You are on page 1of 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĐHL TRONG QHCC

1. Một số vấn đề lý luận về QHCC


1.1. Khái niệm QHCC
- QHCC bao gồm tất cả các hình thức của truyền thông ra ngoài và bên
trong, giữa một tổ chức và công chúng của họ vì mục đích đạt được mục
tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết chung (Frank Jefkins)
- QHCC là những nỗ lực lâu dài đã được lập kế hoạch nhằm thiết lập và
duy trì thiện chí, sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và chông chúng
của tổ chức đó (Viện QHCC, UK, 1987)
- Tuyên bố Mexico: QHCC là “nghệ thuật và khoa học xã hội của sự phân
tích các xu thế dự đoán những diễn biến tiếp theo, cố vấn các nhà lãnh
đạo của các tổ chức, thực hiện các kế hoạch hành động nhằm phục vụ
lợi ích của cả tổ chức đó lẫn của công chúng”
1.2. Đối tượng truyền thông
- Public: Nhân viên, Cổ đông, Công đoàn, Công chúng (nói chung), Người
tiêu dùng, Các chuyên gia trong ngành, Báo chí, Chính phủ, các cơ quan
công quyền, Quan chức, chính khách, nhà làm luật, …
1.3. Mục đích của QHCC
- Quảng bá sự hiểu biết
- Khắc phục sự hiểu nhầm, định kiến
- Quan hệ nội bộ
- Tạo ra cảm nhận về trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng
- Xây dựng thương hiệu
2. Phân biệt QHCC với PR/Marketing
2.1. QHCC & Marketing
QHCC Marketing
Chú trọng đến sự nhận thức về công ty: Chú trọng đến nhận thức về sản phẩm:
 Quan hệ báo chí  Xác định thị trường
 Quan hệ chính phủ  Phát triển sản phẩm
 Quan hệ cộng đồng  Phân tích tài chính
 Quan hệ với nhà đầu tư  Giá vả và bán lẻ
 Quan hệ với nhân viên  Phân phối
 Quan điểm của công chúng  Dịch vụ khách hàng
3. Một số vấn đề lý luận về VĐHL
3.1. Khái niệm
- VĐHL là những nỗ lực mang tính hệ thống và có chủ đích của các chủ thể
trong đời sống chính trị nhằm gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thay đổi chính sách
theo hướng có lợi hơn cho mình trong những điều kiện cụ thể
3.2. Lịch sử hình thành và phát triển VĐHL
- Viện dân biểu Anh – TK XVII
- Quốc hội Mỹ - đầu thế kỷ XIX
- Nghị viện châu Âu và các quốc gia khác
3.3. Mục đích của VĐHL
- VĐHL thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng 1 vấn đề nào đó
nên được lựa chọn là vấn đề chính sách để đưa vào agenda quốc gia
cũng như nỗ lực nhằm ngăn chặn 1 vấn đề khác trở thành chính sách
- VĐHL tác động vào giai đoạn thảo luận chính sách nhằm đưa ra những
phương án chính sách và lựa chọn tối ưu sau khi chính sách đã được
đưa vào agenda và đang trong quá trình bàn bạc, thảo luận trước Quốc
hội hay Nghị viện
- VĐHL tác động vào giai đoạn quyết định chính sách nhằm thúc đẩy việc
ban hành các thủ tục pháp lý cần thiết để chính sách được thông qua
hoặc ngược lại, ngăn cản hoặc trì hoãn việc thông qua 1 chính sách nào
đó bất lợi cho chủ thể vận động
- VĐHL tác động vào giai đoạn thực thi chính sách nhằm làm cho quá trình
thực thi chính sách đúng mục đích nếu việc thực hiện chính sách có lợi
cho chủ thể. Đôi khi VĐHL ở giai đoạn thực thi chính sách cũng là để
ngăn cản việc thực thi chính sách nào đó hoặc gây áp lực để làm cho việc
thực thi chính sách đi chệch mục đích ban đầu nhưng lại có lợi cho chủ
thể vận động
o Tác động quy trình chính sách: hoạch định, thực hiện, đánh giá 
thay đổi chính sách
o Cơ sở quan trọng cho toàn bộ quá trình là việc cung cấp thông tin và
phân tích, xử lý thông tin theo hướng có lợi
3.4. Sự cần thiết của VĐHL
- Xuất phát từ nhu cầu thông tin từ phía các nhà hoạch định chính sách
o Nhóm VĐHL cung cấp thông tin cho nhà hoạch định chính sách. Các
nhà hoạch định chính sách không đủ nguồn lực để tự thực hiện quá
trình thu thập thông tin
- Xuất phát từ nhu cầu tham gia vào quá trình chính sách để thực hiện
hiệu quả hơn quyền lực của công dân
o Công dân có nhu cầu bảo vệ quyền lợi của họ  Họ tìm đến các nhà
hoạch định chính sách
- VĐHL là phương tiện giúp củng cố quyền lực của các chủ thể cầm quyền
o Giúp các quyết định của các chủ thể cầm quyền đúng đắn hơn
4. Tác động của vận động hành lang
4.1. Tác động tích cực
- VĐHL là một kênh quan trọng cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định
chính sách
o Nhóm VĐHL có những thông tin bí mật mà các kênh khác không có,
các thông tin mà nhóm VHĐL cung cấp thường có tính hệ thống và
toàn diện hơn so với các kênh khác
- VĐHL giúp cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân đến được với chính
quyền
- VĐHL góp phần giám sát và phản biện xã hội đối với Nhà nước
o Nhiều nhóm vận động hành lang  Tất cả cùng theo dõi quyết định
cuối cùng của chính quyền  Phản biện khi lợi ích không được đáp
ứng (bỏ tiền và công sức)
- VĐHL góp phần thúc đẩy dân chủ trong xã hội
o Vận động hành lang # Vận động tranh cử
o Mỗi Đảng cầm quyền có quan điểm khác nhau, có xu hướng bảo vệ
các lợi ích khác nhau  Người dân theo dõi dựa vào đó để đưa ra lựa
chọn người phù hợp với nhóm lợi ích mình muốn sở hữu
4.2. Tác động tiêu cực
- VĐHL gây lãng phí nguồn lực xã hội
o Cần một nguồn lực và tài chính lớn để các nguyện vọng của chủ thể
vận động hành lang có thể đấu tranh thành công do có cơ hội làm rõ
các vấn đề. Bên cạnh đó, có thể có nhiều nhóm tham gia vận động
hành lang nên cần nhiều thời gian để đấu tranh  Gây lãng phí
nguồn lực xã hội khi không phải lúc nào các cuộc vận động hành lang
cũng diễn ra thành công
- VĐHL góp phần làm gia tăng bất bình đẳng trong xã hội
o VĐHL thường do các hiệp hội kinh tế tiến hành, đây là nhóm hiệp hội
đại diện cho những doanh nghiệp và các cá nhân có thể lực, có nguồn
lực tài chính lớn để thực hiện các cuộc vận động dưới nhiều hình
thức, liên tục với cường độ cao và kéo dài để đạt được mục đích.
Trong khi đó các nhóm xã hội khác như người nghèo, người thiểu số
thường không có điều kiện thực hiện các hoạt động vận động chính
sách, hoặc chỉ vận động được dưới những hình thức đơn giản, trong
thời gian ngắn do đó nguyện vọng và ý kiến của họ khó có cơ hội đến
được với chính quyền
- VĐHL là môi trường cho hối lộ, tham nhũng
o Trong quá trình VĐHL, các nhà vận động phải có sự tiếp xúc, tác động
tới những cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền để đạt được mục
đích cho nhóm chủ thể mà họ bảo vệ. Do đó, sự “đối chác”, “mua
bán” lợi ích rất có thể diễn ra nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ
- VĐHL có thể dẫn đến nguy cơ bóp méo hay bế tắc chính sách
o Sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích tham gia vận động chính sách có
thể dẫn đến các tranh cãi kéo dài khiến cơ quan nhà nước bối rối
không thể quyết định được  Ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế, xã hội
o Càng nhiều các nhóm lợi ích thì sự đấu tranh trong VĐHL càng phức
tạp và quyết liệt  Dẫn đến tình trạng bế tắc do cơ quan thẩm quyền
về hoạch định chính sách không thể quyết định được
o Sự cạnh tranh của nhiều nhóm lợi ích khác nhau trong vận động
chính sách công còn có thể dẫn đến tình trạng “thỏa hiệp” về chính
sách, tức là việc cơ quan có thẩm quyền quyết định ban hành một
chính sách công theo tinh thần “chia sẻ lợi ích” giữa một số nhóm xã
hội, thay vì một chính sách mang lại lợi ích tối ưu cho toàn thể cộng
đồng như đề xuất ban đầu. Đây được xem là sự “bóp méo” chính
sách do vận động chính sách công.
5. Chủ thể và đối tượng VĐHL
5.1. Chủ thể VĐHL
- Các đảng chính trị
- Các nhóm lợi ích
- Các chuyên gia VĐHL
- Các chủ thể khác
5.2. Đối tượng VĐHL
- Nhóm Lập pháp
- Nhóm hành pháp
- Nhóm Tư pháp
Bản chất của VĐHL
Hành động gây ảnh hưởng, gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách, xuất
phát từ việc bảo vệ lợi ích của một nhóm chủ thể nhất định
CHƯƠNG II: CÁC NGUYÊN TẮC, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ QUY TRÌNH
VĐHL
1. Các nguyên tắc VĐHL
- Tính công khai
o Đảm bảo sự giám sát từ phía xã hội
o Công khai là tiền đề của minh bạch
- Tính minh bạch
- Sự vô tư, trung thực và tôn trọng lẫn nhau
- Thông tin phải đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy
- Tôn trọng và hợp tác với các phương tiện truyền thông đại chúng
- Tránh xung đột về lợi ích
Một số điều cần tránh khi VĐHL
- Tài trợ hay phát tán các thông tin giả mạo về một ứng viên, một người
hay một vấn đề
- Tham gia công kích nhân cách của một cá nhân, nếu thông tin đưa ra
không liên quan trực tiếp đến vấn đề đang được vận động
- Thiết kế chiến dịch với ý đồ làm lệch sự chú ý của công chúng vào vấn đề
thực sự là chính sách đang được vận động bằng cách tập trung vào các
vấn đề không phù hợp hoặc vấn đề giả tạo
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến VĐHL
2.1. Nhân tố khách quan
- Điều kiện và trình độ phát triển kinh tế
- Điều kiện pháp lý
- Tính chất thể chế chính trị
- Điều kiện văn hóa – xã hội

VIỆT NAM
Người làm VĐHL: Truyền thông; Doanh nghiệp; Lãnh đạo về hưu (Lê Doãn Hợp,
Hoàng Vĩnh Bảo); Hiệp hội
Mục tiêu VĐHL
- Ban hành chính sách
- Sửa đổi chính sách
- Vận dụng chính sách đã có
- Kết hợp các mục tiêu trên
Hai hình thức VĐHL
- Vận động trực tiếp: Quan chức chính phủ, Đại biểu Quốc hội
- Vận động gián tiếp: Truyền thông, Mạng xã hội, Dư luận xã hội
Phẩm chất của nhà VĐHL
- Kỹ năng giao tiếp
- Có mạng lưới quan hệ rộng
- Hiểu biết hệ thống chính trị, quy trình chính sách
- Kỹ năng khai thác báo chí truyền thông
- Hiểu biết tâm lý học chuyên sâu và tâm lý học hành vi

You might also like