You are on page 1of 7

7.1.

Xu thế mới ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về kinh tế


7.1.1. Toàn cầu hóa và phản toàn cầu hóa
● Toàn cầu hóa
- Tác động của toàn cầu hoá, một mặt có ảnh hưởng xuyên suốt đối với bộ
máy chính quyền các cấp ở nhiều nước và mặt khác, nó đã tác động đến
chính sách ở cấp độ quốc gia và từng địa phương.
- Tác động của toàn cầu và các nguyên tắc của thị trường hiện đại đã làm cho
nền hành chính chuyển nhanh theo hướng "kinh doanh". Cũng như việc
quản trị kinh doanh, hệ thống hành chính đã phát triển nhanh hơn, tập trung
vào hiệu quả, hiệu lực, năng suất, thực thi, trách nhiệm và linh hoạt qua việc
áp dụng công nghệ chính trong hợp tác, phối hợp. Mô hình hành chính quan
liêu truyền thống đã không phù hợp cho việc quản lý hiện đại các tổ chức
công. Chính quyền trung ương và địa phương được mong đợi phải hoạt
động hiệu quả, hiệu lực, trách nhiệm hơn qua việc điều chỉnh cấu trúc và
hành vi.
- Toàn cầu hoá mang lại nhiều tự do và tự chủ hơn cho chính quyền cấp dưới
nhờ vào cách mạng về công nghệ thông tin. Để thu hút đầu tư và thúc đầy
thương mại, chính quyền địa phương đã trực tiếp giao dịch với các Chính
phủ nước ngoài và các tập đoàn lớn để tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng
như thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Hơn nữa, các chương trình của
của địa phương và dịch vụ được cung cấp và quản lý hiệu quả hơn qua
Chính phủ điện tử.
● Phản toàn cầu hóa
- Thực tế tiến trình toàn cầu hóa đến nay đã cho thấy ở một số lĩnh vực, vai trò
của nhà nước đang phần nào bị thu hẹp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Toàn
cầu hóa với sự gia tăng vai trò của các tổ chức kinh tế - tài chính và sự hoạt
động ngày càng mạnh mẽ, hiệu quả của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các
lực lượng xuyên quốc gia đang tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà
nước, trước hết là các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Các nhà nước sẽ
không còn giữ vai trò quản lý độc tôn trong một quốc gia, mà phải chia sẻ
quyền lực cho các tổ chức liên quốc gia này. Bởi lẽ, khi tham gia vào tiến trình
toàn cầu hóa, các quốc gia đều phải thực hiện các cam kết, thông lệ quốc tế
chung do các tổ chức quốc tế và khu vực đưa ra. Toàn cầu hóa với sự hoạt động
và gia tăng thường xuyên, mạnh mẽ của các chế định quốc tế lớn, như WTO,
UN, WB với hàng loạt các điều luật, nguyên tắc, quy định, hiệp ước… mang
tính quốc tế nghiêm ngặt, như luật quốc tế về bảo vệ môi trường, luật về sa thải
người lao động, luật chống bán phá giá, quy định về định mức thuế, về tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm… khiến việc hoạch định và thực thi các chính
sách kinh tế của nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Để hội nhập vào nền kinh tế
quốc tế, các nhà nước buộc phải điều chỉnh, sửa đổi những chính sách, quy
định, pháp luật của mình theo những quy tắc, những chế định quốc tế chung,
thậm chí ngay cả khi những thay đổi đó không có lợi cho đất nước mình. Bởi
lẽ, nếu không như vậy, quốc gia đó sẽ bị loại ra khỏi “sân chơi” toàn cầu hóa.
- Bên cạnh đó, tiến trình toàn cầu hóa với cơ chế mở cửa, tự do hóa thương mại,
tuân theo các quy luật điều tiết của cơ chế thị trường buộc nhà nước phải hạn
chế sự can thiệp của mình vào hoạt động kinh tế. Nhà nước không thể can thiệp
“thô bạo” hay độc quyền quyết định mọi vấn đề của nền kinh tế quốc gia trái
với quy luật chung.
- Trong thời đại toàn cầu hóa, mọi biến động của nền kinh tế thế giới, của thị
trường tài chính - tiền tệ toàn cầu đều tác động lớn đến nền kinh tế từng quốc
gia. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua bắt đầu từ Mỹ đã nhanh
chóng lan ra toàn thế giới gây nên tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, tuy
mức độ nặng nhẹ có khác nhau ở từng quốc gia. Do đó, nhà nước ở các quốc
gia luôn phải gồng mình để sẵn sàng đối phó với những “cơn chấn động” của
nền kinh tế thế giới và nếu không vững vàng, rất dễ dẫn tới hậu quả nặng nề
làm tổn thương nền kinh tế đất nước.

7.1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư


- Khái niệm CMCN là là
- Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về trình độ của
TLLĐ trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong
quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công
lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn
hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật công
nghệ đó vào đời sống xã hội”
-
- Với sức mạnh của công nghệ mới, nhờ các phương tiện, thiết bị hiện đại và
thông minh xuất hiện trong Cách mạng công nghiệp 4.0, nhà nước có thêm
công cụ hữu hiệu để gia tăng kiểm soát xã hội. Vai trò của nhà nước cũng thay
đổi một cách căn bản, chuyển từ vai trò cai trị và quản lý xã hội sang hỗ trợ
người dân, hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên theo dự báo, tốc độ thay đổi và tác
động rộng khắp của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm cho các nhà lập pháp
và các cơ quan quản lý phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Ví dụ,
với sự xuất hiện công nghệ mới, internet vạn vật giúp cho Chính phủ triển khai
nhiều dịch vụ tự động, trực tuyến như: điều tra dân số, thuế, hải quan, đăng ký
kinh doanh… Điều này vừa tăng tính công khai, minh bạch với các dịch vụ
công, vừa làm thay đổi cơ bản tổ chức bộ máy nhà nước.
+ Do được xử lý tập trung trên nền tảng điện toán đám mây, liên kết dữ
liệu lớn, kết nối vạn vật, xác thực thông qua định danh điện tử, xác thực
thông qua các hình ảnh, video clip được gửi qua mạng nên rất nhiều
dịch vụ hành chính công sẽ được trực tiếp xử lý và cung cấp trên môi
trường mạng (ví dụ E-xtô-ni-a hiện này có trên 99% DVHCC được cung
cấp trực tuyến)3. Vì vậy, các bộ phận một cửa, trung tâm phục vụ hành
chính công sẽ giảm đi nhiều, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước
sẽ không phải tốn nhiều thời gian để trực tiếp xử lý hoặc phối hợp xử lý
các DVHCC.
+ Nhờ công nghệ, hầu hết các DVHCC sẽ được số hóa, khi đó CBCC sẽ
được giải phóng khỏi nhiều quy trình công việc mà chỉ cần tập trung vào
một số khâu trọng yếu hoặc chưa thể số hóa được. Vì vậy, nhà nước sẽ
tiết giảm được đáng kể số lượng CBCC có nhiệm vụ cung ứng DVHCC.
Cùng với đó sẽ chống lại được sự lạm quyền hoặc nhũng nhiễu của
CBCC hoặc của các cơ quan nhà nước, giải quyết tình trạng cát cứ thông
tin, dữ liệu.
+ Các công nghệ làm cho việc số hóa DVHCC được triệt để hơn, việc liên
thông và kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước và kể cả khu vực
ngoài nhà nước sẽ có thể thực hiện theo thời gian thực, vì thế không
những giúp đơn giản hóa các TTHC mà còn giúp loại bỏ đi nhiều TTHC
nhưng vẫn phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước (mục tiêu của
Việt Nam đến năm 2030 sẽ giảm được khoảng 30% TTHC so với hiện
nay).
=> CMCN 4.0 sẽ chuyển mạnh từ nhà nước chỉ tập trung vào quản lý, điều
hành sang một nhà nước phục vụ, kiến tạo phát triển và làm nổi bật vị trí của
người dân là trung tâm của quá trình phục vụ.

7.1.3. Sự hình thành nền kinh tế số và chính phủ số

* Ảnh hưởng của việc xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số và nền kinh tế số
- Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính công hiện đại, phù hợp
với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động sâu rộng, mạnh
mẽ, đa diện đến các khía cạnh của đời sống xã hội, làm thay đổi các quan hệ xã hội,
các quan hệ pháp luật và công nghệ quản lý. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số
(DT), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data)... đòi hỏi các
quốc gia phải nâng cao năng lực quản trị công và hoàn thiện pháp luật, mà trước hết là
xây dựng, phát triển chính phủ điện tử để tiến tới chính phủ số và chính phủ thông
minh.

- Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính công.
+ Sự vận hành của chính phủ truyền thống diễn ra thủ công, trải qua nhiều thủ
tục, tốn nhiều công sức và tài chính cho cả nhà nước, doanh nghiệp và nhân
dân. Với lợi thế của việc ứng dụng ICTs, chính phủ điện tử có thể khắc phục
những hạn chế trong hoạt động của chính phủ truyền thống. Thông qua chính
phủ điện tử, người dân có thể thực hiện nhiều dịch vụ và các thủ tục hành chính
một cách thuận tiện, giúp giảm thời gian và chi phí.
+ Việc tin học hóa và tự động hóa thủ tục hành chính của chính phủ điện tử cho
phép giải quyết các dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, gọn hơn, đơn giản hơn
rất nhiều. Chính phủ điện tử làm đơn giản hóa các thủ tục, giảm bớt các khâu
rườm rà trong thủ tục và nâng cao hiệu quả của quá trình phê duyệt, chú trọng
việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả.
+ Với những giao dịch trực tuyến, chính phủ điện tử sẽ giúp giảm tối đa sự tham
gia trực tiếp của cán bộ, công chức trong việc cung cấp kịp thời, có hiệu quả
các dịch vụ công cho người dân. Qua đó, giúp nâng cao tính công khai, minh
bạch, đồng thời có thể thu thập rộng rãi ý kiến của người dân trong quá trình
hoạch định, thực thi và giám sát chính sách của Chính phủ.
- Thứ ba, xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu cải
cách nền hành chính nhà nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
+ Trong chính phủ điện tử, công dân là khách hàng; quan hệ “xin - cho” phổ biến
trong chính phủ truyền thống được chuyển thành quan hệ “phục vụ, cung ứng
dịch vụ” trong chính phủ điện tử. Qua đó, chính phủ điện tử góp phần đẩy
mạnh cải cách hành chính công, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nền
hành chính vận hành theo cơ chế thị trường, phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
+ Đồng thời, chính phủ điện tử sẽ khắc phục và đẩy lùi những tiêu cực trong hoạt
động công vụ, như cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì trệ, quan liêu...
Ví dụ: Trước yêu cầu phát triển đất nước và hiện đại hóa nền hành chính, Việt
Nam đã từng bước xây dựng chính phủ điện tử. Tính đến ngày 06/7/2020,
Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã tích hợp, cung cấp 750 dịch vụ công trực
tuyến; có gần 49 triệu lượt truy cập; hơn 187 nghìn tài khoản đăng ký; trên 11
triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 168 nghìn hồ sơ được thực hiện; tiếp
nhận, hỗ trợ trên 16 nghìn cuộc gọi của người dân, doanh nghiệp qua Tổng đài
1800.1096; tiếp nhận, xử lý 6.870 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh
nghiệp.

7.2. Những yêu cầu mới đặt ra đối với quản lý nhà nước về kinh tế
7.2.1. Những điều chỉnh trong đối tượng quản lý

Với quan điểm, khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN nên Nhà nước cần phải thường xuyên đổi mới mạnh mẽ
phương thức QLNN đối với khu vực này. Thay đổi tư duy QLNN, theo đó Nhà nước
coi doanh nghiệp là khách hàng được phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam đang đứng trước cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 và kinh tế số, do vậy, Nhà nước phải tiếp cận một hệ thống thể chế với tư
duy hiện đại, theo kịp tình hình mới và nâng cao năng lực bộ máy QLNN trong bối
cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để đáp ứng yêu cầu quản lý và khuyến khích
sự phát triển của khu vực tư nhân.

Xây dựng khuôn khổ lý luận về đổi mới phương thức QLNN trong lĩnh vực
kinh tế tập trung vào đối tượng là kinh tế tư nhân; bao gồm: vị trí, vai trò của nhà
nước; mức độ can thiệp và các phương thức, cách thức can thiệp của nhà nước đối với
phát triển kinh tế tư nhân, theo thông lệ phổ biến trên thế giới.

7.2.2. Điều chỉnh về phương pháp, công cụ quản lý


● Cơ chế quản lý đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Từ chỗ, Nhà nước
quản lý kinh tế theo cơ chế bao cấp, mệnh lệnh, can thiệp trực vào quá
trình sản xuất – kinh doanh, phân phối… đã chuyển sang quản lý nhằm
định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện
thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh theo cơ chế thị trường,
kiểm soát chặt chẽ và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh
tế, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Điều
này đã khơi dậy được mọi tiềm năng, phát huy tính chủ động, giải phóng
được sức sản xuất bị trói buộc của KTTN.
● Đổi mới nhận thức về phương thức thực hiện chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước theo hướng quản lý nền kinh tế của Nhà nước thông qua sử dụng
các công nghệ số. Áp dụng sáng tạo, sử dụng sâu rộng hơn công nghệ số sẽ
giúp hệ thống hành chính công hiện đại hóa cấu trúc và chức năng nhằm
nâng cao tổng thể hiệu quả hoạt động, từ củng cố các quy định quản lý điện
tử đến tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và gắn bó giữa Nhà
nước với người dân, doanh nghiệp.
● Qua sử dụng các công nghệ số, Nhà nước cũng phải thích ứng với thực tế là
quyền lực từ Nhà nước đang chuyển dịch dần sang các thực thể kinh tế phi
nhà nước. Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước cần tập trung cho đổi
mới sáng tạo, với việc lựa chọn và sử dụng đúng các chính sách kinh tế cùng
với phương pháp, cách thức quản lý sao cho phù hợp với từng vấn đề, mâu
thuẫn về lợi ích kinh tế của các chủ thể trong nền KTTT định hướng
XHCN .Đó cũng là bảo đảm cho Nhà nước không bị tụt lại phía sau và tạo
điều kiện mở đường cho các công nghệ và phương thức đầu tư, sản xuất,
kinh doanh mới đi vào thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội.
● Các cơ quan nhà nước quản lý nhà nước về kinh tế cần nhận thức đầy đủ và
ý thức trách nhiệm hơn đối với việc tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân,
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia cùng với Nhà nước
trong thực hiện quản lý kinh tế - xã hội. Cần coi đây là một trong những cách
thức quan trọng để nâng cao hơn ý thức phản biện, tinh thần giám sát của
người dân, doanh nghiệp đối với các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế
trong điều kiện nhất nguyên chính trị - Nhà nước pháp quyền XHCN thống
nhất quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp dưới sự lãnh đạo của một đảng
duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
● Các chính sách QLNN được xây dựng trên nguyên tắc của thị trường, khắc phục được
những bất cập trong thực thi chính sách; đồng thời đẩy mạnh việc cải cách thủ tục
hành chính, đơn giản hóa, cắt giảm những điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên
ngành không cần thiết, bất hợp lý ở các bộ, ngành và địa phương; áp dụng sâu rộng
công nghệ thông tin, tin học (cấp độ 4) trong QLNN trước và sau đăng ký kinh doanh
để nâng cao chất lượng QLNN, giảm chi phí cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường
kinh doanh, năng lực cạnh tranh cải thiện về điểm số đạt mức ngang với các nước
ASEAN - 4.

You might also like