You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI 1: Đối tượng, mục đích, phương pháp, chức năng nghiên cứu kinh tế chính
trị Mác- Lênin
I. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lenin là các quan hệ xã
hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ
biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sảm xuất và kiến trúc
thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định
II. Mục đích nghiên cứu
 Tìm ra các quy luật kinh tế chi phối quan hệ giữa con người với con người
trong sản xuất, phân phối, trao đổi.
 Giúp các chủ thể trong xã hội vận dụng hoạch định các chính sách kinh tế
hợp lý.
 Quy luật kinh tế:
 Là mối liên hệ bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá
trình kinh tế.
 Bao gồm : + Quy luật giá trị
+ Quy luật cạnh tranh
+ Quy luật lưu thông tiền tệ
 Chính sách kinh tế:
 Là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động
kinh tế.
 Bao gồm: + Chính sách tài khoá
+ Chính sách thương mại
+ Chính sách tiền tệ
III. Phương pháp nghiên cứu:
 Kinh tế chính trị Mác – Lenin là môn khoa học có phương pháp nghiên
cứu riêng.
 Để nghiên cứu, cần vận dụng thành thạo phép biện chứng duy vật
 Trừu tượng hoá khoa học là phương pháp chủ yếu
 Logic và lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê, mô hình hoá…..
IV. Chức năng nghiên cứu:
 Chức năng nhận thức: - Giúp nhận thức được những quy luật và những
vấn đề có tính quy luật chi phối các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội.
 Chức năng thực tiễn:
 Giúp người học xác định trách nhiệm công dân, hình thành tư duy, kỹ
năng phù hợp quy luật.
 Người lao động và các nhà hoạch định chính sách vận dụng vào thực tiễn
sản xuất và quản trị quốc gia…
 Cơ sở lý luận cho việc giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích kinh tế.

 Chức năng tư tưởng:


 Góp phần xây dựng lý tưởng khoa học cho những chủ thể có mong muốn
xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp.
 Hướng tới gải phóng con người, xoá bỏ những áp bức bất công giữa con
người với con người.
 Chức năng phương pháp luận:
 Nền tảng lý luận khoa học cho việc nhận diện sâu hơn nội hàm các khái
niệm, phạm trù của các khoa học kinh tế chuyên ngành.
BÀI 2: Lượng giá trị hàng hoá: Cách xác định, các nhân tố ảnh hưởng
I. Lượng giá trị của hàng hoá:
- Lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động
xã hội cần thiết để sx ra đơn vị hàng hóa đó trong đkien sx bình thường
của XH với trình độ thành thạo trung bình, cường độ trung bình.

-Xét về mặt cấu thành:


 Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá được sản xuất ra bao hàm hao phí
lao động quá khứ + hao phí lao động mới kết tinh thêm.
-Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá:
 Thứ nhất, năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động,
được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm.
- Cường độ lao động chỉ mức độ hao phí sức lực trong 1 đơn vị thời gian.
Nó cho thấy mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong
sản xuất.
 Thứ hai, tính chất phức tạp của lao động.
+ Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao
động giản đơn và lao động phức tạp.
BÀI 3: Quy luật giá trị, Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường.
I. Quy luật giá trị:
 Quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được tiến hành trên cơ sở
của hao phí lao động xã hội cần thiết.
 Yêu cầu của quy luật giá trị :
 Trong sản xuất giá trị cá biệt của hàng hoá phù hợp với thời gian lao động
xã hội cần thiết.
 Trong trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.Lấy giá trị xã hội làm cơ
sở.Không dựa trên giá trị cá biệt.
 Biểu hiện của quy luật giá trị:

Giá cả

0
Giá trị
0 Tác động của quy luật giá trị:
 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
 Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
 Phân hoá giàu nghèo.
II. Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
 Người sản xuất: Là người cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu cho xã hội, họ phải có trách nhiệm cung cấp sản phẩm đảm bảo chất
lượng, không làm tổn hại đến môi trường và xã hội.
 Người tiêu dùng: Là người mua hàng hoá, dịch vụ. Sức mua của người
tiêu dùng quyết định sự thành bại của sản xuất. Sự đa dạng về nhu cầu là
động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Trách nhiệm người tiêu dùng: Bảo
vệ sự phát triển bền vững của xã hội.
 Trung gian môi giới: Là thương nhân trung gian, môi giới chứng khoán,
bất động sản, công nghệ… những chủ thể này kết nối thông tin mua và
bán, nhờ đó thị trường trở nên sống động và linh hoạt hơn, làm tăng cơ
hội thực hiện giá trị hàng hoá, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
 Nhà nước: Thực hiện chức năng kinh tế thông qua việc tạo lập môi
trường vĩ mô ổn định, hệ thống luật pháp hiệu quả, phát triển cơ sở hạ
tầng, đưa ra các biện pháp khắc phục khuyết tật của thị trường.
BÀI 6: Những biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản , xuất khẩu tư
bản
Vai trò, xu hướng vận động của CNTB
I. Những biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản
 Sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
 Độc quyền xuất hiện ở những nước đang phát triển với sự thâm nhập của
các công ty xuyên quốc gia.
 Các tổ chức độc quyền luôn có xu hướng bành trướng quốc tế.

II. Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản:


 Đại bộ phận dòng tư bản đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát
triển với nhau.
 Chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn
 Hình thức xuấ khẩu tư bản rất đa dạng
 Sự áp đặt mang tính chất thực dân được gỡ bỏ dần và đề cao nguyên tắc
cùng có lợi.
III. Vai trò , xu hướng vận động của CNTB:
 Vai trò tích cực:
 Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng
 Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại
 Thực hiện xã hội hoá sản xuất
 Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản ( Những giới hạn phát triển
của CNTB ) :
 Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu vì lợi ích cua giai
cấp tư sản.
 CNTB đã và đang tiếp tục gây ra chiến tranh và xung đột nhiều nơi trên
thế giới.
 Sự phân hoá giàu nghèo trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày
càng sâu sắc.
 Những hạn chế của CNTB bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của CNTB.
 CNTB đã không ngừng điều chỉnh quan hệ sản xuất, nhưng vẫn không
giải quyết được mâu thuẫn cơ bản.
 CNTB không tồn tại vĩnh viễn, sẽ bị thay thế bới 1 hình thái kinh tế - xã
hội tiến bộ hơn.
BÀI 7:
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở VN :
 Thể chế là luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh
hoạt động của con người trong một chế độ xã hội nhất định.
 Thể chế kinh tế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế
vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản
xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.
 Thế chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là hệ thống đường lối,
chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách quy định xác lập cơ
chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức
hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm
xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo
hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.

 Nguyên nhân cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN:
 Do thể chế kinh tế thị trường định gướng XHCN chưa đồng bộ.
 Do hệ thống thể chế chưa đầy đủ, kém hiệu lực, hiệu quả.
 Các yếu tố và các loại thị trường còn chưa đầy đủ.
BÀI 8:
I. Vai trò của lợi ích kinh tế:
 Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp cho các chủ thể và hoạt động kinh tế -
XH.
 Mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất phụ thuộc vào mức thu nhập, các chủ
thể phải hành động để nâng cao thu nhập.
 Việc theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng sẽ tạo động lực cho sự phát triển
của cả nền kinh tế.
II. Quan hệ lợi ích kinh tế ( Các nhân tố ảnh hưởng, 1 số quan hệ lợi ích
kinh tế )
 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:
 Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
 Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất.
 Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước.
 Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế.
 Một số quan hệ lợi ích kinh tế:
 Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
 Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
 Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
 Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
III. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
 Sự thống nhất:
 Lợi ích của chủ thể này được thực hiện là cơ sở cho sự thực hiện lợi ích
của chủ thể còn lại.
 Các chủ thể hành động vì hành động vì một mục tiêu chung thì lợi ích của
các chủ thể sẽ thống nhất.
 Sự mâu thuẫn:
 Các chủ thể thực hiện lợi ích theo các phương thức khác nhau sẽ dẫn đến
mâu thuẫn.
 Phân phối kết quả sản xuất theo các mục tiêu lợi ích khác nhau cũng sẽ
dẫn đến sự mâu thuẫn.

BÀI 9:
I. Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển:
 Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
 Thúc đẩy sự gia tăng của chất lượng nguồn nhân lực.
 Thúc đẩy sự phát triển tư liệu sản xuất.
 Hình thành cơ cấu kinh tế mới.
 Hoàn thiện quan hệ sản xuất
 Thúc đẩy sự đa dạng hoá về sở hữu.
 Hoàn thiện thể chế kinh tế, ứng dụng công nghệ vào tổ chức quản lý sản
xuất.
 Phân phối và tiêu dùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng.

 Đổi mới phương thức quản trị


 Phương thức quản trị và điều hành của Nhà nước được sẽ tin học hoá,
hình thành Chính phủ điện tử.
 Phương thức quản trị sản xuất và kinh doanh trong các doanh nghiệp được
đổi mới nhờ ứng dụng công nghệ cao.
II. Các mô hình công nghiệp hoá tiêu biểu
1. Mô hình cổ điển:
 CNH được bắt đầu từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ sau đó lan ra toàn bộ nền
kinh tế. Tạo tiền đề cho công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghệ chế tạo
máy phát triển.
2. Mô hình Xô Viết:
 Phát triển công nghiệp nặng, các nguồn lực được tập trung cho lĩnh vực
nhờ cơ chế kinh tế chỉ huy, công nghiệp hoá được hoàn thành trong thời
gian ngắn.
3. Mô hình NICs
 Thực hiện chiến lược CNH rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản
xuất trong nước thay thế nhập khẩu, tận dụng khoa học công nghệ của các
nước đi trước, phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tiến
hành công nghiệp hoá.
BÀI 10: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của
VN
1. Tác động tích cực:
 Mở rộng thị trường, tiếp cận các nguồn lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
 Thúc đẩy hội nhập văn hoá, chính trị, củng cố an ninh – quốc phòng.
2. Tác động tiêu cực:
 Doanh nghiệp nội địa phải cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước
ngoài trong việc chiếm lĩnh thị trường
 Sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, dễ bị tổn thương trước các biến
động kinh tế, chính trị quốc tế.
 Đối mặt với sự phân phối không công bằng về lợi ích giữa các nhóm, dễ
dẫn đến gia tăng bất bình đẳng xã hội.
 Nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế bất lợi, trở thành bãi thải công nghệ,
cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
 Thách thức đối với quyền lực Nhà nước,chủ quyền quốc gia, phức tạp đối
trong duy trì an ninh trật tự xã hội.
 Nguy cơ bị xói mòn bản sắc dân tộc, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên
quốc gia, nhập cư bất hợp pháp.

You might also like