You are on page 1of 3

1.3.3.

Những hạn chế của chính phủ khi can thiệp


Mặc dù thất bại của thị trưởng và công bằng xã hội là những lý do tốt để
chính phủ can thiệp vào nền kinh tế, nhưng điều đó không có nghĩa là sự can
thiệp của chính phủ luôn có hiệu quả. Chính phủ không phải là liều thuốc vạn
năng cho tất cả các khó khăn của thị trường, bởi lẽ bản thân chính phủ cũng có
những hạn chế của riêng mình.
a. Hạn chế do thiếu thông tin
Một chính sách can thiệp muốn thực sự hữu hiệu thì cần có đầy đủ thông
tin về thị trường. Tuy nhiên, chính phủ cũng đứng trước tình trạng thông tin
không đầy đủ, khiến cho nhiều khi sự can thiệp của chính phủ không chính xác
hoặc thiểu tính thực tiễn.
Ví dụ: khi chính phủ quyết định trợ cấp cho người nghèo, nhưng do
không có đầy đủ thông tin về tình trạng nghèo đói ở từng địa phương hoặc
những nhu cầu bức thiết của họ nên kết quả có thể trợ cấp không đúng đối
tượng, vừa làm lãng phí ngân sách quốc gia vừa có thể làm trầm trọng hơn sự
phân hóa thu nhập trong xã hội.
b. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân
Chính phủ nhiều khi không thể lường hết được cá nhân sẽ phản ứng như
thế nào trước những thay đổi về chính sách do chính phủ để ra. Một khi sự phản
ứng của tư nhân đi theo chiều hướng mà người hoạch định chính sách chưa dự
kiến được thì chính sách có thể không đạt được hiệu quả mong muốn, hoặc trở
thành thất bại.
Ví dụ: việc cấm nhập khẩu thuốc lá ngoại của chính phủ là một chính
sách nhằm hạn chế việc tiêu dùng một thử hàng hoá phi khuyến dụng, bảo hộ
sản xuất thuốc lá trong nước và tiết kiệm ngoại tệ. Tuy nhiên, với một quốc gia
có hàng nghìn cây số bờ biển và biên giới đất liền như Việt Nam, việc kiểm soát
buôn lậu thuốc lá ngoại dường như là một điều không khả thi. Kết quả, thuốc lá
ngoại vẫn tràn ngập thị trường, còn chính phủ thì mất đi một khoản thuế nhập
khẩu đáng lẽ thu được nếu cho phép nhập khẩu thuốc lá chính thức, nhưng đánh
thuế.
c. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính
Việc ra quyết định trong KVC thường phải trải qua một quá trình phức
tạp, qua nhiều khâu nấc trung gian.
Ví dụ, một đạo luật do Quốc hội thông qua, muốn thực sự được thực thi
trong thực tiễn cần phải qua các bộ hoặc các cơ quan chuyên trách để cụ thể hóa
thành các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra, cần có hệ thống các cơ
quan chấp pháp của nhà nước để đảm bảo các văn bản đó có hiệu lực. Nhiều
khi, do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan này hoặc do sự không nhất
quán về phương hướng hành động của các cơ quan nhà nước đã khiến các chính
sách của chính phủ không có sức sống trong thực tiễn. Câu nói nhiều chính sách
thất bại của chính phủ được lát bằng những ý tưởng tốt đẹp là một bằng chứng
về thất bại này của chính phủ.
d. Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng
Việc ra quyết định công cộng là một quá trình phức tạp, phải tuân theo
những qui tắc bỏ phiếu nhất định mà không phải lúc nào cũng đem lại một kết
quả có hiệu quả (Lựa chọn công cộng là một quá trình mà trong đó ý muốn của
các cá nhân được kết hợp lại trong một quyết định tập thể, khác với lựa chọn cá
nhân).
Hành động của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến nhiều người, nhưng lại được
quyết định bởi một số những đại diện được bầu ra. Những người ra quyết định
chịu sự chi phối của các cử tri, mà không phải lúc nào những cử tri đó cũng có
lợi ích thống nhất với nhau. Điều này đặt người ra quyết định trước tình thể khó
khăn khi phải điều hoà những lợi ích này. Đó cũng là lý do vì sao quá trình ra
các quyết định công cộng thường mất thời gian, khó khăn, thậm chí bế tắc.
1.1.4. Định hướng cải cách nhằm nâng cao năng lực can thiệp của Chính
phủ
1. Thực hiện tốt các vấn đề cơ bản
Năm nhiệm vụ cơ bản nằm ở trung tâm sứ mệnh của mọi chính phủ mà
nếu thiếu chúng thì không có sự phát triển bền vững, đó là (1) thiết lập một
khuôn khổ pháp luật; (2) duy trì một môi trường chính sách không bị méo mó,
kể cả liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô; (3) đầu tư vào các dịch vụ xã hội và
KCHT (kết cấu hạ tầng) cơ bản; (4) bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương,
và (5) bảo vệ môi trường.
2. Thống nhất quan điểm chính phủ không nhất thiết là người cung ứng
độc nhất.
Thực tế nhiều quốc gia đã cho thấy, việc chính phủ cung cấp công công
độc quyền về KCHT, các dịch vụ xã hội và hàng hóa, dịch vụ khác chưa chắc đã
là tối ưu. Đồng thời, những thay đổi về công nghệ và tổ chức đã tạo ra cơ hội
mới để các nhà cung ứng tư nhân cạnh tranh trong những lĩnh vực mà trước đây
chỉ giới hạn ở KVC. Để tận dụng các cơ hội này và phân bố tốt hơn nguồn lực
có hạn của KVC, các chính phủ đang bắt đầu thu hút KVTN vào việc cung cấp
tài chính cho các dự án KCHT và dịch vụ công và tách các công việc sản xuất
kinh doanh ra khỏi mục tiêu phục vụ lợi ích xã hội trong các hoạt động của
mình.
3. Nhận thức rõ những giới hạn của chính phủ.
Chìa khóa để thực hiện CÁC chính sách như dự kiến và nhất quán là sự
phù hợp giữa năng lực thể chế và các hoạt động của chính phủ. Ở các nước phát
triển, năng lực quản lý hành chính mạnh và cơ chế đối trọng, kiểm soát được thể
chế hóa đã hạn chế được nhiều hoạt động mang tính chuyên quyền và tùy tiện
của chính phủ. Thậm chí, chúng còn tạo cho các tổ chức của chính phủ có khả
năng linh hoạt trong việc theo đuổi các nhiệm vụ của mình. Ngược lại, các
chính phủ có thể chế yếu kém hơn có thể rất cần cách tiếp cận ít mềm dẻo và
kiểm soát chặt hơn. Điều này có thể thực hiện theo hai cách: (1) ban hành các
quy định, luật lệ để tự hạn chế, xác định chính xác nội dung chính sách và ràng
buộc chúng vào những cơ chế mà nếu muốn đảo ngược chúng sẽ rất tốn kém;
(2) hợp tác với KVTN và người dân.

You might also like