà nước thực hiện.
Đây là loại hình dịch vụ hành chính công tập trung vào hoạt động cấp giấy xác nhận,
chứng thực; cấp giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề; các loại giấy
phép,... mà hệ quả của các loại giấy tờ này là để xác nhận tính pháp lý của các chủ thể
trong lĩnh vực nhất định mà loại giấy tờ đó đề cập. Do đó mà việc cải cách TTHC là
một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần phải ưu tiên vì nó đóng vai trò lớn trong việc
thiết lập sự an toàn, minh bạch, dễ tiếp cận với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi
thực hiện các dịch vụ công.
Cuối cùng, cải cách TTHC có ý nghĩa lớn trong việc tạo tiền đề cho sự thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển, cụ thể: cắt giảm chi phí không cần thiết; củng cố môi
trường
30
kinh doanh; tăng chỉ số năng lực cạnh tranh; loại bỏ nhiều chướng ngại chèn ép tiềm
lực phát triển của kinh tế - xã hội…
Từ những dẫn chứng trên cũng như những bất cập mà nhóm tác giả đã phân tích
thì có thể thấy, nhu cầu cải cách quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh
nghiệp, kể cả thủ tục nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; đơn giản hóa điều
kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh
doanh; tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ
thông tin; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trong giải quyết TTHC hãy đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để
người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hết mức có thể cho người dân, doanh
nghiệp thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên mọi loại phương tiện thực sự là nhu
cầu cấp thiết hiện nay.
3.2.2. Một số kiến nghị trong quá trình cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đẩy mạnh công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất.
Nhân lực là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của một mô
hình trong thực tiễn. Đây là “phương tiện” không thể thiếu trong công cuộc cải cách
thủ tục hành chính. Để thực hiện tốt vấn đề này cần làm tốt công tác tuyển chọn cán
bộ, công chức vào làm việc trong cơ quan Nhà nước, đảm bảo công bằng, khách quan,
ưu tiên cho những người có trình độ chuyên môn cao có năng lực, phẩm chất đạo đức
tốt và chuyên môn nghề nghiệp giỏi, có bằng cấp loại đáp ứng được vị trí công việc
đang cần tuyển. Công tác đào tạo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên
môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hoá cũng cần phải được chú trọng. Thường
xuyên tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng hành chính, kỹ năng giao tiếp đặc
biệt là nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức. Qua đó, họ có thể
dễ dàng bắt kịp và thực hiện tốt những TTHC sẽ được cải cách trong tương lai.
Thứ hai, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt nhu cầu xử lý
giấy tờ thủ công, số hóa các thủ tục hành chính.
Các bộ ngành cần tiếp tục ưu tiên việc rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các quy
định về TTHC đang là rào cản của các lĩnh vực: xây dựng, đất đai, thuế, hải quan, chế
biến nông sản, xuất nhập khẩu, giáo dục, y tế… Bên cạnh đó cần khẩn trương ban
hành văn bản theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
văn bản thực thi đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân, quy định kinh doanh và
TTHC phải phân cấp theo phương án đã được phê duyệt. Vấn đề số hóa TTHC cũng
phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, toàn vẹn dữ liệu của hồ sơ, giấy tờ được số hóa
và tính hoàn thiện về nội dung, quy trình số hóa. Bên cạnh đó, quá trình số hóa này
31
còn phải bảo đảm

32
các nguyên tắc về bảo vệ dữ liệu cá nhân, không làm xâm hại, ảnh hưởng đến quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thứ ba, các dịch vụ hành chính trên các cổng trực tuyến, dịch vụ công trực
tuyến của cơ quan Nhà nước phải định hướng theo nguyên tắc “lấy người sử dụng
làm trung tâm”.
Cần sớm cải cách các thủ tục hành chính theo hướng thực hiện nhanh gọn, giảm
thiểu số lần mà người sử dụng phải đến cơ quan nhà nước trong một năm, bảo đảm
thuận tiện nhưng đồng thời vẫn phải ổn định chất lượng cho người sử dụng. Tại mục
“Dịch vụ công trực tuyến” trên Cổng TTĐT phải thông báo đầy đủ, kịp thời, nhanh
chóng các danh sách dịch vụ công trực tuyến của cơ quan cũng như các đơn vị thuộc,
trực thuộc cơ quan. Không chỉ vậy, các dịch vụ công trực tuyến phải tương ứng với
toàn bộ các thủ tục hành chính của cơ quan và của các đơn vị thuộc, trực thuộc. Danh
sách các dịch vụ công trực tuyến được phân loại theo ngành, theo lĩnh vực, theo cấp
hành chính và thể hiện rõ mức độ của dịch vụ để thuận tiện cho việc tìm kiếm, sử
dụng. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần đạt được các yêu cầu chất
lượng tối thiểu như: Dễ dàng tìm thấy dịch vụ sau tối đa 3 lần bấm chuột từ trang chủ
của Cổng TTĐT; dễ dàng tìm được dịch vụ bằng các công cụ tìm kiếm phổ biến; tự
động xác định các thông tin của người sử dụng, thông tin chuẩn của cơ quan Nhà
nước; có hướng dẫn chi tiết cách sử dụng dịch vụ; bảo đảm thời gian xử lý, trao đổi dữ
liệu nhanh dưới 10 giây; các dịch vụ công trực tuyến cần hoạt động liên tục 24 giờ
trong tất cả các ngày;... Mỗi dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 phải cung
cấp chức năng để người sử dụng có thể đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ sau khi sử
dụng.22
Thứ tư, nên áp dụng nguyên tắc chỉ một lần nhằm sử dụng lại các dữ liệu đã
được cung cấp để thực hiện các TTHC khác khi cần thiết.
Như đã đề cập ở phần trên về việc áp dụng nguyên tắc chỉ một lần ở Estonia, để
thực hiện tốt vấn đề này cần nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia và cập nhật cũng như lưu
trữ đầy đủ, chính xác những thông tin của người dân bên cạnh việc liên kết thông tin
giữa các cơ quan dịch vụ công. Từ đây, giúp giảm bớt gánh nặng hành chính vì việc
trao đổi thông tin đã được thu thập sẽ dễ dàng và ít phiền toái hơn so với việc thu thập
và lưu trữ thông tin đó nhiều lần. Nguyên tắc chỉ một lần giúp cơ quan hành chính
công tối ưu hóa quy trình và hiệu quả xử lý quy trình hành chính nhanh hơn, tiết kiệm
thời gian do giảm yêu cầu thu thập dữ liệu và ít lỗi dữ liệu hơn do sử dụng lại dữ liệu.
Điều này còn có thể giúp tiết kiệm chi phí cho cơ quan hành chính công và cải
thiện chất

33
22
Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định về việc cung cấp thông tin trực tuyến và đảm bảo khả năng truy cập đối với trang thông tin điện
tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

34
lượng của các dịch vụ công khác nhau. Để thực hiện được tốt nguyên tắc trên ngoài
cần niềm tin của người dân còn cần cả sự sẵn sàng hợp tác và trao đổi dữ liệu của cơ
quan quản lý, chi phí đầu tư lớn cũng như nhiều sự cải thiện về mặt kỹ thuật và giải
pháp trao đổi dữ liệu toàn diện và an toàn. Bên cạnh đó, việc áp dụng nguyên tắc này
còn giúp cho người dân tiết kiệm thời gian, công sức khi thực hiện các TTHC.
Thứ năm, sử dụng AI để ra quyết định tự động cho một số thủ tục hành chính nhất
định.
Việc áp dụng hệ thống ra quyết định tự động giúp giảm đáng kể thời gian chờ đợi,
nâng cao hiệu suất của công việc, đồng thời cắt giảm chi phí liên quan đến hoạt động
thủ tục giấy tờ khi thực hiện theo hướng thủ công, bên cạnh đó còn giúp tiết kiệm
nguồn nhân lực. Ở Đức, việc ra quyết định tự động này đã được đưa vào luật thành
văn từ năm 2017, tuy nhiên đến hiện nay vẫn còn một số bất cập nhất định. Thế nên,
học hỏi theo kinh nghiệm của Đức, để có thể áp dụng hệ thống này có hiệu quả ở Việt
Nam ta nên thành lập cơ quan ứng dụng AI để hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, chính sách cũng
như hỗ trợ về nguồn nhân sự có trình độ về AI trong việc thực hiện các thủ tục hành
chính, cũng như để cơ quan này tham gia kiểm duyệt kết quả, đánh giá rủi ro và
phương án hạn chế rủi ro khi sử dụng AI trong các cơ quan công quyền trước khi
chính thức triển khai áp dụng. Bên cạnh đó, cơ quan cũng nên được trao thẩm quyền
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng AI trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Về phía cơ quan nhà nước thì phải thực hiện đánh giá, kiểm tra và rà soát rủi ro liên
tục trước và trong suốt quá trình AI hoạt động để đảm bảo rủi ro của tổng thể toàn bộ
quy trình ra quyết định tự động ở mức thấp nhất có thể. Không những vậy, dữ liệu
phải trải qua biện pháp tiền xử lý, bảo đảm phù hợp, đầy đủ, không có lỗi, hoàn chỉnh
và không mang nội dung phân biệt đối xử. Quy định pháp luật mà thuật toán dựa vào
để ra quyết định không chứa các khái niệm pháp lý mơ hồ và không có tính tùy nghi.
Ngoài ra còn cần đảm bảo quyền kiểm soát và can thiệp của con người đối với AI
cũng như bảo đảm quyền được thông báo, quyền tiếp cận thông tin, quyền phản đối và
quyền được giải thích của người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tự động.

35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
a) Văn bản quy phạm pháp luật trong nước
1. Kế hoạch hành động Chính phủ điện tử 2016-2020 (E-Government Action Plan
2016-2020);
2. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 6 năm 2010 Chính phủ về kiểm
soát thủ tục hành chính;
3. Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ: Ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030;
4. Quyết định 933/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm 6 tháng cuối năm
2023;
5. Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Thông tin
và Truyền thông quy định về việc cung cấp thông tin trực tuyến và đảm bảo
khả năng truy cập đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử
của cơ quan nhà nước.
b) Văn bản quy phạm pháp luật nước ngoài
6. Bộ luật Tài chính chung (Abgabenordnung)
7. Đạo luật Giấy tờ tùy thân (Isikut tõendavate dokumentide seadus)
8. Đạo luật Thông tin Công cộng (Avaliku teabe seadus (AvTS));
9. Luật thủ tục hành chính (Verwaltungsverfahrensgesetz)
10. Quy định liên quan đến Lớp trao đổi dữ liệu của hệ thống thông tin
(Infosüsteemide andmevahetuskiht);
11. Quy tắc chung về bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation).
B. Danh mục tài liệu tham khảo
12. “Automated decision-making and good administration: Views from inside the
government machinery”, Automated decision-making and good administration:
Views from inside the government machinery - ScienceDirect, truy cập ngày
21/11/2023;
13. “Automating public administration: citizens’ attitudes towards automated
decision-making across Estonia, Sweden, and Germany”,
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/1369118X.2023.2205493, truy
cập ngày 21/11/2023;
14. “Chính phủ điện tử là gì?”, https://moha.gov.vn/chuyen-doi-so/tin-
tuc/Pages/listbnv.aspx?CateID=956&ItemID=55548, truy cập ngày
20/11/2023.
36
15. “Estonia”, https://www.oecdbetterlifeindex.org/countries/estonia/, truy cập
ngày 20/11/2023;

37
16. “Government at a Glance: Country Notes”,
https://www.oecd.org/publication/government-at-a-glance/2023/country-
notes/estonia-e1676b75/, truy cập ngày 20/11/2023;
17. “Guidance-based Algorithms for Automated Decision-Making in Public
Administration: the Estonian Perspective”, https://ceridap.eu/guidance-based-
algorithms-for-automated-decision-making-in-public-administration-the-
estonian-perspective/?lng=en#post-4445, truy cập ngày 13/11/2023;
18. “Khái niệm cải cách thủ tục hành chính là gì theo quy định của pháp luật”,
https://luattoanquoc.com/khai-niem-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-la-gi-theo-
quy-dinh-cua-phap-luat/, truy cập ngày 14/11/2023;
19. “What is automated individual decision-making and profiling?”
,https://ico.org.uk/for-organisations/uk-gdpr-guidance-and-
resources/individual-rights/automated-decision-making-and-profiling/what-is-
automated-individual-decision-making-and-profiling/ , truy cập ngày
22/11/2023;
20. “Ý nghĩa của cải cách thủ tục Hành chính Nhà nước”, Ý NGHĨA CỦA CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, truy cập ngày 19/11/2023;
21. Bùi Văn Nguyên, “Cải cách hành chính ở nước ta - Thực trạng và một số đề
xuất”, https://mic.gov.vn/ttcaicachTTHC/Pages/TinTuc/161643/Tinh-hinh--
ket-qua-thuc-hien-cac-nhiem-vu-cai-cach-TTHC-cua-Bo-TT-TT-tu-dau-nam-
den-nay.html, truy cập ngày 18/11/2023;
22. “Xu hướng ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và
những vấn đề đặt ra”,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet- tin?
dDocName=MOFUCM236172, truy cập 15/11/2023);
23. Gia Huy (2019), “E-Cabinet: Bước quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử”,
https://vpcp.chinhphu.vn/e-cabinet-buoc-quyet-tam-xay-dung-chinh-phu-dien-
tu-11522215.htm, truy cập ngày 18/11/2023;
24. Bích Thủy (2019), “Estonia: Quốc gia duy nhất thực hiện 99% dịch vụ công
trực tuyến”, https://m.antoanthongtin.gov.vn/chinh-sach---chien-luoc/estonia-
quoc- gia-duy-nhat-thuc-hien-99-dich-vu-cong-truc-tuyen-105693, truy cập
17/11/2023);
25. Hamish (2021), “What’s next for digital government in Estonia?”, https://h-
cameron.medium.com/whats-next-for-digital-government-in-estonia-
c5e78bd06aae, truy cập ngày 21/11/2023;

38
26. Nathan Heller (2017), “Estonia, the Digital Republic”
https://www.newyorker.com/magazine/2017/12/18/estonia-the-digital-republic,
truy cập ngày 15/11/2023;
27. Republic of Estonia, “How to apply + FAQ”, https://learn.e-
resident.gov.ee/hc/en-us/articles/360000633237-How-to-apply, truy cập ngày
21/11/2023;
28. Sở tư pháp tỉnh Điện Biên (2019), “Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về các
quy định của pháp luật về thủ tục hành chính và việc thực hiện thủ tục hành
chính của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, tr. 28-29;
29. TS. Hoàng Thị Ngân (2022), “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
để giải quyết tốt công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức,
người dân”, https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-
/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/tiep-tuc-ay-manh-cai-cach-thu-tuc-
hanh-chinh-e-giai-quyet-tot-cong-viec-giua-cac-co-quan-hanh-chinh-nha-nuoc-
voi-to-chuc-nguoi-dan, truy cập ngày 14/11/2023;
30. Tham khảo video Youtube: “How to do your taxes in Germany”,
https://www.youtube.com/watch?v=1_1Af96FihI, truy cập ngày 20/11/2023.

39

You might also like