You are on page 1of 2

Mở

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà hầu hết các quốc gia hiện nay đang
thực hiện, tuy nhiên cách thức xây dựng, triển khai mô hình này có sự khác biệt
giữa các nước do đặc điểm riêng về văn hóa, chính trị, xã hội.
Đối với Việt Nam, sau hơn 10 năm đổi mới toàn bộ nền kinh tế chuyển từ nền
kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, chúng ta đã thu được một số kết quả khả quan: Mức sống người dân tăng
lên rõ rệt, các loại hàng hóa, dịch vụ được đa dạng hóa, đời sống nhân dân đã có
nhiều thay đổi tích cực. Đây là một trong những minh chứng thuyết phục nhất
cho đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn đó những
quan niệm sai lệch đã được hình thành từ lâu cho rằng: Chủ nghĩa xã hội và
kinh tế thị trường có mâu thuẫn với nhau và không thể song song tồn tại, để lựa
chọn phát triển kinh tế của đất nước theo con đường kinh tế thị trường phải từ
bỏ con đường xã hội chủ nghĩa. Đây là những quan niệm lệch lạc cần phải được
thay đổi, chỉnh sửa. Cần phải nêu rõ rằng kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội
là hoàn toàn có thể song song tồn tại. Việc phát triển nền kinh tế hàng hóa lên
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan để
sớm đưa đất nước đạt được cái đích cuối cùng đó là chủ nghĩa cộng sản

Kết
Tóm lại, sự tồn tại của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một tất
yếu khách quan, vì 3 lý do :

1. Một là, về mặt quy luật phát triển, mô hình KTTT phù hợp với quy luật
phát triển khách quan. (Kt hàng hóa phát triển tới một trình độ tất yếu sẽ
chuyển sản KTTT)
2. Hai là, về mặt kinh tế, mô hình Kinh tế thị trường có tính ưu việt trong
phát triển Kinh tế so với các mô hình kinh tế trước kia.
3. Ba là, Về mặt xã hội, mô hình này này phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh.
(đây là đặc trưng xã hội XHCN mà chúng ta đang hướng tới)

Như vậy có thể thấy, phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu
kinh tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nên
kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường
đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng
của đất nước để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới
xây dựng đát nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Ý nghĩa
Chúng ta cần nghiên cứu về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam bởi lẽ đây là sự nghiệp vô cùng khó khăn, lâu dài,  phải vừa làm
vừa rút kinh nghiệm. Riêng về mặt lý luận cũng còn không ít vấn đề phải tiếp
tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ. Chẳng hạn như: các vấn đề về chế
độ sở hữu và các thành phần kinh tế; về lao động và bóc lột; về quản lý doanh
nghiệp nhà nước ra sao để nó đóng được vai trò chủ đạo; làm thế nào để thực
hiện được công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế còn thấp kém; vấn đề bản
chất giai cấp công nhân của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành
phần; các giải pháp tăng cường sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa, chống quan liêu, tham nhũng, v.v... Chúng ta nghiên cứu để hy vọng rằng
từng bước, từng bước có thể làm sáng tỏ được các vấn đề nêu trên, góp phần
làm phong phú thêm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội phù hợp với điều kiện Việt Nam trong thời đại ngày nay.

You might also like