You are on page 1of 2

Chương 5: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN & CÁC QUAN HỆ

LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

I. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN


1. Khái niệm:
- Là nền KT vận hành theo các quy luật của thị trường, đồng thời hướng tới từng
bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; có sự điều tiết do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

2. Tính tất yếu phát triển nền KTTT định hướng XHCN:
- Phù hợp với quy luật phát triển khách quan
- KTTT có nhiều ưu việt trong thúc đẩy phát triển đất nước
- Phù hợp với mục tiêu
- (Phải đổi mới để thoát khỏi khủng hoảng do mô hình tập trung quan liêu bao cấp)
- Nền kinh tế hàng hóa phát triển cao tất yếu phát triển KTTT

3. Đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN


- Mục tiêu phát triển: mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội
- Hình thức sở hữu và thành phần kinh tế: Đa dạng hóa các hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế
+ Công hữu: toàn dân, NN
+ Tư hữu: cá nhân,…
+ Hỗn hợp
- Chế độ phân phối: Công bằng trong phân phối
- Vai trò của NN: Tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích
quốc gia
- Quan hệ giữa gắn tăng trưởng KT với công bằng XH

II. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
1. Một số khái niệm
- Thể chế: là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lí và cơ chế vận hành nhằm
điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội.

- Thể chế kinh tế: là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận
hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh
doanh và các quan hệ kinh tế.

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN: là hệ thống đường lối, chủ trương
chiến lược, hệ thống PL, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh
chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của
các tổ chức, các chủ thể KT nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị
trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

III. Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam


1. Lợi ích kinh tế & quan hệ lợi ích kinh tế
- Lợi ích: là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này cần
phải được nhận thức và đặt trong MQH XH ứng với trình độ phát triển nhất định
thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như XH.

2. Vai trò của NN trong đảm bảo hài hòa lợi ích

You might also like