You are on page 1of 5

ÔN TẬP – LÍ LUẬN VĂN HỌC VÀ VĂN HỌC THIẾU NHI

Câu 1. Lí thuyết (3 điểm)


1/ Nêu các chức năng của văn học thiếu nhi (23 + 33)
Các chức năng của văn học thiếu nhi:
- Khơi dậy và phát triển trí tưởng tượng cho trẻ.
- Giáo dục, hình thành nhân cách cho trẻ.
- Góp phần phát triển ngôn ngữ cho thiếu nhi.
 Vì sao chức năng giáo dục là chức năng quan trọng nhất trong hệ
thống các chức năng của văn học thiếu nhi.
Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng nhất trong hệ thống các chức năng
của văn học thiếu nhi, vì:
- Về tư tưởng: văn học giúp các em có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc
sống một khi tâm hồn các em có một tư tưởng nhân văn và tiến bộ.
- Về tình cảm: Văn học giúp các độc giả nhỏ tuổi biết yêu ghét đúng đắn, làm
cho tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn.
- Về đạo đức: Văn học giúp thiếu nhi biết phân biệt phải trái, đúng sai và có
quan hệ tốt đẹp với mọi người, qua đó nâng đỡ cho nhân cách của các em phát
triển.
Hiệu quả của tác phẩm văn học đến với thế giới trẻ thơ một cách tự nhiên.
Trong quá trình tác động để cải biến con người, văn học hiện ra không phải là
người thầy thuyết giáo mà như người đồng hành, người đối thoại với các em.
Có thể nói, tác phẩm văn học chân chính là tấm gương để mỗi cá nhân tự soi
ngắm, tự đối chiếu và phán xét về người khác cũng như chính bản thân mình.
Bằng cách đó, văn học chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Ở đây
dường như giáo dục và giải trí dược hòa làm một và chúng tạo nên điểm độc
đáo của sự tác động văn chương.
2/ Đặc điểm nghệ thuật truyện cổ tích/62
Truyện cổ tích là thể loại văn xuôi tự sự, nội dung cốt truyện và hình tượng
nhân vật nghệ thuật đều mang tính hư cấu tưởng tượng.
- Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích bao giờ cũng là thời gian quá khứ
không xác định. Truyện mở đầu bằng điệp ngữ “ ngày xửa, ngày xưa,…xưa
kia…” hoặc “ đã từ lâu lắm…”nhưng không xác định mốc thời gian cụ thể như
truyền thuyết.
- Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thường là phiếm định, ước lệ,
không nêu tên đất, tên làng cụ thể, nếu có thì cũng là tên đất, tên làng tương
ứng, bất kì nào đó.
- Kết cấu truyện cổ tích theo đường thẳng, cốt truyện xây dựng theo trình tự thời
gian, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau.
- Nhân vật của truyện cổ tích thường chỉ dừng lại ở mức điển hình cho một loại
người, một kiểu người nhất định như lão phú ông, anh thanh niên, cô gái hiền
lành, đứa trẻ mồ côi,.. Nhân vật cổ tích mới chỉ dừng lại ở mức là nhân vật chức
năng chứ chưa đạt tới nhân vật cá tính.
- Yếu tố kì diệu, hoang tưởng đóng vai trò quan trọng trong truyện cổ tích. Càng
lùi về quá khứ, yếu tố hoang đường càng đậm nét. Tuy nhiên, lực lượng thần kì
chỉ đóng vai trò là yếu tố phù trợ chứ không thể quyết định thay cho con người.
3/ Những nguyên nhân chủ yếu tạo nên bước ngoặt vận động, phát triển
của văn học thiếu nhi Việt Nam sau 1975 /149
Bước ngoặt vận động, phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam sau 1975 là do
những nguyên nhân chủ yếu :
- Những thay đổi trong lĩnh vực văn hóa- xã hội: sự chuyển hướng trong nhận
thức, cơ chế quản lí, xuất bản các sản phẩm văn học thiếu nhi; tác động từ sự
giao lưu, ảnh hưởng văn học thiếu nhi thế giới; ảnh hưởng của đời sống kinh tế
thị trường, của công nghệ thông tin,…
- Những thay đổi từ phía người đọc và đội ngũ sáng tác: biến chuyển về mặt
tâm- sinh lí, nhận thức, thị hiếu của độc giả nhỏ tuổi, những thay đổi từ phía nhà
văn,…
Câu 2: Phân tích tác phẩm (7 điểm)
1/ Đi học (Minh Chính) – Lớp 1, Tập 2 (101)
2/ Ai dậy sớm (Võ Quảng) – Lớp 2, Tập 1(38)
3/ Mẹ (Trần Quốc Minh) – Lớp 2, Tập 1 (50)
4/ Cây dừa (Trần Đăng Khoa) Lớp 2, Tập 2 (106)
5/ Cô giáo lớp em (Nguyễn Xuân Sanh) – Lớp 2, tập 1(138)
6/ Mùa thu của em (Quang Huy) – Lớp 3, tập 1(32)
7/ Quả ngọt cuối mùa (Võ Thanh An) – Lớp 4, tập 1 (49)
1. Đi học

(Minh Chính)

Hôm qua em tới trường


Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp.

Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay.

Hương rừng thơm đồi vắng


Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi.
(Tiếng Việt 1, Tập hai – Chân trời sáng tạo, trang 101, NXB Giáo dục, 2020)
GỢI Ý

1. MỞ BÀI
- Tác giả: Tên thật Hoàng Minh Chính, bút danh Minh Chính (1944-1970),
nguyên quán Nam Định. Sinh ra và lớn lên ở trung du Phú Thọ.
- Tác phẩm: Nhiều bài thơ in trên các báo Đi học, Đường về quê mẹ, Cô
gái lái đò, Dòng sông Công… Tác phẩm Đi học được tác giả viết khi 15 tuổi.
Thời gian này, Minh Chính đi học ở trường huyện, những ngày được nghỉ,
Minh Chính thích lên đồi lang thang dưới bóng cọ sau khi giúp mẹ công việc
đồng áng.
2. THÂN BÀI
- Đề tài, chủ đề
+ Tình mẹ, tình quê hương, tình thầy cô, bạn bè luôn vây quanh, che chở
mỗi bước đường em đi học. Đó là hiện thực nhưng cũng là ước mơ.
+ Con đường đến trường. Tác giả đã đánh thức trong mỗi người những kí
ức đẹp đẽ về ngày đầu tiên đi học.
- Nhân vật: Tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng song cũng rất tinh tế,
nhạy cảm của tác giả dựng lên cảnh vật thân quen và cuộc sống còn gian nan vất
vả đã được thi vị hóa, trở nên đẹp đẽ và đáng yêu.
- Thời gian: quá khứ (hôm qua) - hiện tại (hôm nay).
- Không gian: trường học, lớp học, nương, rừng thơm, đồi vắng, con đường
em đi học.
- Ngôn ngữ:
+ Thể thơ 5 chữ
+ Nhân hóa, từ láy tượng hình, tượng thanh
+ Vần cách đan xen từng cặp ở các khổ tạo sự thống nhất trong toàn bài,
tạo tính nhạc, âm điệu nhịp nhàng như từng bước của em đến trường.
3. KẾT BÀI
Với ca từ và giai điệu đẹp, Đi học là bài thơ hay vào loại bậc nhất dành
cho thiếu nhi. Nó sẽ sống mãi cùng thời gian để góp phần nuôi dưỡng bao thế
hệ. Bài thơ đã được phổ nhạc, mỗi khi giai điệu truyền cảm của bài hát vang lên
thì ai cũng lắng nghe để cho tâm hồn mình được thăng hoa, thư thái và mát dịu.

2/ Ai dậy sớm (Võ Quảng) – Lớp 2, Tập 1(38)


1. MỞ BÀI
- Tác giả: Võ Quảng (1920-2007), nguyên quán Quảng Nam. Ông sinh
sống và làm việc chủ yếu tại Vĩnh Phúc. Ông là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng
của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu
nhi.

- Tác phẩm: Võ Quảng là tác giả có nhiều tập thơ hay viết cho thiếu nhi: Gà
mái hoa ( 1957), Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965). “Ai dậy sớm” là
tác phẩm nổi tiếng được in trong tập thơ Anh đom đóm (1970). Bài thơ thể hiện
thành công vẻ đẹp thiên nhiên và qua đó tác giả còn giáo dục thói quen dậy sớm
cho các em.
2. THÂN BÀI
- Đề tài, chủ đề
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên, lao động sản xuất vào mỗi buổi sáng
+ Hoạt động của con người vào lúc sáng sớm, làm việc và hòa mình cùng
thiên nhiên. Đồng thời, cũng nói lên thiên nhiên buổi bình minh thật sinh động ,
rực rỡ. Và thiên nhiên dành tặng những điều tuyệt đẹp này cho ai đó dậy sớm để
chào đón ngày mới với thiên nhiên, như một món quà để tri ân những người biết
trân trọng và yêu quý thiên nhiên.
- Nhân vật:
- Thời gian: buổi sáng sớm – thời khắc chỉ xuất hiện một lần trong ngày.
- Không gian: Không gian trong bài từ sân nhà đến cánh đồng, đến đồi núi.
Đây là không gian mở: từ hẹp đến rộng, từ gần đến xa, từ thấp đến cao.
- Ngôn ngữ:
+ Điệp câu Ai dậy sớm được mở đầu ở tất cả cá khổ thơ như lời giục giã,
gọi mời và cậu đang chờ đón cùng dấu chấm than! Như một lời hứa chắc chắn
về phần thưởng dành cho người dậy sớm.
+ Bài thơ với nhịp điệu nhanh, dồn dập, giọng điệu vui, tươi sáng cùng
thể thơ 3 chữ mang phong cách đồng dao.
+ Kết thúc mỗi khổ thơ đều là vần trắc tạo sự vui tươi, chắc khỏe, điển
hình phong cách thơ Võ Quảng.
+ Hiệp vần vườn - hương, đồng – đông.
+ Sử dụng hình ảnh nhân hóa: hoa chờ đón, vừng đông đang chờ đón, đất
trời chờ đón.
3. KẾT BÀI

“Ai dậy sớm” là một trong những bài thơ vui tươi dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Nó sẽ là động lực để thôi thúc các em hành động chào đón những điều kỳ diệu
của cuộc sống này. Không những vậy còn dạy bảo các em dậy sớm để đón
hương hoa, bình minh và là cả đất trời mênh mông. Và cũng chỉ có những ai
dậy sớm mới có được niềm vui ấy.

3/ Mẹ (Trần Quốc Minh) – Lớp 2, Tập 1 (50)


1. MỞ BÀI
- Tác giả:

You might also like