You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÀI LUẬN 1: THEO EM, NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ


NƯỚC VIỆT NAM CÓ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA
MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH NÀO (HÀNH CHÍNH
CÔNG TRUYỀN THỐNG, QUẢN LÝ CÔNG MỚI
HAY QUẢN TRỊ CÔNG HIỆU QUẢ)

Họ tên học viên: Nguyễn Thị Quỳnh Lê

MSSV: 2123102060242 Lớp: D21QHQT

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Võ Thị Cẩm Tú

Bình Dương tháng 10/2022

1
Hành chính công là khoa học nghiên cứu các quy luật quản lý có hiệu quả
những công việc xã hội của các tổ chức hành chính Nhà nước. Kể từ khi khoa học
Hành chính công ra đời đã có nhiều mô hình lý thuyết khác nhau với các bước phát
triển thăng trầm. Trong những năm gần đây (thập kỷ 80 và những năm đầu thập kỷ
90 của thế kỷ XX) rất nhiều nước trên thế giới đặt vấn đề xem xét lại khu vực công
về quy mô và khả năng điều hành sự phát triển của đất nước, đặc biệt một số nước
như Anh, Mỹ. Những nước này đã đưa ra mô hình Quản lý công mới (Hành chính
phát triển) thay thế cho mô hình Hành chính công truyền thống.
Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh cải cách hành chính, hội nhập ngày
càng sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới. Để hội nhập thành công, ngoài sự quyết
tâm về mặt chính trị, Việt Nam cần phải tự xây dựng mô hình quản lý có hiệu quả.
Ở Việt Nam, khoa học hành chính ra đời và phát triển rất muộn, lại phải chịu sự tác
động trực tiếp của Chính trị, chính vì vậy tính độc lập của khoa học hành chính mờ
nhạt. Chúng ta thực sự chưa có một mô hình hành chính công.
Hành chính công truyền thống được hiểu là cách thức tổ chức và hoạt động
của các cơ quan nhà nước thuộc các kiểu nhà nước trong lịch sử, cũng như các cơ
quan, tổ chức khác, trên cơ sở những nguyên tắc, quy tắc nhất định (bao gồm cả
nguyên tắc chính trị - xã hội và nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật) do nhà nước hoặc các
chủ thể đặt ra mà bản chất chủ yếu thiên về tính “cai trị”, phương thức hoạt động
dựa trên cơ sở thi hành các quy định một cách “cứng nhắc”, lấy tổ chức thứ bậc chặt
chẽ, trình tự, thủ tục và việc thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục đó làm biện pháp tối
ưu mà ít quan tâm đến kết quả hoạt động của nhà nước, của các cơ quan, tổ chức
hay của công chức nhà nước.
Hành chính công truyền thống có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, coi hiệu quả kinh tế là mục tiêu duy nhất và cao nhất
Thứ hai, trực tuyến - chức năng là đặc trưng cơ bản về tổ chức bộ máy của
hành chính công truyền thống
Thứ ba, đặc điểm về mô hình chính sách.
Thứ tư, về mức độ “mở” của hành chính nhà nước

2
Thứ năm, đặc điểm về mối quan hệ giữa hành chính nhà nước với xã hội và
công dân (Hằng, 2022)
Trong đó, đặc điểm quan trọng nhất của hành chính công truyền thống là tính
khép kín; coi trọng ổn định mà coi nhẹ sự thay đổi; coi trọng hiệu quả kinh tế mà coi
nhẹ công bằng xã hội; coi trọng kiểm soát mà coi nhẹ tự chủ; coi trọng lý tính kỹ
thuật mà coi nhẹ tinh thần nhân văn; nhấn mạnh tính bảo mật mà coi nhẹ công khai
thông tin; coi trọng tính thống nhất mà coi nhẹ sự khác biệt. “Đây chính là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả thấp, năng lực đáp ứng không mạnh, tính chính đáng
không đủ, sự thiếu hụt về nguồn lực, sự suy giảm về năng lực quản trị trong quản trị
của chính phủ” (Cheng-fu, 2014).
Trãi qua một thời gian dài được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam, mô hình hành chính công truyền thống đã bộc lộ những hạn chế
nhất định. Do đó, các lý thuyết Quản lý công ra đời sau này, một mặt chỉ ra các
thiếu sót, mặt khác đề ra nhiều chủ trương để khắc phục thiếu sót và hạn chế của
hành chính công truyền thống, khẳng định “tính mở” là đặc trưng bao trùm và quan
trọng nhất của hành chính công hiện đại.
Thế giới đang không ngừng đổi thay. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của
kinh tế thị trường, của khoa học công nghệ, sự phát triển dân trí và dân chủ hóa đời
sống xã hội, với xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, các nước đều phải đối
mặt với những hiểm họa to lớn như khủng hoảng kinh tế, bất bình đẳng xã hội, biến
đổi khí hậu,... Vai trò của Nhà nước ngày càng không thể thiếu trong mối tương tác
với thị trường nhằm khắc phục các khiếm khuyết của thị trường. Đồng thời Chính
phủ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng phải không ngừng tự cải cách để
khắc phục các khiếm khuyết của bản thân mình, bảo đảm thực thi vai trò của mình
trước xã hội và duy trì lòng tin của nhân dân vào thiết chế của mình. Mục tiêu cao
nhất của hành chính nhà nước hiện đại là nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người
dân. Công dân được coi như khách hàng của nền hành chính. Nhà nước có trách
nhiệm phục vụ tốt nhất nhu cầu của công dân. Việc thỏa mãn nhu cầu của công dân
đòi hỏi hành chính nhà nước phải chuyển từ “cai trị” sang “phục vụ”, phải trở nên
năng động, có hiệu lực, hiệu quả, cung cấp đầy đủ các dịch vụ với chất lượng cao,
3
nhanh chóng, công chức có thái độ phục vụ tận tâm và công bằng... Trong bối cảnh
đó, các lý thuyết và thực tiễn hành chính nhà nước không ngừng được hoàn thiện và
định hình ra mục tiêu và các đặc trưng của nhà nước hiện đại.
Đặc trưng của mô hình Quản lý công hiện đại được thể hiện như sau:
Một là đơn giản hóa hệ thống quy định, quy tắc (deregulation): Nền hành
chính công truyền thống đòi hỏi công chức phải tuân thủ một cách cứng nhắc và
nghiêm ngặt những quy định chặt chẽ. Còn trong mô hình quản lý công mới, cơ chế
hoạt động của hành chính nhà nước mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, dễ thích nghi với
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mới.
Hai là đẩy mạnh phân quyền: Chính phủ Trung ương chuyển giao nhiều hơn
các quyền hạn, trách nhiệm, thẩm quyền cho các cấp chính quyền địa phương trong
việc chủ động giải quyết các công việc của địa phương và được tự chủ trong quản lý
và sử dụng các nguồn lực được phân bổ trong phạm vi thẩm quyền của họ.
Ba là áp dụng cơ chế thị trường và áp dụng nhiều phương pháp quản lý hiện
đại của doanh nghiệp vào hành chính nhà nước như cạnh tranh; đấu thầu; so sánh
kết quả và chi phí; coi công dân là khách hàng của nền hành chính, quản lý theo
mục tiêu... để làm cho nền hành chính trở nên năng động, để tăng hiệu quả, chất
lượng và sự linh hoạt trong đáp ứng các nhu cầu dịch vụ cho yêu cầu ngày càng cao
của công dân
Bốn là xây dựng đội ngũ viên chức nhà nước mang tính chuyên nghiệp với
những tiêu chuẩn và thướt đo rõ ràng về thực thi công vụ. Trong công vụ phải xác
định rõ mục tiêu, buộc công chức phải chú ý đến việc thực hiện các mục tiêu và tăng
trách nhiệm công vụ.
Năm là tư nhân hóa một phần các hoạt động của Nhà nước đặc biệt là đối với
các dịch vụ công. Xu hướng này có tác dụng huy động các nguồn lực trong xã hội
để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, để đáp ứng đầy đủ và tốt nhất các yêu cầu đặt ra, Chính phủ Việt
Nam đã cải cách liên tục, luôn cập nhật những yếu tố mới nhằm hoàn thiện nền hành
chính của đất nước. Ngày 15/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu

4
chung của Chương trình nhằm tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên
nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm
chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn
2021-2030.
Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 tập trung vào 6 nội dung,
đó là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công và Xây dựng,
phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Về Cải cách thể chế, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền
hành chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng
tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa
học, công nghệ; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước; tổ chức thi hành pháp luật
nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức
và toàn xã hội.
Đến năm 2025, cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà
nước, trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên
chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển.
Hoàn thiện thể chế và các khung khổ pháp lý để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số,
phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội
số…
Về Cải cách thủ tục hành chính, cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy
định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính
nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện
kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính
trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế
quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh

5
doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao
hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân,
doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác
nhau.
Đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm
tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các
văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31/5/2020. Hoàn thành việc đổi
mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và
tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Về Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tiếp tục rà soát chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, định rõ việc của cơ quan
hành chính nhà nước; phân định rõ mô hình tổ chức chính quyền nông thôn, đô thị,
hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tăng cường đổi mới, cải tiến
phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước
và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo
quy định. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ
thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng
cao hiệu quả hoạt động.
Đến năm 2025, hoàn thành việc nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức tổng thể
của hệ thống hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta
trong giai đoạn mới. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ
quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức
năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước.
Hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và
thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định. Giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% số
lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân
sách nhà nước so với năm 2021.

6
Về Cải cách chế độ công vụ, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách
nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ,
công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên
chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành
chính nhà nước.
Đến năm 2025, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ
cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo
quy định.
Về Cải cách tài chính công, đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân
sách nhà nước cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ
được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và
thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham
nhũng tại các cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Đến năm 2025, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật để đổi mới cơ chế
quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân
sách Trung ương và chủ động, tích cực của ngân sách địa phương. Tiếp tục rà soát,
hoàn thiện hệ thống pháp luật về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với
các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Đến năm 2025, có tối
thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; 100% đơn vị sự
nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành
công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Về Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công
nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số,
góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã
hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập
quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.
Đến năm 2025, 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính

7
phủ điện tử được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc. 100% Cổng Dịch vụ
công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ
liệu với cổng Dịch vụ công quốc gia. 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch
vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất
trên tất cả các hệ thống tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa
phương… Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
Như vậy, nền hành chính nhà nước việt nam vừa có những đặc trưng của mô
hình Hành chính công truyền thống vừa kế thừa mô hình Quản lý công mới . Dùng
đặc trưng của Quản lý công mới khắc phục những nhược điểm trên nền Hành chính
công truyền thống đã lỗi thời.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bình, T. N. (2018, 11 3). Cơ sở lý luận và đặc điểm của hành chính công truyền
thống. From Tạp chí Tổ chức nhà nước: https://tcnn.vn/news/detail/41493/Co-so-ly-
luan-va-dac-diem-cua-hanh-chinh-cong-truyen-thong.html
2. Cheng-fu, Z. (2014). On Open Governance. Journal of Renmin University of
China, 82-84.
Hải, P. N. (2010). Lý Luận Hành Chính Nhà Nước. Hà Nội: Học Viện Hành Chính.
Hằng, T. (2022, 3 10). Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright. From
fsppm.fulbright.edu.vn: https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-
fsppm/mo-hinh-quan-tri-cong-nao-cho-viet-nam/
3. Hiến, T. N. (2003). Hành Chính Công (dùng cho nghiên cứu học tập và giảng
dạy sau đại học). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
4. Liêm, T. T. (2020, 10 05). Tìm hiểu về các chỉ số đánh giá địa phương trong các
lĩnh vực Cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị và hành chính
công. From Sở nội vụ tỉnh Tiền Giang: https://sonoivu.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-
tin?/tim-hieu-ve-cac-chi-so-danh-gia-dia-phuong-trong-cac-linh-vuc-cai-cach-hanh-
chinh-nang-luc-canh-tranh-hieu-qua-quan-tri-va-hanh-chinh-cong/8795388
5. Nga, L. M.-L. (2017, 9). Mô hình quản lý công mới và tính khả thi khi áp dụng
tại Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn, 10.
6. Ngô, H. (2020, 9 28). Mô hình quản lý công mới. From Deha Law:
https://dvdn247.net/mo-hinh-quan-ly-cong-moi/
7. Sang, T. T. (2014, 05 10). So sánh mô hình quản lý công mới (hành chính phát
triển) với mô hình hành chính truyền thống . From Tạp chí Tổ chức nhà nước:
https://tcnn.vn/news/detail/5556/So_sanh_mo_hinh_quan_ly_cong_moi_hanh_chinh_p
hat_trien_voi_mo_hinh_hanh_chinh_truyen_thongall.html
8. Sơn, T. V. (2022, 01 20). Quản lý công mới. From Đại học Đại Nam:
https://dainam.edu.vn/vi/vien-sau-dai-hoc/tin-tuc/quan-ly-cong-moi-new-public-
management--npm
9. Sundaram, S.-C. v. (2003). Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong
một thế giới cạnh tranh. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
10. Tuấn, T. (2021, 07 16). Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2021-2030. From Bộ Nội Vụ - Trang thông tin điện tử về sinh viên tốt nghiệp xuất
sắc, cán bộ khoa học trẻ: https://moha.gov.vn/thanh-nien/tin-tuc/chuong-trinh-tong-the-
cai-cach-hanh-chinh-nha-nuoc-giai-doan-2021-2030-46352.html
11. Tuấn, T. L. (2018, 1 17). Quản lý công mới: Xu hướng cải cách. From Tạp chí Tổ
Chức Nhà Nước: https://tcnn.vn/news/detail/39082/Quan-ly-cong-moi-Xu-huong-cai-
cach.html
12. Văn phòng Chính Phủ. (2022). Công báo số 309: Quyết định về việc ban hành Kế
hoạch hoạt động năm 2022 của Ban Chỉ đạo cải cách của Chính phủ. Hà Nội: Cổng
thông tin điện tử Chính phủ.
13. Văn phòng Chính phủ. (2022). Công báo số 310: Kế hoạch Hoạt động năm 2022
của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Hà Nội: Cổng thông tin điện tử
Chính phủ.
14. Vy, T. N. (2022, 10 4). Sự phát triển của quản lý nhà nước: Từ quản lý công
truyền thống đến quản lý công mới và mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển. From
Cổng thông tin điện tử - Trường chính trị tỉnh Quãng Ngãi:
https://truongchinhtri.quangngai.gov.vn/i3748-su-phat-trien-cua-quan-li-nha-nuoc-tu-
quan-li-cong-truyen-thong-den-quan-li-cong-moi-va-mo-hinh-nha-nuoc-kien-tao-phat-
trien.aspx
15. Weber, M. (2000). Max Weber tuyển tập. Bắc Kinh: Phát thành Trung Quốc.

You might also like