You are on page 1of 6

1.

Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình


Là những biện pháp, chính sách, chủ trương phổ biến đến toàn dân về vc nỗ lực kiểm soát
tình trạng sinh con, hạn chế sinh ngoài ý muốn, bằng những biện pháp tránh thai an toàn của
các cặp vợ chồng.
Nd : Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con, ngoại trừ trường hợp con sinh ra bị dị tật,
khiếm khuyết…Phụ nữ nên sinh con từ 22 – 34 tuổi. Vì theo bác sĩ, phụ nữ càng lớn tuổi thì
sinh ra con dễ mắc bệnh.Khuyến khích vợ chồng hoặc các cặp đôi sử dụng biện pháp tránh
thai an toàn.Giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính.
-thực trạng:
Trong hơn 20 năm qua, vn đã hạn chế sinh hơn 27 triệu người, nhiều tỉnh thành thuộc khu
vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giữ mức sinh thấp. Hiện nay,
trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh nở chỉ sinh 2.1 con.
Nhưng Từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Một quốc
gia có dân số già khi tỉ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% tổng số dân hoặc tỉ lệ
người từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số.
Như vậy, hiện tại mức sinh ở một số vùng tỉnh thành của Việt Nam đang thấp. Nếu tình hình
còn tiếp diễn như thế thì khả năng mức sinh sẽ giảm xuống sâu, không thể phục hồi được.
-Nguyên nhân: Vì người dân đã quen với việc sinh ít con, giảm bớt áp lực kinh tế, có thể
thoải mái dành thời gian cho công việc, tập trung phát triển sự nghiệp
-Hệ quả: Việt Nam trở thành một nước có dân số già, thiếu hụt nguồn lao động trẻ, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế.
- Giải pháp: cho phép các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con sẽ sinh, thời gian sinh và
khoảng cách giữa các lần sinh. Và để cân bằng, duy trì mức sinh đồng đều giữa các tình trên
đất nước, Chính phủ nên quy định giảm sinh ở những tình thành có mức sinh cao, ngược lại
khuyến khích các vợ chồng sinh đủ 2 con ở vùng có mức sinh thấp.
tùy vào tình hình và thực trạng dân số ở từng thời điểm mà nhà nước sẽ đưa ra các chính sách
phù hợp.
2. ví dụ thực tiễn để phân tích sự ảnh hưởng của quan điểm và định hướng của Đảng cầm
quyền đối với hoạch định chính sách.
- Quan điểm định hướng của đảng cầm quyền là căn cứ chính trị của chính sách. Chính trị
quyết định nội dung của chính sách cũng như quyết định vc lựa chọn giữa các phương án đưa
ra
Vd: giao thông ở các đô thị lớn tại vn đặc biệt là ở hn trong những năm gần đây luôn gặp phải
tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng. Vì vậy nhà nước đã đề ra chính sách cải thiện hệ thống hạ
tầng đô thị thông qua việc xây dựng đường cao tốc , đường sắt trên cao. So với việc xây tàu
điện ngầm hay các tàu siêu tốc như nhiều nứơc phát triển TQ, Nhật thì chính sách này tỏ ra
hợp lí hơn khi phù hợp với điều kiện kinh tế còn nghèo nàn. Nhà nước đã định hướng rằng vn
là một nước đang phát triển kinh tế nghèo nàn ko đủ chi phí để xây dựng tàu siêu tốc như các
nước pt dc. Tuy nhiên do yếu kémtrong công tác quản lí của cơ quan thực thi mà xảy ra các
bất cập như chậm thi công, đội vốn, gây ảnh hưởng ngân sách nhà nước, gây phiền phức cho
người tham gia giao thông, vấn đề ô nhiễm môi trường
+ bp đề ra: tu hút đầu tư PPP vào hạ tầng giao thông. cần chọn đúng người làm, kiểm soát
vật liệu đúng chuẩn, kiểm soát xây dựng đúng quy trình .Vấn đề nữa là cần ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật vào công trình.
4. 1 chính sách trong thực tiễn để phân tích một trong những vai trò của đánh giá chính sách
- Đánh giá cs giúp nuôi dưỡng thúc đẩy sự pt của chính sách
- Giúp tăng cường tính hiệu quả của cs
- Giúp xác định việc lựa chọn phương án chính sách or đo luơngf các kq thực thi cs
- Xác định mức độ thỏa mãn của các đối tượng cs
- Giúp cải tiến cs
-vd1
5. biện pháp cs ảnh hưởng thế nào đối với hiệu quả thực thi cs
Tài liệu câu 3 chương 5
6. Vai trò của truyền thông đối với quá trình hoạch định chính sách công
Truyền thông có tác động tới việc hoạch định chính sách ở nhiều mức độ khác nhau. Các vấn
đề công, vấn đề xã hội thường được báo chí, hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội
trực tiếp phản ánh và có thể nhanh chóng “nóng lên” trong nghị trường Quốc hội, hay trong
các phiên họp của Chính phủ (rất dễ quan sát thấy ở Việt Nam hiện nay).
Nhưng sự “định hướng” dư luận của truyền thông có thể tạo ra áp lực lớn đến nghị trình
chính sách:
- Đưa cuộc sống vào chính sách, và đưa chính sách vào cuộc sống: Trong kỷ nguyên công
nghệ số, với sự đa dạng của các loại hình truyền thông và “báo chí công dân”, khi mà “người
đọc” không chỉ đóng vai trò thụ động tiếp nhận thông tin, mà còn có sự tương tác trực tuyến,
chủ động tạo ra những làn sóng phản hồi và không dễ bị “kiểm duyệt”. Ví dụ: chính sách đặc
khu kinh tế bị người dân phản đối dẫn đến chính sách ko thông qua và kết quả không ban
hành được chính sách công.
- Tiếp đó, báo chí truyền thông chính sách thường phản ánh những gì nhà nước/chính phủ
đang làm, hoặc những vấn đề mà các công chức/viên chức đã (biết) và (đang) nghiên cứu,
phân tích. Các phản ánh báo chí thường ở những giai đoạn sau của quy trình hoạch định
chính sách, mà ít có tác động vào giai đoạn đầu trong việc lập nghị trình chính sách. Vì vậy,
để nâng cao vai trò của báo chí, truyền thông, tạo ra những ảnh hưởng tích cực, thì sự chủ
động phát hiện vấn đề, tham gia sớm vào giai đoạn đầu của chu trình chính sách là rất cần
thiết, nhưng không dễ dàng.
- Truyền thông đại chúng nói chung, theo lý thuyết về vai trò và sự ảnh hưởng của truyền
thông tới việc lập nghị trình chính sách, có những tác động tới quá trình chính sách và chính
trị, thông qua việc tạo ra chương trình nghị sự của truyền thông. Truyền thông cũng cung cấp
các công cụ giao tiếp, kết nối giới nghiên cứu chính sách. Mà đây là yếu tố tích cực, nhất là
trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay thì cộng đồng chính sách dễ dàng hình thành các
mạng lưới chính sách thông qua môi trường Internet, dễ dàng tương tác thông tin hai chiều
với báo chí…
+ Truyền thông cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp, ví dụ như các đại biểu quốc hội có thể
hướng sự chú ý của mình vào một vấn đề phản ánh qua truyền thông, và sau đó tìm hiểu thêm
về nó, xem xét, thảo luận đưa vào nghị trình chính sách. Ngược lại, đôi khi, sự rò rỉ thông tin
từ chính nghị trường hay các quá trình chính sách và chính trị có thể trở thành một vấn đề thu
hút dư luận, phản biện, và từ đó làm thay đổi một đề xuất hay giải pháp chính sách.
+Ngoài ra, ảnh hưởng của truyền thông đến quá trình chính sách, tác động đối với các nhà
hoạch định chính sách cũng khác nhau tùy mức độ quan tâm và vị trí của mỗi đại biểu Quốc
hội hay các thành viên Chính phủ. Các báo chí chuyên ngành lại có thể ảnh hưởng nhiều hơn
với lĩnh vực của nó. Ví dụ như bộ máy hành chính thực thi chính sách và ban hành các chính
sách trong phạm vi thẩm quyền cũng cần phải “lắng nghe” tiếng nói phản biện đa chiều từ
truyền thông và công chúng. Do vậy, vấn đề lúc đó lại có thể thu hút mối quan tâm của các
chính trị gia, các đại biểu Quốc hội… để tác động đến quá trình hoạch định chính sách.

7. phải nghiên cứu “Điều kiện kinh tế chính trị, văn hóa xã hội nơi chính sách được xây
dựng” khi tiến hành hoạch định chính sách
Sự phát triển hài hoà, đồng bộ của các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tạo thế
vững chắc, duy trì trật tự, sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc. Vì vậy khi
tiến hành hoạch định chính sách phải phù hợp với “ điều kiện kinh tế chính trị, văn hóa xã hội
nơi chính sách được xây dựng”
Ví dụ: Năm 2017, khắp các quận, huyện ở TP.HCM rầm rộ thực hiện chiến dịch dẹp vỉa hè
và đạt được những hiệu quả nhất định. Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của ông Đoàn Ngọc
Hải – Phó chủ tịch UBND quận 1, vỉa hè quận trung tâm đã bắt đầu thông thoáng, văn minh
hơn. Tuy nhiên, khi ông Đoàn Ngọc Hải cùng các lãnh đạo quận, huyện khác dừng xuống
đường xử lý thì vỉa hè lại bị tái chiếm, nhếch nhác, bầy hầy như cũ.
Nguyên nhân: Trong luật giao thông, luật quy hoạch đô thị về vỉa hè rất mơ hồ, không rõ ràng
vì không biết được Bộ Giao thông vận tải quản lý hay Bộ Xây dựng quản lý dẫn đến không
có khung pháp lý. Để dọn dẹp vỉa hè thành công phải có khung pháp lý. Phải quy định vỉa hè
để trong luật nào, nghị định nào và dùng để làm gì.
Phải có những văn bản pháp lý đi liền, tiếp đó là khung kĩ thuật. Từ khung kĩ thuật, các ngành
xây dựng, giao thông, kiến trúc bắt đầu vạch ra nhưng quy định vỉa hè cụ thể.
Do đó, dọn dẹp vỉa hè phải đồng bộ, có chính sách, phương pháp chứ làm theo kiểu phong
trào thì không hiệu quả, dẹp hôm trước, hôm sau bày ra. Phương pháp xử lý trên cơ sở tự
nguyện, tự giác, phải chuyển biến văn hóa vỉa hè gắn liền với văn hóa xe máy. Vỉa hè tồn tại
một phần do con người sử dụng văn hóa xe máy, tiện đâu để đấy và thường giao dịch với
người buôn bán trên vỉa hè. Các nước không buôn bán trên vỉa hè vì họ không có xe máy.
Văn hóa vỉa hè rất tiện lợi nhưng tiện lợi cho một nhóm người. Xe máy tiện lợi nhưng bất
tiện cho cộng đồng.

8. sự cần thiết phải thực nghiệm chính sách trước khi triển khai toàn diện.
Cần thiết bởi việc thực nghiệm chính sách để đánh giá đầy đủ hơn về tính khả thi của chính
sách trước khi triển khai chính thức. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để triển khai chính sách
chính thức.
Ví dụ: Chính sách cmnd phải có tên cha mẹ đã được thực nghiệm vs 3 quận từ liêm, tây hồ.
Kết quả sau khi thử nghiệm chính sách thấy không tốt nên dừng lại.
9. phải dựa trên bằng chứng khi tiến hành hoạch định chính sách
- Sử dụng bằng chứng khi tiến hành hoạch định chính sách thực tiễn giúp cải thiện hoạt động
của nền kinh tế. Chính sách cần phải được căn cứ vào bằng chứng có nguồn rộng rãi, chứ
không chỉ dữ liệu theo kinh nghiệm. Vấn đề mấu chốt bao gồm chất lượng, tính đáng tin cậy,
mức độ phù hợp và chi phí cho một chính sách. Bằng chứng cần có trong tất cả các thành
phần khác nhau của quá trình chính sách – và cần dưới những hình thức khác nhau trong từng
thành phần. Các trở ngại (thời gian, năng lực, chi phí) sẽ tác động lên cơ chế hiện hành đối
với việc thu thập bằng chứng cho chính sách trong các nước đang phát triển.
Chẳng hạn như Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải đang cùng nhau xây dựng “Thông tư liên
tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô
tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe” . Đáng chú ý trong quy định của
Dự thảo này, những tiêu chuẩn từng gây phản ứng dữ dội từ dư luận từ những năm trước như
“ngực lép”, thấp bé, nhẹ cân… không được lái xe máy trên 50cm3 gần như vẫn được giữ
nguyên.
Từ chính sách này đã cho thấy thực trạng rằng: Việc đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn (83 tiêu
chuẩn), đặc biệt có những tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, vòng ngực và một số tiêu chuẩn
khác không phù hợp với thực tế đã làm hạn chế quyền hiến định của công dân trong việc sử
dụng tài sản, phương tiện tham gia giao thông.
Hậu quả để lại đã tạo sự phân biệt đối xử không cần thiết với một số công dân.
Nếu như không ban hành kịp thời chính sách can thiệp thì sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc
tham gia giao thông của những công dân được cho là không đủ điều kiện lái ô tô và xe máy
khi phải đáp ứng được 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Không những vậy còn gây lên một làn
sóng phẫn nộ từ cộng đồng mạng. Họ cho rằng không biết giới chức sẽ đo ngực như thế nào
và làm thế nào họ phân biệt được “hàng thật, hàng giả” để mà phạt khi người dân điều khiển
xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông? Những tiêu chuẩn mà liên Bộ đưa ra khiến người
ta liên tưởng ngay tới sự bất lực của các nhà làm luật trước tình trạng tắc nghẽn giao thông
kéo dài cả thập kỉ nay ở các thành phố, khu đô thị lớn.
Do vậy tiến hành hoạch định chính sách quá máy móc và lắp ghép một cách khô cứng, bất
hợp lý nên cần phải xem xét lại.
Câu 4: Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau khi thu hồi đất nông nghiệp
trên địa bàn Phủ Lí tỉnh Hà Nam
Mục tiêu chính của chính sách là: giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp, từ đó đề xuất các chính sách góp phần giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp ở Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Biện pháp: Một là, về điều kiện hỗ trợ. Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo
nghề, giải quyết việc làm khi còn trong độ tuổi lao động và có nhu cầu đào tạo nghề, giải
quyết việc làm. Người lao động bị thu hồi đất được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 5
năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất. Hai là, hỗ trợ đào tạo nghề. Cụ thể: (1) người lao
động bị thu hồi đất được đào tạo trình độ sơ cấp, thời gian dưới 3 tháng được hỗ trợ theo quy
định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 cua Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp [3]: (2) người lao động bị thu hồi đất được đào tạo trình độ
trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ học phí cho một khóa học. Mức học phí được hỗ trợ bằng
mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhưng tối đa không quá mức trần
học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật.
Ba là, được vay vốn theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên; được
vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật. Lao động nông thôn
học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng và được ngân sách hỗ trợ
100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề, sau khi học nghề còn được vay vốn từ Quỹ
quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
Theo đề án 1956 mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ và được học nghề một lần, nếu
muốn học thêm nghề thứ 2 thì phải tự túc về kinh phí.
Bốn là, hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước thông qua việc được tư vấn học nghề, định
hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm ở địa
phương.
Năm là, hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Người lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp và người lao động bị thu hồi đất kinh doanh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định sổ 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ
về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm [4]. Kinh phí hỗ trợ đi làm
việc ở nước ngoài được bố trí từ kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong
phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tim kiếm việc làm và được tính trong tổng kinh
phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.
Sáu là, người lao động bị thu hồi đất được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức cho vay tối đa bằng tổng chi phí cần thiết mà
người lao động phải đóng góp theo quy định để người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối
với từng thị trường lao động. Lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời
kỳ do Chỉnh phủ quy định. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian đi lao động ở nước ngoài
theo hợp đồng.
Các kết quả đạt được:
Các hạn chế:
Thứ nhất, khả năng tìm việc làm của người lao động có đất bị thu hồi chưa cao, chưa ổn định
và bền vững. Những lao động nông thôn trước khi bị thu hồi đất vốn là những người quen với
ngành nghề SX nông nghiệp; quá trình định hướng nghề và đào tạo nghề để đáp ứng với nhu
cầu của các doanh nghiệp, KCN tại địa phương cho những đối tượng này chưa được kiểm
soát một cách thỏa đáng. Thêm nữa, chất lượng của các chương trình đào tạo chưa cao, trình
độ lao động của những đối tượng tham gia đào tạo nói chung, người lao động có đất bị thu
hồi nói riêng do đó chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Điều đó làm cho cơ
hội có được việc làm và được chủ các DN chấp nhận tuyển vào làm việc đối với những đối
tượng này còn nhiều khó khăn. Nói cách khác nhiều người lao động mất đất chia tìm được
việc làm và phải làm những công việc không có tính ổn định và thiếu bền vững.
Thứ hai, tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn tuy không lớn, nhưng tình trạng dư thừa
lao động nông thôn có xu hướng gia tăng cao. Ở đây thực chất là tình trạng thất nghiệp trá
hình tiềm tàng trong khu vực nông thôn, đặc biệt là những lao động chuyển sang làm nghề tự
do, lao động có trình độ mới được nhận vào làm việc tại các khu công nghiệp những ở gia
đình bị thu hồi đất nggời lao động chưa được bôi dưỡng đủ chuyên môn theo yêu cầu của các
chủ DN.
Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình bị thu hồi đất mặc dù
đã được cải thiện nhưng chưa nhiều. Thực tế điều tra của đề tài cho thấy, đánh giá chung về
đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình sau khi bị thu hồi đất nhơ sau:
khoảng 30 - 40% ý kiến trong 159 người trả lời cho rằng đời sống vật chất và tinh thần, kể từ
chi tiêu đời sống đến khả năng tiếp cận giáo dục, tiếp cận y tế, tiếp cận ngớc sạch, đời sống
văn hóa có được cải thiện nhưng không đáng kể, thậm chí có những vấn đề được đánh giả là
không cải thiện. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cs.
Giải pháp:

You might also like