You are on page 1of 44

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KHUNG KIẾN TRÚC VÀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN HỖ TRỢ XÂY DỰNG
KIẾN TRÚC DOANH NGHIỆP

BÀI GIẢNG: KIẾN TRÚC DOANH NGHIỆP


GIẢNG VIÊN: ThS. NGÔ THÙY LINH

Hà Nội, 09/2015
Đặt vấn đề
Chính phủ điện tử là gì?
 Theo Ngân hàng thế giới (WorldBank), Chính phủ
Điện tử (e-Government) là việc các cơ quan Chính phủ
sử dụng CNTT (như các mạng diện rộng, Internet, công
nghệ di động) để thay đổi các quan hệ của Chính phủ
với người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác,
hướng tới cung cấp các dịch vụ tốt hơn đến người dân,
doanh nghiệp, tăng cường sự tương tác của người dân,
doanh nghiệp với Chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt
động của cơ quan nhà nước.
Chính phủ điện tử là gì?
 Theo Wikipedia, Chính phủ Điện tử (e-Government)
là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của nhà
nước được "điện tử hóa", "mạng hóa".
Tuy nhiên, chính phủ điện tử (CPĐT) không đơn thuần
là máy tính, mạng Internet; mà là:
Sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là quan hệ
giữa chính quyền và công dân),
Các nguồn lực,
Các quy trình,
Phương thức hoạt động
Và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền
trung ương và địa phương, và ngay cả các quan niệm về
các hoạt động đó.
Chức năng của CPĐT
 Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, song có thể
hiểu một cách đơn giản:
 CPĐT là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền
thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc
hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông
tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và
các tổ chức;
 Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân
thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham
gia quản lý nhà nước.
Nói cách ngắn gọn, CPĐT là chính phủ hoạt động hiệu
lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ
sở ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông.
Chức năng của CPĐT
 CPĐT với các đặc trưng:
 Thứ nhất, CPĐT đã đưa chính
phủ tới gần dân và đưa dân tới
gần chính phủ.
 Thứ hai, CPĐT làm minh bạch
hóa hoạt động của chính phủ,
chống tham nhũng, quan liêu,
độc quyền
 Thứ ba, CPĐT giúp chính phủ
hoạt động có hiệu quả trong
quản lý và phục vụ dân (cải cách
hành chính và nâng cao chất
lượng dịch vụ công)
Mục tiêu của CPĐT
 Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn
 Khách hàng trực tuyến, không phải xếp hàng
 Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và
sự tham gia rộng rãi của người dân
 Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan
chính phủ
 Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng
vùng sâu vùng xa.
Các dạng giao dịch của CPĐT
 Có bốn dạng giao dịch Chính phủ Điện tử:
 Chính phủ với Công dân (G2C);
 Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B);
 Chính phủ với Chính phủ (G2G).
 Chính phủ với Người lao động (G2E).
Lợi ích của CPĐT
 Lợi ích của chính phủ điện tử là:
 Đáp ứng mọi nhu cầu của công dân bằng việc nâng
cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền từ
trung ương tới cơ sở như quản lý nhân sự, quy trình
tác nghiệp, v.v...
 Đem lại sự thuận tiện, cung cấp các dịch vụ một cách
hiệu quả và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp,
các cơ quan và nhân viên chính phủ.
 Đối với người dân và doanh nghiệp, CPĐT là sự đơn
giản hóa các thủ tục và tăng tính hiệu quả của quá
trình xử lý công việc.
 Đối với chính phủ, CPĐT hỗ trợ quan hệ giữa các cơ
quan của chính quyền nhằm đảm bảo đưa ra các
quyết định một cách chính xác và kịp thời.
Bất lợi của CPĐT
 Tuy nhiên, việc tin học hóa hành chính cũng có thể đem
lại nhiều bất lợi.
 Một bất lợi cho các cơ quan có thẩm quyền sẽ là phải
tăng chi phí an ninh. Để bảo vệ sự riêng tư và thông
tin mật của dữ liệu sẽ phải có các biện pháp bảo mật
(để chống các sự tấn công, xâm nhập, ăn cắp dữ liệu
từ bên ngoài, hay của các hacker)
 Một bất lợi nữa là chức năng của hệ thống được sử
dụng phải cập nhật và nâng cấp liên tục, để thích ứng
với hiện tình công nghệ mới. Các hệ thống cũng có
thể không tương thích với nhau hoặc không tương
thích với hệ điều hành hoặc không thể hoạt động độc
lập (ngoại tuyến) mà không cần liên kết hay phụ
thuộc với những thiết bị khác.
Bất lợi của CPĐT
 Tuy nhiên, việc tin học hóa hành chính cũng có thể đem
lại nhiều bất lợi.
 Đối với người dân, việc tập hợp và lưu trữ những
thông tin cá nhân của họ có thể đưa đến việc bị kiểm
soát đời sống riêng tư, bị các cơ quan nhà nước lạm
dụng; chưa kể đến việc thông tin cá nhân có thể bị rò
rĩ, ăn cắp dữ liệu, lưu truyền trái phép hay dùng cho
mục đích thương mại hoặc là họ không có phương
tiện hay cơ sở pháp lý để biết (và để xin xóa) những
thông tin cá nhân nào của mình đang bị lưu trữ cũng
như giám sát mức độ chính xác của thông tin.
Việc triển khai CPĐT ở các nước
 Để đáp ứng yêu cầu phát triển CPĐT có hệ thống và
hiệu quả, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng và
ban hành những hướng dẫn liên quan đến kiến trúc.
 Một trong những tiếp cận được nhiều quốc gia lựa chọn
để xây dựng kiến trúc cho CPĐT là áp dụng Kiến trúc
tổng thể (Enterprise Architecture - EA), từ đó hình thành
nên
 Kiến trúc tổng thể chính phủ (Government Enterprise
Architecture - GEA)
 Hoặc Kiến trúc tổng thể quốc gia (National Enterprise
Architecture - NEA)
 Hay có thể là Kiến trúc tổng thể liên bang (Federal
Enterprise Architecture – FEA).
Việc triển khai CPĐT ở các nước
 Theo nghiên cứu của Phần Lan năm 2007 đối với EA
của 15 nước trên thế giới:
 EA mô tả các hệ thống thông tin, những quy trình,
con người thuộc các đơn vị trong tổ chức một cách
khái quát.
 Bằng việc xác định, cấu trúc, phân loại các thành
phần, EA có thể tăng khả năng tái sử dụng, giảm sự
trùng lặp, loại bỏ các dự án chồng chéo và nhờ đó
giảm được chi phí.
 EA mô tả và giải thích các mối quan hệ giữa các dự
án và giúp cả việc tập hợp hệ thống và quản lý thay
đổi.
 Các mô hình kiến trúc, các nguyên tắc và những tiêu
chuẩn hình thành nội dung của EA.
Việc triển khai CPĐT ở các nước
 Trong quá trình phát triển phát triển EA, các quốc gia
cần phải xác định, xây dựng các thành phần, yếu tố:
 Chính sách, các bên liên quan và cơ cấu tổ chức để
xác định môi trường, định hướng và mục tiêu phát
triển kiến trúc.
 Mô hình điều hành để cập nhật kiến trúc.
 Khung kiến trúc và phương pháp luận để xác định EA
quốc gia là gì, sử dụng khung kiến trúc nào và quy
trình phát triển kiến trúc ra sao.
 Các nguyên tắc kiến trúc và tiêu chuẩn để thực hiện
kiến trúc và quản lý thay đổi.
 Thực hiện phát triển EA quốc gia.
 Xây dựng công cụ và tiêu chí để đánh giá công việc
phát triển EA quốc gia.
Việc triển khai CPĐT ở các nước
 Căn cứ theo sự phát triển các chương trình EA của các
quốc gia:
 Thụy Điển, Phần Lan, New Zealand,… được xếp vào
nhóm có mức độ phát triển thấp, nghĩa là mới nhận
thức được khả năng và tầm quan trọng của việc phát
triển EA.
 Nhóm phát triển trung bình có Hà Lan, Anh, Nhật
Bản, Canada, Thụy Sĩ, Đan Mạch,…
 Hoa Kỳ được xem là quốc gia có chương trình EA ở
mức phát triển cao.
Nội dung
3.1. Lịch sử phát triển một số Khung kiến trúc doanh
nghiệp
3.2. Khung kiến trúc Zachman
3.3. Khung kiến trúc nhóm mở - TOGAF
3.4. Khung kiến trúc liên bang Mỹ - FEA
3.5. Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam v1.0
3.6. Kiến trúc hướng dịch vụ SOA & trục tích hợp dữ
liệu
Bối cảnh ra đời
 Tại Hoa Kỳ, năm 1996, Luật
Clinger - Cohen được ban hành
trên cơ sở hợp nhất các Luật
Cải cách quản lý CNTT và Luật
Cải cách thu thập liên
bang (Federal Acquisition
Reform Act - FARA) với mục
đích nâng cao phương thức các
cơ quan liên bang thu thập, sử
dụng và cung cấp CNTT.
Bối cảnh ra đời
Bối cảnh ra đời
 Luật mới này định hướng sự phát triển và duy trì các
Kiến trúc CNTT (ITA) của các cơ quan liên bang để tối
đa lợi ích của CNTT trong chính phủ, trong đó Kiến trúc
CNTT của một cơ quan được định nghĩa là: "Một khung
tích hợp để phát triển hay duy trì CNTT hiện có và
thu thập CNTT mới để đạt được các mục tiêu chiến
lược và mục tiêu quản lý tài nguyên thông tin của cơ
quan“.

www.themegallery.com
Bối cảnh ra đời
 Điểm chú ý ở đây là xác lập vị trí Giám đốc thông tin
(CIO) và một trong những trách nhiệm của CIO là phát
triển, duy trì và thúc đẩy Kiến trúc CNTT cho mỗi cơ
quan liên bang.
 Các cơ quan liên bang tại Hoa Kỳ bao gồm các cơ quan
thuộc cả ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp của
chính quyền trung ương, không bao gồm chính quyền
địa phương của các bang.
Bối cảnh ra đời
 Sau đó, vào năm 2002, Luật CPĐT mới xác định EA là
“Một tập hợp tài sản thông tin chiến lược để xác định
nhiệm vụ; là thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm
vụ; là các công nghệ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ
và những quy trình chuyển đổi để thực hiện những
công nghệ mới để đáp ứng với những thay đổi. Kiến
trúc tổng thể bao gồm một kiến trúc hiện tại, một
kiến trúc tương lai và một kế hoạch chuyển đổi“.
Bối cảnh ra đời
Trong quá trình thực hiện Luật Clinger
- Cohen và Luật CPĐT, Văn phòng
Quản lý và Ngân sách của Văn phòng
Tổng thống (OMB - Office of
Management and Budget) cũng yêu
cầu các cơ quan nếu sử dụng ngân
sách của chính phủ khi đầu tư vào
các hệ thống thông tin lớn nên
thống nhất với Kiến trúc CNTT của
các cơ quan.
Bối cảnh ra đời
 Đến năm 1999, Hội đồng CIO Hoa Kỳ
(CIOC - Community Information Online
Consortium) ban hành Khung Kiến trúc
tổng thể liên bang phiên bản 1.1 (FEAF
v1.1 - Federal Enterprise Architecture
Framework) hướng dẫn các cơ quan liên
bang sử dụng để phát triển Kiến trúc
CNTT cho cơ quan mình theo Luật Clinger
- Cohen.
 Sau này, việc xây dựng Kiến trúc CNTT
của các cơ quan được xem như là xây
dựng EA trong các cơ quan đó.
 Sau khi các cơ quan xây dựng thành công
EA của mỗi cơ quan thì tiến đến xây dựng
EA liên bang tức là FEA.
Bối cảnh ra đời
 Tháng 5/2012, OMB xuất bản “Common Approach to
Federal Enterprise Architecture” nhằm đưa ra phương
pháp tiếp cận chung thống nhất đối với FEA
 29/1/2013, Nhà Trắng đã phát hành FEAF v2.0.
Các thành phần của FEAF
FEAF v1.1 có 8 thành phần cần thiết để phát triển và duy
trì FEA như hình dưới đây
Các thành phần của FEAF
 Định hướng kiến trúc (Architecture Driver): Biểu diễn
hai mặt của kiến trúc là nghiệp vụ và thiết kế.
 Định hướng nghiệp vụ có thể là chính sách,
những sáng kiến cải cách mới, tăng cường ngân
sách cho một số lĩnh vực trọng điểm.
 Định hướng thiết kế bao gồm dữ liệu, ứng dụng và
công nghệ.
 Định hướng chiến lược (Strategic Direction): Hướng
dẫn phát triển kiến trúc trong tương lai bao gồm
 Tầm nhìn
 Các nguyên tắc
 Mục đích
 Và mục tiêu.
Các thành phần của FEAF
 Kiến trúc hiện tại (Current Architecture): Xác định
kiến trúc tổng thể hiện tại và bao gồm hai phần: nghiệp
vụ và kiến trúc thiết kế hiện tại.
 Kiến trúc mục tiêu (Target Architecture): Xác định
kiến trúc tổng thể cần xây dựng và bao gồm hai phần:
nghiệp vụ và kiến trúc thiết kế mục tiêu.
 Các quá trình chuyển đổi (Transitional Processes):
Hỗ trợ chuyển đổi từ kiến trúc hiện tại sang kiến trúc
mục tiêu. Quá trình chuyển đổi bao gồm 4 việc:
 Lập kế hoạch đầu tư CNTT
 Lập kế hoạch chuyển đổi
 Quản lý cấu hình
 Và kiểm soát thay đổi.
Các thành phần của FEAF
 Các phân đoạn kiến trúc (Architectural Segments):
Tập trung vào lĩnh vực nghiệp vụ đa ngành lớn, ví dụ
như hệ thống hành chính chung; các lĩnh vực trọng điểm
như thương mại và tài trợ. Mỗi lĩnh vực đại diện cho một
phần (đoạn) của kiến trúc tổng thể. Một phân đoạn được
coi là một cơ quan trong tổng số các cơ quan liên bang.

www.themegallery.com
Các thành phần của FEAF
 Các mô hình kiến trúc (Architectural Models): Xác
định mô hình nghiệp vụ và thiết kế hình thành các phân
đoạn về mô tả các cơ quan. Trong đó:
 Kiến trúc nghiệp vụ: xác định các quy trình nghiệp vụ
liên bang, các luồng thông tin liên bang và các thông
tin cần thiết để thực hiện các chức năng nghiệp vụ.
 Kiến trúc dữ liệu: xác định những dữ liệu được đặt ra
để hỗ trợ nghiệp vụ (ví dụ, các mô hình dữ liệu).
 Kiến trúc ứng dụng: Xác định các ứng dụng lớn cần
thiết để quản lý dữ liệu và hỗ trợ các chức năng
nghiệp vụ.
 Kiến trúc công nghệ: Mô tả vật lý của môi trường
công nghệ, hệ thống phần cứng & phần mềm thực tế.
 Tiêu chuẩn: Bao gồm các tiêu chuẩn (một số trong đó
có thể là bắt buộc), hướng dẫn và thực hành tốt nhất.
Quy trình phát triển EA
 Quy trình phát triển EA được
xác định là một chu kỳ bao gồm
các bước:
(1) Xin chủ trương
(2) Thành lập cơ cấu tổ chức
quản lý
(3) Xác định quy trình phát
triển và tiếp cận xây dựng kiến
trúc
(4) Xác định kiến trúc hiện tại
(5) Xác định kiến trúc mục tiêu
(6) Xây dựng kế hoạch chuyển
đổi
(7) Sử dụng kiến trúc
(8) Duy trì kiến trúc.
Triển khai, giám sát
 Trong quá trình xây dựng EA của các cơ quan liên bang,
để làm rõ những hướng dẫn xây dựng EA năm 1999
(FEAF v1.1) và để phù hợp sự phát triển của công nghệ
và thay đổi nghiệp vụ, OMB và CIOC liên tục cập nhật,
ban hành những tài liệu hỗ trợ khác.
 Bên cạnh đó, OMB còn ban hành những hướng dẫn liên
quan đến việc quản lý đầu tư CNTT cho các cơ quan
liên bang trong quá trình đầu tư cho CNTT trong cơ
quan mình.
 Bắt đầu từ năm 2002, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ
(GAO) có trách nhiệm đánh giá sự phát triển EA của các
cơ quan liên bang khi sử dụng ngân sách quốc gia.
Triển khai, giám sát
 Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan liên bang của Hoa
Kỳ vẫn tiếp tục xây dựng EA của các cơ quan và chưa
thấy FEA của Hoa Kỳ. Qua quá trình phát triển EA của
Hoa Kỳ, có thể thấy rằng việc xây dựng và duy trì EA là:
 Một quá trình liên tục có bổ sung, cập nhật, không thể
xây dựng và hoàn thành trong một giai đoạn.
 Được đầu tư đủ ngân sách cho việc xây dựng và duy
trì EA.
 Chỉ hướng dẫn xây dựng EA cho các cơ quan liên
bang, không hướng dẫn chính quyền địa phương của
các bang.
Nội dung
3.1. Lịch sử phát triển một số Khung kiến trúc doanh
nghiệp
3.2. Khung kiến trúc Zachman
3.3. Khung kiến trúc nhóm mở - TOGAF
3.4. Khung kiến trúc liên bang Mỹ - FEA
3.5. Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam
v1.0
3.6. Kiến trúc hướng dịch vụ SOA & trục tích hợp dữ
liệu
Bối cảnh ra đời
 Xuất phát từ thành công và khắc phục những thất bại của
Đề án 112.
 Đề án 112 hay còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính
nhà nước của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích xây
dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đây là một chương
trình hiện đại hóa hành chính của chính quyền Việt Nam
giai đoạn từ 2001 - 2010 về cải cách thủ tục hành chính.
Bối cảnh ra đời
 Mục tiêu của đề án 112 đặt ra bao gồm:
 Tiến hành tin học hóa quan hệ hành chính trong nội
bộ cơ quan hành chính giữa chính phủ với các bộ,
ngành, với chính quyền địa phương;
 Tin học hóa mối quan hệ giữa chính phủ với công
dân trong giải quyết các dịch vụ công, tạo thuận lợi
hơn, hiện đại hơn cho quan hệ này;
 Đào tạo đội ngũ công chức chính phủ, để thông qua
tin học nâng cao chất lượng quản lý công.
Bối cảnh ra đời
 Thất bại của đề án 112 đặt ra bao gồm:
 Đề án 112 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
quyết định vào năm 2001 (Quyết định 112 ngày
25/7/2001), thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2005.
Nhưng đến cuối năm 2005, đầu năm 2006, đề án 112
thất bại sau khi phát lộ nhiều sai phạm và chi phí quá
lớn nhưng mang lại hiệu quả quá thấp.
Bối cảnh ra đời
 Thất bại của đề án 112 đặt ra bao gồm:
 Kết quả giai đoạn 1 của đề án 112 là cả 5 mục tiêu cụ
thể mà đề án đặt ra đều chưa được hoàn thành hoàn
chỉnh và cảnh sát Việt Nam đã khởi tố bắt giam Vũ
Đình Thuần (Thứ trưởng làm trưởng ban), Lương
Cao Sơn, cùng hàng chục người khác liên quan đến
tiêu cực và tham nhũng. Số tiền đã chi tiêu là 1.534 tỷ
đồng trong đó tổng kinh phí đã sử dụng là gần 1.160
tỷ đồng Việt Nam (tổng dự toán của đề án: 3.800 tỷ
đồng).
 Ngày 19 tháng 4 năm 2007, thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã chỉ đạo dừng triển khai Đề án 112.
Khung kiến trúc CPĐT VN v1.0
 Hiện nhiệm vụ xây dựng và thực hiện Chính phủ Điện tử
Việt nam được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông
phụ trách, đứng đầu là Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng.
 Ngày 21/4/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam v1.0
Khung kiến trúc CPĐT VN v1.0
Tài liệu hướng dẫn triển
khai Kiến trúc CPĐT VN
v1.0 gồm 41 trang, với 3
nội dung chính:
 Giới thiệu chung
 Khung kiến trúc
CPĐT Việt Nam
 Tổ chức triển khai
Kiến trúc CPĐT
Việt Nam
Khung kiến trúc CPĐT VN v1.0

Sơ đồ Tổng thể Kiến trúc CPĐT ở Việt Nam


Khung kiến trúc CPĐT VN v1.0

Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3iUbNiw


Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

Khung Kiến trúc CPĐT cấp BỘ


Khung kiến trúc CPĐT VN v1.0

Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3iUbNiw


Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

Khung Kiến trúc CPĐT cấp TỈNH


Khung kiến trúc CPĐT VN v1.0

Khung Kiến trúc CPĐT cấp HUYỆN


Khung kiến trúc CPĐT VN v1.0

Kiến trúc kết nối quốc gia qua hệ thống GSP (Government Service Platform)
4231278

You might also like