You are on page 1of 4

hành trên những cấp độ khác nhau, với những nội dung khác nhau hay những

khâu, những bộ phận nhất định. Ở Việt Nam, căn cứ vào Nghị quyết hội nghị
lần thứ VIII của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cải cách hành
chính Nhà nước là: “Trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” bao gồm các thay đổi có chủ
đích nhằm hoàn thiện: Thể chế của nền hành chính; cơ cấu tổ chức và cơ chế
vận hành của bộ máy hành chính các cấp; đội ngũ cán bộ công chức hành chính.
Qua đó, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công để
đáp ứng nhu cầu nhân dân và áp dụng vào tiến trình đổi mới.
1.2. Vai trò và mục đích của cải cách hành chính nhà nước
Việc cải cách hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà
nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cho
lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọi
quốc gia.
Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, có đủ năng
lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực
và công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng đường
lối, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo
pháp luật trong xã hội. “Xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện
đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính,
phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng
về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (Nghị quyết

4
số 76/NQ-CP ngày 15/07/2021 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình
tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030).
Hoạt động cải cách hành chính nhà nước không có mục đích tự thân mà
nhằm thúc đẩy sự phát triển ổn định và năng động của toàn xã hội, chủ yếu là
triển khai thực hiện mục tiêu cơ bản là: Phát triển nền kinh tế quốc dân theo
định hướng XHCN và hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Tích cực tăng cường hiệu
lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước về quá trình
quản lý các mặt của đời sống xã hội; định hướng, điều tiết sự phát triển kinh tế
- xã hội và duy trì trật tự của xã hội. Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước
khởi xướng từ năm 1986 kết hợp sự lãnh đạo tài tình của nhà nước ta đã tạo nên
những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước trong thời
kỳ này. Lĩnh vực kinh tế có những sự đổi mới và phát triển. Từ nền kinh tế
hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp đã từng bước vững chắc chuyển mình
sang nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng XHCN. Đời sống của
nhân dân không ngừng được cải thiện. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến
cải cách nền hành chính nhà nước. CCHC nhà nước đã trở thành một trong
những đòi hỏi khách quan của sự phát triển và đổi mới. Khẳng định tầm quan
trọng của CCHC nhà nước là một bộ phận không tách rời và quyết định thành
công của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Cải cách hành chính là nội
dung trọng tâm của công cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

5
2.1.2. Nguyên nhân dẫn tới quá trình cải cách hành chính ở nước ta.
 Đổi mới nền kinh tế.
Cải cách hành chính xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển xã hội, đặc biệt
trong bối cảnh nước ta đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, cần tạo lập được một hệ thống thể chế đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với
yêu cầu phát triển xã hội, khắc phục và giảm thiểu những nhược điểm của cơ
chế thị trường để quản lý, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội. Thời
đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi Nhà nước, đặc biệt là nền hành chính
phải hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực pháp lý theo cơ chế mới, xóa bỏ
tư duy, cách làm của thể chế cũ sang xây dựng nền hành chính cơ chế thị trường,
liêm chính, phục vụ dân để đảm bảo cho đất nước phát triển theo đường lối
XHCN một cách bền vững.
 Tham gia quá trình toàn cầu hóa và tiến đến hội nhập quốc tế.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là quá trình hình thành một chính thể
thống nhất toàn thế giới. Đó là sự ảnh hưởng, tác động, xâm nhập lẫn nhau
xuyên biên giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đây vừa là
thuận lợi cũng vừa là thách thức mới đối với nền hành chính Việt Nam trong
bối cảnh nền kinh tế mở cửa, hội nhập để phát triển. Trong điều kiện kinh tế
mở, đòi hỏi nhanh chóng nắm bắt, tạo lập hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành
chính phù hợp với thông lệ chung của toàn cầu giúp hòa nhập khu vực và cộng
đồng quốc tế, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với thế giới.
 Thời đại của khoa học - công nghệ
Cách mạng khoa học - công nghệ ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã
hôi, trong đó gồm hoạt động quản lý và yêu cầu CCHC. Những biến đổi này đặt
ra trước nền hành chính truyền thống những thách thức mới. Điều đó đòi hỏi

7
phải cải cách nền hành chính, liên tục chuyển mình, sáng tạo, nâng cao năng lực
sản xuất, sức cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách bằng cách nắm bắt những cơ hội
phát triển, sắp xếp lại bộ máy, đổi mới phương pháp quản lí nhân sự để theo kịp
những tiến bộ chung để tránh bị tụt hậu so với thế giới.
 Sự tồn tại những bất cập của nền hành chính
- Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống
nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn chưa rõ ràng, cụ thể mà rườm
rà, phức tạp; chậm đổi mới.
- Tổ chức bộ máy nhiều hạn chế, vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương
thức quản lý hành chính, phân cấp giữa Trung ương - Địa phương còn nhiều bất
cập; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công;
- Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều mặt thiếu sót về số lượng và chất
lượng. Chưa đảm bảo về mặt phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên
môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; vẫn còn nạn tham
nhũng, gây sách nhiễu nhân dân.
- Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với dân,
chính quyền địa phương không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa
bàn, chậm chạp, lúng túng, bị động thiếu điều kiện cần thiết để phát huy sự sáng
tạo, linh hoạt.
- Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa được xác định thật rõ và phù hợp;
sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch.
 Quá trình dân chủ phát triển mạnh mẽ.
Quá trình dân chủ thu hút sự tham gia của người dân ngày càng nhiều hơn
vào hoạt động quản lý nhà nước. Yêu cầu cao về tính công khai, minh bạch

You might also like