You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

VĂN BẢN
VĂN BẢN: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
1. Tác giả: Tô Hoài (1920 – 2014)
2. Tác phẩm
- Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện đồng thoại, viết cho trẻ em.
- Năm sáng tác: 1941
4. Nội dung – Ý nghĩa:
- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của
Dế Choắt.
- Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ
độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm...
VĂN BẢN : GIỌT SƯƠNG ĐÊM
1. Tác giả
- Tên: Trần Đức Tiến
2. Tác phẩm
- In trong tập Xóm bờ Giậu, năm 2018
3. Nội dung – Ý nghĩa:
- Nội dung: Văn bản kể lại một đêm mất ngủ của Bọ Dừa tại xóm Bờ Giậu. Những
âm thanh, hình ảnh quen thuộc đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao
lâu nay ông bỏ quên.
- Ý nghĩa: Hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống mà con người vốn dễ
lãng quên.
VĂN BẢN: LAO XAO NGÀY HÈ
1.Tác giả: Nguyễn Duy Khán (1934 –1993)
2. Tác phẩm
Văn bản được trích từ Hồi kí tự truyện "Tuổi thơ im lặng".
3. Ý nghĩa
Bài văn đem đến những thông tin thú vị về các loài chim từ tập tính, hình dáng cho
tới thói quen bắt mồi,… giúp ta hiểu thêm, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của quê
hương
Suy ngẫm và phản hồi.
TIẾNG VIỆT

MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ

1.Cụm từ
-Cụm từ có hai từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có
một từ (danh từ, động từ, tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn
lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm.
Xem lại bài tập 4 trang 97
Hãy cho ví dụ xác định rõ thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
2. Ẩn dụ
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương
đồng nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
Xem lại bài tập 1,2 trang 121.
3. Hoán dụ
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có
quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
Xem lại bài tập 3 trang 121.
TẬP LÀM VĂN

ĐỀ 1: Tả cảnh chợ Tết ở quê em.


I. Mở bài: Giới thiệu chung về quang cảnh chợ Tết.
Ấn tượng chung của em về quanh cảnh ấy.

II. Thân bài:


Em đi chợ Tết với ai (ba/mẹ/anh/chị hay một mình).
+ Thời gian, không gian, đặc điểm diễn ra chợ Tết.
+ Cảnh chợ Tết diễn ra theo trình tự nào (xa đến gần; khái quát đến cụ thể).
+ Không khí chung của chợ.
+ Hoạt động của người bán, người mua?
+ Âm thanh, sắc màu, quang cảnh ồn ào tấp nập?
+ Các hình ảnh, chi tiết… nào nổi bật trong khi chợ họp…
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chợ Tết.

ĐỀ 2: Kể lại một trải nghiệm của bản thân.


1. Mở bài
- Giới thiệu về trải nghiệm khiến em nhớ mãi.
+ Trải nghiệm ấy diễn ra đã bao lâu rồi?
+ Đó là một trải nghiệm vui hay buồn?
2. Thân bài
- Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:
+ Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào)
+Không gian xảy ra trải nghiệm.
+Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham
gia vào trải nghiệm của em?).
- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:
+Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em?
+Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến
việc em có một trải nghiệm khó quên?
+Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?
+Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu)
+Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào?
+Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?
3. Kết bài
- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:
 Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên…)
 Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?.

You might also like