You are on page 1of 18

ÔN TẬP – LÍ LUẬN VĂN HỌC VÀ VĂN HỌC THIẾU NHI

Câu 1. Lí thuyết (3 điểm)


1a/ Nêu các chức năng của văn học thiếu nhi
- Khơi dậy và phát triển trí tưởng tượng cho trẻ
- Giáo dục, hình thành nhân cách trẻ em
- Góp phần phát triển ngôn ngữ cho thiếu nhi
1b/ Vì sao chức năng giáo dục là chức năng quan trọng nhất trong hệ thống các chức
năng của văn học thiếu nhi
Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng nhất trong văn học thiếu nhi, vì :
Về tư tưởng: Văn học giúp các em có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống một khi
tâm hồn các em có một tư tưởng nhân văn và tiến bộ.
Về tình cảm: Văn học giúp các độc giả nhỏ tuổi biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn
trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn.
Về đạo đức: Văn học giúp thiếu nhi biết phân biệt phải trái, đúng sai và có quan hệ tốt đẹp
với mọi người, qua đó nâng đỡ cho nhân cách của các em phát triển.
2/ Đặc điểm nghệ thuật truyện cổ tích
- Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích bao giờ cũng là thời gian quá khứ không xác
định. Truyện mở đầu bằng điệp ngữ “ngày xửa, ngày xưa,... xưa kia…” hoặc “đã từ lâu
lắm… ” nhưng không xác định mốc thời gian cụ thể như truyền thuyết.
- Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thường là phiếm định, ước lệ, không nêu tên
đất, tên làng cụ thể, nếu có thì cũng là tên đất, tên làng tương ứng, bất kì nào đó.
- Kết cấu truyện cổ tích theo đường thẳng, cốt truyện xây dựng theo trình tự thời gian, việc
gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau.
- Nhân vật của truyện cổ tích thường chỉ dừng lại ở mức điển hình cho một loại người,
một kiểu người nhất định như lão phú ông, anh thanh niên, cô gái hiền lành, đứa trẻ mồ
côi,... Nhân vật cổ tích mới chỉ dừng lại ở mức là nhân vật chức năng chứ chưa đạt tới nhân
vật cá tính.
- Yếu tố kì diệu, hoang đường đóng vai trò quan trọng trong truyện cổ tích. Càng lùi về
quá khứ, yếu tố hoang đường càng đậm nét. Tuy nhiên, lực lượng thần kì chỉ đóng vai trò là
yếu tố phù trợ chứ không thể quyết định thay cho con người.
3/ Những nguyên nhân chủ yếu tạo nên bước ngoặt vận động, phát triển của văn học
thiếu nhi Việt Nam sau 1975
Bước ngoặt vận động, phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam sau 1975 là do những
nguyên nhân chủ yếu:
- Những thay đổi trong lĩnh vực văn hóa- xã hội: sự chuyển hướng trong nhận thức, cơ
chế quản lý, xuất bản các sản phẩm văn học thiếu nhi; tác động từ sự giao lưu, ảnh hưởng
văn học thiếu nhi thế giới; ảnh hưởng của đời sống kinh tế thị trường, của công nghệ thông
tin,...
- Những thay đổi từ phía người đọc và đội ngũ sáng tác: biến chuyển về mặt tâm - sinh
lí, nhận thức, thị hiếu của độc giả nhỏ tuổi; những thay đổi từ phía nhà văn,...
- Chặng đường văn học thiếu nhi sau 1975 có thể phân thành ba giai đoạn: từ 1975 đến
1985; từ 1986 đến 2000; từ 2000 đến nay. Mỗi phân đoạn đều có những vận động để kiếm
tìm những phương thức phản ánh mới, nỗ lực khắc họa hình ảnh con người mới in đậm dấu
ấn của trẻ thơ trong muôn mặt cuộc sống thời kinh tế thị trường. Sáng tác cho các em đã có
những chuyển biến đáng kể, cả ở phương diện tiếp cận hiện thực mới sôi động từ nhiều
hướng, quan tâm một cách toàn diện đời sống vật chất, tinh thần trẻ thơ đến một quan niệm
mới mẻ về đối tượng tiếp nhận, về trách nhiệm của người viết…
Câu 2: Phân tích tác phẩm (7 điểm)
1/ Đi học (Minh Chính) – Lớp 1, Tập 2 (tr.101)
Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp.

Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay.

Hương rừng thơm đồi vắng


Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi.
Tên thật Hoàng Minh Chính, bút danh Minh Chính (1944-1970), nguyên quán Nam Định.
Sinh ra và lớn lên ở trung du Phú Thọ. Ông có nhiều bài thơ in trên các báo. Tác phẩm Đi
học được tác giả viết khi 15 tuổi. Thời gian này, Minh Chính đi học ở trường huyện, những
ngày được nghỉ, Minh Chính thích lên đồi lang thang dưới bóng cọ sau khi giúp mẹ công
việc đồng áng. Bài thơ Đi học đã đánh thức trong mỗi người những kí ức đẹp đẽ về ngày
đầu tiên đi học.
“Hôm qua em tới trường”
Khi nhắc đến câu thơ này, trong lòng mỗi người đều gợi lại những năm tháng đầu tiên đi
học, với những kí ức tươi đẹp của thời học sinh. Câu thơ mang tính tạo hình và biểu hiện
của hình tượng. Tác giả đã chọn chi tiết “tới trường” - một chi tiết tuy nhỏ nhưng lại tiêu
biểu nhất trong cuộc sống thường ngày. Khoảnh khắc ấy dường như chỉ mới xảy ra vào hôm
qua, nó mang lại cho chúng ta cảm giác bồi hồi, xao xuyến và tiếc nuối. Bên cạnh đó, câu
thơ “Mẹ dắt tay từng bước” cũng thể hiện sự bỡ ngỡ của những đứa trẻ mới vào trường, qua
đó ta thấy được sự hoài niệm của tác giả về khoảng thời gian ấy - khoảng thời gian đều có
mẹ bên cạnh, dìu dắt từng bước chân. Bằng nét bút nghệ thuật của tác giả, chỉ với một hình
ảnh, một cảm xúc, tình cảm của người mẹ dành cho con của mình cũng được bộc lộ một
cách mạnh mẽ.
“Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp”
Đáp trả lại tình cảm của mẹ, người con đã thể hiện mình là một người con ngoan bằng cách
tự đến trường khi mẹ bận lên nương. Người đọc có thể cảm nhận được đây là một đứa bé
hiểu chuyện, biết cảm thông cho mẹ của mình. Từ đó, sự kết hợp giữa tạo hình và biểu hiện
làm cho hình tượng có một hình thức nghệ thuật độc đáo. Ngoài ra giá trị thẩm mỹ cũng
được thể hiện rõ ràng, câu thơ gắn liền với đời sống tinh thần của con người.
“Trường của em be bé,
Nằm lặng giữa rừng cây.
Cô giáo em tre trẻ,
Dạy em hát rất hay.”
Có thể nói, trong suốt quá trình đi học của mỗi người, trường học được ví như ngôi nhà thứ
hai của chúng ta. Giữa khung cảnh rừng cây bát ngát rông lớn, hình ảnh “ngôi trường” như
được bao bọc qua phép nhân hoá, song song đó, với từ láy “be bé” ngôi trường được tác giả
miêu tả từ xa đến gần thông qua thị giác. Trong bài thơ, nhân vật “em” vui vẻ khoe về ngôi
trường nhỏ nhắn nằm giữa không gian thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp. Mỗi ngày đi học của
em là một niềm vui có người mẹ thứ hai dịu hiền, hằng ngày dạy chúng em những bài học
hay. Dưới ngòi bút của Hoàng Minh Chính, 4 câu thơ như phảng phất giai điệu, nhịp nhàng
vui tươi qua phép lặp âm e “ be bé, tre trẻ”. Điều này đã chứng mình cho độc giả thấy được
tính sáng tạo trong cách dùng từ. Ngoài ra, khổ thơ không chỉ thể hiện được niềm vui sướng
khi được đi học của nhân vật “em” mà còn làm dấy lên khát vọng tình yêu quê hương đất
nước thông qua những câu hát thân thương của cô giáo.
“Hương rừng thơm đồi vắng,
Nước suối trong thầm thì,
Cọ xoè ô che nắng,
Râm mát đường em đi.”
Chúng ta có thể thấy trong khổ thơ này, khi những đứa trẻ đi học, chúng đều có những
người bạn tinh thần, luôn đồng hành trong suốt quãng đường đi học - bạn “suối”, bạn “cọ”.
Qua phép nhân hoá, nhà thơ đã làm các vật tưởng chừng như vô tri vô giác lạ được sống lại,
trở thành người bạn đồng hành với trẻ đi học. Bạn “suối” biết thầm thì, bạn “cọ” thì xoè
những chiếc ô che nắng cho các em học sinh. Ở đây, tính tạo hình và biểu hiện của hình
tượng được khắc hoạ rõ nét, bộc lộ qua hành động “ thầm thì, che nắng” còn có mùi thơm
thoang thoảng của “hương rừng”. Bốn câu thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tràn đầy
màu sắc như màu xanh của rừng, của cọ hay màu vàng của cái nắng hè đã tạo nên khung
cảnh nê thơ, đầy hương thơm, ngập sắc màu của con đường đến lớp ở vùng cao. Qua đó bộc
lộ tình cảm yêu mến của tác giá với những thứ bình dị, gần gũi gắn liền với trẻ thơ , mà cao
hơn nữa, chính là tình yêu quê hương, đất nước. Với tính sáng tạo trong việc sử dụng các
phép nhân hoá, tu từ và cách tạo dựng hình ảnh thiên nhiên đầy sinh động và màu sắc. Bài
thơ đã thể hiện tâm hồn trong sáng, vui tươi của trẻ thơ mà còn giúp người đọc cảm nhận
được tình yêu quê hường đất nước của tác giả thông qua hình ảnh người mẹ hiền, người bạn
đồng hành mang giá trị tinh thần như mái trường, rừng, suối, cây cọ, cùng với người mẹ thứ
hai. Đó chính là những kỷ niệm luôn sống trong lòng của mỗi đứa trẻ trên con đường chinh
phục lí tưởng sống của chính mình.Có thể nói, bài thơ “Đi học” của Hoàng Minh Chính
chính là một minh chứng điển hình cho đặc điểm của hình tượng văn chương.
Bài thơ “Đi học” vẽ nên khung cảnh nên thơ của con đường đến lớp ở vùng cao. Qua đó bộc
lộ tình cảm yêu mến của tác giả với những thứ bình dị, gần gũi gắn liền với trẻ thơ, mà cao
hơn nữa, chính là tình yêu quê hương, đất nước. “Đi học” là bài thơ hay dành cho thiếu nhi
sống mãi cùng thời gian để góp phần nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người mẹ đang từng bước dắt con đi học trong ngày đầu tiên:
“Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp.”
Ngày đầu xa vòng tay của mẹ, em có biết bao nhiêu điều lo sợ chỉ muốn ẩn nấp bên cạnh
mẹ. Em còn e ngại, bỡ ngỡ chính vì thế mà mẹ phải “dắt tay từng bước”. Nhưng đó chỉ là
ngày hôm qua-ngày đầu tiên đi học. Đến hôm nay, do công việc hằng ngày, mẹ không còn
đưa em đi học được nên đành phải tự đi học. câu thơ vang lên “một mình e tới lớp” nghe
đầy tự tin, đây có thể là một đứa trẻ ngoan ngoãn và đầy lòng dũng cảm khi rời vòng tay của
mẹ.
Quang cảnh con đường tới trường và môi trường sư phạm trong mắt trẻ thơ thật giản dị:
“Trường của e be bé
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo e tre trẻ
Dạy e hát rất hay.
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường e đi.”
Em vui vẻ khoe về ngôi trường nhỏ nhắn nằm giữa không gian thiên nhiên vô cùng đẹp. mỗi
ngày đi học của e là một niềm vui, người mẹ thứ 2 của e thật dịu hiền, ngày ngày dạy e hát
để thấy yêu quê hương, yêu đất nước, học cách sống tốt qua những câu hát thân thương.
Con đường tới mái nhà thứ 2 đầy thơ mộng, con đường đó đang dẫn e bước vào thế giới
mới, chan chứa tình thương yêu dân tộc. hình ảnh “nước suối” và “cây cọ” đã đc nhân hóa
lên: dòng suối như những lời giảng dạy về cuộc sống, còn những lá cọ kia như bàn tay của
mọi người che chở cho những hạt giống của đất nước.
2/ Mẹ (Trần Quốc Minh) – Lớp 2, Tập 1 (tr.50)
Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Nhà thơ Trần Quốc Minh (1943-2017), nguyên quán Thành phố Hải Phòng. Bị bại liệt hai
chân từ bé, được cha mẹ cho học hết lớp 10 phổ thông. Ông làm thơ từ năm 1964. Bài thơ
Mẹ của Trần Quốc Minh ra đời vào năm 1972 khi giặc đánh phá Hải Phòng cực kỳ ác liệt.
Khi đó, nhà thơ đã cùng với gia đình em gái phải sơ tản. Chứng kiến cảnh em gái tảo tần
chăm sóc đứa con một tay phải dùng quạt còn chân đạp võng cho con ngủ cho đến khi cả
hai mẹ con ngủ thiếp đi ông đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ Mẹ cho thấy nỗi vất vả, cực
nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con.
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Ngay từ những câu thơ mở đầu đã thể hiện được điều đó. Phần này, tác giả sử dụng nghệ
thuật đảo ngữ tài tình, qua đó nhấn mạnh và làm nổi bật sự khắc nghiệt của trưa hè nóng
nực.
Bởi thực tế thì con vật kêu suốt mùa hè cũng cảm nhận được sức nóng ghê gớm trong mùa
hè. Thường những con ve cũng có cảm xúc như con người, dẫu dậy thì ta lại thấy sự tương
phản đối lập từ hình ảnh con ve với tình yêu bao la người mẹ dành cho con. Tình yêu đó
giúp mẹ bền bỉ ru em mà không hề bị mệt mỏi.
Lời ru có gió mùa Thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Tiếng ru này còn bao trùm lên khoáng không gian khiến cho những con ve cũng phải im
lặng. Tiếng ru ấy còn vượt qua thời tiết khắc nghiệt, đến cái nóng cũng phải im lặng để con
được say giấc nồng.
Chính những điều này trong bài thơ Mẹ giúp bạn cảm nhận được mẹ không phải quạt ru con
ngủ bằng tay, hay đó chính là tấm lòng mẹ. Điều này không chỉ ru con ngủ mà còn là tình
yêu của mẹ dành cho con. Sức mạnh tình thương đó đi vào lời ru hát với đôi bàn tay quạt
thành nguồn gió mát giúp xua đi thời tiết oi bức của mùa hè.
Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh là một sáng tác nổi bật, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng.
Qua bài thơ sẽ giúp độc giả nhớ tới người mẹ của mình, công ơn sinh thành. Đây là hơi thở
cuộc sống mà có đi hết cuộc đời thì những câu ru đó cũng không khiến con người ra chùng
lòng.
3/ Cô giáo lớp em (Nguyễn Xuân Sanh) – Lớp 2, tập 1(tr.138)
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi.
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh (1920 - 2020) là nhà thơ, dịch giả, quê gốc Quảng Bình, sinh
tại Đà Lạt. Ông học tập ở Hà Nội, sáng tác sớm, 16 tuổi đã có truyện đăng báo. Ông viết Cô
giáo lớp em vào năm 1948. Bài thơ Cô giáo lớp em nhiều năm liên tiếp được tái bản trong
sách giáo khoa. Bài thơ khắc họa lên hình ảnh cô giáo yêu thương và dạy dỗ em học sinh
nhiều điều hay. Còn gì háo hức đối với một đứa trẻ khi mà
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi.
Cô giáo đã tạo cho các em cảm giác vừa sung sướng, vừa an tâm khi phải tạm rời xa vòng
tay yêu thương của bố mẹ, của gia đình để bước vào một môi trường mới, còn nhiều xa lạ và
bỡ ngỡ.
Hình ảnh “Cô mỉm cười thật tươi” khi đáp lại lời chào của học trò, đã trở thành hình ảnh
đẹp, in sâu trong tâm hồn trong sáng, thơ ngây của các em. Nó sẽ đi cùng các em trong suốt
quãng đời học sinh cũng như mãi tới sau này.
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Khổ thơ mở ra khung cảnh rất đỗi bình thường của mọi lớp học mà ở đó, cô thì nhiệt tình
dạy dỗ, trò thì chăm chỉ học hành.
Song nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã dùng biện pháp nhân hóa để gió và nắng cùng tham gia
với các em. Chúng cũng có những hành động, sắc thái tình cảm hết sức dễ thương, phù hợp
với tính cách cũng như tâm lí của các bạn nhỏ. Bởi vậy, giờ học của các em vừa sinh động,
gần gũi với thiên nhiên, vừa ngập tràn hương sắc của tình cô trò, bè bạn.
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Cách liên tưởng lời cô giáo giảng ấm cả trang vở, có vẻ hơi cường điệu. Nhưng đặt trong
dòng suy nghĩ, trong mạch tình cảm đầy yêu mến của các em với cô giáo mình, lại tạo được
sự đồng cảm nơi người đọc. Hình ảnh “em ngắm mãi/ Những điểm mười cô cho” là hình
ảnh ấm áp, xúc động.
Chữ “ngắm” được tác giả sử dụng rất hợp lí. Ngắm, tức là nhìn mãi vì yêu thích. Qua đó cho
thấy lòng trân trọng, yêu quý các em dành cho cô giáo của mình đã thực sự thể hiện được
giá trị của người “kỹ sư tâm hồn” trong công việc “trồng người”.
Hãy đến với các em bằng cả tấm lòng, tình yêu thương chân thành nhất, thì chúng ta (các
thầy cô) cũng sẽ được đền đáp bằng những quả ngọt đong đầy nghĩa thầy trò.
Không một dòng tả về hình dáng, song “cô giáo lớp em” vẫn hiện lên thật rõ nét với tất cả
sự nhân ái, ân cần, hết lòng dạy dỗ, quan tâm và yêu thương học sinh.
Bài thơ “Cô giáo lớp em” giản dị, trong sáng và dạt dào cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Xuân
Sanh, đã nhiều năm đồng hành cùng bao lớp các em nhỏ và chắc chắn nó sẽ được không chỉ
độc giả nhỏ tuổi, mà kể cả người lớn chúng ta cũng yêu thích và nhớ mãi.
4/ Ai dậy sớm (Võ Quảng) – Lớp 2, Tập 1(tr.38)
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!

Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!

Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
Võ Quảng (1920-2007), quê ở tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Đôn Ki-hô-tê sang tiếng Việt dưới bút danh
Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về
Văn học nghệ thuật năm 2007. Ông có rất nhiều tác phẩm hay được các bạn trẻ đón nhận
nồng nhiệt và đưa vào giảng dạy tiếng việt tiểu học. Trong đó, tác phẩm “Ai dậy sớm” là
một trong những tác phẩm tiêu biểu về văn chương của ông. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên
vào buổi sáng sớm - một khoảnh khắc gợi lên sự trong trẻo, tinh nguyên và tươi mới.
Mở đầu bài thơ tác giả đã sử dụng các hình ảnh có tính mô phỏng cao. Chính điều đó đã
giúp các em bé thêm phần thích thú. Với hình ảnh hoa cau như muốn gợi lên cho bé sự chào
đón nhiệt tình, không những vậy mà bằng mùi hương hoa lại tạo cho bé thêm yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống mới này.
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
Tiếp theo đó nhà thơ còn đưa buổi sáng với ánh bình minh lấp ló vào. Bên cạnh đó cũng
chính là màu sáng của ánh sáng mặt trời sẽ cho bé cảm giác thích thú hơn. Cũng không
những vậy mà ánh bình minh này còn che lấp đi bóng đêm và cái u tối của những giấc mơ
lạ.
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!
Để tiếp nối niềm vui tươi sáng, những câu thơ cuối cùng của bài thơ ai dậy sớm, chính là
ước mơ và khát vọng của trẻ. Ở đây nhà thơ sử dụng động từ “chạy” để nhắc nhở các bé cần
phải chạy đua với ước mơ của mình và không nên từ bỏ ước mơ ấy. Bởi nhà thơ muốn nhấn
mạnh và hướng tới các em niềm vui tươi sáng khi những ước mơ thành hiện thực.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
Bên cạnh đó tác giả còn muốn các bé dậy để chào đón những điều kỳ lạ của cuộc sống mới
Không những vậy mà còn là phần thưởng của người dậy sớm, của em bé dậy sớm là hương
hoa, là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buổi sáng đang chờ đón em. Chỉ có những
người dậy sớm, những người yêu cuộc sống và trân trọng đời sống mới có được điều ấy.
Bài thơ đẹp ở cấu trúc vừa trùng điệp vừa tăng cấp. Trùng điệp ở tiếng gọi của thời gian
giục giã: “Ai dậy sớm”, ở tiếng chào mời vang lên thánh thót “Đang chờ đón”. Tăng cấp ở
hành động từ chậm đến nhanh dần: “đi”, “bước”, “chạy”, mỗi nhịp vận động là một hơi thở
sâu hơn, hít lấy khí trời, hương hoa trong trẻo. Tăng cấp ở không gian từ chật hẹp đến cõi
mênh mông “nhà”, “đồng”, “đồi”, mỗi không gian là một tặng vật kì diệu của vũ trụ. Con
người tuy nhỏ bé nhưng tự ý thức được sự sống của mình sẽ lớn lên ngang tầm với đất trời.
Ai dậy sớm là một trong những bài thơ vui tươi dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Nó sẽ là động
lực để thôi thúc các em hành động chào đón những điều kỳ diệu của cuộc sống này. Không
những vậy còn dạy bảo các em dậy sớm để đón hương hoa, bình minh và là cả đất trời mênh
mông. Và cũng chỉ có những ai dậy sớm mới có được niềm vui ấy.

Mở đầu bài thơ tác giả đã mô phỏng một buổi sáng tinh khôi bằng những hình ảnh vô cùng
đơn giản làm cho các bé thích thú:
Ai dậy sớm
bước ra nhà
cau ra hoa
đang chờ đón.
Phân tích bài thơ ai dậy sớm – Hình ảnh cau ra hoa mới đẹp làm sao. Đối với trẻ thơ, những
hình ảnh càng rõ nét càng gợi hình thì càng gây được sự yêu mến và thích thú. Võ Quảng
dường như rất hiểu trẻ em, thơ ông ngôn ngữ dung dị dễ thương, giàu hình ảnh có tính âm
nhạc vui tươi, hoa lá cành bên trong. Vì vậy, một buổi sáng các em khi dậy sớm sẽ thấy vạn
vật thay đổi theo chiều hướng tích cực. Gần gũi nhất chính là hoa cau. Đêm qua, mới chỉ có
nụ cau chúm chím, sau một đêm uống sương, hoa đã nở đẹp cả một góc vườn. Ta cảm nhận
được không gian thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, giàu sức sống, màu xanh của lá, màu trắng
của hoa cau và đọng những giọt sương mai tinh khiết. Khi dậy sớm, chúng ta sẽ được chiêm
ngưỡng những biến đổi kì thú của thiên nhiên nhưng rất thuận tự nhiên.
Ai dậy sớm
đi ra đồng
cả vừng đông
đang chờ đón.
Nếu như khổ thơ trên chỉ là từ nhà ra hiên ra vườn thì sang khổ thơ hai là tác giả dẫn dắt
chúng ta ra cánh đồng. Đây là một không gian mở vô cùng rộng lớn, mênh mong. Vào sáng
sớm, khi bình minh lấp ló, chúng ta cảm nhận được màu của “vừng đông” sáng bừng một
góc trời. Ánh mặt trời sáng sớm còn mang màu nắng nhẹ sẽ tỏa xuống đồng ruộng tạo một
bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Cách sử dụng hình ảnh thiên nhiên, mặt trời, đồng
lúa mang lại cho khổ thơ đầy sức sống và cũng khiến cho các bé vô cùng thích thú. Không
chỉ vậy, câu thơ dẫn dắt chúng ta về hiện tượng thiên nhiên, đó là sáng sớm sẽ đón ánh mặt
trời vô cùng tươi đẹp. Nếu các bé dậy sớm mới có thể chứng kiến được khung cảnh thiên
nhiên tuyệt vời này.
Qua câu thơ cũng thấy được những khát vọng ước mơ của các bé. Tác giả muốn gửi gắm
đến các bé, phải chạy đua cùng ước mơ của mình. Một đêm trôi qua rất nhanh, ánh bình
minh sẽ sớm đến, các bé hãy dậy sớm cùng đón niềm vui với ánh mặt trời và cùng thực hiện
ước mơ của mình.
Ai dậy sớm
chạy lên đồi
cả đất trời
đang chờ đón.
Khổ thơ cuối, cả đất trởi được nói đến với một không gian lớn nhất, tuyệt vời nhất. Chúng ta
nhận thấy “Ai dậy sớm!” được nhắc lại rất nhiều lần. Chúng ta cũng từng nghe “ Muốn
thành công thì phải dậy sớm”, vậy thì đây chính là lời thúc giục, động viên của tác giả đến
mọi người, hãy dậy sớm. Dậy sớm để đón nhận những cái mới, để đến gần hơn với thành
công. Nếu ở những khổ thơ đầu, dậy sớm là ngắm hoa, đến ngắm cánh đồng và cuối cùng
thành quả là ngắm đất trời.
Phân tích bài thơ ai dậy sớm – Không gian được nhân lên từ nhà ra đồng và đến núi rừng,
trời đất cho thấy ước mơ đã chạm gần đến nơi và đạt được. Đứng trên đồi ngắm nhìn trời
đất hay chính là chạm tay đến ước mơ. “Trên con đường thành công không có dấu chân của
sự lười biếng” – quả đúng không sai. Dậy sớm ở đây chỉ là một thói quen hàng ngày, được
tác giả khích lệ nhưng ẩn chứa trong đó là lời nhắn nhủ, hãy chăm chỉ, chịu khó chúng ta sẽ
đạt được ước mơ và thành công của mình. Đừng lười biếng, hãy dậy sớm để đón điều tuyệt
vời của ngày mới, đón bình minh, đón hoa, đón nắng được ngắm nhìn đất trời và được chạy
đua với ước mơ, chạm tay đến ước mơ.
5/ Cây dừa (Trần Đăng Khoa) Lớp 2, Tập 2 (tr.106)
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao


Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa


Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...

Đứng canh trời đất bao la


Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 nguyên quán tỉnh Hải Dương. Là một nhà thơ, nhà báo,
biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được
mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ". Năm 8 tuổi, ông đã có một số sáng tác được in trên báo.
Có rất nhiều bài thơ nổi tiếng của Trần Đăng Khoa được bạn đọc biết đến, trong đó không
thể không kể đến bài thơ “Cây dừa” in trong tập “Góc sân và khoảng trời” là tác phẩm được
ông sáng tác khi mới 9 tuổi. Bài thơ miêu tả và ca ngợi vẻ đẹp của cây dừa - một loài cây
gắn bó với con người, đất nước Việt Nam.
Cây dừa là hình ảnh quen thuộc xuất hiện rất nhiều ở các vùng thôn quê của Việt Nam. Bởi
thế, nó vô cùng thân thiết với lũ trẻ chăn trâu khi mà chiều chiều có thể leo trèo lên đó. Ai
cũng nhìn thấy, cũng chơi đấy nhưng không phải ai cũng có tài quan sát, rồi miêu tả cây dừa
đặc sắc như Trần Đăng Khoa:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Câu thơ đầu, tác giả tả thực hình ảnh, màu sắc của cây dừ đó là “xanh tỏa nhiều tàu”. Để rồi
đến câu thứ hai, tác giả đã nhìn cây dừa trong một dáng vẻ thật khác. Không phải là đu đưa
đón gió mà là “dang tay đón gió”. Không phải đứng dưới bóng trăng mà là “gật đầu gọi
trăng”. Tới đây, cây dừa trong tâm trí cậu bé đã trở thành một vật thể có linh hồn như con
người. Có tay và có đầu. Thật là một sự nhân hóa vô cùng sinh động và độc đáo. Tiếp đến,
nhà thơ miêu tả thân cây. Không phải là thân cây to khỏe sần sùi mà là một hình ảnh rất
người khác “thân dừa bạc phếch tháng năm”. Dù ở đây không nói rõ các động tác như
những câu trên nhưng cụm từ “bạc phếch tháng năm” cũng đủ để độc giả hiểu cây dừa ấy
giống như một con người đã trải qua nhiều sương gió, vượt qua nhiều bão giông nên nhuốm
màu bạc. Cuối cùng, tác giả miêu tả những quả dừa. Không phải là như những quả bóng
tròn mà lại là như “đàn lợn con nằm trên cao”. Thật là một lối ví von hết sức ngộ nghĩnh và
đáng yêu, đúng và rất trúng tâm lý của trẻ con. Có lẽ chỉ có trẻ con mới có trí tưởng tượng
phong phú để có thể so sánh quả dừa với những điều không tưởng đó.
Nếu như khổ thơ đầu, nhà thơ Trần Đăng Khoa đi miêu tả, tô vẽ phác họa dáng vẻ khái quát
của cây dừa, thì tới khổ hai, ông đã đi vào các chi tiết.
Càng phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa, càng cho thấy tài năng thiên bẩm xuất
chúng của nhà thơ thần đồng. Dường như ông đã dành rất nhiều thời gian để quan sát, để
theo dõi những sự thay đổi, những điều xung quanh cây dừa. Chính vì thế, ông mới phát
hiện ra:
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Không chỉ xem xét, quan sát cây dừa ban ngày, mà ông còn nhìn ngắm cây dừa vào ban
đêm. Chính vì thế, ông mới thấy được vẻ đẹp của những bông hoa dừa như những ngôi sao
lấp lánh trên bầu trời. Mà đúng rằng, chỉ vào mùa hè dừa mới trổ hoa và ra quả. Hai câu hỏi
tu từ “Ai mang nước ngọt, nước lành/ Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”, vừa thể hiện sự
thích thú những điều khác lạ ở cây dừa của tác giả, vừa thể hiện trí tò mò ham khám phá của
nhà thơ. Đúng vậy, nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trẻ con càng hay thích tò mò, hay
khám phá về thế giới xung quanh thì chỉ số thông minh càng lớn. Không ít đứa trẻ đều đã
từng uống nước dừa, đã từng thấy quả dừa, nhưng ít ai đặt câu hỏi vì sao nó lại thế, tự dưng
nó như thế, hay ai đã làm ra như vậy…? Trước khi đi vào miêu tả chi tiết quả dừa, nhà thơ
Trần Đăng Khoa không quên vẽ thêm cho tàu dừa những chiếc răng cưa. Nhưng không phải
ai cũng tưởng tượng những phiến lá nhỏ đấy giống như chiếc lược đang chải tóc mây cho
bầu trời xanh. Thật là một hình vừa nên thơ vừa sống động.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa không chỉ có tài sử dụng ngôn ngữ để tả cảnh, vẽ tranh mà còn là
một người có tâm hồn nhạy và suy nghĩ vô cùng sâu sắc. Trong khi các cô cậu bé bằng tuổi
nhà thơ đang mải rong chơi, mải vòi vĩnh quà bánh thì tác giả đã có những tâm tưởng thật
chín chắn. Bởi thế, tác giả vẽ cây dừa ra không đơn giản chỉ vì yêu thích vẻ đẹp của nó mà
hơn hết tác hiểu được tầm quan trọng của cây dừa. Tác giả viết:
“Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…”
Với những vùng quê nhiều dừa, thì những hàng dừa sẽ luôn là nơi che bóng mát cho mọi
người vào những trưa hè nóng bức. Bởi thế, khi những chiếc lá dừa đu đưa kêu xào xạc thì
sẽ mang theo làn gió mát giúp “làm dịu nắng trưa”. Dừa không chỉ gọi cơn gió đến mà sẽ
gọi cả “đàn gió đến”. Đến không chỉ để thổi mát cho mọi người mà còn gõ nhịp múa reo
những vũ điệu sôi động, vui nhộn. Đọc đến đây độc giả có thể mường tượng ra, nhà thơ có
lẽ đang vừa viết bài thơ vừa nằm sõng soài dưới những gốc xoài cùng chúng bạn. Thế thì tác
giả mới thấy trời trong mây xanh, mới thấy đàn cò “bay ra bay vào”. Những âm thanh rì rào
của cây dừa mang tới một không khí thật vui tươi, sống động. Hình ảnh cánh cò bay lượn
càng tô đậm thêm nét yên bình của bức tranh cây dừa và vùng thôn quê.
Quả thực không phải đứa trẻ nào cũng có tầm nhìn, cũng có suy nghĩ như sâu sắc và sự liên
tưởng phong phú như nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tuy nhiên, các bạn nhỏ ngày nay vẫn có thể
nuôi dưỡng được tâm hồn trong trẻo như tác giả nếu như được sống trong môi trường nhiều
cây xanh, không gian rộng mở.
“Đứng cạnh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”
Đến hai câu thơ cuối, tác giả kết thúc với một hình thật đặc biệt, thật hùng vĩ. Giữa khung
cảnh trời đất bao la mênh mông ấy, tác giả lại bảo cây dừa “đứng cạnh”. Không phải là dưới
là ở cạnh bên. Có nghĩa là với nhà thơ, bầu trơi bao la kia cũng thật gần gũi thân thuộc như
những người bạn, cũng có thể chạm tay với tới như những cây dừa. Hơn nữa, dừa không
phải là đứng soi bóng, đứng mát mà là “đủng đỉnh như là đứng chơi”. Hóa ra, không chỉ có
các cô cậu bé đang chơi với thiên nhiên mà chính thiên nhiên cũng đang chơi với nhau.
Dường như trong tâm hồn trong trẻo của nhà thơ, mọi thứ xung quanh đều màu hồng, đều
vui tươi. Trái ngược với hoàn cảnh chiến tranh mà lúc đó tác giả đang phải trải qua. Không
phải ai trong hoàn cảnh đó cũng có thể lạc quan, yêu đời và nuôi dưỡng sự say mê thơ ca,
phát huy được sự sáng tạo như tác giả Đăng Khoa.
Không chỉ phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa mới thấy được tài năng chơi chữ
và giá trị nghệ thuật trong thơ ông. Mỗi tác phẩm của ông đều chứa đựng thủ pháp nghệ
thuật vô cùng độc đáo và khác biệt.
Trong tác phẩm Cây dừa, người đọc dễ nhận ra biên pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh.
Những hình ảnh ví von được sử dụng vô cùng chính xác và hợp logic. Tạo nên một bức
tranh cây dừa vừa khái quát, vừa chi tiết lại vừa có đủ sắc màu. Ngoài ra những từ láy như
“đủng đỉnh”, “rì rào” giúp bài thơ thêm gợi hình, gợi thanh. Cả những phép lặp câu hỏi tu từ
cũng nhấn mạnh thêm thông điệp yêu thiên nhiên của tác giả.
Tác phẩm "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa được sáng tác khi tác giả còn nhỏ. Tuy nhiên,
thông qua bài thơ này, ta có thể nhận thấy sự đam mê của một con người không chỉ đối với
thiên nhiên và quê hương, mà còn có khả năng quan sát sâu sắc, hiểu biết về văn hóa và tâm
hồn con người Việt Nam. Với Trần Đăng Khoa, cây dừa là biểu tượng của sự tốt đẹp của
người Việt: hào phóng, thân thiện, nhân hậu, yêu bạn bè, chịu khó, yêu quê hương, can đảm
và kiên cường.
6/ Mùa thu của em (Quang Huy) – Lớp 3, tập 1(tr.32)
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.

Mùa thu của em


Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen

Mùa thu của em


Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.

Ngôi trường thân quen


Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
Nhà thơ Quang Huy (1937-2015) nguyên quán tỉnh Hải Dương. Trong cuộc đời hoạt động
văn học của mình, Quang Huy dành nhiều tình cảm và tâm huyết cho tuổi thơ, cho văn học
về đề tài thiếu nhi. Bài thơ Mùa thu của em này được tác giả viết vào khoảng năm 1980 để
tặng con trai đầu của ông là Quang Anh mới lên 7 tuổi, bắt đầu chập chững vào lớp 1. Bài
thơ khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật trong mùa thu, niềm vui cùng bạn rước đền,
niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.
Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm; nhạc điệu dịu
êm, nhẹ nhàng, tha thiết. Điệp khúc “Mùa thu của em” được lặp lại ở 3 khổ thơ đầu như để
khẳng định, xác nhận: đó là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên
nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức.
Hai khổ thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh cao, hương sắc đẹp đẽ và tinh khiết của mùa
thu. Có điều vẻ đẹp rất riêng của mùa thu xứ sở lại được cảm nhận qua con mắt của trẻ thơ,
qua cách nói hồn nhiên, nhí nhảnh của trẻ thơ:
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc…
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới…
Cấu trúc câu “A là B” như một định nghĩa về đối tượng miêu tả. Bằng lối nói quen thuộc
này, Mùa thu của em được cụ thể hoá bằng những hình ảnh chân thực, sống động, tiêu biểu.
Mùa thu dần hiện ra lung linh sắc màu tươi tắn: màu vàng của hoa cúc, màu xanh non của
cốm mới; thoảng hương cốm quyện trong mùi hương thanh nhã và tinh khiết của lá sen già.
Khổ thơ đầu, tác giả đặc tả sắc vàng của mùa thu qua hình ảnh so sánh bông cúc vàng “Như
nghìn con mắt – Mở nhìn trời êm”. Những bông cúc vàng với những cánh hoa nhỏ và dài
xếp chồng lên nhau, ken dày, êm mượt đều đặn được ví với nhũng con mắt trong sáng, ngây
thơ đang ngắm nhìn tấm thảm nhung xanh ngắt của bầu trời thu. Hai sự vật quen thuộc được
đặt bên cạnh nhau, đi sóng đôi với nhau, làm nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của từng sự vật.
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen
Khổ thơ thứ hai, tác giả dành để tả sắc xanh của mùa thu, nhưng không phải là xanh trời,
xanh cây lá mà là màu xanh của cốm, của lúa non. Màu xanh, mùi hương cốm được gợi ra
từ sắc màu và hương thơm của lá sen.
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.
Nếu hai khổ thơ đầu khiến ta hình dung ra cảnh tượng một em bé đang mở to mắt nhìn lên
trời, em bé khám phá ra nhiều điều kì diệu của mùa thu thì hai khổ thơ sau lại khiến ta náo
nức, hân hoan chờ đón đêm hội trăng rằm và tiếng trống trường rộn rã mở đầu cho năm học
mới. Với trẻ thơ, mùa thu là mùa bắt đầu cho những niềm vui, những cuộc hội ngộ, sum vầy
với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Biết bao điều để kể, để nói, biết bao mong đợi, tin yêu. Em
sẽ đến trường, sẽ lật những trang vở đầu tiên để năm học mới chính thức bắt đầu.
Ba khổ thơ trên đều được bắt đầu bằng điệp khúc “mùa thu của em”. Bằng những câu thơ
mang giai điệu thiết tha, nhà thơ vẽ ra toàn cảnh mùa thu trong mắt trẻ thơ. Đến khổ thơ
cuối có sự thay đổi, nhân vật chính không còn chỉ thưởng thức hương sắc mùa thu nữa mà
thật phấn khởi, tự tin bước vào mùa thu.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
Nếu như ở những khổ thơ trên, nhà thơ Quang Huy chỉ tả thì đến cuối bài thơ nhà thơ đã nói
hộ em bé những cảm xúc, tâm trạng qua các từ “thân quen”, “mong đợi”. Nhà thơ không chỉ
khẳng định đó là mùa thu của em nữa, mà “em” đã bước hẳn vào mùa thu, đã học những bài
học đầu tiên trong ngôi trường thân yêu của mình.
Mùa thu của em không chỉ là màu sắc, hương vị; không chỉ là vui chơi đêm rằm Trung thu,
ngắm chị Hằng xinh đẹp; mùa thu của em còn hiện lên thật sống động và thiêng liêng trong
tình thầy trò, tình bè bạn dưới mái trường. Mùa thu đã mang đến cho em niềm vui học tập
của những ngày đầu tiên đến trường.
Mùa thu của em là một thi phẩm nổi tiếng được nhiều bạn đọc biết đến nhất là lứa tuổi thiếu
nhi của nhà thơ Quang Huy. Bài thơ mở ra một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với biết
bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước.
7/ Quả ngọt cuối mùa (Võ Thanh An) – Lớp 4, tập 1 (tr.49)
QUẢ NGỌT CUỐI MÙA
Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.
Giêng, Hai rét cửa như dao,
Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông
Nom Đoài rồi lại ngắm Đông
Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn
Quả vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mặt, chuyên cần toả hương.

Bà ơi, thương mấy là thương


Vắng con xa cháu tóc sương da mồi
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
Võ Thanh An (1942-2017) tên thật là Trần Quang Vinh, quê gốc tỉnh Nghệ An. Thơ của
ông cũng như tính tình của ông vậy, quyết liệt, chân thành và nóng bỏng yêu thương. Bài
thơ quả ngọt cuối mùa là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Võ Thanh An. Bài thơ đã
chuyển tải những tình cảm nồng ấm, thương yêu, đức hi sinh của người bà với cháu và lòng
biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà.
Bài “Quả ngọt cuối mùa” của Võ Thanh An viết theo thể thơ lục bát, gồm có 14 câu thơ.
Mười câu thơ đầu nói về chùm cam ngọt trong vườn và hình ảnh người bà; bốn câu thơ cuối
bài thể hiện lòng thương nhớ bà, biết ơn bà của con cháu. Bài thơ có hình tượng khá đẹp
mang màu sắc tục ngữ ca dao.
Tình thương của bà dành cho con cháu vô cùng thắm thiết bao la. Các con các cháu ở xa, đi
xa về, bà mong đợi, bà nhớ thương. Đã bước sang giêng hai rồi, nhưng chùm cam ngọt
trong vườn, bà vẫn dành lại cho con cháu:
Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đong đưa.
Chữ “dành”, chữ “chờ’' , chữ “phần” trong hai câu thơ 3, 4 tiếp theo đã nói lên thật cảm
động đức thảo hiền của người bà kính yêu:
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu, bà chưa trảy vào.
Ai đã đọc tục ngữ ca dao chắc sẽ hiểu được tấm lòng đôn hậu và đức hy sinh mênh mông
của ông bà, cha mẹ đối với con cháu: “Cái gì thơm ngon: dành con, phần cháu / Cái gì quý
báu: dành cháu, phần con” (Tục ngữ).
Quả ngọt cuối mùa sao chống được thiên tai, chim chóc, chuột bọ? Đêm đêm ngày ngày,
lòng bà ngổn ngang, lo lắng. Lúc “chống gậy ra trông”, lúc “nom đoài”, lúc “ngắm đông”.
Ăn không ngon, ngủ không yên, bà trải qua nhiều thao thức băn khoăn: “Bề lo sương táp, bề
phòng chim ăn”.
Và hình như chùm cam ngọt cuối mùa cũng cảm thấy, cũng sẻ chia với lòng bà thơm thảo:
Quà vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương.
Những tiểu đối (4/4) trong phần đầu bài thơ, đặc biệt hình ảnh chùm cam ngọt và hình ảnh
người bà là đẹp nhất, để lại trong tâm hồn người đọc bao ấn tượng sâu sắc, cảm động.
Hai tiếng cảm thán “Bà ơi!” cất lên trong phần hai bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” làm cho
giọng thơ ngọt ngào, chứa chan ân tình. Chữ “thương” được điệp lại hai lần tựa như giọt lệ
ứa ra. Lệ ứa ra vì xúc động, vì nhớ thương bà. Những hình ảnh ẩn dụ: “tóc sương da mồi”,
“lòng vàng”, hình ảnh so sánh “Bà như quả ngọt chín rồi” đã tô đậm đức hy sinh to lớn, tình
thương đằm thắm của bà dành cho con cháu; đồng thời thể hiện tấm lòng kính yêu và biết
ơn của con cháu trong gia đình đối với bà .(bà nội, bà ngoại) thật vô cùng thiết tha, mãnh
liệt.
Một giọng thơ dịu ngọt cứ lan tỏa và rung động tâm hồn ta:
Bà ơi! thương mấy là thương
Vắng con, xa cháu, tóc sương da mồi,
Bà như quả ngọt chín rồi,
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
“Quả ngọt cuối mùa” là một bài thơ đặc sắc. Giọng thơ ngọt ngào, điệu thơ tâm tình, hình
tượng thơ mang màu sắc dân ca, ca dao. Đặc sắc nhất là cái tình đằm thắm và thiết tha, bao
la và mênh mông của người bà đối với con cháu, và của con cháu đối với bà kính yêu.

You might also like