You are on page 1of 35

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN

III. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA QLPT

Nguyên tắc Bản chất

Nguyên tắc 1: Bản chất của nguyên tắc: Giải quyết tính cân đối trong quá trình phát triển
Kết hợp hài (KT-MT-XH)
hòa các lĩnh ● Đóng góp bền vững về mặt kinh tế (sự phát triển của các ngành kinh tế, các
vực phát triển khu vực kinh tế, và các doanh nghiệp trong nền kinh tế)
○ Phải có tính lan tỏa, tạo mối liên kết kinh tế -> tạo ra chuỗi liên kết,
cung cấp yếu tố đầu vào-> mở rộng nguồn lực để phát triển các
ngành và khu vực thể chế
○ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực -> phải được tái tạo, duy trì cho giai
đoạn sau -> Tạo ra được cơ chế phân phối lợi ích công bằng, hiệu
quả
● Bền vững về mặt xã hội (chính trị và xã hội): 1 hoạt động phát triển cần:
○ Phù hợp với văn hóa (đặc trưng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng),
phong tục tốt
○ Góp phần tiến bộ xã hội -> công bằng trong cơ hội tham gia/hưởng
thụ thành quả của hoạt động phát triển
○ Mối quan hệ giữa các chủ thể (giữa người dân với nhau, chính phủ
với người dân,...)
● Bền vững về mặt môi trường (môi trường sinh thái và môi trường xã hội,
quản lý khu vực địa lý)
○ Đảm bảo sự phù hợp cả 3 môi trường: môi trường tự nhiên, môi
trường thể chế, môi trường xã hội)
○ Tạo ra cơ cấu ngành đa dạng để tận dụng tối đa nhưng vẫn đảm bảo
sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Nguyên tắc 2: ● Tập trung: thể hiện sự thống nhất trong khâu lập kế hoạch, mục tiêu
Tập trung dân ○ Sự thống nhất về tư tưởng và hành động của tất cả các bên tham gia
chủ ○ Sự tập trung quyền lực để giải quyết các công việc phát sinh trong
quá trình thể hiện hoạt động phát triển
○ Công cụ: chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển
● Dân chủ: biểu hiện sự bình đẳng của các chủ thể trong quá trình tham gia
=> Tập trung bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, nó định hướng cho các biện
pháp dân chủ nhằm đảm bảo tồn tại và tạo ra khả năng phát triển của hệ thống. ->
Mất đi sự tập trung là mất đi sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống dẫn tới
tình trạng tổ chức sẽ bị biến dạng, đi chệnh mục đích, mục tiêu. Tập trung còn là
cơ sở định hướng để giải quyết các nội dung, biện pháp thực hiện dân chủ.
=> Dân chủ thì có vai trò tạo cơ sở về xã hội, kinh tế, chính trị để thực hiện tốt
tập trung. Chính nhờ dân chủ, các nhà quản lý mới tạo ra được sự thống nhất về
tư tưởng, ý chí và hành động nhằm đảm bảo tốt cho yêu cầu tập trung trong quản
lý. -> nhằm bảo đảm cho sự lãnh đạo tập trung, càng mở rộng dân chủ thì yêu cầu
tập trung thống nhất càng cao, khắc phục tình trạng dân chủ quá mức đưa đến tự do
vô chính phủ cũng như tập trung quá mức dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, quan
liêu.
=> KL: Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải được thực hiện trong
khuôn khổ tập trung. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, nó có tính khách quan,
phổ quát, song thực hiện không đơn giản.

Nguyên tắc 3: Nếu có sự nhất trí về lợi ích và nhu cầu sẽ có sự nhất trí về mục tiêu và hành động.
Kết hợp hài ● Lợi ích ngắn hạn và dài hạn: xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững - là
hòa lợi ích sự phát triển của hiện tại nhưng không được ảnh hưởng đến khả năng phát
triển trong tương lai.
● Lợi ích giữa các chủ thể: vì trong QLPT, lợi ích của các bên là khác nhau
và có sự mâu thuẫn
○ Nhà nước: mục tiêu tối ưu lợi ích xã hội (lợi ích Quốc gia)
○ Nhà cung ứng, DN: Mục tiêu lợi nhuận (lợi ích DN)
○ Người dân: Mục tiêu kinh doanh, đền bù (Lợi ích CĐ)
○ Nhà tài trợ: Mục tiêu từ thiện
=> Cần phải kết hợp hài hòa lợi ích giữa các bên

Nguyên tắc 4: Hiệu quả # KQ: Hiệu quả bản chất là phải đi so sánh giữa chi phí và lợi ích để
Nguyên tắc xem xét mục tiêu của hđpt có đạt được hay không? -> còn phải quan tâm nhất về
hiệu quả mặt hiệu quả xã hội (HQ lâu dài)
(KT-XH) => Hiệu quả là kết quả đầu ra của hoạt động so với đầu vào chi phí.
● Hiệu quả tài chính: vi mô, xuất phát từ lợi ích của nhà đầu tư nhằm tối đa
hóa lợi nhuận của nhà đầu tư
● Hiệu quả KT- XH: vĩ mô, xuất phát từ lợi ích của cả xh, cđ nhằm tối đa hóa
lợi ích cho toàn XH -> nguyên tắc cốt lõi
Lợi ích có thể định lượng được:
● Giá trị gia tăng thuần túy (NVA): giá trị chênh lệch giữa giá trị đầu ra và đầu
vào: NVA = O - (MI + I)
○ O: giá trị đầu ra
○ MI: giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài
theo yêu cầu để đạt được các đầu ra
○ I: vốn đầu tư ban đầu
● Chỉ số lao động việc làm
● Mức tăng năng suất lao động khi có hđpt so với trước đó
● Mức đóng góp cho NSNN
Lợi ích không định lượng được: sự phù hợp của hđpt với những mục tiêu ptkt,
những lĩnh vực ưu tiên, ảnh hưởn dây chuyền với sự phát triển các ngành khác

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN QLPT

1. Tính minh bạch (liên quan đến quy hoạch chính sách, chiến lược)
● Là sự cho phép tiếp cận và cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình quản lý
phát triển.
● Trách nhiệm cung cấp thông tin: yêu cầu các chủ thể tham gia QLPT đảm bảo
○ Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời
○ Thông tin chính thức và đáp ứng được nhu cầu của đối tượng cần tiếp cận
thông tin
○ Đòi hỏi nỗ lực của các bên trong việc cung cấp và phổ biến thông tin về các
hoạt động của mình.
○ Tính minh bạch phải xác định được phạm vi đâu là thông tin bí mật và quyền bí
mật thông tin cá nhân, tổ chức. Do đó, trách nhiệm cung cấp thông tin phải biết
thông tin nào cần phải cung cấp cho các bên và giải trình về những thông tin
quan trọng đó để cộng đồng hiểu.
● Quyền được tiếp cận thông tin:
○ Thuộc về phía cộng đồng, xã hội và cả công chức thực thi các quyết sách của
nhà nước
○ Quyền được mở rộng đồng nghĩa với việc thu hẹp phạm vi thông tin bí mật và
gia tăng hiểu biết thông tin của công đồng và xã hội -> quyền giám sát được
tăng lên
○ Trách nhiệm cung cấp thông tin càng được tăng lên.
○ Phải được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về quyền tự do thông
tin, để một mặt vừa bảo đảm quyền thông tin cho người dân mặt khác giới
hạn được phạm vi thông tin cần phải cung cấp và đảm bảo thông tin cung cấp
được sử dụng đúng mục đích và hợp pháp.
=> Hai nội dung này sẽ rất khó thực hiện nếu năng lực quản lý và kiểm soát thông tin của
nhà nước yếu kém.
● Vai trò:
○ Với Nhà nước: Tạo ra sức ép để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy NN
(giảm tham nhũng)
○ Với doanh nghiệp: giảm thiểu về mặt chi phí, tăng tính hiệu quả
○ Với Cộng đồng: có động lực để tham gia vào hoạt động phát triển, tăng cơ hội
lựa chọn cho CĐ
○ Với Xã hội: nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của xã hội. giảm thiểu
rủi ro
○ Để thực hiện được tính minh bạch, vai trò của các phương tiện và giới
truyền thông công cộng là rất quan trọng”
■ Giám sát hoạt động của nhà nước và hành vi sai trái của công chức
■ Sẽ không thực hiện được nếu không được tự do thông tin (không bị nhà
nước can thiệp, không chịu sự chi phối của doanh nghiệp và các nhóm
lợi ích) -> các quy định về cơ chế trách nhiệm với giới truyền thông, ví
dụ luật báo chí, luật xuất bản…
=> Tính minh bạch thỏa mãn được nguyên tắc 2,3,4

2. Tính trách nhiệm


● Mối quan hệ giữa người dân và nhà nước: Đây là mối quan hệ trách nhiệm dọc về
chính trị. Trong mối quan hệ này, người dân đóng vai trò cử tri, thể hiện quyền lực của
mình đối với chính phủ qua tiếng nói của người dân.
○ Đứng trên góc độ của Cộng đồng:
■ Bầu ra người đại diện, trao cho CP quyền quyết định cuối cùng, lựa
chọn người đại diện tốt
■ Cần có trách nhiệm tuân thủ các quy định đã thống nhất
○ Đứng trên góc độ của NN:
■ Thực hiện trách nhiệm giải trình
■ Có khả năng chịu trách nhiệm với những kết quả, hệ quả
● Mối quan hệ giữa nhà nước và nhà cung ứng: Đây là mối quan hệ trách nhiệm
ngang về chính trị. Nhà cung ứng có trách nhiệm thực hiện hoạt động phát triển trên
cơ sở quyền và nguồn lực được nhà nước chuyển giao.
○ Trách nhiệm của NN:
■ Cung cấp đẩy đủ thông và đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng
■ Có sự hỗ trợ, phần thưởng cho DN
○ Trách nhiệm của DN:
■ Cung cấp sản phẩm theo đúng chất lượng, theo đúng các chỉ tiêu
■ Đảm bảo trong hiệu quả sử dụng các nguồn lực
-> Nhà nước quản lý nhà cung ứng dựa trên luật.
● Mối quan hệ giữa người dân và nhà cung ứng: Đây là trách nhiệm phi chính trị
(mang tính chất của thị trường - bên cung là DN, bên cầu là CĐ). Người dân với tư
cách là khách hàng bộc lộ nhu cầu đối với nhà cung ứng. Nhà cung ứng thì cung cấp
hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân cả về chất lượng và số lượng.

3. Sự tham gia (ở tất cả các khâu của quá trình thực hiện: từ lập kế hoạch - tổ chức thực
hiện - theo dõi đánh giá)

● Sự tham gia của cộng đồng: đây là nhóm đối tượng những người hưởng lợi và chiụ
tác động trực tiếp của hoạt động phát triển
○ Tham gia phản biện, tham gia thực hiện và tham gia giám sát -> sự tham gia
quan trọng nhất
○ Tiếng nói và đóng góp có tính thực tiễn cao, phản ánh và làm sáng rõ nhiều vấn
đề mà khi lập kế hoạch nhà nước chưa có điều kiện đề cập đến
○ Sự phản biện của người dân và xã hội sẽ tạo áp lực buộc chính phủ phải cân
nhắc tính toán khi quyết định hoạt động phát triển
○ Còn có tác động tích cực trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước và
hành vi của nhân viên nhà nước, ngăn ngừa và hạn chế được các hành vi tham
nhũng, hối lộ, móc ngoặc để chuộc lợi cá nhân
○ khi người dân tham gia thì trách nhiệm sử dụng và bảo vệ thành quả mà họ làm
được sẽ nâng lên -> hiệu quả hoạt động phát triển sẽ càng được nâng cao
● Sự tham gia của khu vực tư nhân (DN, Nhà tài trợ):
○ Doanh nghiệp: tham gia với tư cách là chủ thể chính trực tiếp thực hiện hoạt
động phát triển
○ Nhà tài trợ (tổ chức phi chính phủ): tham gia đóng góp nguồn lực thực hiện
hoạt động phát triển bằng cách tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho hoạt động
phát triển
● Sự tham gia của chính phủ:
○ Chủ chốt ra quyết định chính sách, làm tốt tuyên truyền
○ Vận động sự tham gia: Muốn huy động được sự tham gia của cộng đồng, nhà
nước cần tạo một cơ chế tiếp nhận thông tin phản biện, công bố dự thảo kế
hoạch và các mốc thời gian để công dân và các tổ chức xã hội nghiên cứu,
phản biện
● Sự tham gia liên quan đến hình thức tham gia:
○ Tham gia chủ động/thụ động
○ Tham gia của CĐ/người đại diện

4. Quản lý theo kết quả

● Vấn đề quan trọng nhất: đánh giá được mức độ thực hiện các hoạt động, chính sách
và đưa kết quả thành cơ sở để phân bổ ngân sách
● Mô hình logic “chuỗi kết quả” của hoạt động, chính sách:
○ Đầu vào: nguồn lực như vốn, lao động, NVL -> Quản lý đầu vào sẽ kiểm soát
xem việc mua sắm các yếu tố đầu vào có theo đúng chế độ, chính sách nhà
nước ban hành về chủng loại, chất lượng, số lượng, giá cả không
○ Hoạt động: quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm cuối
cùng ở đầu ra. -> Quản lý theo qui trình hay theo hoạt động sẽ chú trọng đến
những vấn đề như tiến độ thi công, việc đảm bảo các thủ tục, qui trình trong
quá trình xây dựng, giám sát, công trình...
○ Đầu ra: loại hàng hóa, dịch vụ hay sản phẩm cụ thể mà do các cơ quan, đơn vị
tạo ra và cung cấp cho xã hội trong quá trình thực hiện chính sách. Đầu ra
chính là phương tiện trung gian để chính sách có thể đạt được mục tiêu đề ra.
-> Quản lý theo đầu ra sẽ quan tâm đến sự hiện hữu của đầu ra đúng thời hạn
và đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng như đã cam kết.
○ Kết quả: các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng (chủ ý hoặc không chủ ý) từ
quá trình tạo ra một đầu ra hoặc nhóm các đầu ra. Kết quả kế hoạch (dự kiến) là
mục tiêu của chính phủ cố gắng đạt được thông qua việc mua sắm các đầu ra.
Các kết quả có thể được xem xét theo mức độ ảnh hưởng đến xã hội trong
trung hạn. -> Quản lý chú trọng vào kết quả (outcome) sẽ quan tâm đến việc
mục tiêu trước mắt hay mục tiêu cụ thể của việc đầu tư vào hđpt có đạt được
không, người sử dụng có thỏa mãn với các dịch vụ do đầu ra mang lại hay
không.
○ Tác động: những kết quả mang tính chất dài hạn nhờ việc đạt được các kết
quả trung hạn nói trên. Đây cũng chính là việc đạt được đến những mục tiêu
cuối cùng của một KH, chính sách. -
=> Quản lý theo kết quả chính là chuyển từ việc chú trọng đến đầu vào hoặc các hoạt động
được triển khai để thực hiện chính sách sang các cấp kết quả (đầu ra, kết quả [outcome],
tác động) mà KH, chính sách nhằm đạt tới. -> giảm bớt sự chú trọng đến đầu vào/hoạt động
và tạo một sân chơi cởi mở, linh hoạt hơn cho các đơn vị thực hiện chính sách để họ tự tìm ra
những phương pháp thực hiện KH, chính sách tốt nhất
=> Quản lý theo kết quả cũng giúp nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình
=> 4 yếu tố này không tác động độc lập -> mà là các công cụ và điều kiện để các yếu tố khác
thực thi -> xây dựng cơ chế đảm bảo 1 cách đồng bộ.

PHẦN 2: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG

III. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Hình thức Tính chất Ưu điểm Nhược điểm

Tham gia - Hoàn toàn bị động (chỉ Đơn giản, nhanh, các - Có thể gặp sự phản đối/ức
bị động được nhận thông tin mà bên liên quan sẽ dễ chế/trái với nguyện vọng của
(giai đoạn hoàn toàn không được dàng trong việc ra người dân
thực hiện) đóng góp) quyết định - Hoạt động phát triển kém bền
- Tính chất cưỡng ép: CĐ vững
không được quyền được => Mức độ tham gia kém nhất
quyền đưa ra bất kỳ ý kiến của CĐ
nào => Nên hạn chế hình thức tham
gia này

Tham gia - Bán chủ động: - CĐ được quyền bày - Phát sinh chi phí và thời gian
cung cấp + Bị động ở việc nội dung tỏ nhu cầu nguyện nhiều hơn
thông tin thông tin đã được các vọng - Thông tin có thể không chính
(giai đoạn bên xác định trước, chỉ - Các bên liên quan có xác, không phù hợp với mục đích
lập kế trả lời câu hỏi được đặt được thêm thông tin thu thập thông tin (do CĐ chỉ
hoạch, theo ra mà không biết được để ra quyết định được tham gia 1 phần vào khâu
dõi) thông tin dùng để làm gì, lập kế hoạch -> làm nhiệm vụ
không nhận được phản hồi cung cấp thông tin các bên lq
của các bên nhưng không biết rõ mục đích của
+ Chủ động ở khía cạnh việc cung cấp thông tin) -> thiếu
được quyền hoàn toàn trả sự thỏa thuận
lời, đưa ra ý kiến và cung => Chỉ áp dụng khi các hđpt cần
cấp thông tin lượng thông tin rộng rãi

Tham gia Được quyền tham gia chủ - Tạo được mqh, liên - CĐ không được chia sẻ bất kỳ
tư vấn động với các hình thức là hệ giữa CĐ với các việc ra quyết định nào và các
(giai đoạn họp, thảo luận, hội thảo, bên liên quan, bên liên chuyên gia cũng không bắt buộc
lập kế sử dụng nhóm tư vấn CĐ quan sẽ lấy được phải nghe toàn bộ quan điểm, ý
hoạch) (được hỏi ý kiến và được nhiều thông tin kiến của cộng đồng
tiếp thu các ý kiến) - Thông tin đa chiều - Chi phí phát sinh cao hơn
nhưng không được ra (Các chuyên gia từ -> mức độ tham gia cao hơn cái
quyết định, thống nhất bên ngoài xác định trên nhưng chỉ dừng lại ở lập kế
vấn đề và giải pháp hoạch
cho cộng đồng, có thể
bổ sung bằng phản ánh
của người dân)

Tham gia CĐ tham gia bằng cách Dễ dàng huy động - Mục đích để huy động CĐ để
vì những đóng góp tài nguyên (sức cộng đồng tăng nguồn lực nhưng theo hình
khích lệ lao động) - nhận lại thực thức này lại phải chi trả nguồn
vật chất phẩm, thiền, những vật lực.
(cả 3 khâu) chất khuyến khích khác - Nếu các thành viên trong CĐ
-> Thường ở các nghiên chạy theo vì lợi ích cá nhân thì
cứu nông nghiệp mâu thuẫn với lợi ích cộng đồng

Tham gia Bằng cách tổ chức nhóm - Những nhóm (thể - Giới hạn về hoạt động (chỉ được
theo chức nhằm đạt đến những mục chế) này có khuynh giao 1 phần)
năng (Sau tiêu dự định của dự án hướng phụ thuộc vào
khi có phát triển (CĐ được giao 1 những người/tổ chức
quyết định nhiệm vụ nhất định -> hoặc tác nhưng bên
về kế được tham gia 1 phần vào ngoài, nhưng cũng có
hoạch) hoạt động phát triển) thể trở nên độc lập.
- Chủ động hoàn toàn

Tham gia CĐ cùng phân tích, phát Sự tham gia như 1 -> cùng tham gia quyết định
tương tác triển kế hoạch hđ và thiết quyền, không phải
lập các cơ cấu mới/tăng phương tiện đạt được
cường những cơ cấu đang mục đích dự án
có -> CĐ và các bên cùng
làm

Tự huy CĐ tự thiết kế, tự khởi - Chủ động và mức độ - Có thể phân phối tài nguyên và
động xướng -> các bên liên tham gia cao quyền lực không công bằng từ
quan chỉ hỗ trợ - Giữ kiểm soát việc bên ngoài
sử dụng tài nguyên

Ví dụ:
Hương Phong là một xã ven phá Tam Giang ở Thừa Thiên Huế. Người dân ở đây sống
chủ yếu dựa vào trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2010, nhóm nghiên cứu thuộc Trung
tâm nghiên cứu khoa học và phát triển cộng nghệ nông lâm nghiệp, Trường Đại học Nông
Lâm Huế triển khai chương trình phát triển dựa vào sự tham gia của người dân. Nhiều hoạt
động phát triển được người dân địa phương đề xuất. Nhóm nghiên cứu cùng người dân phân
tích thảo luận khả năng để thực hiện các đề xuất của người dân nhằm mang lại hiệu quả kinh
tế, xã hội và môi trưởng cho sự phát triển ở địa phương. Một trong những hoạt động được
một nhóm người dân lựa chọn là phát triển trồng nấm. Là vùng trồng lúa, rơm rạ người dân
thường đốt ngay trên đồng ruộng, tạo nên sự ô nhiễm về khói bụi và môi trường. Để thử
nghiệm việc trồng nấm, một số hộ gia đình tự nguyện củng thành lập một nhóm. Họ thảo
luận với cán bộ nghiên cứu của trung tâm về việc làm thế nào để người dân có thể trồng nấm
được. Trung tâm tổ chức cho những người dân này đi thăm một cơ sở trồng nấm ở một địa
phương khác. Sau khi về, Trung tâm cử cán bộ và sinh viên đến cùng với các hộ gia đình
này thử sản xuất. Họ lấy vật liệu tre lá làm nhà, làm giản để sản xuất. Cán bộ kỹ thuật hướng
dẫn người dân khâu sử dụng rơm rạ đóng thành các bảnh, cách cấy nắm giống vào các
bánh rơm, cách chăm sóc để nấm hình thành và phát triển. Một thời gian sau, những sản
phẩm nấm đầu tiên được thu hoạch, người dân rất thích thú. Họ tiếp tục làm những lứa sản
xuất khác. Vừa làm, vừa trao đổi với nhau.
Chẳng bao lâu một số hộ gia đình này đã nắm rõ kỹ thuật sản xuất nấm. Nhờ vậy thu
nhập của họ ngày cảng nhiều. Nấm là một sản phẩm người dân ở Huế rất ưa chuộng và giá
bản rất cao, đặc biệt trong những ngày ăn chay. Nhờ có thu nhập ban đầu, họ tiếp tục đầu tư
và hoàn thiện quy trình sản xuất, quy mô sản xuất ngày càng lớn hơn. Nguồn thu từ sản xuất
nấm họ có thể tích luỹ để làm nhà, mua sắm dụng cụ sinh hoạt đầy đủ hơn.
Từ những nông dân ban đầu, nhóm nông dân này tiếp tục hỗ trợ cho những nông dân khác để
phát triển kỹ thuật trồng nấm. Nhiều gia đình khác trong vùng đã học và cùng làm theo.
Trở lại Hương Phong hôm nay, mô hình những hộ gia đình trồng nấm vẫn duy trì nhóm sản
xuất để chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.

Câu hỏi: Hãy cho biết trong hoạt động phát triển nêu trên, cộng đồng đã được huy động
tham gia theo hình thức nào? Tham gia vào các giai đoạn nào của hoạt động phát triển? Hãy
cho biết các phương pháp mà các bên đã sử dụng để huy động sự tham gia của cộng đồng.

● Hình thức: Tương tác vì CĐ cùng phân tích, phát triển kế hoạch hđ và thiết lập các cơ
cấu mới với nhóm nghiên cứu.
● Tham gia vào các giai đoạn:
○ Lập kế hoạch: nội dung nào làm dc gì, thảo luận về khả năng – lựa chọn pt
trồng nấm (CĐ được tham gia ... họ thảo luận và kì cuối cùng là trồng nấm, làm
thế nào để trồng nấm, lên ý tưởng cần làm) + Trước khi lên đi thăm, cán bộ ex
ng dân chuẩn bị nguyên liệu và cách thức thực hiện
○ Tổ chức, thực hiện
○ Theo dõi đánh giá: đầu tư hệ thống quy trình sản xuất
● Các phương pháp huy động:
○ Phương pháp lấy ý kiến (trực tiếp + gián tiếp): trung tâm phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm, họp CĐ => Thảo luận cùng người dân họp CD
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

NHÓM 1
Phân tích đảm bảo tính trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động từ thiện ở Việt
Nam
1. Nội dung tính trách nhiệm
Tham gia vào hoạt động phát triển gồm ba chủ thể: chính phủ, người dân, nhà cung
ứng. Ba chủ thể này tạo ra ba mối quan hệ trách nhiệm sau:
Mối quan hệ trách nhiệm giữa người dân và nhà nước: Đây là mối quan hệ trách
nhiệm dọc về chính trị. Trong mối quan hệ này, người dân đóng vai trò là cử tri, thể hiện
quyền lực của mình đối với chính phủ qua tiếng nói của người dân.
Mối quan hệ trách nhiệm giữa nhà nước và nhà cung ứng: Đây là mối quan hệ trách
nhiệm ngang về chính trị. Nhà cung ứng có trách nhiệm thực hiện hoạt động phát triển trên
cơ sở quyền và nguồn lực được nhà nước chuyển giao.
Mối quan hệ trách nhiệm giữa người dân và nhà cung ứng: Đây là trách nhiệm phi
chính trị. Người dân với tư cách là khách hàng bộc lộ nhu cầu đối với nhà cung ứng. Nhà
cung ứng thì cung cấp hàng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân cả về số lượng và
chất lượng.
Trong các mối quan hệ này, trách nhiệm quan trọng nhất của các chủ thể nhà nước và
nhà cung ứng là trách nhiệm giải trình.
Trách nhiệm giải trình bao gồm hai nội dung: năng lực giải trình và chịu trách nhiệm
trước hậu quả xảy ra.
Trách nhiệm giải trình là trách nhiệm thực thi công việc được giao đạt kết quả và phải
chịu hậu quả khi chưa làm tròn trách nhiệm. Trách nhiệm giải trình gồm hai nội dung:
(1) năng lực giải trình thể hiện qua số lượng và chất lượng giải trình để làm sáng tỏ các
vấn đề thuộc trách nhiệm của mình như thế nào? Công việc đó là công việc gì? Tại sao lại có
quyết sách để thực hiện công việc đó? Công việc đó được thực hiện ra sao? Tiến độ thực hiện
như thế nào? Các nguồn lực được huy động? So sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra khu
thực hiện?... và
(2) chịu trách nhiệm với hậu quả xảy ra (bồi thường, từ chức…).
Trách nhiệm giải trình nội bộ là để quy rõ trách nhiệm và phân quyền cho các tổ chức
của chính phủ. Trách nhiệm giải trình với bên ngoài chính là sự cam kết của chính quyền với
người dân và xã hội về những quyết sách của mình. Điều này có tác dụng định hướng dư
luận và là điều kiện tiên quyết để chính phủ công khai, minh bạch các quyết sách của mình
Đối tượng nghiên cứu:
Các cá nhân (đóng vai trò nhà cung ứng) tham gia hoạt động từ thiện và tính trách
nhiệm trong việc thực hiện hoạt động này.
Yêu cầu của tính trách nhiệm trong QLPT
(1) Đảm bảo vai trò, nghĩa vụ hay mối quan hệ của các bên tham gia trong QLPT.
• Nhà cung ứng: đáp ứng tốt nhu cầu của người dân về cả chất lượng và số lượng.
• Cộng đồng: trách nhiệm đề bạt nhu cầu với Nhà nước; chi trả chi phí để đảm bảo đủ
nguồn kinh phí thực hiện hoạt động phát triển.
• Nhà nước: thực hiện trách nhiệm ra quyết định quản lý, điều hòa lợi ích giữa các chủ
thể và tập hợp lợi ích phân tán của các bên.
• Nhà tài trợ: cung cấp đầy đủ nguồn lực cho quá trình quản lý phát triển.
(2) Nhà nước và nhà cung ứng sẽ là các bên nhận trách nhiệm quan trọng nhất đó là
trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm giải trình là trách nhiệm thực thi công việc được giao đạt
kết quả và phải chịu hậu quả khi chưa làm tròn trách nhiệm và có tính định kỳ hoặc đột xuất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tích trách nhiệm trong QLPT
Tính minh bạch
Minh bạch là sự cho phép tiếp cận và cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình
quản lý phát triển. Tính minh bạch đặt ra hai vấn đề là trách nhiệm cung cấp thông tin và
quyền được tiếp cận thông tin. Tính minh bạch luôn gắn liền với tính trách nhiệm.
Khi các thông tin và hoạt động của các cơ quan hành chính đảm bảo được công khai,
minh bạch sẽ làm tăng trách nhiệm của nhà quản lý đối với công chúng,
Hơn nữa, khi quyền được tiếp cận thông tin của cộng đồng có xu hướng tăng lên, thì
hoạt động giải trình của nhà nước đòi hỏi phải có tính trách nhiệm cao hơn để không xảy ra
sai sót hay sự thiếu minh bạch nào
Do đó tính minh bạch trong quản lý phát triển sẽ giúp tăng tính trách nhiệm, cải thiện
hiệu quả hoạt động cho bộ máy nhà nước, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, tăng cơ hội
lựa chọn cho người dân và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của xã hội
Sự tham gia
Sự tham gia tập trung ở ba nhóm cơ bản: Sự tham gia của cộng đồng, sự tham gia của
khu vực tư nhân và sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ. Mỗi chủ thể có sự tham gia
khác nhau.
Sự tham gia cũng thể hiện trách nhiệm của tất cả các bên liên quan trong việc thực hiện
các hoạt động quản lý phát triển. Có sự tham gia đóng góp ý kiến từ cộng đồng thì nhà cung
ứng mới có thể thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý phát triển để thực hiện đúng các nhu
cầu cho xã hội. Khi đó các nhà tài trợ khi bỏ ra nguồn lực để thực hiện các hoạt động đầu tư
phát triển cũng đảm bảo các nguồn lực đó không bị hoang phí và giúp cho xã hội ngày càng
tiến bộ, các hoạt động và các nguồn lực bỏ ra nhằm mục tiêu giúp phát triển đời sống con
người, thực hiện tiến bộ xã hội.
Tính trách nhiệm trong quản lý phát triển được đảm bảo khi và chỉ khi mỗi chủ thể
trong quản lý phát triển phải đảm bảo tính trách nhiệm của họ trong mối quan hệ với nhau.
Vì vậy nếu một trong ba mối quan hệ không được đảm bảo thì cần thực hiện trách nhiệm giải
trình và đưa ra các phương án, khắc phục hậu quả.
Quản lý theo kết quả: là một phương thức quản lý mà thông qua đó nhà quản lý xác
định các kết quả cần đạt được một cách cụ thể, rõ ràng và dài hạn, định hướng tất cả các nỗ
lực và hoạt động vào việc đạt được các kết quả một cách hiệu lực và hiệu quả. Từ đó có thể
thấy rằng chỉ khi nào các hoạt động phát triển được quản lý theo kết quả thì lúc đấy tính trách
nhiệm mới cao.
Câu hỏi cần nghiên cứu
+ Tính trách nhiệm là gì? Gồm những nội dung nào?
+ Các tiêu chí và nhân tố nào ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính trách nhiệm?
+ Thực trạng hoạt động từ thiện hiện nay ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?
+ Thực trạng việc đảm bảo tính trách nhiệm trong hoạt động từ thiện như thế nào?
+ Những kết quả đạt được và hạn chế của tính trách nhiệm trong hoạt động từ thiện ở Việt
Nam là gì? Nguyên nhân của những hạn chế là gì?
+ Giải pháp đảm bảo tính trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động từ thiện ở Việt Nam
là gì?

2. Tổng quan về Thực hiện các hoạt động từ thiện ở Việt Nam
Các chủ thể tham gia
Nhà nước: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.
Nhà cung ứng: các hội, quỹ từ thiện xã hội: Quỹ Nam Phương, Các nghệ sĩ: Thủy Tiên,
Hoài Linh
Cộng đồng: đồng bào cả nước chung tay hưởng ứng, người góp của, người góp sức , Người
dân địa phương sinh sống và làm việc tại nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai lũ lụt.

3. Thực trạng trong việc thực hiện đảm bảo tính trách nhiệm đối với hoạt động từ thiện
ở Việt Nam
Khía cạnh đạt được
Mức độ hoàn thành chức năng nhiệm vụ của các chủ thể
Nhà nước:
NTT: Cung cấp nguồn lực đầy đủ cho các nhà cung ứng
NCU: Thực hiện từ thiện đúng mục đích, đúng với cam kết ban đầu, đúng đối tượng, đúng
thời điểm tài trợ
CĐ: Đưa ra được những đóng góp, ý kiến để nâng cao chất lượng hoạt động từ thiện.
Tinh trách nhiệm giải trình của các chủ thể
Nhà nước: Đảm bảo trình tự, thủ tục giải trình đúng
NTT: Nêu rõ được quy trình giám sát hoạt động

Khía cạnh chưa đảm bảo


Mức độ hoàn thành chức năng nhiệm vụ của các chủ thể
Nhà nước: Chưa Quản lý tốt các hoạt động từ thiện / Vẫn để xảy ra những sai phạm, gây ra
những bức xúc trong xã hội
NTT: Chưa Giám sát tốt các nhà cung ứng thực hiện hoạt động thiện nguyện
NCU: Chưa báo cáo công khai và đầy đủ đã thực hiện hoạt động từ thiện:
+ Tiêu hết bao nhiêu và thu lại được gì?
+ Số tiền và hiện vật đã được chi như thế nào?
+ Hoạt động họ làm có tác động gì?
CĐ: Chưa Giám sát tốt các hoạt động từ thiện
Tinh trách nhiệm giải trình của các chủ thể
Nhà nước: Chưa: Giải trình được trách nhiệm của nhà nước đến đâu/ Nêu đầy đủ được lý
do để xảy ra sai phạm/ Giải trình được lý do tại sao không thực hiện đầy đủ các chức
NTT: Chưa: Giải trình được lượng tiền hoặc hiện vật đã đóng góp / Giải trình được sự tham
gia của nhà tài trợ
NCU: Số lượng giải trình:
+ Số cá nhân đã thực hiện giải trình phù hợp.
+ Nội dung cần giải trình đã đáp ứng đúng và đủ nội dung yêu cầu của người yêu cầu giải
trình.
+ Đảm bảo trình tự, thủ tục giải trình
Chất lượng giải trình:
+ Đảm bảo được quyền tiếp cận thông tin của các bên liên quan.
+ Đưa ra được chủ thể nhận trách nhiệm cho vấn đề cần giải trình và chịu hậu quả.
+ Nêu rõ được các lý do cần giải trình.
+ Thông tin được giải trình công khai, minh bạch
=> Chưa đạt

Hạn chế
Hạn chế trong mức độ hoàn thành kế hoạch của các hoạt động từ thiện
Trước hết, hoạt động từ thiện đôi lúc chưa được diễn ra kịp thời. Dù có Chủ trương từ
Chính phủ đề ra khá sớm, tuy nhiên công tác thực hiện còn gặp nhiều hạn chế, dẫn tới sự
chậm trễ trong việc tiếp cận với các đối tượng gặp khó khăn.
Do còn thiếu kinh nghiệm và bản thân chính quyền các cấp xã, phường chưa thực sự
triển khai hiệu quả ở địa bàn của mình nên nhiều nơi còn xử lý chậm chạp, lúng túng trong
công tác quản lý và triển khai gây ảnh hưởng rất lớn đối với các đối tượng gặp khó khăn.
Còn một số bộ phận người dân còn vì lợi ích cá nhân mà trục lợi từ các hoạt động từ thiện. Ý
thức trách nhiệm của người dân chưa được nâng cao và còn các hiện tượng như: cung cấp
thông tin hoàn cảnh chưa rõ ràng, xác đáng, gây khó khăn cho cán bộ quản lý khó kiểm soát.
Hạn chế trong mức độ hoàn thành tính trách nhiệm trong hoạt động từ thiện ở Việt
Nam:
a, Nhà nước:
Đối với chủ thể nhà nước, thực hiện công tác chỉ đạo còn chưa đạt hiệu quả cao, để xảy
ra tình trạng lơ là, chủ quan, xảy ra nhiều sai phạm gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên
cạnh đó vẫn có một số chủ thể chưa có trách nhiệm giải trình và chưa chịu trách nhiệm cho
việc chưa hoàn thành.
b, Nhà cung ứng
Chưa đảm bảo cho tất cả người dân được tiếp cận nhanh nhất các sư hỗ trợ khi cần
thiết; việc xây dựng các kịch bản nhằm sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai chưa
tốt; tổ chức kiểm soát việc thực hiện các biện pháp khắc phục chưa chặt chẽ, còn gặp nhiều
bất cập.
Vẫn còn một bộ phận lợi dụng việc được tiếp cận thông tin nhanh chóng để trục lợi cá
nhân. Thiếu minh bạch về các nguồn hỗ trợ. Thêm nữa, cung cấp những thông tin sai sự thật
gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng xấu đến công tác từ thiện.
c, Cộng đồng
Một bộ phận người dân chưa thực hiện tốt công tác từ thiện, chưa nghiêm túc chấp hành
các chỉ thị mà Nhà nước đề ra gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động từ thiện.
Cộng đồng không được thông tin minh bạch và không được tham gia vào khâu lập kế
hoạch từ thiện, nghiên cứu thực thi các chính sách liên quan mà hiện tại chỉ tham gia thực
hiện và giám sát đánh giá kết quả.
Bên cạnh đó vẫn có một bộ phận người dân chưa ý thức được ý nghĩa nhân văn mà hoạt
động từ thiện mang lại, vẫn còn những hoài nghi trong công tác tổ chức từ thiện, gây khó
khăn trong công tác hỗ trợ đồng bào vùng hoạn nạn.

NHÓM 2
PHÂN TÍCH VIỆC ĐẢM BẢO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN “ĐƯỜNG
SẮT TRÊN CAO CÁT LINH HÀ ĐÔNG

1. Giới thiệu về dự án
-Tên dự án: Đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông
-Thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn từ 2011-2022, số liệu sơ cấp thu thập từ
tháng 9 đến tháng 10 năm 2022, giải pháp đề xuất đến 2025.
-Quy mô: Địa bàn tỉnh Hà Nội
-Cách thức thực hiện: Nhóm thực hiện thu thập dữ liệu, khảo sát, nghiên cứu và đưa ra
đánh giá về nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hiệu quả của dự án Đường sắt Cát
Linh Hà Đông.

-Mục tiêu: Phân tích về thực trạng và đề xuất một số giải pháp giúp đảm bảo tính hiệu quả
của dự án.
2. Tính hiệu quả trong quản lý phát triển
Nội dung:
Hiệu quả được xác định là kết quả đầu ra của hoạt động so với đầu vào chi phí.
Nguyên tắc chung là phải giảm chi phí đầu vào và tăng kết quả đầu ra. Hiệu quả có thể được
xem xét gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội.
+ Hiệu quả tài chính thường được xem xét ở tầm vi mô, tầm doanh nghiệp xuất phát từ
lợi ích của nhà đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho nhà đầu tư, còn hiệu quả kinh tế - xã hội
là xem xét ở tầm vĩ mô, toàn nền kinh tế xuất phát từ lợi ích của cả xã hội, cả cộng đồng
nhằm tối đa hoá lợi ích cho toàn xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động phát triển chính là hiệu số của các lợi ích mà
nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được trừ đi những đóng góp mà xã hội phải bỏ ra khi hoạt
động phát triển được thực hiện.
⇨ Một hoạt động phát triển có thể có tác động đến các khía cạnh phát triển kinh tế xã
hội của địa phương, môi trường sinh thái, kết cấu hạ tầng, tác động dây chuyền đến
các ngành và lĩnh vực khác. Những tác động này có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Các tác động tích cực chính là lợi ích mà hoạt động phát triển đem lại, các tác động
tiêu cực là chi phí mà xã hội phải bỏ ra.
⇨ Lợi ích và chi phí mà nền kinh tế quốc dân thu được có thể định lượng được hoặc
không định lượng được. Các lợi ích không định lượng được như: sự phù hợp của
hoạt động phát triển với những mục tiêu phát triển kinh tế, những lĩnh vực ưu tiên,
ảnh hưởng dây chuyền đối với sự phát triển các ngành khác…
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong quản lý phát triển
Tính minh bạch
Minh bạch là sự cho phép tiếp cận và cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình quản
lý phát triển. Tính minh bạch đặt ra hai vấn đề là trách nhiệm cung cấp thông tin và quyền
được tiếp cận thông tin.
Minh bạch trong quản lý phát triển sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cho bộ máy nhà
nước, giảm thiểu tham nhũng, giảm thiểu chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, tăng
cơ hội lựa chọn cho người dân và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của xã hội, từ đó
nâng cao hiệu quả của dự án
Tính trách nhiệm
Tham gia vào hoạt động phát triển gồm ba chủ thể: chính phủ, người dân, nhà cung ứng.
Ba chủ thể này tạo ra ba mối quan hệ trách nhiệm sau:
Mối quan hệ trách nhiệm giữa người dân và nhà nước: Đây là mối quan hệ trách nhiệm
dọc về chính trị. Trong mối quan hệ này, người dân đóng vai trò là cử tri, thể hiện quyền lực
của mình đối với chính phủ qua tiếng nói của người dân.
Mối quan hệ trách nhiệm giữa nhà nước và nhà cung ứng: Đây là mối quan hệ trách
nhiệm ngang về chính trị. Nhà cung ứng có trách nhiệm thực hiện hoạt động phát triển trên
cơ sở quyền và nguồn lực được nhà nước chuyển giao.
Mối quan hệ trách nhiệm giữa người dân và nhà cung ứng: Đây là trách nhiệm phi chính
trị. Người dân với tư cách là khách hàng bộc lộ nhu cầu đối với nhà cung ứng. Nhà cung ứng
thì cung cấp hàng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân cả về số lượng và chất lượng.
Sự tham gia
Sự tham gia của cộng đồng còn có tác động tích cực trong việc giám sát các hoạt động của
nhà nước và hành vi của nhân viên nhà nước, ngăn ngừa và hạn chế được các hành vi tham
nhũng, hối lộ, móc ngoặc để chuộc lợi cá nhân. Đồng thời, khi người dân tham gia thì trách
nhiệm sử dụng và bảo vệ thành quả mà họ làm được sẽ nâng lên và do đó hiệu quả hoạt động
phát triển sẽ càng được nâng cao.
Quản lý theo kết quả
Hiểu theo nghĩa rộng, quản lý theo kết quả chính là chuyển từ việc chú trọng đến đầu vào
hoặc các hoạt động được triển khai để thực hiện chính sách sang các cấp kết quả (đầu ra, kết
quả [outcome], tác động) mà KH, chính sách nhằm đạt tới. Đồng thời, quản lý theo kết quả
cũng giúp nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Bốn yếu tố này không tác động độc lập với nhau. Các yếu tố sẽ là các công cụ và điều kiện
để các yếu tố khác được thực thi. Do đó để đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động phát triển
cần xây dựng cơ chế đảm bảo cho bốn yếu tố này được thực thi một cách đồng bộ
Câu hỏi cần nghiên cứu
+ Tính hiệu quả là gì? Gồm những nội dung nào?
+ Các tiêu chí và nhân tố nào ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính hiệu quả?
+ Thực trạng dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Động hiện nay đang diễn ra như thế
nào?
+ Thực trạng việc đảm bảo tính hiệu quả trong dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Động
như thế nào?
+ Những kết quả đạt được và hạn chế của hiệu quả trong dự án Đường sắt trên cao Cát Linh -
Hà Động?
_______
DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH HÀ ĐÔNG

1. Các chủ thể tham gia


Nhà nước: Bộ Giao thông Vận tải, Chính phủ, UBND TP HN
Nhà đầu tư: Vốn vay ODA của Trung Quốc
Cộng đồng: Người dân trong và ngoài ranh giới quy hoạch dự án đường sắt trên cao. Người
dân cư trú trên địa bàn thực hiện và hưởng các dịch vụ từ dự án.

2. Thực trạng trong việc thực hiện đảm bảo tính hiệu quả đối với dự án Đường sắt trên
cao Cát Linh Hà Đông
2.1) Thực trạng đảm bảo hiệu quả tài chính

Thời gian hoàn vốn đầu tư


Dự án TSTC CLHD được khởi công tháng 10/2011 và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2015.
Thời gian dự kiến hoàn thành là 4 năm 9 tháng. Nhưng trong thực tế, có quá nhiều vướng
mắc nên dự án đã có thời gian thi công kéo dài hơn 10 năm do nhiều nguyên nhân phát sinh
khác.
Thời gian kéo dài hơn gấp 2 lần => Không hiệu quả

2.2) Thực trạng đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường
Kinh tế
Phân tích hiệu quả tài chính cho thấy dự án “ Đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông”
không hiệu quả thông qua các thông số tài chính như NPV= -805.261.838.027 đ, tỷ số lợi ích
chi phí BCR = -0,25, thời gian hoàn vốn 10 năm 1 tháng.
Vào năm 2020, công ty báo lỗ 23 tỷ đồng khi chưa vận hành, tính lũy kế, doanh nghiệp
đang lỗ 160 tỷ đồng. Theo số liệu tính toán trong phần hiệu quả tài chính, có thể thấy đến
năm 2022 lợi nhuận thực tế sau thuế mà công ty thu được vẫn đang ở mức âm 470 tỷ đồng.
Điều này đã khẳng định cho việc tuyến đường sắt đô thị thu
không đủ bù chi, ngay cả ngày đông khách kỷ lục như 30/4 - 1/5 lên đến 53.000 khách/ngày
thì doanh thu bán vé tàu điện Cát Linh - Hà Đồng cũng chưa đủ để bù đắp chi phí vận hành.
Và theo số liệu nghiên cứu ở trên thì phải đến năm 2027 dự án này mới thu được lợi luận
Giao thông - môi trường
Lợi ích về mặt xã hội mà dự án mang lại là chưa rõ ràng. Dự án đường sắt trên cao Cát
Linh- Hà Đông đưa vào hoạt động giải quyết một phần về ùn tắc giao thông. Nhưng bên cạnh
đó mặc dù thời gian di chuyển của tàu khá nhanh nhưng hành khách tham gia di chuyển bằng
tàu điện sẽ mất thời gian di chuyển đến tàu. Từ đó cũng dẫn đến hệ lụy rất khó làm giảm áp
lực giao thông như mục đích đề ra ban đầu.
Về vấn đề môi trường thì tàu điện Cát Linh- Hà Đông đã góp phần làm giảm ô nhiễm ô
nhiễm không khí. Với nguồn năng lượng sạch chính là điện đã giúp tàu sắt Cát Linh- Hà
Đông phần nào hạn chế được lượng khí thải thải ra môi trường.

Kết quả đạt được


- Bước đầu dự án đã phát huy hiệu quả, góp phần chống ùn tắc trong giờ cao điểm trên hành
lang tuyến. Công tác vận hành theo đúng kịch bản tốt nhất trong số các kịch bản mà Hanoi
Metro đã đưa ra. Hiệu quả và tính ưu việt của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã
được người dân cảm nhận và dần thay đổi văn hóa đi lại theo hướng văn minh, lịch sự.
- Tàu điện Cát Linh- Hà Đông đã góp phần làm giảm ô nhiễm ô nhiễm không khí. Vì một
trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí chính là nguồn khí thải từ các
phương tiện giao thông, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm tại các đô thị lớn còn lên đến mức báo
động trong những khung giờ cao điểm do mật độ phương tiện tăng cao. Với nguồn năng
lượng sạch chính là điện đã giúp tàu sắt Cát Linh- Hà Đông phần nào hạn chế được lượng khí
thải thải ra môi trường.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại cho người sử dụng: Cứ 10 phút lại có một chuyến tàu,
mỗi chuyến đi sẽ được rút ngắn lại rất nhiều giúp người dân tiết kiệm được tối đa thời gian di
chuyển. Hành trình đi học, đi làm của học sinh sinh viên và dân công sở trở nên dễ dàng hơn
bao giờ hết. Sử dụng tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sẽ tiết kiệm được khá nhiều
chi phí.
- An toàn: Đây là tàu đường sắt trên cao và chạy theo đường ray cố định, không có sự
chen lấn của các phương tiện khác như ô tô, xe máy hay xe bus nên không chỉ nhanh mà còn
an toàn. Tất cả các đối tượng đều có thể sử dụng được tàu cao tốc trên cao. Đặc biệt tránh
được tình trạng khói bụi, chen lấn, tắc đường, tai nạn.

Hạn chế
Về hiệu quả kinh tế
- Tuyến đường sắt đô thị thu không đủ bù chi, ngay cả ngày đông khách kỷ lục doanh thu bán
vé tàu điện Cát Linh - Hà Đồng cũng chưa đủ để bù đắp chi phí vận hành. Và theo số liệu
nghiên cứu thì phải đến năm 2027 dự án này mới thu được lợi nhuận.
- Đường sắt trên cao được đánh giá là chưa thể khai thác một cách hiệu quả nhất bởi thiếu sự
liên kết giữa các phương tiện giao thông công cộng khác. Do chi phí vận hành lớn, giá vé
phải rẻ để thu hút khách sử dụng tàu điện công cộng.
Về hiệu quả xã hội
- Đường sắt Cát Linh - Hà Đông không giải quyết được nhiều vấn đề trên hành lang này
trong thời điểm hiện tại. Từ năm 2011 đến 2020, trong khi tuyến đường sắt vẫn chưa xong thì
hành lang Quang Trung - Trần Phú - Nguyễn Trãi mọc lên hàng chục cao ốc với hàng chục
ngàn căn hộ. Không chỉ vậy, xung quanh khu vực thi công công trình xảy ra tình trạng rác và
vật liệu xây dựng ngổn ngang, phần đường bên dưới công trình chưa được trả về hiện
trạng,... Như vậy, không chỉ không giảm áp lực giao thông cho thủ đô, chính công trình này
đã và đang tạo nên gánh nặng khi gây ra ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường,...

NHÓM 3: TÍNH MINH BẠCH - BOT


1.Giới thiệu về dự án
- Dự án BOT( Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao): là Dự án đầu tư xây dựng công trình,
Chính phủ có thể kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước thông qua đấu thầu, tổ
chức quản lý và kinh doanh có thu phí các dịch vụ sử dụng công trình với thời hạn dự tính
thu hồi đủ vốn và thu được lợi nhuận; sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng thì công trình đó
được chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng.
-Tên dự án: Đảm bảo tính minh bạch trong các dự án BOT (Xây dựng - Vận hành - chuyển
giao) giao thông tại Việt Nam
-Thời gian: Các dự án đầu tư theo hình thức BOT từ năm 2011 đến nay
-Quy mô: Việt Nam
-Cách thức thực hiện: Phương pháp thu thập thông tin và xử lý dữ liệu
-Vị trí/Không gian: Các dự án đầu tư theo hình thức BOT trên cả nước
-Mục tiêu: Dựa trên lý thuyết về Quản lý phát triển, đồng thời đi sâu phân tích thực trạng đầu
tư các dự án BOT tại Việt Nam để đưa ra đánh giá khách quan về việc đảm bảo tính minh
bạch trong mô hình đầu tư, đề ra những giải pháp khuyến nghị để phát triển các dự án BOT
song song với việc đảm bảo điều kiện minh bạch.

2.Nguyên tắc Đảm bảo tính hiệu quả của Dự án


-Dự án liên quan đến nguyên tắc nào trong Qlpt: Tính minh bạch
-Nêu bản chất của nguyên tắc Đảm bảo tính minh bạch:
Minh bạch là sự cho phép tiếp cận và cung cấp những thông tin liên quan đến quá
trình quản lý phát triển. Tính minh bạch trong quản lý phát triển được thể hiện qua hai khía
cạnh là trách nhiệm cung cấp thông tin và quyền được tiếp cận thông tin.
Để thực hiện được tính minh bạch, nhà nước cần đặc biệt chú trọng tới vai trò của các
phương tiện và giới truyền thông công cộng. Không những phải tích cực phổ biến thông tin
liên quan các quyết sách của các tổ chức quản lý đến với người dân, các phương tiện này còn
phải nâng cao trách nhiệm trong công tác giám sát hoạt động của nhà nước và thông tin trung
thực về các hành vi sai trái của công chức đến với cộng đồng. Để thực hiện được mục tiêu
này, các tổ chức truyền thông cần có sự độc lập để đảm bảo quyền tự do thông tin. Những
thông tin được truyền dẫn, lan tỏa đến công chúng phải chính xác, không bị nhà nước can
thiệp, không chịu sự chi phối của các doanh nghiệp hay bị tác động, điều chỉnh bởi một nhóm
lợi ích nào. Để làm tốt những yêu cầu này cần điều chỉnh, sửa đổi luật chặt chẽ, rõ ràng hơn
nữa về trách nhiệm của giới truyền thông trong công tác phổ cập thông tin.
-Điều kiện hoạt động tương ứng của các nguyên tắc đảm bảo về tính minh bach:
Tính minh bạch

Thông tin phải được cung cấp toàn diện

Các chủ thể quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về tất cả những khía cạnh cần thiết (trong
phạm vi cho phép) liên quan đến các quyết sách, không để xảy ra tình trạng chỉ đưa ra một
vài hình ảnh phiến diện, khiến người dân dễ có cách hiểu lệch lạc về đối tượng đang được
quan tâm.

Mặt khác, thông tin nêu ra cần phản ánh thực trạng của vấn đề trong hiện tại, quá khứ và dự
báo tương lai.

Thông tin cung cấp phải chính xác

Những nội dung được truyền tải đến cộng đồng phải đảm bảo tính khách quan, chính xác với
thực tiễn nhằm cung cấp cho cộng đồng thông tin xác thực nhất, đảm bảo quyền tiếp cận
thông tin của người dân trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách.

Thông tin được công bố phải đảm bảo tính tin cậy: nguồn thông tin phải từ những tổ chức
được kiểm định chặt chẽ bởi nhà nước và pháp luật, để nâng cao niềm tin của cộng đồng cũng
như uy tín của thông tin.

Thông tin phải được cung cấp kịp thời

Thông tin phải được truyền dẫn đến người dân đúng lúc, phản ánh đúng thực trạng của đối
tượng để người dân có đủ thời gian tiếp cận, phân tích, đánh giá và phản hồi ý kiến nếu thấy
cần thiết và có thể. Thông tin đến cộng đồng kịp thời sẽ giúp các nhà quản lý khai thác nhanh
chóng cơ hội để tạo những giải pháp,quyết định tối ưu để thực thi các quyết sách hiệu quả
nhất. Đối với những dự án hay quyết định được phân thành nhiều kỳ, các chủ thể tham gia
quản lý phải có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin thường xuyên đến người dân theo
các kỳ, nhằm giúp người dân có thể xem xét thông tin kịp thời, tổng thể nhằm đưa ra các
phản hồi, góp ý nâng cao chất lượng dự án.

Thông tin cung cấp phải dễ hiểu, dễ tiếp cận


Các nhà quản lý có trách nhiệm thông báo đến cộng đồng những thông tin cụ thể, rõ ràng và
dễ hiểu. Những số liệu và chi tiết phải được thể hiện đầy đủ, phân tích rõ ràng và được triển
khai rộng rãi trên các nền tảng thông tin đại chúng để người dẫn dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu.

Tính trách nhiệm của Nhà nước và nhà cung ứng

Trách nhiệm giải trình là trách nhiệm quan trọng nhất của chủ thể nhà nước. Trách
nhiệm giải trình là trách nhiệm thực thi công việc được giao đạt kết quả và phải chịu hậu quả
khi chưa làm tròn trách nhiệm. Trách nhiệm giải trình bao gồm 2 nội dung: năng lực giải
trình và chịu trách nhiệm với hậu quả xảy ra (bồi thường, từ chức,..).

Sự tham gia của cộng đồng


Sự tham gia của cộng đồng: Đây là nhóm đối tượng những người hưởng lợi và chịu
tác động trực tiếp của hoạt động phát triển. Nội dung của nhóm này chủ yếu gồm: tham gia
lập kế hoạch; tham gia tổ chức, thực hiện và tham gia theo dõi, giám sát. Sự tham gia của
cộng đồng còn tác động tích cực đến việc giám sát các hoạt động của Nhà nước, từ đó góp
phần gia tăng tính minh bạch cho hoạt động quản lý phát triển.

Quản lý theo kết quả


Quản lý theo kết quả chính là chuyển từ việc chú trọng đến đầu vào hoặc các hoạt
động được triển khai để thực hiện chính sách sang các cấp kết quả (đầu ra, kết quả
[outcome], tác động) mà kế hoạch, chính sách nhằm đạt tới.

3.Đánh giá
Kết quả đạt được
Tính dễ hiểu, dễ tiếp cận
Đa dạng phương thức tiếp cận thông tin: Hệ thống công khai thông tin; báo chí truyền
thông; văn bản pháp luật về quyền tiếp cận thông tin. Cụ thể từ năm 2016, Bộ Giao thông vận
tải đã xây dựng và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử có địa chỉ là ppp.mt.gov.vn để
cho người dân có thể theo dõi, giám sát mọi hoạt động triển khai các dự án đầu tư theo hình
thức đối tác công tư (các dự án PPP). Trang thông tin điện tử này cung cấp đầy đủ thông tin
liên quan đến các dự án đầu tư theo hình thức PPP, đặc biệt là luôn cập nhật các thông tin liên
quan đến 61 dự án BOT do Bộ Giao thông vận tải quản lý về: Nhà đầu tư dự án; tổng nguồn
vốn đầu tư; tình hình thực hiện dự án; tổng mức đầu tư theo giá trị quyết toán; thời gian vận
hành, khai thác thu phí; mức phí sử dụng dịch vụ đường bộ… Minh chứng là các dự án BOT
không đảm bảo minh bạch được phản ánh trên báo chí, thời sự...hiện nay giảm đáng kể đặc
biệt là giai đoạn 2018-2021.
Hạn chế
Tính toàn diện

Một số phương tiện thông tin đại chúng thiếu khách quan khi chỉ tập trung phản ánh
các tồn tại, không đề cấp đến lợi ích mang lại của các dự án BOT gây bức xúc trong dư luận,
ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư. Ngoài ra, năng lực của nhà đầu tư ở một số dự án đã
được phê duyệt còn hạn chế như: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, chất lượng thi công không
đảm bảo…

Tính chính xác

Thông tin được cung cấp vẫn chưa thực sự là chính xác và chưa có sự nhất quán giữa
những thông tin đưa ra và cơ chế thực hiện của nhà nước và chủ đầu tư. Nhìn chung hệ thống
kế toán kiểm toán của các dự án BOT còn nhiều bất cập, hệ thống thông tin còn thiếu và yếu,
các báo cáo tài chính doanh nghiệp chưa trung thực.

Tính kịp thời


Các văn bản quy phạm pháp luật nhà nước ban hành chưa được kịp thời, đầy đủ, đồng
bộ; tính pháp lý chưa cao, văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất mới chỉ là nghị định, một số
quy định chưa rõ ràng, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Tính dễ hiểu, dễ tiếp cận

Tuy nhà nước đã đa dạng các phương tiện truyền thông để người dân dễ tiếp cận thông
tin, tuy nhiên việc đăng tải thông tin lên các trang mạng internet vẫn chưa đảm bảo khả năng
tiếp cận cho 100% người dân, điển hình là bà con ở vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng thông tin
chưa phát triển, không có điều kiện tiếp cận với internet.

Một số quy định khác nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật, như việc góp vốn
chủ sở hữu trong các doanh nghiệp dự án. Có những quy định còn có cách hiểu khác nhau
giữa các bộ, ngành, như phụ cấp lưu động, lương tối thiểu. Có những nội dung chưa được
quy định cụ thể.

NHÓM 4
1.Giới thiệu về dự án
-Tên dự án: Phân tích việc đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích giữa các chủ thể trong các dự án
cải tạo chung cư cũ thành phố Hà Nội
-Thời gian: các năm gần đây
-Quy mô: Các chủ thể liên quan đến việc đảm bảo nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa các bên
trong dự án cải tạo chung cư cũ thành phố Hà Nội.
-Cách thức thực hiện:Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu (các thông tin, số liệu được xử
lý và công bố công khai trên các trang thông tin chính thống, đáng tin cậy)
-Vị trí/Không gian:thành phố Hà Nội.
-Mục tiêu:Phân tích thực trạng - Nêu ra những kết quả đạt được, những hạn chế trong việc
đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích giữa các chủ thể của dự án - Đưa ra định hướng và đề xuất
giải pháp để đảm bảo kết hợp lợi ích giữa các chủ thể trong các dự án cải tạo chung cư cũ
thành phố Hà Nội

2.Nguyên tắc Đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích giữa các bên của Dự án
-Dự án liên quan đến nguyên tắc nào trong Qlpt: Nguyên tắc đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích
giữa các bên.
-Nêu bản chất của nguyên tắc:Nội dung chính của nguyên tắc này là vừa chú ý đúng mức đến
lợi ích cộng đồng, vừa phải quan tâm thích đáng đến lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời tính
đến và đảm bảo lợi ích chung của xã hội, dân tộc, quốc gia, thực hiện tốt quan điểm mà Đảng
ta xác định: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người.
Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm... Nguyên tắc này đòi hỏi phải
kết hợp hài hòa các lợi ích có liên quan đến tổ chức trên cơ sở những đòi hỏi của quy luật
khách quan. Kết hợp các lợi ích là thỏa mãn đồng thời các lợi ích theo đúng nhu cầu, bảo
đảm cho các lợi ích không mâu thuẫn, đối lập nhau, cùng có tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau
phát triển. Như vậy, kết hợp các lợi ích sẽ tạo ra một “cơ chế” tích cực, trở thành động lực
thúc đẩy các chủ thể hoạt động hiệu quả, năng động, sáng tạo, mang lại những thành tựu về
phát triển kinh tế xã hội một cách lâu dài.
-Điều kiện hoạt động tương ứng của các nguyên tắc đảm bảo về:
+ Tính minh bạch: Minh bạch là sự cho phép tiếp cận và cung cấp các thông tin liên
quan đến quá trình quản lý phát triển. Tính minh bạch đặt ra hai vấn đề là trách nhiệm
cung cấp thông tin và quyền được tiếp cận thông tin.
Cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội là một vấn đề không mới, bắt đầu từ việc tháng 9/2021, HĐND
TP. Hà Nội đã thông qua dự thảo Đề án "Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP.
Hà Nội". Những trên thực tế, các thông tin liên quan đến việc cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội
đã tồn tại từ rất nhiều năm nay, từ năm 2003, UBND thành phố Hà Nội đã bắt đầu giao
nhiệm vụ cho các nhà đầu tư phối hợp với các quận thực hiện công tác điều tra xã hội học,
xây dựng nhiệm vụ thiết kế, quy hoạch tại 26 khu chung cư tập trung và 67 nhà chung cư độc
lập.
Các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn đưa tin về những diễn biến mới của việc cải tạo
chung cư cũ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, người dân sống ở những khu vực này cũng
được tổ chức những buổi họp tổ dân phố để lấy ý kiến từ cộng đồng dân cư. Có thể thấy,
cộng đồng có thể tiếp cận dễ dàng đến các nguồn tin.
Về phía Nhà nước cần rà soát, sàng lọc thông tin về các dự án cải tạo chung cư cũ để người
dân không đọc phải những tờ báo lá cải, ghi chép sai lệch dẫn đến hiểu nhầm không đáng
có.Bên cạnh những thông tin về tình trạng xuống cấp của các chung cư cũ và việc triển khai
dự án, Nhà nước phải công bố những chính sách mà chủ đầu tư nhận được khi thực hiện dự
án.
+ Tính trách nhiệm
Mối quan hệ trách nhiệm chủ đầu tư với cộng đồng:
Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm sau đây:
• Thực hiện bố trí chỗ ở tạm thời, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho chủ sở hữu nhà chung
cư bị phá dỡ theo phương án bồi thường đã được phê duyệt theo quy định của Luật Nhà ở,
Nghị định này và pháp luật có liên quan;
• Tổ chức nghiệm thu, bàn giao nhà ở và các công trình xây dựng tái định cư theo quy định
của pháp luật về xây dựng cho các chủ sở hữu theo đúng phương án bồi thường đã được phê
duyệt; bàn giao các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho nhà nước theo nội dung
chấp thuận chủ trương đầu tư và theo quy định của pháp luật;
Mối quan hệ trách nhiệm của nhà nước với chủ đầu tư
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội, ngoài những chính
sách ban hành để chủ đầu tư làm việc theo thì nhà nước phải kiểm soát các công trình xây
dựng thuộc dự án, đảm bảo chủ đầu tư cung cấp các sản phẩm chất lượng, đảm bảo lợi ích
cho người dân. Trách nhiệm theo dõi, giám sát dự án có thực hiện theo đúng quy hoạch xây
dựng không. Kiểm soát hoạt động huy động vốn thực hiện dự án, hoạt động bán, phân phối
các hoạt động bất động sản, đảm bảo chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết.
Nhà nước cũng có trách nhiệm thu hút nhà nhà cung ứng bằng những chính sách hợp lý. Để
huy động nguồn lực nguồn lực từ chủ đầu tư cho các dự án đầu tư, cải tạo các chung cư cũ,
cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích sự tham gia của khu
vực DN
Mối quan hệ trách nhiệm giữa nhà nước với cộng đồng
Nhà nước tiến hành khảo sát, tổng hợp ý kiến của người dân ở các khu chung cư cũ về
phương án thiết kế, chính sách di dân và các vấn đề liên quan, vừa tạo tâm lý sẵn sàng cho
người dân vừa có thể tham khảo được những ý kiến của những người đang sống tại khu vực
này.Nhà nước có trách nhiệm xem xét theo dõi dự án có đúng tiến độ, đảm bảo về mặt thiết
kế quy hoạch của dự án đã được phê duyệt không. Nhà Nước cũng đưa ra những chính sách
có lợi nhằm khuyến khích người dân và cộng đồng dân cư tại khu vực có dự án được cải tạo
ủng hộ
Trách nhiệm giải trình
Trong các khâu thực hiện. phía nhà cung ứng đều có người đứng ra đứng ra giải trình về quy
hoạch, đền bù, tiến độ xây dựng, bàn giao,… thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
báo, trang web, áp phích,..
+ Sự tham gia
Việc tham gia và tham gia một cách tích cực sẽ giúp cho những thắc mắc, yêu cầu của người
dân được giải quyết thỏa đáng và đem đến được kết quả hợp lý nhất khi cải tạo lại chung cư
cũ. Bên cạnh đó có thể lấy ý kiến của người dân, ví dụ như khu tập thể cũ Thành Công lấy ý
kiến và thông tin các hộ gia đình để phục vụ công tác nghiên cứu.
Có thể khẳng định sự tham gia của các chủ đầu tư là một bộ phận không thể thiếu được dẫn
đến thành công trong việc giải quyết các chung cư xuống cấp của Việt Nam. Chủ đầu tư phải
có trách nhiệm hoàn thành đúng tiêu chuẩn các dự án và hưởng lợi trực tiếp qua hợp đồng.
Dự án cải tạo chung cư cũ là dự án được lên kế hoạch và chỉ đạo thi công bởi UBND thành
phố Hà Nội thông qua Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành
phố Hà Nội , sự tham gia của đối tượng này chiếm đa số và chủ yếu, tuy nhiên sự phối hợp
trong các chủ thể của đối tượng, hay UBND thành phố Hà Nội và chính phủ, không có sự rõ
ràng và thuận lợi. Hiện nay, ở Việt Nam Nhà nước vẫn đang trong công cuộc tìm đường để
giải quyết khúc mắc này cho các chủ đầu tư, nên bộ phận các chủ đầu tư xây dựng Nhà nước
phải đóng vai trò tiên phong trong giai đoạn này. Hơn nữa khi đầu tư vào các dự án chủ đầu
tư nên chú ý tới lợi ích kinh tế lâu dài thay vì lợi ích trước mắt như hiện nay. Từ những vị trí
trung tâm của các chung cư cũ sẽ mang lại nguồn thu ổn định và lâu dài từ đó giúp cho doanh
nghiệp phát triển một cách bền vững.
+ Quản lý theo kết quả
Đầu vào, quy trình hoạt động: Bao gồm nguồn lực, cơ sở vật chất, tài chính các chủ đầu tư
Đến nay, đã có 70 nhà đầu tư đăng ký tham gia cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Nếu như trước đây, các khâu kiểm định, lập quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại
chung cư cũ đều do nhà đầu tư thực hiện thì theo quy định mới (Nghị định số 69/2021/NĐCP
của Chính phủ ngày 15-7-2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư), Nhà nước sẽ bỏ tiền
thực hiện kiểm định và lập quy hoạch, kết quả sẽ khách quan hơn
Đầu ra: Đảm bảo chất lượng chung cư được cải tạo, nền móng chắc chắn, cơ sở vật chất được
cải thiện theo đúng hợp đồng.
Kết quả: Chung cư được đi vào sử dụng, người dân được hưởng thành quả của công cuộc cải
tạo, đáp ứng nhu cầu về nhà ở tối thiểu, căn hộ khang trang, sạch sẽ, thoáng đãng, chỗ để xe
rộng rãi, khu vui chơi, sinh hoạt chung,...
Tác động: Sau khi trải qua một quá trình dài sử dụng chất lượng căn hộ thường bị cũ nát. Gây
mất an toàn cho bạn và gia đình. Ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng sinh hoạt cho các
thành viên sinh sống tại đây. Có quá nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với con người khi ở trong căn
chung cư cũ đã xuống cấp. Nguy cơ cháy nổ nhà chung cư do hệ thống dây điện chằng chịt,
bị hở. Đây đều là những lý do bạn cần cải tạo chung cư cũ ngay và luôn.

3.Đánh giá
-Đã đạt được gì và chưa đạt được gì (minh chứng cụ thể)
● Kết quả đạt được
• Lợi ích dài hạn của nhà nước được đảm bảo:
Về xã hội: giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân do các nhà chung cư cũ cơ bản không đáp
ứng được tình trạng gia tăng dân số, tái thiết bộ mặt thành phố, cảnh quan thành phố được
nâng tầm, môi trường sống được đảm bảo hướng tới đô thị xanh, hiện đại và đem đến những
lợi ích nhất định cho những dân cư sinh sống ở đó và các khu vực lân cận.
Về kinh tế: phát triển cơ sở hạ tầng sẽ mở ra cơ hội và tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong
và ngoài nước tham gia các dự án cải tạo, đóng góp lớn vào ngân sách địa phương, người dân
sinh sống tại các khu chung cư cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển kinh tế, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Về môi trường: kế hoạch cải tạo sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế của các nhà
chung cư cũ xây dựng như chưa đáp ứng được công tác phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm
khi có sự cố, hệ thống cấp nước chung cho tòa nhà không đồng bộ, hệ thống thoát nước thải
không được duy trì thường xuyên dẫn đến tình trạng ứ đọng, ảnh hưởng đến vệ sinh môi
trường, các tiện ích công cộng, trường học, sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa tại khu vực các
nhà chung cư bị thiếu hụt.
• Lợi ích của doanh nghiệp:
Đem lại nguồn doanh thu dài hạn cho các nhà đầu tư, tạo lập được sự tin tưởng về chất
lượng, uy tín, sự bền vững, tạo đà thành công cho những dự án tiếp theo. Sự phát triển của
khu vực cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tìm tòi và phát triển đầu tư các dự án mới.
• Lợi ích của cộng đồng:
Người dân sống trong khu chung cư sẽ được đáp ứng nhu cầu an cư, được sinh sống trong
môi trường an toàn, đảm bảo, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại hơn. Người dân ở xung
quanh dự án được lợi ích từ hạ tầng đồng bộ, sự phát triển của đô thị kéo theo sự phát triển
kinh tế địa phương, kinh doanh các loại hàng dịch vụ, … Người dân có đất thuộc dự án: được
bồi thường, đền bù, hỗ trợ tái định cư,... Người dân ở các khu vực khác cũng có thêm nhiều
cơ hội lựa chọn nơi sinh sống.

● Chưa đảm bảo


Hoạt động cải tạo các chung cư cũ không đảm bảo nguyên tắc kết hợp hài hoà lợi ích giữa lợi
ích cộng đồng, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích nhà nước.
Lợi ích cộng đồng cũng bị ảnh hưởng khi người dân chưa được bồi thường hợp lý, thiếu
niềm tin với sự hỗ trợ của chính quyền, một số người lao động còn bị ảnh hưởng thu nhập và
hoạt động kinh doanh khi dự án này chính thức được đưa vào triển khai và hoàn thiện.
Khi thực hiện dự án cải tạo chung cư cũ, doanh nghiệp cũng phải bỏ chi phí lớn, thủ tục phức
tạp, rủi ro quá lớn nhưng lợi nhuận lại rất thấp.
Hoạt động cải tạo chung cư cũ cũng gây áp lực với Nhà nước về các phương án kêu gọi đầu
tư, giải quyết tắc nghẽn giao thông, nâng cấp, mở rộng hạ tầng, áp lực lên hệ thống hạ tầng,
hệ thống cấp thoát nước

NHÓM 5
Bản chất: Bản chất của nguyên tắc phối hợp hài hoà các lĩnh vực phát triển là giải
quyết tính cân đối trong quá trình phát triển, xuất phát từ mục tiêu của quản lý là đảm bảo
phát triển bền vững.Quản lý phát triển phải thực hiện phối hợp hài hoà ba lĩnh vực: kinh tế,
môi trường, xã hội
Quản lý phát triển phải thực hiện phối hợp hài hoà ba lĩnh vực: kinh tế, môi trường, xã
hội.
(1) Yêu cầu đặt ra đối với khía cạnh phát triển kinh tế: một mặt mở rộng nguồn lực để
phát triển các ngành và khu vực thể chế, đồng thời phải tạo ra được cơ chế phân phối lợi ích
công bằng và hiệu quả.
(2) Phát triển môi trường gồm cả môi trường sinh thái và môi trường xã hội, quản lý
khu vực địa lý: yêu cầu quản lý phát triển là phải tạo cơ cấu ngành đa dạng để tận dụng tối đa
nhưng vẫn đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
(3) Yêu cầu đặt ra với khía cạnh phát triển xã hội: là quá trình chính trị và xã hội.
Quá trình chính trị: ảnh hưởng của người có quyền cao hơn trong xã hội sẽ lớn hơn. Quá
trình xã hội: quan hệ giữa con người với con người, giữa con người và môi trường.

1. Giới thiệu dự án:


- Thời gian: Ngày 26/7/2011 đến nay
- Địa điểm thực hiện: đô thị Hà Nội
- Mục tiêu thực hiện: xây dựng Thủ đô theo hướng toàn diện và bền vững như: (1) Xây
dựng cấu trúc đô thị phát triển bền vững; (2) Khai thác các giá trị tiềm năng của vùng
địa lý cảnh quan tự nhiên, tiềm năng về tri thức – công nghệ và lịch sử văn hoá truyền
thống; (3) Tăng cường hiệu quả sử dụng đất đai và có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng
bộ, hiện đại, môi trường thân thiện… và các giải pháp xử lý, úng ngập, ách tắc giao
thông nội đô, chậm tiến độ cải tạo các chung cư cũ, phố cổ…
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguyên tắc:
Tính minh bạch
- Trách nhiệm được cung cấp thông tin: hầu hết các dự án phát triển đô thị ở Hà Nội
đều thực hiện khá đầy đủ về việc minh bạch, cung cấp thông tin cho các bên liên quan.
Ví dụ: công bố tiến độ thực hiện dự án đô thị thông minh. Cụ thể, dự án Khu đô thị
mới Tây Mỗ - Đại Mỗ - Vinhomes Park (quận Nam Từ Liêm) đã cơ bản hoàn thành
giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc (đạt
khoảng 70% khối lượng)
Đáng chú ý nhất là dự án Thành phố thông minh (huyện Ðông Anh), do liên danh
nhiều nhà đầu tư thực hiện, với mức đầu tư khoảng 4,2 tỷ USD, cũng được các cấp,
ngành của TP tập trung giải quyết những thủ tục đầu tư xây dựng liên quan, phấn đấu
đến tháng 6/2022 khởi công một phần của dự án.
Hiện nay, UBND TP Hà Nội tiếp tục giao các Sở, ngành, cơ quan liên quan và UBND
quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án
đô thị thông minh; đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp nhất về quản lý quy
hoạch, kiến trúc, xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển đô thị thông minh.
- Quyền được tiếp cận thông tin: Các bên liên quan được cung cấp thông tin về báo cáo
tiến độ dự án, kết quả thực hiện theo yêu cầu.
Tính trách nhiệm
Thực tế, đa số các dự án phát triển đô thị ở Hà Nội còn thực hiện tính trách nhiệm
chưa đảm bảo. Điển hình là dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chưa thực hiện
tốt trách nhiệm giải trình. Cụ thể với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành trong việc theo dõi, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện, giám sát, Bộ
GTVT chỉ ra hàng loạt nguyên nhân dẫn đến việc dự án metro Nhổn - Ga Hà Nội
chậm tiến độ và đội vốn. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên được cho là dự án có công
nghệ phức tạp, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, trong khi các đơn vị thực hiện chưa
có kinh nghiệm. Nhiều ý kiến cho rằng, trách nhiệm đầu tiên là Ban Quản lý Đường
sắt Hà Nội, nếu không giải quyết dứt điểm thì đến năm 2029 dự án cũng chưa chắc đã
về đích. Trao đổi với PV Báo Lao Động, GS-TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (ĐH KTQD Hà Nội) - cho rằng, cần dựa vào
hợp đồng đã ký kết giữa các bên để giải quyết. Trách nhiệm đến đâu sẽ xử lý đến đó,
cái nào thuộc về khách quan, cái nào thuộc về chủ quan cần phải được làm rõ. Những
bất cập tại dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đang là vấn đề không phải một Ban
QLDA cụ thể phải chịu trách nhiệm mà cả hệ thống quản lý Nhà nước phải nhìn nhận.
Sự tham gia
Các dự án còn có hiện trạng người dân phản đối xây dựng. Cụ thể như dự án xây dựng
nhà máy xử lý rác Núi Thoong ở huyện Chương Mỹ. Ngày 19/6/2014, UBND thành
phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư là Công ty Môi trường đô
thị Xuân Mai thực hiện dự án đầu tư Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Núi Thoong, với công suất giai đoạn I là 240 tấn/ngày đêm tại xã Tân Tiến. Tuy nhiên
suốt nhiều năm liền, dự án đã vấp phải sự phản đối của người dân.
Giai đoạn theo dõi, giám sát: cộng đồng đã thực hiện rất tốt vai trò tham gia vào việc
đánh giá, phản ánh về quy trình thực hiện như chôn hàng nghìn tấn rác thải bị bục,
thủng ngầm rò rỉ ra ngoài gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hoa màu, sức khỏe
của người dân. Nguy hiểm hơn, sau sự cố nhiều người trong xã đã bị tử vong do mắc
bệnh ung thư mà nguyên nhân từ nước thải gây nên.
Quản lý theo kết quả
Việc quản lý và triển khai các dự án phát triển đô thị ở Hà Nội thường gặp khá nhiều
khó khăn, một bộ phận nhỏ rất khó để kiểm soát được một dự án lớn.
Việc chọn phương thức quản lý theo kết quả đã mang lại những hiệu quả tích cực. Các
nhà đầu tư, quản lý có phần dễ dàng hơn bằng cách so sánh kết quả đầu ra và chi phí
đầu vào, từ đó đánh giá được mức hoàn thiện và chất lượng của dự án, tiết kiệm hay
tổn thất ngân sách so với dự kiến là bao nhiêu, kiểm soát được chi phí phát sinh mà
không cần phải thông qua các bước như thông thường. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn
nhận 1 cách khách quan về quá trình này, mục tiêu cuối cùng của mọi dự án luôn
hướng tới chủ thể chính là con người, tạo được sự ảnh hưởng tích cực đến đời sống
của người dân. Nhiều dự án được lên kế hoạch theo phương thức quản lý theo kết quả,
nhưng còn nhiều lỗ hổng trong công tác triển khai dẫn đến chậm tiến độ.
Công tác quản lý của nhà nước chưa đảm còn dẫn đến tình trạng bị đội vốn lên quá
cao, dẫn đến nhiều dự án vẫn chưa hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra. Quy trình xét
duyệt đầu tư xây dựng còn phức tạp, phải qua nhiều cửa, nhiều đầu mối, công tác quản
lý xây dựng tại cấp phường còn buông lỏng.
3. Đánh giá kết quả đạt được
Về kinh tế: Năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh
được cải thiện rõ rệt. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 46%
tăng trưởng GRDP. Năng suất lao động năm 2020 đạt 252,3 triệu đồng/lao động (giá
hiện hành), gấp 2,29 lần bình quân cả nước (110,4 triệu đồng/người); tốc độ tăng trung
bình giai đoạn 2016-2019 đạt 6,16% (cả nước tăng 6,0%). ). Chỉ số Năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 tăng 15 bậc so với năm 2015, lên vị trí thứ 9/63 tỉnh,
thành phố. Hiệu quả đầu tư từng bước được cải thiện, hệ số ICOR giảm từ 5,0 năm
2015 xuống còn 4,2 năm 2020; bình quân giai đoạn 2016-2020 là 4,95.
Khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng, đóng góp 19,2% tổng thu nội
địa trên địa bàn Thành phố. Môi trường kinh doanh thuận lợi hơn; hỗ trợ tích cực
doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có bước
phát triển, đóng góp trên 50% GRDP, tăng hơn 1,2 điểm % so với năm 2015, giải
quyết khoảng 83% lao động xã hội.
Về xã hội: Tạo việc làm cho gần 181 nghìn lao động; đưa gần 15,5 nghìn người lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; giải quyết việc làm qua hệ
thống sàn giao dịch việc làm 108 nghìn lao động; giải quyết việc làm qua các hình
thức khác 561 nghìn người; tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 4,9% năm 2015 còn
3,5% năm 2020.
An sinh xã hội được bảo đảm, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững; huy động nhiều nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu vay vốn
của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; hoàn thành xây dựng nhà ở cho người có
công, hoàn thành xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo ..
Về môi trường: Ô nhiễm môi trường đang là 1 trong những vấn đề nhức nhối mà Hà
Nội đang phải giải quyết. Hiện nay ở Hà nội nói riêng và các khu đô thị trên nước ta
nói chung hầu hết đều chưa được xử lý mà đổ thẳng ra các sông hồ trong đô thị. Kết
quả cải thiện môi trường ở Hà Nội hiện nay chưa thực sự rõ ràng, hiện vẫn đang triển
khai các dự án, phương án để cải thiện vấn đề này
Hạn chế
Thứ nhất công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn yếu
Chưa có sự lồng ghép các loại quy hoạch kinh tế xã hội trong quy hoạch đô thị. Các
quy hoạch ngành và lĩnh vực chưa có sự lồng ghép, phối hợp chặt chẽ nhất là quy
hoạch môi trường. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng xây dựng xen kẽ các nhà ở của dân
cư vào khu vực nhà máy có gây ô nhiễm môi trường và ngược lại, là tình trạng xây
dựng nhà máy trong các khu dân cư đông đúc, thiếu các cơ sở hạ tầng và dịch vụ xử lý
chất thải, làm môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, khắc phục các hậu quả là
vấn đề rất khó khăn.
Thứ hai vấn đề giao thông chưa được cải thiện
Hà Nội vẫn chưa có cách giải quyết triệt để. Các giải pháp còn mang tính chất phong
trào, chưa có chiều sâu. Hiện tượng tắc nghẽn giao thông ngày càng có chiều hướng
nghiêm trọng hơn. Sự bùng nổ các phương tiện giao thông cá nhân đặc biệt là xe gắn
máy cùng với ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao làm cho tắc nghẽn
giao thông ngày càng trầm trọng. Số vụ tai nạn giao thông hàng năm không giảm, thời
gian đi lại của cư dân bị lãng phí vì tắc nghẽn thường xuyên.
Thứ ba dân số tăng quá nhanh gây áp lực lớn cho vấn đề việc làm và bảo vệ môi
trường
Dân số Hà Nội đã ở mức quá tải, nếu tiếp tục tăng dân số sẽ làm cho hiệu quả kinh tế
xã hội giảm. Vấn đề giao thông, môi trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Cơ sở hạ tầng
xã hội (nhà ở, trường học, bệnh viện ...) ngày càng mất cân đối về cung cầu. Chất
lượng sống của cư dân đô thị sẽ không tăng.

NHÓM 6
1.Giới thiệu về dự án
-Tên dự án: Dự án phát triển các khu công nghiệp tại Bắc Ninh
-Thời gian: Từ tháng 12-2000 (khi KCN đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh là KCN Tiên Sơn được
khởi công xây dựng) cho cho đến nay.
-Quy mô: 16 KCN tập trung với 24 dự án đầu tư phát triển hạ tầng đã được phê duyệt.
-Cách thức thực hiện: Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đã được thống kê. Nhóm tìm kiếm và
sử dụng thông tin thứ cấp thông qua phương pháp kế thừa, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu
trước, những thống kê tại địa phương
-Vị trí/Không gian: Tỉnh Bắc Ninh
-Mục tiêu: Đánh giá việc đảm bảo nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích ngắn và dài hạn
trong phát triển các khu công nghiệp (KCN) tại Bắc Ninh và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả đầu tư, sử dụng nguồn lực vào dự án đó.

2.Nguyên tắc Kết hợp hài hòa lợi ích


-Dự án liên quan đến nguyên tắc nào trong Qlpt: Nguyên tắc kết hợp hài hòa lợi ích
-Nêu bản chất của nguyên tắc: Đảm bảo hài hòa lợi ích theo chủ thể (lợi ích của cộng đồng,
lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của quốc gia); theo lợi ích của lĩnh vực phát triển (kinh tế,
xã hội, môi trường) hoặc lợi ích theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn)
-Điều kiện hoạt động tương ứng của các nguyên tắc đảm bảo về:
Tính minh bạch:
Minh bạch là sự cho phép tiếp cận và cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình
quản lý phát triển. Tính minh bạch đưa ra hai vấn đề cần được đảm bảo là trách nhiệm cung
cấp thông tin và quyền được tiếp cận thông tin.
Trong dự án phát triển các KCN ở Bắc Ninh, tính minh bạch được đảm bảo sẽ giúp cải
thiện hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và gia tăng hơn trách nhiệm của từng cá nhân,
tổ chức trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, khi chủ
thể nhà nước cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến một dự án KCN cụ thể, các nhà
đầu tư có thể dựa vào những thông tin này để đánh giá mức độ lợi ích mà KCN này mang lại.
Nếu nhà đầu tư thấy được tiềm năng lớn ở KCN này, họ sẽ có xu hướng đổ vốn vào để phát
triển dự án, từ đó giúp Bắc Ninh ngày càng thu hút được nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn
vốn FDI. Càng có nhiều nhà đầu tư tham gia thì số lượng các KCN được xây dựng càng
nhiều, góp phần không nhỏ vào nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đồng thời tác
động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của địa phương theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy, tính minh bạch không chỉ giúp duy trì những lợi ích ngắn
hạn trước mắt mà còn hướng tới đảm bảo các lợi ích dài hạn về sau, là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích ngắn hạn và dài hạn.
Tính trách nhiệm:
Cụ thể trong dự án phát triển các KCN ở Bắc Ninh, nếu chủ thể nhà nước thực hiện tốt
vai trò quản lý của mình thì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sẽ được nâng cao, giá
trị mà các doanh nghiệp tạo ra cho nền kinh tế ngày càng lớn. Đồng thời các vấn đề về môi
trường cũng được giải quyết khi ban quản lý có những động thái theo dõi sát sao hoạt động
sản xuất của các doanh nghiệp và đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm một cách kịp thời.
Chủ thể nhà cung ứng khi thực hiện tốt vai trò của mình sẽ đảm bảo được chất lượng xây
dựng của các KCN, tối ưu hóa các nguồn lực đầu vào từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu
tư tại các KCN. Không chỉ vậy, chủ thể nhà cung ứng khi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
còn giúp ổn định đời sống của người lao động bởi họ đảm bảo được việc cung cấp các công
trình nhà ở, xã hội và văn hóa thể thao phục vụ cho những nhu cầu căn bản của người lao
động. Từ đó các doanh nghiệp sẽ thu hút được một lượng lớn nguồn lao động trong và ngoài
tỉnh trong dài hạn, giải quyết được vấn đề việc làm đồng thời cải thiện thu nhập cho người
lao động. Như vậy, tính trách nhiệm là một điều kiện quan trọng trong việc đảm bảo các lợi
ích mà KCN đem lại có thể được duy trì một cách bền vững.
Nếu chủ thể nhà nước và nhà cung ứng không thực hiện tốt nhiệm vụ mà mình được
giao thì hai chủ thể này sẽ phải thực hiện trách nhiệm giải trình.
Sự tham gia
Trong dự án phát triển các KCN ở Bắc Ninh, nếu cả bốn chủ thể đều tham gia vào quá
trình hoạt động của dự án, cả ba khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường đều sẽ được đảm
bảo tốt nhất có thể trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, Cộng đồng tham gia vào quá trình
xây dựng đề án quy hoạch KCN thông qua việc đóng góp ý kiến hay nguồn lực xây dựng,
làm việc. Việc doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động chính là người dân địa phương sẽ giúp
tạo ra một số lượng lớn việc làm, giúp họ ổn định thu nhập và nâng cao mức sống. Nhà tài
trợ hỗ trợ những nguồn lực cần thiết để hỗ trợ quá trình xây dựng cũng như vận hành các
KCN. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất, cung
ứng đầu vào - đầu ra.... Việc doanh nghiệp đảm bảo sự tham gia của mình sẽ giúp thúc đẩy
tốc độ tăng trưởng của KCN; từ đó thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI, tăng lợi nhuận, đóng
góp vào nguồn thu của Tỉnh với yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo các vấn đề về môi trường.
Công tác bảo vệ môi trường trong các KCN cơ bản được áp dụng và triển khai ngay từ khi
các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động như quy hoạch CSHT, xây dựng hệ thống xử lý
nước thải... Cuối cùng, chủ thể Nhà nước tham gia vào quá trình quản lý và giám sát từ khâu
xây dựng đến đầu ra đến kết quả của dự án này. Đặc biệt, khi KCN có các sai phạm xảy ra,
Nhà nước phải đứng ra quản lý và xử lý chúng, đặc biệt là xử lý vấn đề đang gây nhức nhối
nhất hiện nay và có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân - vấn đề về ô nhiễm môi
trường...
Quản lý theo kết quả
Nhìn chung, khi đảm bảo được quản lý theo kết quả sẽ mang đến tầm nhìn bao quát,
đảm bảo được lợi ích lâu dài cho địa bàn tỉnh Bắc Ninh do tác động mang lại là mục tiêu cuối
cùng cần đạt được của một chính sách. Đồng thời quản lý theo kết quả cũng giúp nâng cao
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình nhờ việc đảm bảo các thủ tục và quy trình trong quá
trình thực hiện hoạt động phát triển.
3.Đánh giá

Kết quả đạt được


• Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp: Các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh đã đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp
phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. o Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ
23,77% (1997) tăng lên 77,33% (2021) o Đóng góp lớn vào tổng giá trị sản xuất
công nghiệp của toàn tỉnh: 75% (năm 2015)
• Thu hút nguồn vốn đầu tư: Các KCN Bắc Ninh đã thu hút được rất nhiều nguồn
vốn đầu tư giúp nơi đây trở thành "thủ phủ" FDI của cả nước.
o Thu hút được các dự án lớn từ các tập đoàn đa quốc gia, tạo sự hấp dẫn cho
các nhà đầu tư khác về với tỉnh.
o Trong giai đoạn 2011-2021, toàn tỉnh đã thu hút được 1.497 dự án và

18,6 tỷ USD vốn đăng ký


o Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Ninh thực sự đột phá khi thu hút được
8,2 tỷ USD vốn FDI.

Hạn chế

Về vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập. Hiện chưa đảm bảo được nhu cầu việc làm
cho người dân tỉnh Bắc Ninh, cùng với đó là các phúc lợi xã hội đi kèm. Do nguồn nhân lực
nhập cư chiếm đa số nên vấp phải một số hạn chế. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khá
cao, năm 2018 là 2,08%, trong đó khu vực thành thị là 2,68% và khu vực nông thôn là
1,85%.

Ngoài ra vấn đề lương thưởng và đảm bảo quyền lợi cho người lao động còn chưa rõ
ràng, thiếu quan tâm đến đời sống của công nhân viên, dẫn đến nhiều mâu thuẫn giữa lao
động và người sử dụng lao động. Việc xây dựng thang bảng lương sơ sài hoặc chỉ làm việc
mang tính hình thức để chống chế. Thời giờ làm việc của công nhân viên thường kéo dài,
cường độ lao động cao. Điều đó dẫn đến một số cuộc đình công tự phát của công nhân, đòi
hỏi quyền lợi cho bản thân mình.
Sở dĩ xảy ra vấn đề này do đội ngũ lãnh đạo của công ty còn chưa thực sự quan tâm
đến phúc lợi của công nhân viên, việc cắt giảm một số ưu tiên dành cho công nhân viên theo
một cách nào đó cũng tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự gắn bó giữa
công nhân với doanh nghiệp khá lỏng lẻo, vai trò của công nhân không được phát huy, họ sẵn
sàng từ bỏ doanh nghiệp để tìm đến một cơ hội tốt hơn. Vì vậy tình trạng nguồn lao động của
Bắc Ninh vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc.

Về vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trong khu vực và cả các khu vực lân
cận. Các cấp lãnh đạo cũng tỏ thái độ thờ ơ, thiếu trách nghiệm trong công tác quản lý. Việc
tập trung quá nhiều các doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh khác nhau là nguồn gốc
chính gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Bắc Ninh. Một số DN không có ý thức chấp hành
nghiêm các quy định của pháp luật về vấn đề này. Điển hình là vi phạm tại Công ty TNHH
Longtech Precision Việt Nam (doanh nghiệp FDI của Đài Loan) tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh,
KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn - chủ yếu liên quan đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước.

ĐÚNG SAI GIẢI THÍCH

ĐÚNG / SAI / GIẢI THÍCH

1. Trong các chủ thể của quản lý phát triển (gồm nhà nước, cộng đồng dân cư, nhà cung
ứng và các nhà tài trợ), chủ thể nhà nước đóng vai trò quan trọng.
- Sai vì chủ thể nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là thể chế chính để thực hiện quản lý phát
triển còn người dân được coi là bên quan trọng vì họ vừa là khách hàng, đối tượng hưởng thụ
thành tựu của phát triển kinh tế vừa là nhà quản lý (xét theo góc độ quản lý), vai trò của nhà
cung ứng là động lực cơ bản tham gia vào các hoạt động phát triển.
2. Tính minh bạch với vai trò là điều kiện để thực hiện quản lý phát triển được biểu
hiện qua quyền được bình đẳng trong tiếp cận thông tin của các bên liên quan
- Sai. Tính minh bạch không chỉ được biểu hiện qua quyền bình đẳng trong tiếp cận thông tin
của các bên liên quan mà còn là vấn đề trách nhiệm cung cấp thông tin
3. Huy động cộng đồng tham gia với tư cách cá nhân trực tiếp trong quản lý phát triển
mang lại hiệu quả cao hơn huy động cộng đồng tham gia thông qua đại diện
- Sai. Tuỳ thuộc vào phạm vi, quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của hoạt động phát triển sẽ
có những hoạt động cần huy động sự tham gia của cá nhân cộng đồng nhưng cũng có những
hoạt động huy động sự tham gia của đại diện sẽ hiệu quả hơn.
4. Tham gia cung cấp thông tin cho các bên là hình thức tham gia đầy đủ và cao nhất
của cộng đồng trong quản lý phát triển
- Sai. Hình thức tự huy động mới là hình thức tham gia đầy đủ và cao nhất của cộng đồng
trong quản lý phát triển vì người dân tham gia bằng cách tự thiết kế hoạt động/dự án/sáng
kiến độc lập với những tổ chức bên ngoài để thay đổi, để phát triển cộng đồng của họ còn
tham gia cung cấp thông tin thì chỉ là hình thức tham gia bán chủ động vì người dân có quyền
hoàn toàn trả lời nhưng không biết cái thông tin đó mục đích làm gì.
5. Đo lường mức độ tham gia của cộng đồng qua tiêu chí “cơ hội tham gia” giúp làm rõ
mức độ người dân tự quyết về hoạt động phát triển
- Sai. “Cơ hội tham gia” đo lường mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển.
Còn mức độ người dân tự quyết về hoạt động phát triển được đo lường bằng tiêu chí “Chất
lượng tham gia”
6. Vai trò khách hàng của cộng đồng trong cung ứng dịch vụ công nghĩa là cộng đồng
thực hiện giám sát quá trình cung ứng dịch vụ công và đánh giá chất lượng các dịch vụ
công được cung ứng
- Sai. Đây là vai trò công dân của cộng đồng còn vai trò khách hàng là người tiêu thụ hàng
hóa cá nhân tức là chi trả tiền, có quyền lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ cung ứng.
7. Để nâng cao chất lượng dịch vụ công nhà nước cần tăng cường “lối thoát” cho người
dân.
- Sai. Để nâng cao chất lượng dịch vụ công nhà nước cần một là tạo ra “lối thoát” và hai là
tăng cường “tiếng nói” cho người dân.
8. Các nhà cung ứng dịch vụ công đều hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận nhằm đảm
bảo mọi người dân có cơ hội như nhau trong tiếp cận dịch vụ công
- Sai. Các nhà cung cứng dịch vụ công có thể là một tổ chức chủ quản của chính phủ, cũng có
thể là tổ chức hoặc cá nhân tư nhân. Các chủ thể này có thể hoạt động phi lợi nhuận hay vị
lợi nhuận, có thể quy mô lớn hoặc quy mô nhỏ tuỳ vào từng hoạt động phát triển.
9. Quản lý phát triển là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm
mục tiêu đề ra.
- Sai. Đây là khái niệm của quản lý nói chung. Còn quản lý phát triển là quá trình biến các ý
tưởng, các mục tiêu của phát triển thành những hành động cụ thể và tổ chức thực hiện các
hành động đó để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
10. Cộng đồng tham gia quản lý phát triển theo cả hình thức trực tiếp và gián tiếp.
- Sai. Cộng đồng tham gia quản lý phát triển theo 7 hình thức: Tham gia bị động, Tham gia
cung cấp thông tin, Tham gia tư vấn, Tham gia vì vì lợi ích, Tham gia chức năng, Tham gia
tương tác và Tự huy động
11. Mối quan hệ trách nhiệm giữa cộng đồng và nhà nước được thể hiện thông qua
trách nhiệm giải trình của nhà nước với cộng đồng.
- Sai. Vì đây là mối quan hệ trách nhiệm chính trị theo chiều dọc. Ngoài trách nhiệm giải
trình, nhà nước còn phải chịu trách nhiệm với những kết quả, hậu quả trong hoạt động. Thêm
vào đó, mối quan hệ này cần đợc thể hiện qua trách nhiệm của CĐ với NN. Bầu ra người đại
diện để trao quyền, tuân thủ theo quy định của nhà nước, tham gia đóng góp ý kiến…
12. Dịch vụ công là hàng hóa và dịch vụ mà nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng nhằm
đảm bảo nhu cầu chung và nhu cầu thiết yếu của xã hội và của con người.
- Sai. Dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các
tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và
công bằng.
13. Đối tượng của QLPT là các hoạt động phát triển ở cấp cơ sở (cấp địa phương/ cấp
dự án)
- Sai. Đối tượng của QLPT là những hoạt động phát triển cụ thể được thực hiện ở cấp cơ sở
nhằm trực tiếp đạt được mục tiêu của quản lý phát triển: là phát triển bền vững.
14. Đối tượng của QLPT là quá trình thực hiện các hoạt động phát triển
Mối quan hệ trách nhiệm giữa cộng đồng và nhà nước được thể hiện thông qua “tiếng
nói” của cộng đồng với nhà nước
- Sai. Mối quan hệ trách nhiệm giữa cộng đồng và nhà nước là mqh trách nhiệm dọc về chính
trị và là mqh 2 chiều:
+Cộng đồng với chính phủ: Người dân thể hiện vai trò qua tiếng nói của mình bằng việc bầu
ra người đại diện để trao quyền, tuân thủ theo quy định của pháp luật, tham gia đóng góp ý
kiến
+Nhà nước với cộng đồng: nhà nước phải có trách nhiệm giải trình qua hoạt động giải trình:
số lượng, chất lượng giải trình và chịu trách nhiệm với những kết quả, hệ quả mà đã giải
trình ở trên; trách nhiệm khắc phục hậu quả: từ chức
15. Nguyên tắc hiệu quả trong QLPT nhấn mạnh đến hiệu quả tài chính của các hoạt
động phát triển
- Sai. HQTC thường được xét ở tầm vi mô, tầm DN nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu
tư còn HQKT-XH là xem xét ở tầm vĩ mô, toàn nền kinh tế xuất phát từ lợi ích của cả xã hội,
cả cộng đồng nhằm tối đa hóa lợi ích cho toàn xã hội. Chính vì vậy, với mục tiêu của QLPT
là phát triển bền vững, mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng, cho toàn xã hội nên nhấn mạnh
đến hiệu quả kinh tế xã hội là một nguyên tắc cốt lõi
16. Cộng đồng dân cư là những người được hưởng lợi từ các hoạt động phát triển
- Sai. Cộng đồng dân cư: bao gồm tất cả các thành viên, cá nhân ở trong cộng đồng, hoặc đại
diện của cộng đồng (quốc hội, HĐND, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ,…). Nên cộng đồng
dân cư nếu là đại diện của cộng đồng thì chưa chắc được hưởng lợi từ các hoạt động phát
triển, vì họ có thể bị tác động tiêu cực từ hoạt động phát triển.
17. Lập kế hoạch có sự tham gia là huy động sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện
các khâu của quy trình lập kế hoạch
- Sai. Lập KH trong QLPT là thực hiện sự chia sẻ, tham gia của các bên trong các bước của
quy trình lập kế hoạch. Các bên ở đây gồm 4 bên là cộng đồng, nhà nước, nhà cung ứng và
nhà tài trợ.
18. Vai trò của nhà nước là tác động tới mục tiêu phát triển.
- Sai. Nhà nước trong QLPT có vai trò tác động vào phương tiện phát triển (củng cố vai trò
của thể chế để tạo ra sự phát triển) và tác động vào mục tiêu phát triển (cung ứng dịch vụ
công)
19. Các nhà hoạch định chính sách do dân bầu ra, có quyền phân bổ nguồn lực, có
trách nhiệm tổ chức hoạt động cung ứng cho các nhà cung ứng?
- Sai. Các chính khách/hoạch định chính sách là những người đại diện cho nhà nước được
phép sử dụng các nguồn lực công để thực thi các chức năng, nhiệm vụ của chính phủ. Nhưng
chỉ có chính khách là được dân bầu ra, có trách nhiệm vạch ra phương hướng chung, đưa ra
các yêu cầu đối với các nhà hoạch định CS. Còn các nhà HĐCS thì đưa ra những văn bản,
chính sách để định hình luật chơi cho các nhà cung ứng dịch vụ có thể vận hành.
20. Chỉ có nhà nước mới cung ứng dịch vụ công.
- Sai. Chủ thể cung cấp DVC hay nhà cung ứng là các tổ chức hoặc cá nhân được giao quyền
và nguồn lực tài chính để cung ứng các dịch vụ công và chịu trách nhiệm về dịch vụ công mà
mình cung ứng. Theo đó, nhà cung ứng có thể là 1 tổ chức chủ quản của chính phủ, cũng có
thể là tổ chức cá nhân tư nhân. Các chủ thể này có thể hoạt động phi lợi nhuận hoặc vị lợi
nhuận.
21. Cộng đồng có thể tham gia quản lý phát triển trực tiếp hoặc thông qua đại diện.
- Đúng. Cộng đồng có thể tham gia với tư cách cá nhân trực tiếp hoặc tham gia thông qua đại
diện cộng đồng tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, tính chất, mức độ phức tạp của hoạt động
QLPT. Có những hoạt động cần huy động sự tham gia của cá nhân cộng đồng nhưng có
những hoạt động huy động sự tham gia của đại diện sẽ hiệu quả hơn.
22. Quản lý theo kết quả chỉ xem xét đến các cấp kết quả mà hoạt động PT mang lại
- Sai. Quản lý theo kết quả không phải chỉ xem xét đến các cấp kết quả, từ bỏ hoàn toàn việc
kiểm soát đầu vào và hoạt động mà là giảm bớt sự chú trọng đến đầu vào/hoạt động và tạo ra
một sân chơi cởi mở, linh hoạt hơn cho các đơn vị thực hiện chính sách để họ tự tìm ra những
phương án thực hiện kế hoạch, chính sách tốt nhất.
23. Quản lý phát triển tốt là phải đảm bảo tính ổn định của các hoạt động phát triển
- Sai. Vì Quản lý phát triển tốt là hoạt động đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, chi phí hợp lý
từ khâu lập kế hoạch trở đi=>Quản lý phát triển tốt không chỉ cần đảm bảo tính ổn định của
các hoạt động phát triển mà còn phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các chủ thể trong quá
trình thực hiện và đảm bảo tính kỷ luật chặt chẽ của tổ chức
24. Tính minh bạch với vai trò là cơ sở của quản lý phát triển tốt được biểu hiện là các
bên có đầy đủ thông tin về hoạt động phát triển
- Sai. Vì tính minh bạch với vai trò là cơ sở của quản lý phát triển tốt được biểu hiện ở chỗ
thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời. Ngoài ra còn phải có sự cởi mở của các cơ quan
cung cấp thông tin, khả năng dự báo dự toán của các cơ quan cung cấp thông tin cũng như
mọi người phải có quyền bình đẳng trong tiếp cận thông tin.
25. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển là thực hiện sự chia sẻ của cộng
đồng với các bên liên quan trong giai đoạn thực hiện hoạt động phát triển.
- Sai. Vì sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển phải là sự tác động và đóng góp
của cộng đồng dân cư đối với các khâu của quá trình quản lý phát triển, tức là tham gia vào
các khâu lập kế hoạch, thực hiện hoạt động phát triển và khâu theo dõi, đánh giá.
26. Quy trình lập kế hoạch gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát
- Sai. Vì quy trình quản lý phát triển gồm 3 khâu là: Lập kế hoạch có sự tham gia⇒tổ chức
thực hiện có sự tham gia⇒giám sát đánh giá có sự tham gia
27. Dịch vụ công thường không đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng là do cung ứng
dịch vụ thường được thực hiện theo tuyến dài về trách nhiệm.
- Đúng. Vì dịch vụ công được sử dụng không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ mà được
thông qua tuyến dài về trách nhiệm, tức là cộng đồng nộp tiền cho nhà nước, sau đó nhà nước
tổ chức dịch vụ công cho nhà cung ứng nên nên nhà cung ứng có trách nhiệm qua nhà nước,
trách nhiệm với cộng đồng giảm đi, nhà cung ứng cũng không quan tâm đến nhu cầu của
cộng đồng là gì, nên thường không đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.
28. Hoạch định chính sách là những người do nhân dân bầu ra, có quyền phân bổ
nguồn lực, có trách nhiệm tổ chức hoạt động cung ứng của các nhà cung ứng.
- Sai. Chính khách là những người do dân bầu ra, có quyền kiểm soát các nguồn lực công,
vạch ra các định hướng chung để yêu cầu các nhà hoạch định chính sách tìm ra giải pháp
thực thi còn nhà hoạch định chính sách là những người xây dựng văn bản, chế độ, chính sách
để định hình luật chơi trong cung ứng dịch vụ công, đặt hàng cho nhà cung ứng và giám sát
chất lượng cung ứng
29. Họp cộng đồng thường được thực hiện đối với các hoạt động phát triển có ảnh
hưởng không giống nhau đến các cá nhân trong cộng đồng.
- Sai. Vì họp cộng đồng là một cuộc họp rộng rãi giữa cộng đồng và các bên liên quan về
hoạt động phát triển nên có phạm vi áp dụng là các hoạt động phát triển có ảnh hưởng giống
nhau đến các cá nhân trong cộng đồng, chỉ có những ảnh hưởng giống nhau mới đưa ra quyết
định thống nhất.
30. Cơ sở của quản lý phát triển là sự thay đổi tư duy về vai trò của các chủ thể trong
quá trình phát triển.
- Sai. Vì cơ sở của quản lý phát triển phải là sự tham gia của các bên trong quản lý phát triển
(do sự thay đổi về tư duy và vai trò của các chủ thể trong quá trình phát triển), ngoài ra còn
phải có cơ sở nữa là cơ sở sự phân cấp và giao quyền
31. Lập kế hoạch có sự tham gia là thực hiện sự chia sẻ của các bên trọng thực hiện các
khâu của quy trình lập kế hoạch.
- Đúng. Vì lập kế hoạch có sự tham gia là thực hiện sự chia sẻ (Chia sẻ thông tin, ý tưởng,
quan điểm) của các bên (Nhà nước, Cộng đồng, Doanh nghiệp) trong các khâu của quy trình
lập kế hoạch: chuẩn bị cho quá trình lập kế hoạch; xây dựng kế hoạch dự thảo; phê duyệt kế
hoạch
32. Chủ thể của quản lý phát triển là nhà nước.
- Sai. Vì trong quản lý phát triển có 3 chủ thể chính là nhà nước, cộng đồng dân cư và nhà
cung ứng. Ngoài ra ra còn có thể có một chủ thể nữa là nhà tài trợ
33. Khu vực tư có khả năng cung ứng dịch vụ công có hiệu quả hơn khu vực công do đó
nên để khu vực tư cung ứng các dịch vụ công.
- Sai. KVTN hoạt động có hiệu quả hơn so với KVNN ở các hoạt động mang lại lợi nhuận
do có thể tiết kiệm chi phí, và làm việc có hiệu quả hơn ở các lĩnh vực thế mạnh và mang lại
lợi nhuận cao. Tuy nhiên, KVTN còn nhiều hạn chế so với KVNN như một số lĩnh vực
không mang lại lợi nhuận nên KVTN không muốn làm (chi phí lớn, lợi nhuận thấp, thu hồi
vốn khó khăn,...), 1 số lĩnh vực NN k muốn tư nhân làm (ANQP, quản lý đất đai, hầm mỏ…)
⇒Không nên để khu vực tư cung ứng tất cả các dịch vụ công
34. Bản chất của nguyên tắc kết hợp hài hòa các lĩnh vực phát triển là giải quyết tính
cân đối trong quá trình phát triển.
- Đúng. Vì bản chất của nguyên tắc kết hợp hài hòa các lĩnh vực phát triển là giải quyết tính
cân đối trong quá trình phát triển về cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững. Cân đối cả 3 chứ không hề xem nhẹ mặt nào nhằm đảm bảo 3
trụ cột của phát triển bền vững.
35. Cộng đồng tham gia quản lý phát triển theo cả hình thức trực tiếp và gián tiếp.
- Đúng. Vì cộng đồng tham gia quản lý phát triển theo cả hình thức trực tiếp và gián tiếp,
trong đó:
+Hình thức gián tiếp: Thông qua người đại diện
+Hình thức trực tiếp: Cộng đồng trực tiếp cung cấp thông tin, đưa ra ý kiến, đóng góp về
nhân lực,...
36. Quản lý phát triển là sự tác động của chủ thể quản lý phát triển lên đối tượng quản
lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
- Sai. Vì đây là định nghĩa của quản lý nói chung. Còn quản lý phát triển phải là sự tác động
của các chủ thể quản lý lên quá trình thực hiện hoạt động phát triển nhằm đạt được mục tiêu
phát triển bền vững.
37. Khu vực tư nhân tham gia quản lý phát triển với tư cách là nhà tài trợ
- Sai. Vì khu vực tư nhân tham gia quản lý phát triển không chỉ với tư cách nhà tài trợ, có thể
với tư cách là nhà cung ứng hoặc cộng đồng (đại điện của cộng đồng)
38. Điều kiện của quản lý phát triển tốt là quản lý theo kết quả.
- Sai. Vì điều kiện của quản lý phát triển không chỉ là quản lý theo kết quả mà còn phải thỏa
mãn các điều kiện khác nữa: Tính minh bạch, Tính trách nhiệm, Sự tham gia
39. Bản chất của nguyên tắc hiệu quả trong quản lý phát triển là nhấn mạnh hiệu quả
tài chính của các hoạt động phát triển.
- Sai. Vì bản chất của nguyên tắc hiệu quả trong quản lý phát triển là đi so sánh giữa chi phí
và lợi ích để xem xét mục tiêu của hoạt động phát triển có đạt được hay không, tức là đi xem
xét về hiệu quả kinh tế (hiệu quả tài chính) và hiệu quả xã hội, phải quan tâm nhất về hiệu
quả xã hội.
40. Cơ sở của Quản lý phát triển là sự tham gia của nhiều chủ thể.
- Sai. Cơ sở của Quản lý phát triển là sự tham gia của các bên (nhà nước, nhà cung ứng, cộng
động, có thể có nhà tài trợ)
41. Cộng đồng đóng vai trò là khách hàng trong cung ứng dịch vụ công
- Sai. Cộng đồng có vai trò kép trong cung ứng dịch vụ công, không chỉ đóng vai trò là khách
hàng mà còn đóng vai trò là công dân.
42. Khu vực tư nhân tham gia vào QLPT thông qua việc tham gia đấu thầu
- Sai. Với vai trò nhà cung ứng: KVTN tham gia QLPT thông qua việc cung cấp hàng hóa cá
nhân và hàng hóa công cộng Với tư cách nhà tài trợ: tham gia tài trợ cho các dịch vụ công
đặc biệt. Với tư cách đại diện tiếng nói cộng đồng: tham gia vào quá trình xác định mục tiêu
xây dựng kế hoạch, xác định các cân đối nguồn lực. Tham gia đấu thầu chỉ là một hình thức
để khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công
43. Trong cung ứng dịch vụ công, mối quan hệ giữa người dân và nhà nước là mối quan
hệ pháp lý.
- Sai. Trong cung ứng dịch vụ công, mqh giữa người dân và nhà nước là mối quan hệ tiếng
nói tức là người dân thể hiện nguyện vọng, mong muốn quan điểm thái độ, nhà nước thông
qua trách nhiệm và vị thế chính trị đáp ứng nhu cầu mong muốn của người dân
44. Tính trách nhiệm trong quản lý phát triển thể hiện ở số và chất lượng giải trình của
nhà nước với các bên liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động phát triển
- Sai. Tính trách nhiệm trong quản lý phát triển thể hiện ở mối quan hệ trách nhiệm giữa các
chủ thể. Còn số và chất lượng giải trình của nhà nước với các bên liên quan trong quá trình
thực hiện hoạt động phát triển thuộc nội dung của năng lực giải trình.

You might also like