You are on page 1of 5

Trường THCS – THPT Sao Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 10

Họ và tên: ______________________
Lớp: ___________________________
Phân môn Nội dung
Đọc – hiểu 1. Ngữ liệu:
+ Viết đoạn (Theo chủ trương của Sở GD và Phòng GD đề KT, sử dụng ngữ liệu ngoài SGK)
NLXH S
[5.0 điểm]
1. Kiểu bài
- Văn phân tích tác phẩm trữ tình
Làm văn 2. Nội dung trong các bài
[5.0 điểm] - Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)D

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU


Ngữ liệu 1

Người đàn ông bình dị ngồi bệt giữa lối đi là Sauli Vainamo Niinisto
– Tổng thống Phần Lan. Ông đang tham gia một Hội chợ sách ở thủ đô
Helsingki. Khi thấy hết chỗ, ông ngồi bệt cho dù được mọi người nhường
ghế.
Nước của ông từ một quốc gia bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ
hai, phải nhận trợ cấp của Unicef, không sở hữu nguồn tài nguyên phong
phú nào ngoài gỗ, quặng đồng và thủy điện. Phần Lan đã vươn lên trở
thành một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Nước này giàu
vì GDP đầu người lên tới hơn 45.000 USD (2017), tuổi thọ trung bình
cao (78 tuổi với nam giới và 84 tuổi với nữ giới), tỉ lệ tham những thấp
nhất thế giới, phúc lợi xã hội tốt, hệ thống cảnh sát và ngân hàng đáng
tin cậy bậc nhất. Nước này có 4 đảng phái, nhưng các đảng phái này
không cạnh tranh loại trừ lẫn nhau mà cùng thành lập ra các liên minh để thảo luận về mọi chính sách trong xã hội.
Người Phần Lan có niềm tin với “tất cả thành viên trong xã hội, tin tưởng hàng xóm, tin tưởng những người hoạch định chính
sách, tin tưởng Chính phủ”, đồng thời “đóng thuế vào ngân sách trên tinh thần tự nguyện và vui vẻ”.
Ilkka Taipale, một giáo sư Phần Lan đã cùng cộng sự làm thí nghiệm vứt 100 ví tiền trên phố thì tới 95% số đó được người dân
nộp cho sở cảnh sát. Hay theo một cuộc thử nghiệm về tính trung thực toàn cầu, cứ 12 chiếc ví bị cố tình bỏ quên ở thủ đô Helsinki thì
có 11 chiếc được trả lại cho chủ nhân.
Phước lành thay cho nước ông.
(Sưu tầm)
Câu 1: Hình ảnh Tổng thống Phần Lan ngồi bệt giữa lối đi của hội chợ sách gợi cho anh chị những suy nghĩ gì?
Câu 2: Theo em, những điều gì đã giúp Phần Lan phát triển và vươn lên trở thành một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Nêu dẫn chứng.
Câu 3: Theo đoạn trích, điều gì đã xảy ra khi 100 ví tiền bị vứt trên phố? Điều này nói lên đức tính gì của người dân Phần Lan?
Câu 4: Theo anh chị, có nên tin tưởng tuyệt đối vào một người nào hoặc một điều gì hay không?
Câu 5: Từ những thông tin được nêu ở đoạn trích, anh/chị hãy một đoạn văn nghị luận (khoảng 180 chữ) nêu ý kiến của anh chị về giá
trị của tin tưởng.

Ngữ liệu 2:
“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Chi-lê Luis Sepulveda kể về một câu chuyện đại ý như sau:
Có một cô hải âu tên là Kengal bị nhấn chìm trong váng dầu – thứ chất thải nguy hiểm mà những con người xấu xa đã bí mật đổ ra
đại dương. Với nỗ lực đầy tuyệt vọng, cô bay vào bến cảng Hamburg và rơi xuống ban công nhà của con mèo mun, to đùng, mập ú tên
là Zorba. Trong phút cuối cuộc đời, cô sinh ra một quả trứng và con mèo mun hứa với cô sẽ thực hiện ba lời hứa dường như không
tưởng với loài mèo:
- Không ăn quả trứng.
- Chăm sóc quả trứng cho tới khi nó nở.
- Dạy cho con hải âu con biết bay.
Lời hứa của một con mèo cũng là trách nhiệm của toàn bộ loài mèo trên bến cảng. Bởi vậy, bè bạn của Zorba bao gồm ngài mèo
Đại Tá đầy uy tín, mèo Secretario nhanh nhảu, mèo Einstein uyên bác, mèo Bốn Biển đầy kinh nghiệm đã chung sức giúp nó hoàn
thành trách nhiệm. Tuy nhiên, việc chăm sóc, dạy dỗ một con hải âu đâu phải chuyện đùa, có hàng trăm rắc rối nảy sinh và cần có
những kế hoạch đầy linh hoạt được bàn bạc kĩ càng… Và loài mèo đã thành công với nhiệm vụ đó.
1
Trường THCS – THPT Sao Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022

Trong tác phẩm, mèo mun Zorba đã nói với cô nàng hải âu non bé bỏng như sau:
“Tất cả chúng ta đều yêu con, Lucky. Và chúng ta yêu con bởi vì con là một con hải âu. Một con hải âu xinh đẹp. Chúng ta đã bảo
vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời. Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành
một con mèo. Chúng ta yêu con như yêu một con hải âu. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để
yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Con là một con chim hải âu, và con phải
sống cuộc đời của một con chim hải âu. Con phải bay. […] Nhờ con, chúng ta đã học được một điều đáng tự hào: Chúng ta học được
cách trân trọng và yêu thương một kẻ không giống chúng ta”.
(Sưu tầm)
Câu 1: Mèo mun Zorba đã hứa những điều gì với hải âu Kengal?
Câu 2: Những nhân vật nào đã cùng mèo mun Zorba gánh vác trách nhiệm để thực hiện lời hứa với hải âu Kengal?
Câu 3: Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu
thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”?
Câu 4: Câu nói của mèo mun Zorba với con hải âu: “Con là một con chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con chim hải âu.
Con phải bay.” gợi cho anh/chị bài học gì?
Câu 5: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 180 chữ) nêu lên ý kiến của anh chị về việc chấp nhận sự khác biệt của người khác trong
môi trường học đường.

Ngữ liệu 3:
Chiều ba mươi Tết năm đó, bà xếp bánh vào giỏ. Tôi cũng vậy. Rồi bà cháu dắt nhau đi sâu vào phía núi. Bà xách giỏ lớn đựng
bánh tét to, tôi xách giỏ nhỏ đựng bánh tét nhỏ. Chúng tôi im lặng đi, ghé vào những ngôi nhà xập xệ, xiêu vẹo, với những người lớn
đăm chiêu và những đứa trẻ gầy còm, dơ bẩn. Ai cũng hồ hởi chào đón bà. Bà để lại nhà này một cặp, nhà kia hai cặp bánh. Còn tôi thì
rộng rãi hơn, mỗi đứa một cái bánh tét con, lớn nhỏ như nhau.
Giao thừa. Ở nhà chỉ còn hai cái bánh lớn và không còn chiếc bánh tét con nào cho tôi cả. Nhìn tôi buồn buồn, bà nói: "Con nít
hơi đông, hè!". Tôi gật gù: "Năm tới phải làm nhiều hơn bà ạ". Bà im lặng xoa đầu tôi.
Nhưng năm sau, Tết chưa đến thì bà đã mất. Tôi vẫn chưa tự mình gói bánh được, cả đến bây giờ, khi đã tốt nghiệp đại học.
Nhưng Tết nào về quê tôi cũng đi lại con đường từng đi với bà, trên tay là hai chiếc giỏ cũ, một đựng bánh mứt, một đựng đồ chơi và
những cuốn truyện cổ tích. Một cho người lớn, một cho trẻ con. Một vì tấm lòng bà đã yên giấc cỏ, một cho tuổi thơ tôi đã xa tít tắp...
Bao giờ cũng vậy, trên con đường hẹp gập ghềnh đi vào núi, tôi lại cảm nhận trọn vẹn niềm hạnh phúc đơn sơ từng làm tim tôi
rung động từ ngày xa xưa ấy: niềm hạnh phúc được cho, từ những cái bánh tét con, nhỏ bé nhưng chứa đựng tình thương sâu xa của bà.
(Những chiếc bánh tét con – trích trong “Hãy tìm tôi giữa cánh đồng” - Đặng Huyền Đông Vy)
Câu 1: Hai bà cháu trong đoạn trích đã làm điều gì vào ngày ba mươi Tết? Việc làm đó thể hiện ý nghĩa gì?
Câu 2: Sau khi người bà mất, người cháu có tiếp tục việc làm mà hai bà cháu thường làm vào dịp Tết nữa không? Nêu dẫn chứng cụ thể.
Câu 3: Em hiểu như thế nào hình ảnh hai chiếc giỏ cũ “Một vì tấm lòng bà đã yên giấc cỏ, một cho tuổi thơ tôi đã xa tít tắp...” mỗi khi
Tết đến mà nhân vật lại mang về quê?
Câu 4: Nêu ngắn gọn thông điệp em rút ra được từ đoạn trích trên (viết ít nhất 03 câu văn).
Câu 5: Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 180 chữ trình bày suy nghĩ của mình về “niềm hạnh phúc được cho đi” của con người
trong cuộc sống.

Ngữ liệu 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chừng cuối thu, đứng giữa cánh đồng vừa xong mùa gặt, tôi ngẩng đầu nhìn lên trời cao. Trên đó có những đàn chim di trú.
Chúng bay cao tới nỗi tưởng như bất động giữa không gian chiều, tạo thành những mũi tên mỏng manh và mềm mại, nhưng không hề
xao động, không hề mệt mỏi dù ngày đã cạn.
Tôi tự hỏi tại sao những con chim đi xa đó luôn bay thành hình chữ V? Tại sao chúng không bao giờ bay lẻ bạn? Lớn lên, tôi đã
hiểu, khi đàn chim bay theo hình chữ V, động tác vỗ cánh của mỗi con chim sẽ tạo ra một lực đẩy cho con chim bay trước nó.
Những loài chim bé nhỏ dám mộng mơ bay qua đại dương ấy hẳn khôn ngoan biết rằng để bay được xa, chúng phải có đàn. Để
nâng đỡ cho nhau. Để tất cả đều có thể cùng đến đích.
(Những chữ V bay ngang bầu trời, Ngô Thị Phú Bình)
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, vì sao những đàn chim di trú luôn bay thành hình chữ V?
Câu 3: “Để bay được xa, chúng phải có đàn. Để nâng đỡ cho nhau. Để tất cả đều có thể cùng đến đích.” Gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4: Liệt kê ít nhất 02 ý cho thấy tầm quan trọng của tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập.

2
Trường THCS – THPT Sao Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022

Câu 5: Hãy viết đoạn văn khoảng 180 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi
cùng nhau”.

NGỮ LIỆU 5:
Những người Việt coi việc chinh phục thiên nhiên hoang dã là sự nghiệp chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cái “nghề” này lạ quá!
Nhưng cũng như mọi “nghề” khác, đam mê và kiên trì sẽ dẫn lối cho bạn đến thành công.
Hoàng Lê Giang hiện là đại sứ của chiến dịch xã hội mang tên “Con đường tôi” – nơi tôn vinh những con đường vượt khó khăn,
thất bại để chinh phục thành công. Chàng trai có nụ cười tươi rói, từng 8 lần chinh phục dãy Himalaya và là người Việt Nam đầu tiên
chinh phục Bắc Cực (cùng với vô số kỷ lục khác), là một người mắc bệnh tim và hen suyển bẩm sinh. Vào giai đoạn thất bại của tuổi trẻ
khi nhiều thứ trong đời cùng “tan vỡ”, anh cảm thấy không còn gì để mất và quyết định bước ra khỏi những giới hạn của mình, làm
những điều trước đây chỉ dám mơ mộng. Một người mắc bệnh bẩm sinh về hô hấp lại có thể chinh phục được những đỉnh núi cao nhất
của thế giới.
Hoàng Lê Giang kể, trong hành trình chinh phục đam mê, tôi đã không ít lần đối mặt với sinh tử. Lần chúng tôi leo ngọn núi cao
nhất Châu Âu lại là lần gặp bão tuyết. Một cô gái trong đoàn đã mệt đến mức kiệt sức, đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy có cái gì đó ngoài
tầm với của mình. Mỗi bước đi chúng tôi lại phải dừng lại 2-3 lần để thở. Động lực duy nhất lúc ấy là tiếng nói trong đầu “Ráng bước
nữa, ráng bước nữa”. Giây phút đặt chân lên đỉnh núi, tôi thấy mình ngập tràn hạnh phúc, từ nay không còn trở ngại tâm lý nào có thể
ngăn tôi chinh phục những đỉnh cao nữa. Những khó khăn đã qua đều biến mất, chỉ còn sự tự hào hiện hữu vào phút giây vinh quang ấy.
(Đập tan định kiến và tiền lệ, conduongtoi.vn)
Câu 1: Theo tác giả, điều gì sẽ dẫn lối cho bạn đến thành công trong mọi nghề nghiệp?
Câu 2: Trong lần leo ngọn núi cao nhất Châu Âu, những yếu tố nào đã giúp Hoàng Lê Giang chinh phục được ngọn núi ấy?
Câu 3: Theo anh/chị, điều gì giúp cho Hoàng Lê Giang trở thành đại sứ của chiến dịch “Con đường tôi”?
Câu 4: Theo anh chị, giới trẻ hiện nay có nên bước ra khỏi những giới hạn của mình, làm những điều trước đây chỉ dám mơ mộng
không?
Câu 5: Nhà văn Mark Twain đã nói: “Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những
điều mình đã làm. Vậy nên hãy tháo nút dây. Hãy cho thuyền rời khỏi bến cảng an toàn. Hãy căng buồm đón gió. Tìm tòi. Ước mơ.
Khám phá.” Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 180 chữ) nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tinh thần học hỏi,
khám phá, đặc biệt đối với thanh thiếu niên hiện nay.
------------------------------
PHẦN 2 – LÀM VĂN
1. Thể loại: Phân tích tác phẩm trữ tình
2. Lập dàn ý tham khảo cho một số kiểu bài
Đề bài 1: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
A/ YÊU CẦU CỦA ĐỀ:
1/ Kiểu bài: Nghị luận văn học
2/ Nội dung:
- Cảm nhận về con người và quân đội thời Trần
- Nỗi lòng của tác giả
3/ Nghệ thuật:
- Việt hóa thơ Đường
- Các biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ,…
B/ DÀN BÀI:
Bố cục Cách làm Dàn ý chi tiết
Giới thiệu tác giả, tác - Phạm Ngũ Lão là ai? Nêu ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp
I/ Mở bài phẩm - Hoàn cảnh, xuất xứ bài thơ
- Nhận định chung về bài thơ Tỏ lòng
II/ Thân bài Phân tích các ý chính + - Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc
các biện pháp nghệ thuật + Tư thế hiên ngang, vững chắc (hoành sóc – múa giáo)
đã được sử dụng + Tầm vóc xứng với vũ trụ, đất trời.
1. Con người và sức mạnh - Phân tích sức mạnh quân đội thời Trần
quân đội thời Trần + Nghệ thuật: so sánh (“Tam quân tì hổ”)
+ Phân tích cụm từ “khí thôn Ngưu” - Có hai cách hiểu: Khí mạnh nuốt cả sao Ngưu,
sao Đẩu; Khí mạnh nuốt được trâu.
à Khí thế quân đội vô cùng mạnh mẽ, tượng trưng cho sức mạnh dân tộc
à Nhận xét: Với hai câu thơ ngắn gọn, tác giả đã nói được rất nhiều về con người, về
thời đại nhà Trần. Hai hình ảnh lồng vào nhau tạo nên một bức tranh hoành tráng
mang tính sử thi. Lời thơ giản dị, chân thực vì xuất phát từ tấm lòng của người con
3
Trường THCS – THPT Sao Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022

nước Việt mà ý chí bảo vệ Tổ quốc thường xuyên được tôi luyện. Vì vậy, câu thơ thể
hiện cảm hứng yêu nước nồng nàn, sâu sắc.
2. Nỗi lòng của tác giả - Phân tích quan niệm “nợ công danh” -> có tác dụng to lớn, có nội dung tích cực vì
đã cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ, sẵn sàng hi sinh chiến đấu cho
sự nghiệp cứu nước, cứu dân
- Cách sử dụng điển tích và ý nghĩa của điển tích (mô típ thường thấy trong thơ Trung
đại; có thể liên hệ các tác phẩm cùng thời): Nhà thơ mượn điển tích Vũ Hầu để tỏ nỗi
lòng -> cách viết khiêm tốn
-> Lời thơ không những chứa đựng khát vọng, hoài bão lớn lao mà còn thể hiện được
ý thức trách nhiệm cao cả đối với non sông, đất nước
- Khẳng định tấm lòng và nhân cách cao đẹp của Phạm Ngũ Lão với dân với nước.
Kết luận vấn đề - Nhắc lại vẻ đẹp của con người, sức mạnh quân đội nhà Trần
III/ Kết bài - Khẳng định vai trò của Phạm Ngũ Lão

Đề bài 2: Cảm nhận của anh/chị về bức tranh mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
A/ YÊU CẦU CỦA ĐỀ:
1/ Kiểu bài: Nghị luận văn học
2/ Nội dung:
- Cảm nhận về bức tranh mùa hè
- Nỗi lòng của tác giả
3/ Nghệ thuật:
- Việt hóa thơ Đường
- Các biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ…
B/ DÀN BÀI:
Bố cục Cách làm Dàn ý chi tiết
- Giới thiệu tác giả, tác - Nguyễn Trãi là ai? Nêu ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp
phẩm - Hoàn cảnh, xuất xứ bài thơ
I/ Mở bài
- Nhận định chung về bài thơ Cảnh ngày hè
- Trich tho
Phân tích các ý chính + - Phân tích bức tranh thiên nhiên ngày hè qua các khía cạnh: hình ảnh, màu sắc, âm
các biện pháp nghệ thuật thanh, hương vị, không gian – thời gian và con người:
đã được sử dụng + Thiên nhiên sống động, náo nhiệt
1. Bức tranh ngày hè + Hình ảnh con người trước mùa hè: thảnh thơi, an nhàn, ung dung, tự tại
- Tác giả sử dụng nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè: đùn đùn, giương,
phun à thiên nhiên như đang chuyển động do sức sống căng tràn
- Sự khác thường trong nhịp thơ, sự biến đổi trong số lượng chữ trong các câu thơ
thất ngôn à nêu tác dụng và ý nghĩa.
II/ Thân bài
=> Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, chúng ta thấy được sự giao
cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Thi nhân đã đón nhận cảnh
vật với nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng.
2 Nỗi lòng của tác giả - Cách sử dụng điển tích và ý nghĩa của điển tích (mô típ thường thấy trong thơ Trung
khi đứng trước cảnh vật đại; có thể liên hệ các tác phẩm cùng thời) à Tâm trạng, ước muốn của tác giả: dân
mùa hè được ấm no, hạnh phúc.
- Khẳng định tấm lòng và nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi.

Kết luận vấn đề - Nhắc lại vẻ đẹp của bức tranh ngày hè
III/ Kết bài - Khẳng định vai trò của Nguyễn Trãi với nền văn học dân tộc

Đề bài 3: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để làm rõ quan niệm sống “nhàn” của tác giả, qua đó nhận xét vẻ đẹp
tâm hồn của nhà thơ.
A/ YÊU CẦU CỦA ĐỀ:
1/ Kiểu bài: Nghị luận văn học
2/ Nội dung:
- Phân tích vẻ đẹp cuộc sống
- Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của tác giả
3/ Nghệ thuật:
- Điển tích
- Các biện pháp tu từ, nhịp thơ, cách sử dụng từ ngữ,…
4
Trường THCS – THPT Sao Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022

B/ DÀN BÀI:
Bố cục Cách làm Dàn ý chi tiết
- Giới thiệu tác giả, tác - Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai? Nêu ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp
I/ Mở bài phẩm - Hoàn cảnh, xuất xứ bài thơ
- Nhận định chung về bài thơ Nhàn
Phân tích các ý chính + - Phân tích vẻ đẹp cuộc sống NBK thông qua các thi liệu:
các biện pháp nghệ thuật * Câu 1, 2: Vẻ đẹp cuộc sống thuần hậu
đã được sử dụng - Phân tích cuộc sống nguyên sơ, chất phác của tác giả
1. Vẻ đẹp cuộc sống: - Phân tích tâm trạng của tác giả: ung dung, thảnh thơi
Thuần hậu, đạm bạc,
* Câu 5, 6: Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao
thanh cao
+Thức ăn quê mùa, dân dã, đạm bạc, cây nhà lá vườn, là do mình tự lo, là công sức của
chính mình.
+ Sinh hoạt giản dị như những người dân quê.
+ Hai câu thơ có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, có hương sắc.
à Cuộc sống đạm bạc nhưng không khắc khổ. Cuộc sống thanh cao, trong sạch trong
sự trở về với tự nhiên
II/ Thân bài

2. Vẻ đẹp nhân cách Câu 3, 4: Vẻ đẹp nhân cách của tác giả
+ Ta - dại – nơi vắng vẻ >< Người – khôn – chốn lao xao
+ Quan niệm “khôn” và “dại” của tác giả khác đời vì đây là cách nói ngược với giọng
mỉa mai. “Dại” ở đây chính là khôn, “khôn” chính là dại.
=> Về với thiên nhiên, sống hòa thuận theo tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua
của thói tục, là không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn an nhiên khoáng đạt.
3. Vẻ đẹp trí tuệ
* Câu 7, 8: Vẻ đẹp trí tuệ của tác giả
+ Dùng điển tích và ý nghĩa điển tích: Xem phú quý tựa giấc chiêm bao
+ Trí tuệ nâng cao nhân cách để nhà thơ từ bỏ chốn lao xao, quyền quý đến nơi vắng vẻ
đạm bạc mà thanh cao.
Kết luận vấn đề - Nhắc lại vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách và trí tuệ của tác giả
- Khẳng định quan niệm sống “nhàn” của tác giả
III/ Kết bài

You might also like