You are on page 1of 12

Trường Đại học Kinh tế - Luật BÀI THU HOẠCH

Họ và tên: Lê Văn Tài Học phần: Quản trị địa phương


MSSV: K214182444 TS.GVC: Nguyễn Thị Thu Hòa
Lớp: QLC.K1A

Quản trị địa phương là khái niệm mới gắn với quá trình cải cách nền hành
chính ở mọi quốc gia, nhất là kể từ giữa thế kỷ XX cho tới nay.
Quản trị địa phương là khái niệm dùng để chi về phương thức, cách thức
tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong bối cảnh nền quản trị
nhà nước có nhiều thay đổi với những bước đi mới mẻ, trong đó khẳng định sự
tham gia quản trị của các tầng lớp nhân dân trong mối quan hệ với chính quyền
địa phương theo một phương thức tổ chức mới nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Nhà nước Việt Nam là Nhà nước
pháp quyển Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân. Khẳng định điều này
cho thấy rằng, trong bộ máy nhà nước, thì cấp chính quyền địa phương có vị trí,
vai trò vô cùng quan trọng, nhất là kể từ sau khi đất nước thực hiện chủ trương
đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc cải cách làm hiệu
lực, hiệu quả của quản lý nhà nước ngày một tăng cao, góp phần vào thắng lợi
chung trong việc thực hiện mục tiêu của quá trình đổi mới.
Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp cận và tham khảo tài liệu: “Quản trị địa
phương: Từ lý thuyết tới thực tiễn” do PGS.TS. Nguyễn Thị Phượng làm chủ
biên đã tổ chức biên soạn.
Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu, có giá trị về mặt lý luận và
thực tiễn trong quản trị địa phương. Trên cơ sở phân tích những vấn đề chung
nhất cùa quản trị, quản trị nhà nước, quản trị địa phương, những yêu cầu của
quản trị tốt; kinh nghiệp tổ chức chính quyền tự quản địa phương của một số
quốc gia trên thế giới, nhóm tác giả đã phác họa bức tranh về các thiết chế trong
tổ chức và hoạt động bộ máy cùa chính quyền địa phương các cấp, một số lĩnh
vực cơ bản của quản trị địa phương cùng với mối tương quan giữa chính quyền
địa phương với người dân trong quản trị địa phương thông qua những phương
thức, cách thức thực hiện để bảo đảm tính liêm chính, công khai, minh bạch và
trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trong hoạt động quản trị. Bên
cạnh đó, nhóm tác giả cũng cố gắng luận giải những bài học thành công về kinh
nghiệm của một số quốc gia trong việc tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương tự quản. Cuốn sách cũng đặt ra những lựa chọn, đề xuất chính sách
về việc tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
trong bối cảnh tiếp tục sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
hiện nay.

Sách bao gồm 4 chương:


Chương I: Những vấn đề lý thuyết về quản trị địa phương.
Chương II: Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo
Hiến pháp 2013.
Chương III: Một số lĩnh vực quản trị của chính quyền địa phương.
Chương IV: Mối tương tác giữa chính quyền địa phương và người
dân trong quản trị địa phương.
Trong khuôn khổ bài thu hoạch số 1 này, chúng ta sẽ bắt đầu với những
thứ căn nguyên, mang tính cơ sở lý luận của bộ môn “quản trị địa phương” này,
vì thế tôi sẽ tập trung khai thác Chương I trong tập tài liệu nêu trên để đúc kết và
đưa ra kết luật sau bài thu hoạch.
Phần I: QUẢN TRỊ, QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN TRỊ ĐỊA
PHƯƠNG.
1/ Quản trị và các cấp độ của quản trị.
Quản trị chính là sự tác động có định hướng cùa chủ thể quản trị lên đối
tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu cao nhất mà chủ thể quản trị đã định ra.
Tuy nhiên, về bản chất, quản trị chính là quá trình ra quyết định và tổ
chức thực hiện quyết định để quản lý, giài quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã
hội trong một quốc gia. Vì thế, quản trị luôn gắn với một tổ chức và hoạt động
của tổ chức đó, ví dụ tổ chức và hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước (gọi
chung là quản trị nhà nước).
Tóm lại, quản trị bao gồm 3 yếu tố:
Một là: Phải có chù thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và một
đối tượng quản trị tiếp theo. Đối tượng của quản trị phải tiếp nhận sự tác động
của chủ thể quản trị với sự tác động có thể chỉ một lần và cũng có thể nhiều lần.
Hai là: Quản trị luôn hướng tới mục tiêu đặt ra cho cả quá trình. Mục tiêu
của quàn trị chính là căn cứ để chủ thể quản trị tạo ra các tác động tới đối tượng
quản trị. Sự tác động giữa chủ thể quản trị lên đối tượng quàn trị luôn được thực
hiện trong một môi trường luôn biến động.
Ba là: Hoạt động quản trị luôn sử dụng những nguồn lực cần thiết để đạt
được mục tiêu như: tài chính, nhân lực và vật lực, và những nguồn lực này khi
sử dụng đều phải dựa trên những kế hoạch đã được chủ thể quản trị thông qua.
Chức năng của quản trị: Chức năng hoạch định, Chức năng tổ chức,
Chức năng lãnh đạo, Chức năng kiểm tra.
Các cấp độ của quản trị:
+ Quản trị doanh nghiệp
+ Quăn trị tập đoàn - công ty (corporate governattce•)
+ Quản trị dự án (project governan)
+ Quản trị trong tổ chức phi lợi nhuận (non- profĩt governance)
+ Quản trị toàn cầu (gỉobal governance)
2/ Quản trị nhà nước:
Quản trị nhà nước là một phạm trù vừa được xem là một cấp độ của quản
trị nhưng vừa là một dạng quản trị đặc biệt gắn liền với việc sử dụng quyền lực
nhà nước trong hoạt động quản lý của nhà nước.
Đối với quàn trị nhà nước, đã có nhiều nghiên cứu chia thành quản trị ờ
cấp độ quốc gia (national govemance) và quản trị ở cấp địa phương (local
govemance) (ví dụ như công trình chúng tôi đang đề cập), trong đó quản trị nhà
nước và quản trị địa phương đều dựa trên những nguyên tắc chung nhưng mỗi
cấp vẫn có những đặc thù riêng.
Quản trị nhà nước có thể được hiểu là việc xác định các nguồn lực và tài
nguyên do Nhà nước quản lý và sử dụng thông qua các thể chế chỉnh thức và phi
chỉnh thức cùng với những công cụ (khoa học, kỹ thuật và công nghệ), phương
thức nhằm bảo đảm cho sự tham gia cùa cộng đồng dân cư vào việc quản trị nhà
nước ngày càng sâu rộng và đạt được hiệu quả cao nhất.
Quản trị nhà nước tốt là: Quản trị nhà nước tốt là tổng thể những tiêu chí
về quản lý xã hội của một nhà nước thông qua các thể chế chỉnh thức và phi
chính thức, các phương thức và cách thức tổ chức bộ máy quản trị nhằm hướng
tới các mục tiêu định trước để thúc đẩy, bảo đảm sự phát triến hài hòa, bển vững
cùa một quốc gia.
Những yếu tố cốt lõi của quản trị nhà nước tốt bao gồm:
+ Trách nhiệm báo cáo giải trình của quan chức nhà nước trước công dân
về những vấn đề thuộc quyền quàn lý của họ;
+ Minh bạch để công dân có thể tiếp cận hoạt động cùa nhà nước theo
cách thức dễ dàng nhất, ít tốn kém nhất;
+ Thông tin về pháp luật phải được biết trước và thực hiện thống nhất;
+ Sự tham gia của công dân trong tất cả các khâu của quản trị từ việc
quản lý tới việc kiểm tra, giám sát hoạt động của chính phủ và chính quyền địa
phương.
3/ Quản trị địa phương - các cách tiếp cận và đặc điểm:
Trên cơ sở tư duy về quản trị và "quản trị nhà nước", quản trị địa phương
(Local Govemance) cũng là một cách tiếp cận theo hướng (từ những năm 60 của
thế kỷ XX) gắn với quá trình phân quyền tại nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới có xu hướng tổ chức chính quyền
địa phương tự quản, vì thế (dưới góc độ tự quản) quản trị địa phương theo cách
hiểu này thì đó là phần không gian tự do mà cộng đồng dân cư địa phương cùng
với chính quyền của mình có thể tự ra quyết định và tự tổ chức thực hiện quyết
định cùa mình khi phải giải quyết các vấn đề phát sinh từ địa phương. Và theo
đó, "tự quản địa phương" được đo lường từ hai mức độ (với hai chi số chính) là:
tự chủ về pháp lý và tự chủ về tài chính.
4/ Ý nghĩa và vai trò của quản trị địa phưong trong sự phát triển:
Bất cứ một chính quyền nhà nước nào dù ở trung ương hay địa phương
đều giữ vai trò tối thiểu là gìn giữ một trật tự pháp lý, bảo đảm môi trường bền
vững. Tuy nhiên, ờ mỗi quốc gia khác nhau với những trình độ phát triển khác
nhau và thể chế khác nhau thì vai trò và trách nhiệm của chính quyền cũng có
những khác biệt nhất định. Ngày nay, do nhu cầu phát triển kinh tế, cách mạng
thông tin, cách mạng 4.0... và các xu hướng phát triển, các quốc gia hầu hết đều
đang xem lại phạm vi, định hướng thực thi của vai trò nhà nước ở cả trung ương
và ở địa phương nhằm cải thiện tính linh hoạt và hiệu quả của hoạt động quản
trị. Vì vậy, vai trò quản trị của chính quyền địa phương ngày càng có ý nghĩa vô
cùng lớn lao nhất là đối với Việt Nam hiện nay, điều này thể hiện ở những điểm
sau:
Thứ nhất, quản trị địa phiỉơng làm gia tăng tính trách nhiệm cùa chính
quyền địa phương
Thứ hai, quản trị địa phương góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng
Thứ ba, quản trị địa phương tạo khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực và
h ễ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Phần II: CÁC YÊU CÀU CỦA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TỐT
1/ Quản trị địa phương phải gắn vói sự đồng thuận cùng tham gia quản lý
của người dân một cách rộng rãi
Để có sự đồng thuận cao, trước hết đối với người dân khi tham gia vào
quá trình quản trị của chính quyền phải có đủ trình độ tối thiểu về kiến thức
chuyên môn, kiến thức pháp luật, kiến thức văn hóa - xã hội và kỹ thuật khoa
học - công nghệ để nắm bắt và hiểu được những chính sách, pháp luật cùng như
việc áp dụng chính sách, pháp luật đó vào quá trình giải quyết các công việc
chung ở địa phương.
Để có sự đồng thuận cao, một điểm nữa đáng lưu ý đó là: khi ban hành
các chính sách của địa phương, các quyết định áp dụng trong quản lý hoặc biện
pháp hành động thì chính quyền phải loại bỏ được những yếu tố gây bất đồng
giữa các đối tượng cùng tham gia như thiếu sự bình đẳng, sự phân biệt giới tính,
dân tộc, tôn giáo hay địa vị xã hội…
Bên cạnh đó, với ý thức về quyền con người, quyền công dân, người dân
cũng có thể yêu cầu, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ, công
chức địa phương phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý, nhàm đáp ứng
được yêu cầu về quyền của cá nhân công dân, nhất là khi họ yêu cầu được tiếp
cận cung ứng các dịch vụ công có chẩt lượng do chính quyền cung ứng. Bên
cạnh đó với cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thì khi người dân
hiểu rõ được vị trí, quyền hạn của mình họ sẽ tích cực tham gia vào quá trình
kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm, tính liêm chính của
quan chức và công chức địa phương rõ ràng hơn.
Trình độ dân trí của cá nhân công dân còn là yếu tố quyết định sự mong
muốn được thực hiện quyền và trách nhiệm của họ đối với quản trị địa phương
hay không.
Vì vậy, trong quản trị địa phương cần chú ý tới các hình thức, phương
thức tổ chức nhằm huy động sự tham gia rộng rãi của người dân để tham khảo ý
kiến của mọi thành phần trong xã hội và có cơ chế phản hồi thông qua thủ tục
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người hưởng thụ dịch vụ công.
Sự tham gia của cộng đồng thường hình thành nên quan hệ đối tác trong
quản trị địa phương từ những sáng kiến chung của chính quyền, cùa doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức tình
nguyện, các hội và tổ chức cộng đồng ở địa phương và tạo cơ hội cho quan hệ
này phát triển thông qua cơ chế giám sát lẫn nhau nhằm ngăn cản sự thao túng
của các nhóm lợi ích và hom thế nữa đó là tạo dựng niềm tin cho các chủ thể tại
địa phương, phá vỡ những rào cản đối với chính quyền.
Tuy nhiên, sự tham gia này cần có sự cam kết và ủng hộ chính thức của
các cơ quan chính quyền địa phương.
2/ Yêu cầu về tính pháp quyền trong quản trị địa phương:
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam được đề ra trong Cương
lĩnh năm 1991 của Đảng Cộng sản và sửa đổi, bổ sung năm 2011 và được ghi
nhận trong hệ thống văn bản pháp luật. Như vậy, sự đổi mới này trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, cơ quan chính quyền địa phương
nói riêng nhằm phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm cùa từng cấp chính
quyền trong quản trị nhà nước nói chung, quản trị địa phương nói riêng. Tính
pháp quyền thể hiện ở những phương diện sau:
Thứ nhất, các quyết định và chính sách của địa phương được ban hành
cần phải sát với thực tế, điều kiện và hoàn cảnh của địa phương nhưng không
trái với những quyết sách của trung ương.
Thứ hai, thông qua thẩm quyền ban hành những chính sách, quyết định
của mình, chính quyền địa phương cần tạo ra khuôn khổ, hành lang pháp lý công
bằng, bình đẳng và tạo cho người dân có thói quen sổng, làm việc trong khuôn
khổ cùa luật lệ.
Vì vậy, quản trị nhà nước nói chung, quản trị địa phương nói riêng không
chi đòi hỏi các quy định pháp luật đầy đù mà còn phải đảm bảo tính khách quan
và công bằng. Việc thực hiện pháp luật luôn phải đề cao tới việc bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, nhất là những người thuộc nhóm yểu thế, hoặc thiểu
số trong xã hội.
3/ Yêu cầu về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của chính quyền địa
phương trong quản trị địa phương:
Tính minh bạch trong quản trị địa phương thể hiện ở hai khía cạnh chủ
yếu đó là: truyền thông công cộng do chính quyền thực hiện và quyền của công
dân trong việc tiếp cận thông tinể Tuy nhiên, cả hai khía cạnh này đều khó thực
hiện nếu ngay từ khâu đầu tiên vấn đề truyền thông công cộng không được
chính quyền nhà nước quan tâm.
Đẻ bảo đảm tính minh bạch của quản trị địa phương thông qua việc cung
cấp, phản hồi thông tin Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 đã xác
định: "Công dân cỏ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, cỏ quyền được thông
tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định" (Điều 25 Hiến pháp năm 2013) và được cụ thể hóa trong Luật về
Quyền tiếp cận thông tin năm 2012.
Đổi với trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trong hoạt
động quản trị được hiểu là chính quyền địa phương nhận trách nhiệm về những
hành động đã cam kết và đưa ra một cơ chế mà qua đó hành động này có thể
được theo dõi, đảnh giá và phản xét.
Trách nhiệm giải trình thể hiện thông qua các báo cáo của chính quyền,
đó là trách nhiệm của một cá nhân hay tổ chức (HĐND, UBND hay Chủ tịch
UBND, giám đốc sở...) phải báo cáo và trả lời về những hoạt động quản trị của
họ trước các cơ quan dân cử và cừ tri trả lời về vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn
quản lý của họ. Trong quản trị nhà nước nói chung, quản trị địa phương nói
riêng, trách nhiệm giải trình là biểu hiện của cơ chế kiểm soát từ phía nhân dân
đổi với các cơ quan quản lý nhà nước.
Để làm rõ trách nhiệm giải trình trong quản trị nhà nước, Luật Phòng,
chống tham nhũng năm 2012 và Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/08/2013,
trong đó đã xác định: Giải trình là việc cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích,
làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm
của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.
Bên cạnh đó, người có trách nhiệm giải trình cũng được Nghị định quy
định rõ hơn là: người đứng đầu cơ quan nhà nước hoặc người được người đứng
đầu cơ quan nhà nước ủy quyền thực hiện việc giải trình.
Tóm lại, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền
địa phương trong quản trị địa phương vừa là một đòi hỏi khách quan của quá
trình hội nhập, vừa là yêu cầu của quá trình thực thi luật pháp, vừa là cơ chế
kiểm soát việc tổ chức thực thi pháp luật nhàm đảm bảo cho các hoạt động quản
trị nhà nước nói chung, quản trị địa phương nói riêng được thực hiện trong
khuôn khổ luật pháp và được đánh giá bởi những tiêu chí, chuẩn mực của pháp
luật từ tính thống nhất, nhất quán; tính bảo đảm rõ ràng, chính xác, dễ hiểu; đến
tính tin cậy và tính đoán định cùa pháp luật.
4/ Quản trị địa phưoTig luôn quan tâm tói lọi ích và công bằng xã hội:
Thực tiễn đã chứng minh, khi nào chính quyền biết quan tâm tới lợi ích giữa các
cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội sẽ tạo ra được sự đồng thuận cũng như
trạng thái lành mạnh trong từng cơ quan, tập thể và xã hội, do vậy mà tính tích
cực xã hội và tinh thần sáng tạo được phát huy, kinh tế phát triển, chính trị xã
hội ổn định; ngược lại sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển, thậm chí tiêu cực xã hội
và tệ nạn xã hội gia tăng.
Công bằng trong quản trị địa phương là việc chính quyền các cấp cần đảm bảo
công bằng trong phục vụ cho mọi đối tượng khác nhau trong xã hội mà không
có sự phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội. Chính quyền không nên
tạo ra một sự loại trừ nào đối với sự tham gia và giám sát của công dân và tổ
chức vào hoạt động quản trị xã hội.
Phần III: MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
TRONG VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG.
1/ Vài nét về lịch sử hình thành chính quyền địa phương tự quản
Trong mục một số mô hình quản trị địa phương tiêu biểu trên thế giới,
nhóm tác giả lựa chọn sáu mô hình rõ nét, có giá trị tham khảo bao gồm: Đức,
Pháp, Anh, Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các mô hình trên có tính chất nổi
trội, kế thừa cho các quốc gia về quản trị địa phương.
2/ Một số mô hình tự quản địa phương trên thế giới
Đối với chính quyền cấp cơ sở, cộng đồng dân cư được phép tổ chức, điều hành
các công việc liên quan đến đời sống và lợi ích của cộng đồng mình thông qua
cơ quan tự quản địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra; cơ quan tự quản này
không giải quyết những vấn đề chung của quốc gia mà chi trực tiếp giải quyết
những vấn đề liên quan đến lợi ích của nhân dân địa phương.
Các mô hình điển hình:
Mô hình quàn trị địa phương ở Cộng hòa Liên bang Đức
Mô hình quản trị địa phương ở Pháp
Mô hình quản trị địa phương ở Anh
Mồ hình quản trị địa phương ở Hàn Quốc
Mô hình quản trị địa phương ở Trung Quốc
Chính quyền địa phương tự quản ở Liên bang Nga
3/ Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình tổ chức bộ
máy chính quyền địa phương hiện nay:
Qua một số mô hình quản trị địa phương tiêu biểu nêu trên, có thể rút ra
những nhận xét chung như sau:
Thứ nhất, mô hình quản trị địa phương ờ các quốc gia trên thế giới rất đa
dạng, không có một mô hình thống nhất chung.
Thứ hai, xu hướng của các nước trên thế giới trong vấn đề quản trị địa
phương là ngày càng giảm số lượng các đom vị hành chính và tăng diện tích của
chúng nhằm đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như
cho các dịch vụ hoặc các chương trình phát triển địa phương.
Thứ ba, xu hướng phân cấp trong quản trị địa phương của các quốc gia
trên thế giới. Như chúng ta đã biết, phân cấp trong quản trị địa phương, tức là cơ
quan trung ương chỉ làm những gì mà chính quyền địa phương không làm được,
việc gì địa phương làm tốt sẽ giao cho địa phương, tạo điều kiện chủ động, sáng
tạo, linh hoạt trong quản trị địa phương,
Thứ tư, việc phân định ranh giới và quản lý các đom vị hành chính - lãnh
thổ thủ đô ở nhiều quốc gia thường được áp dụng theo những quy chế đặc biệt.
Thứ năm, quản trị địa phương của các quốc gia đều dựa trên các điều kiện
văn hóa, xã hội, tôn giáo, truyền thống cùa chính quyền địa phương để quản trị
địa phương như văn hóa, giáo dục, lễ hội truyền thống
Thứ sáu, quản trị địa phương ở những quốc gia nêu trên đều có tham gia
và có sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình ra quyết định quản trị của
chính quyền tự quản.
Bài học kinh ngtiệm cho Việt Nam:
Từ việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
tự quản một sổ quốc gia nêu trên, điều căn bản rút ra cho Việt Nam đó là nguyên
tắc phân quyền tự quản, tự chù và tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa
phương, đây là cơ sở rường cột cho tổ chức và hoạt động có hiệu quả, hiệu lực
của chính quyền nhà nước các cấp trong hoạt động quản trị.
Về lâu dài có thể vận dụng những kinh nghiệm của các quốc gia trên
trong việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương trên một
số phương diện sau:
Một là, nghiên cứu một cách nghiêm túc cơ chế phân quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm cho địa phương theo những mức độ nhất định: tùy thuộc khả
năng về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…
Hai là, về tổ chức các đơn vị chính quyền địa phương, theo kinh nghiệm
của các quốc gia nêu trên thì ở Việt Nam việc phân chia các đơn vị hành chính -
lãnh thổ địa phương hiện nay ở Việt Nam thành nhiều tầng nấc trung gian lồng
chứa bao hàm nhau nên khó bảo đảm được tính thống nhất (theo quy định tại
Điều 2 Hiến pháp năm 2013), tính hiệu lực hiệu quả của bộ máy chính quyền địa
phương. Do đó cần phải đổi mới việc phân chia cấp hành chính và đơn vị hành
chính lãnh thổ theo hướng giảm cấp hành chính trung gian và trên từng cấp hành
chính không phân chia thành nhiều đơn vị hành chính - lãnh thổ có quy mô quá
nhỏ.
Ba là, Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa, vì thế Nhà nước cần xem
xét để xác định lại chức năng quản trị riêng biệt đổi với chính quyền đô thị,
chính quyền nông thôn, trường hợp thành lập đặc khu hành chính - kinh tế cũng
cần có luật quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của những khu vực này và
mối quan hệ của khu vực này với những thực thể chính quyền còn lại, bảo đảm
được các mục tiêu quốc phòng, an ninh, hiệu quả, hiệu lực trong quản trị địa
phương.

You might also like