You are on page 1of 4

Quản trị học

1.Về bối cảnh Kinh tế :

- Bối cảnh kinh tế đề cập đến tình trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến hệ thống kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Đây
là một phần quan trọng trong việc hiểu và phân tích môi trường
kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị học. Bối cảnh kinh
tế cho ta biết tình hình nền kinh tế tổng quát của một khu vực
hay của một quốc gia mà các tổ chức doanh nghiệp đang hoạt
động. Thị trường tiêu thu, Cung và cầu, lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp,lãi suất…. là các bộ phận tạo nên môi trường kinh tế. Các
tổ chức vận hành linh hoạt trong việc thay đổi và thích ứng trong
nền kinh tế luôn dao động bất thường và có nhiều sự đổi mới,
quan hệ tương tác giữa các tổ chức và nền kinh tế luôn lũy tiến
phát triển tương đồng.
- Chẳng hạn như COVID-19 bất ngờ xuất hiện làm chao đảo tất
cả các nền kinh tế trên toàn cầu. Đáng nói, đại dịch này cũng làm
thay đổi rất nhiều đến các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Tại Việt Nam, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 xuất hiện với diễn
biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tập
trung tại các khu công nghiệp đang tạo ra sức ép lớn đối với Việt
Nam trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong
năm 2021 theo yêu cầu của Quốc hội đề ra cũng như kỳ vọng
của các tổ chức quốc tế.
Từ Paris, bà Lê Võ Phương Nga, TS Kinh tế, Giám đốc Quản trị
Tài Chính, Ngân hàng đầu tư quốc tế Credit Agricole Pháp, Giám
đốc Tài chính AVSE Global đã dành riêng cho Diễn đàn Doanh
nghiệp một cuộc trò chuyện về vấn đề này.
Có lẽ nên bắt đầu bằng hai từ: Chao đảo và bất ngờ bởi không
một quốc gia nào trên thế giới có sự chuẩn bị và có khả năng
chống chọi khi một đại dịch như vậy ập đến. Đóng cửa và hy sinh
kinh tế là giải pháp đầu tiên mà đa số các quốc gia lựa chọn để
có thời gian sắp xếp và chờ giải pháp vaccine. Thiệt hại cho nền
kinh tế thế giới lên tới hàng nghìn tỉ USD và con số vẫn chưa
dừng lại.
Tuy nhiên với những nước phát triển, càng về những làn sóng
sau của đại dịch, những ảnh hưởng về kinh tế giảm dần và đang
tạo ra một đà khôi phục mạnh mẽ.
Ở phía đối lập, các nước đang phát triển và không có điều kiện
hoặc chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine, ảnh hưởng của đại
dịch lên nền kinh tế đang theo đà gia tăng.
Vì vậy, thế giới đang chứng kiến một sự phân hóa trong ảnh
hưởng về kinh tế giữa các quốc gia khác nhau.
Điều quan trọng và không ngoại lệ cho bất kì quốc gia nào là đại
dịch dẫn đến những thay đổi ngoạn mục trong khả năng thích
ứngcủa các chủ thể kinh tế. Chưa bao giờ các động thái thay đổi
của các chủ thể kinh tế, các sáng tạo của các doanh nghiệp, lại
được thực hiện trong thời gian ngắn và ngoạn mục đến thế ở
nhiều quốc gia.
Xu thế này giúp cho việc dần đưa đại dịch trở thành một yếu tố
bình thường trong đời sống xã hội và nền kinh tế.
2. Bối cảnh chính trị - pháp luật

- Trong một xã hội, chính trị và pháp luật thường tương tác với
nhau. Pháp luật thường được tạo ra và thay đổi thông qua quá
trình chính trị, và chính trị thường ảnh hưởng đến cách thức thực
thi và thực hiện pháp luật. Điều này tạo nên một hệ thống phức
tạp, liên quan đến cả hai lĩnh vực này, ảnh hưởng đến cách mà xã
hội được tổ chức và điều hành.

- Mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật thể hiện tập trung nhất
trong quan hệ với đường lối chính sách của đảng cầm quyền với
pháp luật của nhà nước. Pháp luật thể chế hóa đường lối chính
sách của đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của đảng cầm
quyền trở thành ý chí của nhà nước. Đường lối chính sách của
Đảng có vai trò chỉ đạo nội dung và phương hướng phát triển của
pháp luật. Sự thay đổi trong đường lối chính sách của Đảng cầm
quyền sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi trong pháp luật.
Ví dụ, những năm trước đây do sự chỉ đạo của chính trị nên pháp
luật của các xã hội chủ nghĩa đều thiết lập và củng cố cơ chế
quản lý kinh tế tập trung bao cấp, trên cơ sở thiết lập càng nhiều
càng nhanh chế độ công hữu về tư liệu sản xuất càng tốt.Phương
hướng phát triển của pháp luật của pháp luật trong một đất nước
là do đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền (Đảng cầm
quyền) chỉ đạo. Đương nhiên chính sách của lực lượng cầm
quyền phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội và cuộc đấu tranh
giữa các lực lượng chính trị-xã hội trong đất nước.
Về bối cảnh Chính trị và Pháp luật

You might also like