You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

MÃ MÔN HỌC: 306103

This Photo by Unknown


Author is licensed under
CC BY-SA

BÀI LUẬN MÔN:

KINH TẾ CHÍNH TRỊ


MÁC - LÊNIN

Tác giả: TRẦN THỊ THIÊN KIM


MSSV: 32000087
Phần 1: Điều cần làm để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
1.1. Khái niệm cơ bản Thể chế kinh tế thị trường
- Thể chế kinh tế là một hệ thống các quy phạm pháp luật bao gồm chủ yếu là các đạo luật,
quy chế, quy tắc, chuẩn mực về KT gắn với các chế tài xử lý vi phạm; điều chỉnh hoạt động
của các chủ thể,các quan hệ Kt & xử lý vi phạm
- Kinh tế thị trường là thành tựu phát triển chung của văn minh nhân loại, là
giai đoạn phát triển cao của KTHH, là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó mọi quan hệ kinh tế
giữa những người sản xuất và tiêu thụ đều thông qua thị trường
 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ
trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều
chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của
các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường,
các loại thị trường hiện đâị theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.

1.2. Lý do cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị
trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt
nam lãnh đạo
1.2.2. Lý do cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
a) Trên lý thuyết:
1) Thể chế kinh tế thòn chưa đồng bộ.
2) Hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ
3) Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, kém đầy đủ các yếu tố thị trường và các thể
loại thị trường
b) Trên thực tế:
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn nhiều kiếm khuyết,
hệ thống thể chế vừa chưa đủ mạnh, vừa hiệu quả thực thi chưa cao. Các yếu tố thị trường
các loại hình thị trường mới ở trình độ sơ khai. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện thiện thể chê
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan
c) Đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam:
1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực hiện
còn chậm. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mẫu thuẫn,
thiếu ổn định, nhất quán, chưa tạo đột phá trong huy động, phân bố và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực phát triển
2) Hiệu quả của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế còn nhiều
hạn chế. Việc tiếp cận một số nguồn lực xã hội chưa bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế.
Cải cách hành chính còn chậm.
3) Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thật sự thông thoáng, mức độ minh bạch, ổn định
chưa cao. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ. Quyền sở hữu tài sản
chưa được bảo đảm thực thi nghiêm minh.
4) Một số thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém
hiệu quả, giá cả một số hàng hóa dịch vụ thiết yếu chưa phù hợp với cơ chế thị trường
5) Thể chế đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều bất cập. Bất bình đẳng xã hội,
phân hóa giàu – nghèo có xu hướng gia tăng. Xóa đói giảm nghèo còn chưa bền vững.
Hội nhập quốc tế hiệu quả chưa cao, thiếu chủ động phòng ngừa và xử lý tranh chấp
thương mại quốc tế.
6) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới về kinh tế; cơ chế kiểm soát quyền
lực, phân công, phân cấp còn nhiều bất cập. Quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu
phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hiệu lực, hiệu quả chưa cao; kỷ luật,
kỷ cương chưa nghiêm (Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 03/06/2017

về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, H. 2017)

 Cả trên lý thuyết, thực tế và Đảng Cộng sản cũng đã đưa rất nhiều đánh giá cho thấy thể
chế kinh tế XHCN của ta vẫn chưa được hoàn chỉnh và còn rất nhiều kiếm khuyết. Cho
nên, đây chính là lý do mà ta cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN ở Việt Nam

1.3. Những nội dung cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam (có liên hệ thực tiễn)

Hoàn thiện thể chế về quyền sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế

- Thể chế hóa đầy đủ tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân.
- Đảm bảo minh bạch, công khai trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công

Hoàn thiện pháp luật về đất đai, huy động - sử dụng hiệu quả, khắc phục tình trạng đất bị sử dụng
lãng phí

- Hoàn thiện luật pháp về quản lí, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài sản công, phân biệt
rõ giữa tài sản được đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện mục tiêu chính sách xã hội
- Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trị tuệ theo hướng khuyến khích đổi mới,
đảm bảo tính minh bạch, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp theo hướng dồng nhất ,
đồng bộ
- Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp

Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường

- Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bồ các yếu tố thị trường: Cần phải được vận hành
theo nguyên tắc thể chế kinh tế thị trường, mà ở đây yếu tố thị trường như giá cả, cung cầu,
cạnh tranh, hàng hóa,.... Cần phải được hoàn thiện hệ thống thể chế về giá, về chất lượng
hàng hoá để thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường.
- Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị trường: Để đảm
bảo được sự vận hành thông suốt của các loại thị trường đối với sự phát triển của thể chế
kinh tế thị trường XHCN thì các thị trường cơ bản cần phải được hoàn thiện)

Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội

- Xây dựng hệ thống thể chế để có chế độ kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền
vững với phát triển xã hội bền vững, thực hiện phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ hội cho mỗi
thành viên trong xã hội tham gia và hưởng thụ công bằng thành quả của quá trình phát triển.

Hoàn thiện thể nâng cao năng lực hệ thống chính trị

- Đổi mới nội dung & phương thức lãnh đạo của Đảng về KT - XH
- Đổi mới nội dung & phương thức lãnh đạo của Đảng về KT - XH
- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, sự tham gia của Mặt trận tổ quốc & các tổ chức
chính trị - XH, xã hội – nghề nghiệp

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

- Quốc tế hóa – xu thế tất yếu. Mở cửa, hội nhập – Đ/k để phát triển
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật & các thể chế nhằm:
+ Bảo đảm các cam kết quốc tế
+ Cơ chế phối hợp điều hành các bộ các địa phươn
+ Đổi mới xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp
- Đa phương hóa, đa dạng hóa tránh lệ thuộc vào số ít TT. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình ổn định

Liên hệ thực tiễn:

- Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng đề ra ba đột phá chiến lược phù hợp với giai đoạn
mới:
 Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
 Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn
 Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
- Để WTO công nhận vị thế kinh tế thị trường Việt Nam, những việc cần làm là:
 Sửa lại Luật Cạnh tranh theo hướng hiện đại để có thể kiểm soát, ngăn chặn hữu hiệu
mọi hành vi độc quyền. Cần có những biện pháp chế tài ngăn cấm các hành động độc
quyền.
 Thiết kế một lộ trình tiến tới lãi suất, tỷ giá... thị trường có sự điều tiết của Nhà nước,
đồng Việt Nam được chuyển đổi tự do.
 Chuyển đổi công tác kế hoạch thành công tác quy hoạch có tính định hướng nền kinh
tế, không có tính pháp lệnh.

Phần 2: Phân tích Những nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ 4
2.1. Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở Việt Nam
2.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ & quản lý KT – XH, từ sử dung sức lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên
tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ & tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo
ra năng suất lao động xã hội cao
2.1.2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
- Tạo lập những điều kiện để thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền
sản xuất – xã hội tiến bộ → Kinh tế thị trường
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý & hiệu quả
- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
2.1.3. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
- 1960: Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kí quá độ
- 2001 - 2020: Đưa nước ta cơ bản trở thành nước CN theo hướng hiện đại
- 2006: Trở thành nước CN theo hướng hiện đại, gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- 2016: Sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
- Đến 2030: Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thuộc nhóm 3
nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp
- Đến 2045: Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại

 Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nhằm thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại, đồng thời
phải coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN mà nền tảng là chế độ công
hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện chế độ phân phối theo lao động và phân phối
qua các quỹ phúc lợi xã hội là chủ yếu.
2.2. Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở Việt Nam trong cách mạng 4.0
2.2.1. Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
Cho đến nay loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp và hiện tại ta đang ở cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4:
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa thế kỷ
XVIII đến giữa thế kỷ XIX:
 Sự phát triển của công trường thủ công tư bản
 Những phát kiến lớn về địa lý
 Giai cấp tư sản lên cầm quyền
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0)diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX:
 Chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và sang giai đoạn tự
động hóa cục bộ trong sản xuất.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60
của thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX:
 Chuyển từ công nghiệp điện tử - cơ khí, sang công nghệ số
 Sản phẩm được sản xuất hàng loạt với sự chuyên môn hoá cao
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) được đề cập lần đầu tiên tại Hội Chợ triển lãm
công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “ Kế hoạch
hanh động chiến lượt công nghệ cao” năm 2012:
 Vật lí : công nghệ in 3D, bộ cảm biến, cộng nghệ xe tự hành
 Công nghệ số: Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, trí thông minh nhân tạo và chuỗi
khối, công nghệ Blockchain là sổ cái kĩ thuật số
 Sinh học: tạo ra ADN, cấy ghép để tạo ra những bộ phận thay thế trong cơ thể người,
Công nghệ gen cũng giúp gia tăng sản lượng lương thực, thực phẩm
 Như vậy, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện có những nội dung cốt lõi về tư liệu lao
động. Sự phát triển của tư liệu lao động đã thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại. Theo
nghĩa đó, vai trò của cách mạng công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển

2.2.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0)


- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thanh trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với
sự phát triển và phổ biến của internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things-IoT).
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới
có tinh đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D…
- Vai trò:
 Thay đổi hệ thống sản xuất, chuyển từ tập trung sang phân cấp, hợp nhất về công
nghệ, từ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý và sinh học
 Tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo
làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng, mang lại
nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục.
 Đưa kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực không
có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo
 Có thể thay đổi hoàn toàn cách con người sinh sống, làm việc và quan hệ với nhau

2.2.3. Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở Việt Nam trong cách mạng 4.0
- Gần đây tại Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật ngữ
cách mạng công nghiêp lần thư tư với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong lực lượng sản
xuất trong nền kinh tế thế giới.
- Quan điểm:
 Chủ động chuẩn bị các đ/k cần thiết, giải phóng mọi nguồn lực
 Các biện pháp thích ứng phải được thực hiện đồng bộ, phát huy sức sáng tạo toàn
dân
- Nội dung:
 Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo, nâng cao năng
suất lao động. Cải thiện khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh
nghiệp; thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo
 Nắm bắt & đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0:
 Huy động tối đa nguồn lực nhà nước + nguồn lực toàn dân + quốc tế trong
n/c, triển khai, ứng dụng
 Đối với doanh nghiệp: tối ưu hóa mô hình kinh doanh... nâng cao sức cạnh
tranh
 Chuẩn bị đ/k cần thiết nhằm ứng phó với những tác động tiêu cực của CM 4.0:
 Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền
thông
 Phát triển ngành công nghiệp sáng tạo
 Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp & nông thôn
 Cải tạo, mở rộng, nâng cấp & xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng
kinh tế, xã hội tạo điều kiện thu hút đầu tư trong & ngoài nước
 Phát huy những lợi thế trong nước phát triển du lịch, dịch vụ
 Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ
 Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao
 Tích cực chủ động hội nhập quốc tế
- Để thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 cần chú trọng các phương thức như sau:
 Nâng cao nhận thức của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân về những cơ hội và
thách thức
 Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng kết hợp có hiệu quả giữa phát triển
theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu
 Đổi mới chính sách nhà nước về phát triển khoa học công nghệ
 Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông
 Tập trung cao độ các nguồn nhân lực, trí lực, vật lực cần thiết để phát triển khoa học
công nghệ, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp để đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
 Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với các tác động mặt trái của cách mạng

 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong cách mạng 4.0 đã và đang phát huy lợi thế
so sánh ở trong nước để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tham gia vào phân
công lao động quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực an
ninh, quốc phòng, du lịch, văn hóa. Thực hiện đầy đủ các quy định và cam kết với các tổ
chức kinh tế khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC,ASEM,WTO,CPTTP... đẩy mạnh quan
hệ hợp tác song phương, đa phương trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ
quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Tài liệu tham khảo:


[1]Tong hop file KTCT (moi)
[2]KTCT c.5
[3]KTCT c.6
[4] PGS.TSKH. VÕ ĐẠI LƯỢC, Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
[5] PGS, TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Ðảng Trung ương,
nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa

You might also like