You are on page 1of 8

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN

Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)


- Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.
+ Khi đi trẻ, lục về già (Hạ Tri Chương)
+ Trở lại An, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên)
=> Khi trở về, cả hai đều trở thành “người xa lạ” trên chính quê hương của mình.
+ Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi? (Hạ Tri Chương) vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.
+ Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người (Chế Lan Viên) vì quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ
ngươi xưa nữa
=> Kết luận: Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm. Cảnh vật, tình cảm con người đã có
bao nhiêu biến đổi. Đó là điều dĩ nhiên. Tuy thế, giữa người xưa và người nay vẫn có những nét tương đồng.
Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn.
Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Học và trồng cây cũng có ích như nhau:
+ Học: mang lại tri thức để thực hành vào đời sống.
+ Trồng cây: cho hoa quả, cho môi trường trong sạch, điều hoà khí hậu.
- Học và trồng cây đều cần phải có thời gian:
+ Học: Tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để tiến bộ.
+ Trồng cây: dần dần thu hoạch từ ít đến nhiều, không nên nôn nóng.
=> Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là những hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai
đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều quả ngọt. Chuyện học
hành cũng vậy, cùng với sự chăm chỉ tích lũy kiến thức chúng ta sẽ dần tiến bộ và rồi sẽ thành công.
Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Điểm giống nhau:
+ Cùng là thơ bảy chữ, tám câu (thất ngôn bát cú)
+ Cả hai đều gieo vần và tuân thủ nghiên chỉnh luật đối (ở câu 3+4 và 5+6).
- Điểm khác nhau:
+ Thơ của Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hàng ngày, kể cả những chữ có phần hiểm hóc (già tom, cớ sao
om,..)
+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt, nhiều từ là từ là thi liệu quen thuộc trong
văn chương cổ điển (hoàng hôn, ngư ông...)
- Kết luận: tuy hai tác phẩm được làm cùng thể thơ nhưng sự khác nhau về cách dùng từ ngữ đã giúp bạn đọc
thấy được sự khác nhau về phong cách nghệ thuật của hai nữ sĩ:
+ Một phong cách gần gũi bình dân, tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc (Hồ Xuân Hương).
+ Một phong cách trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân, trí thức thượng lưu (Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 4 (trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung
quanh như chính bản thân mình. Ta quý trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải qúy trọng, yêu
thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta
đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một
nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH
Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
* Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích là: lập luận và so sánh.
- Phân tích:
+ Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại.
+ Hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”.
- Thao tác so sánh
+ “mình hay” >< “nhiều người hay hơn mình”
+ “sông to, bể rộng”>< “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn”
+ “độ lượng của nó rộng và sâu” >< “độ lượng của nó hẹp và nhỏ”
=> So so sánh tương phản.
+ “người tự kiêu tự mãn…cái chén, cái đĩa cạn”
=> So sánh tương đồng.
Thao tác lập luận chính được sử dụng là phân tích, thao tác so sánh giúp đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn.
* Mục đích, tác dụng của việc sử dụng hai thao tác:
+ Làm cho vẫn đề được đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn.
+ Để từ đó sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn.
=> Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử
dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng
các thao tác lập luận.
Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những nội dung cần có:
- Chủ đề bài văn cần viết.
- Lập dàn ý: với hệ thống những ý chính để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng
- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và cách sắp xếp chúng trong bài văn
- Cần sử dụng các thao tác lập luận trong việc diễn giải các luận cứ. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân
tích hay so sánh; thao tác nào là chủ đạo.
- Xác định những câu chuyển ý, từ nối cho phù hợp giữa các ý trong bài văn.
Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
b. Phẩm chất hiếu học của người học sinh:
- Giải thích khái niệm “hiếu học”
- Phân tích, chứng minh, bình luận:
+ Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích)
+ Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học
tập).
+ Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích).
+ Lấy ví dụ những tấm gương hiếu học tiêu biểu
+ Liên hệ bản thân
Câu 3.
a)Vẻ đẹp nội dung của bài thơ “Bánh trôi nước” là qua hình ảnh chiếc bánh trôi, nhà thơ đã khắc họa nên nét đẹp của người phụ nữ.
Ngoại hình của người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng
hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Trong ca dao
từng nói về số phận của người phụ nữ:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
Còn Hồ Xuân Hương lại viết “Bảy nổi ba chìm với nước non” để gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ tiếp theo
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” càng tô đậm thêm số phận phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có
chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý, tấm lòng thủy chung son sắc: “Mà
em vẫn giữ tấm lòng son”. Đó là phẩm chất đẹp đẽ, quý giá của người phụ nữ mà nhà thơ muốn khẳng định.
b)Chăm chỉ là một đức tính cần có ở mỗi học sinh. Những người có tài năng nếu không chăm chỉ nỗ lực chưa chắc đã đạt được những
thành công trong cuộc sống. Nhưng người chăm chỉ chắc chắn sẽ đạt được những điều mà họ mong muốn. Ví dụ như trong học tập,
mỗi học sinh sinh viên đều mong muốn đạt được kết quả cao, tốt nghiệp với một tấm bằng đẹp. Nhưng để đạt được những điều đó thì
bản thân phải chăm chỉ. Chăm chỉ học tập, trau dồi vốn kiến thức có trong sách. Tích cực rèn luyện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu
chăm chỉ chúng ta cũng rèn luyện được đức tính kiên nhẫn. Thomas Edison, nhà sáng chế tài ba của nhân loại. Trước khi chế tạo
thành công chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại, chẳng phải ông cũng đã thất bại đến mười nghìn lần. Nếu không nhờ sự cần cù,
không chấp nhận thất bại, Edison đã không đem lại ánh sáng cho nhân loại như bây giờ. Không chỉ trên thế giới, ngay chính ở Việt
Nam chúng ta có thể nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi ra đi tìm đường cứu nước, người chỉ có hai bàn tay trắng. Nhưng Người đã
kiếm sống bằng cách làm đủ nghề. Người cũng tự mình học ngoại ngữ, biết được nhiều thứ tiếng như tiếng Pháp, tiếng Trung… Nhân
cách Hồ Chí Minh không đến từ tài năng mà đến từ sự cần cù, chăm chỉ không ngại khó khăn gian khổ. Như vậy, mỗi học sinh hãy
tích cực rèn luyện đức tính chăm chỉ để hoàn thiện bản thân.
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
Câu 1 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Ý nghĩa nhan đề:
- Hạnh phúc: Là niềm vui của con người khi đạt được những ước nguyện trong cuộc sống.
- Tang gia: Là lúc mọi người buồn đau khôn xiết khi người thân ra đi mãi mãi.
=> Nhan đề của đoạn trích phản ánh rất đúng 1 sự thật mỉa mai, hài hước: con cháu của đại gia đình này thật sự
sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết. Đây cũng là tình huống trào phúng chính yếu của toàn bộ chương
truyện.
- Tang gia mà lại hạnh phúc. Nhà có tang mà lại vui vẻ, sung sướng.
=> Nhan đề phản ánh 1 sự mâu thuẫn trong tâm lí con người: 1 bên là sự hạnh phúc của con người, 1 bên là sự
mất mát không thể bù đắp được, vậy mà chúng lại song hành, gắn kết với nhau, đúng là truyện bi hài đáng cười.
=> Kết luận: Như vậy, ngay nhan đề đã dự báo 1 màn bi hài kịch sắp diễn ra với nhiều cảnh nghịch lí, nhiều
pha cười ra nước mắt
Câu 2 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
a. Khi gia đình cụ cố Hồng có tang mà cái đại gia đình ấy lại "hạnh phúc". Nguyên cớ của tấn bi hài
kịch.
- Cụ cố tổ qua đời cũng đồng nghĩa với việc tờ di chúc của cụ đã tới lúc được thực thi.
- Tình huống này đã làm bộc lộ không biết bao nhiêu mâu thuẫn trào phúng khác đủ loại và làm đậm nét hàng
loạt chân dung hài hước.
b. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố tổ.
- Cụ cố Hồng:
+ Tuy 50 tuổi nhưng lâu nay chỉ mơ ước được gọi là cụ cố.
+ Dịp may đã tới, cụ nhắm nghiền mắt nghĩ đến lúc được mặc áo xô gai.
+ Lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu máo diễn trò già nua, ốm yếu giữa phố đông người để cho
thiên hạ phải trầm trồ
=> Nhân vật này điển hình cho loại người ngu dốt, háo danh.
- Văn Minh - nhà cải cách y phục Âu hóa "phân vân", "đăm đăm chiêu chiêu", "vò đầu rứt tóc" nhưng không
phải vì cái chết của cụ cố tổ mà là làm thế nào để cái chúc thư kia sớm đi vào thời kì thực hành và xử trí với
Xuân Tóc Đỏ ra sao khi hắn có "2 cái tội nhỏ" nhưng "1 cái ơn to".
=> Đây là cơ hội để ông quảng cáo hàng, để kiếm tiền.
- Bà Văn Minh được mặc đồ xô gai tân thời và được dịp lăng-xê những mốt y phục táo bạo nhất.
- Cô Tuyết được dịp "mặc bộ y phục Ngây thơ, xinh xinh" đồng thời "trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn
rất đúng mốt 1 nhà có đám".
- Ông Phán mọc sừng cũng thật sự sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế
và ông tin chắc rằng mình sẽ được trả công xứng đáng.
- Xuân Tóc Đỏ thì danh giá và uy tín càng cao vì chính nhờ hắn mà cụ cố tổ chết
c. Niềm vui của những người ngoài gia đình
- Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang lúc thất nghiệp thì được thuê giữ trật tự cho đám tang, đã "sung
sướng cực điểm".
- Xã hội trưởng giả bè bạn cụ cố Hồng được dịp khoe các thứ huy chương, phẩm hàm
- Sư cụ Tăng Phú thì "sung sướng mà vênh váo" vì tin chắc rằng trong số thiên hạ đứng xem ở các phố thế nào
cũng có người nhận ra rằng "sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo".
Câu 3 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Cảnh "đám ma gương mẫu":
- Một "đám ma to" được tổ chức "theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc
bốc xoảng và bú dích".
- Cái đáng cười: đám ma hổ lốn, tạp pí lù, đám ma mà như đám rước.
- Người đi đưa: đông đúc, sang trọng, nam nữ "chim nhau, cười tình với nhau, Đám tang như đám hội, dòng
người cứ mãi tắt bật giả dối “đám cứ đi”
=> Đám tang thành đám diễn trò bịp bợm, lố lăng, đồi bại về văn hóa.
- Hàng phố "nhốn nháo cả lên khen đám ma to", họ chú ý kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa.
- Cảnh hạ huyệt: Phán mọc sừng khóc to dúi vào tay Xuân tóc đỏ năm đồng xu gấp tư, cụ cố Hồng khóc mếu
máo ngất đi.
=> Cảnh đám tang diễn ra như một tấn hài kịch, bóc trần sự kệch cỡm, xấu xa, giả dối. Một đám ma to tá, một
đám xã hội lố lăng và đồi bại, bản chất của sự thật ẩn nấp sau cái vẻ bề ngoài xấu xa đến xót xa.
Câu 4 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Thái độ của nhà văn đối với xã hội thượng lưu. Đó là một xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát, băng loạn
những giá trị đạo đức. Miêu tả cái "đám cứ đi", nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức
của cái xã hội thượng lưu đang hãnh tiến, đắc chí. Từ đó nhà văn đả kích châm biếm sâu cay, thâm thuý những
thói xấu xa của xã hội.
Câu 5 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nghệ thuật trào phóng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này:
- Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích:
+ Cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to
+ Cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình
+ Cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân
- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống
- Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt
- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những mâu thuẫn và chân dung trào phúng trào phúng trong đoạn trích:
*Mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích:
- Câu chuyện của Xuân tóc đỏ và cái chết của cụ tổ. Một kẻ có tội như Xuân ngờ đâu lại trở thành có đại công
với gia đình.
- Mâu thuẫn trào phúng còn thể hiện ngay trong tựa đề của chương này “Hạnh phúc của một tang gia”.
- Miêu tả tỉ mỉ niềm hạnh phúc của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ
=> Vũ Trọng Phụng đã lột bộ mặt thật của xã hội lố lăng, chuộng hình thức, không chút tình người, vạch chân
tướng của những hạng người mang danh thượng lưu trí thức, văn minh nhưng thực chất là cặn bã đạo đức giả
* Những nhân vật trào phúng: cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, cậu Tú Tân, ông Phán mọc sừng,
Xuân Tóc Đỏ. Bên cạnh đó là chân dung của những người ngoài gia đình (hai tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa,
bạn cụ cố Hồng...).
Tóm tắt
Hạnh phúc của một tang gia xoay quanh câu chuyện của một người chết là cụ Cố Hồng, từ khi cụ ngấp ngoái
chết đến khi chết thật. Chuyện nhặng xị bắt đầu cũng xảy ra từ khi ông cụ mất và câu chuyện cũng chỉ có ý
nghĩa từ giây phút này. Cụ chết để lại cho con cháu cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ những nghịch lý của “thế hệ
con cháu” hiếu thảo bằng những bộ trang phục âu hóa nửa tây nửa ta lẫn những trò “Mèo mả gà đồng” của dâu
con lẫn người xung quanh. Cái đám ma to tát cụ cố Hồng là một cuộc diễu hành của buổi lễ hội di động bằng
mọi trò hề của tầng lớp trung thượng lưu. Qua đoạn trích, tác giả đã phơi bày những trò nhố nhăng, phi đạo đức
lẫn truyền thống của những kẻ sống núp dưới gót giầy thực dân xâm lược, là bức tranh toàn cảnh của xã hội
đương thời đầy thối nát lúc ấy.
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến cho Tuyết vậy): Niềm vui và hanh phúc của các thành viên khi cụ tổ qua đời
- Phần 2 (tiếp đến đám cứ đi): Cảnh đám ma gương mẫu
- Phần 3 (còn lại): Cảnh hạ huyệt
ND chính
Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị
những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945.

CHÍ PHÈO
I. Đôi nét về tác giả Nam Cao
1. Tiểu sử và con người
a. Tiểu sử
- Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri
- Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con
- Sau hơn ba năm bôn ba ở Sài Gòn kiếm sống ông trở về quê nhà dạy học ở trường tư thục nhưng cuộc đời
giáo khổ trường tư cũng không yên ổn, quân Nhật vào Đông Dương, trường đóng của ông phải sống chật vật,
lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư
- Ông tham gia cách mạng từ năm 1943 và tích cực hoạt động, dùng ngòi bút để chiến đấu
- Năm 1951 trên đường đi công tác ông bị giặc phục kích và sát hại
b. Con người
- Vẻ ngoài lạnh lùng, đời sống nội tâm sục sôi luôn nghiêm khắc đấu tranh với mình thoát khỏi cái tầm thường,
nhỏ nhoi để vươn tới những giá trị cao đẹp. Chính điều này đã làm nên thành công cho Nam Cao ở mảng đề tài
khám phá nội tâm người trí thức nghè
- Là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương nhất là người nông dân nghèo ⇒ những trang văn
viết về người nông dân luôn thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc
- Là người luôn day dứt suy tư về bản thân cuộc sống ⇒ những sáng tác của ông luôn giàu tính triết lí
⇒ Cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật của ông là tấm gương cho hậu thế nhất là các nhà văn trẻ
2. Sự nghiệp văn học
a. Quan điểm nghệ thuật
- Phê phán sự thoát li, khẳng định giá trị văn học nghệ thuật: Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không
cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than
- Văn học chân chính là văn học thấm đượm tư tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi đau, vừa tiếp thêm sức mạnh cho
con người trong cuộc đấu tranh vươn tói cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp, làm cho người gần người hơn
- Đề cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn
- Nhà văn phải có lương tâm, nhân cách và trách nhiệm với nghề nghiệp của mình
⇒ Đây là những quan niệm đúng đắn toàn diện thể hiện quan niệm sống cùng nhân cách của nhà văn
b. Các đề tài chính
*. Trước cách mạng

Đề tài người trí thức nghèo Đề tài người nông dân nghèo
Đặc điểm
Tác phẩm tiêu biểu - Giăng sáng - Chí Phèo
- Đời thừa - Lão Hạc
- Sống mòn - Một bữa no
- Quên điều độ - Tư cách mõ
- Mua danh
Nội dung - Miêu tả chân thực, cảm động tình cản sống dở chết dở của người trí thức nghèo
- Dựng nên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam: đói nghèo, sơ xác, bần cùng thê thảm
- Đi sâu diễn tả tấn bi kịch, tinh thần dai dẳng đau đớn ở họ
- Nam Cao đực biệt quan tâm đến những phận người thấp cổ bé họng, bị lăng mạ, xỉ nhục đẩy vào đường cùng
- Phê phán xã hội ngột ngạt, phi nhân tính đã bóp nghẹt sự sống con người
- Đi sâu vào tình trạng người nông dân bị tha hóa, lưu manh hóa , mất hết nhân hình lẫn nhân tính
- Thể hiện niềm khao khát về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa
- Tố cáo đanh thép xã hội tàn bạo
- Phát hiện khẳng định bản chất lương thiện ngay cả trong những con người bị hủy hoại cả nhân hình
lẫn nhân tính
*. Sau cách mạng
- Là cây bút tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Pháp
- Truyện ngắn tiêu biểu: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng
c. Phong cách nghệ thuật
- Luôn đi sâu khám phá tinh tế nội tâm nhân vật
+ Đặc biệt sắc xảo trong việc diễn tả trạng thái lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc, dở cười ở nhân vật
+ Xây dựng được những đoạn độc thoại nội tâm hết sức chân thực sống động
- Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt xoàng xĩnh hằng ngày nhưng lại đặt ra những vấn đề lớn lao có tầm triết
lí sâu sắc
- Giọng văn đa dạng, linh hoạt nhưng nổi lên hai giọng tự sự lạnh lùng và trữ tình sôi nổi thiết tha
- Ngôn ngữ của Nam Cao giản dị sống động như đời sống thực và có chiều sâu cảm xúc
d. Vị trí
- Là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại
- Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX. Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một bước đột
phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí
II. Đôi nét về tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
1. Nhan đề
- Truyện ngắn Chí Phèo có tên là Cái lò gạch cũ; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng
đôi
- Sau khi in lại trong tập Luống cày tác giả đặt tên là Chí Phèo
2. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến cả làng Vũ Đại cũng không ai biết): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi
- Phần 2 ( tiếp đến không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính
- Phần 3 (còn lại): Sự thức tỉnh về ý thức bi kịch của cuộc đời Chí Phèo
3. Tóm tắt
Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để
nuôi thân. Đến năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì Bá Kiến ghen nên
hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa với nhiều
hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí
Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở
thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ. Cuộc đời
hắn không lúc nào tỉnh. Vào một đêm trăng, Phèo say thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn
mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị
Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa
đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe
tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.
4. Giá trị nội dung
- Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy và tình trạng lưu manh hóa.
- Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện
đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân tính
- Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc
5. Giá trị nghệ thuật
- Tác phẩm thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng nhân vật điển hình bất hủ; nghệ
thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán chặt chẽ; ngôn ngữ trần thuật đặc sắc
III. Dàn ý phân tích Chí Phèo (Nam Cao)
1. Hình tượng Chí Phèo
a. Từ khi ra đời đến trước ki vào tù
- Xuất thân:
+ là đứa con hoang bị bỏ rơi, không cha, không mẹ, không thân không thích
+ bị bán trao tay không biết bao nhiêu người, phải đi ở
- Lớn lên:
+ hiền lành, cần cù chất phác
+ có lòng tự trọng
+ có ước mơ giản dị một mái ấm bình yên chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải như bao người nông dân
khác
b. Bị đẩy vào nhà tù, bị tha hóa khi ra tù
- Nguyên nhân:
+ cơn ghen của Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù
+ nhà tù thực dân phong kiến đã nhào nặn nên con người Chí, biến hắn thành người khác hẳn
- Ra tù chí xa đọa vào con đường lưu manh hóa
+ Chí bị hủy hoại hình người: mặt hắn ngang dọc không biết bao nhiêu là sẹo, đầy mình xăm trổ,....
+ hủy hoại tính người: Chí trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, con quỷ dữ của làng Vũ Đại
• Dọa nạt, chửi bới, đập đầu rạch mặt ăn vạ, đâm chém cướp phá đó đều là kì tích bất hảo của Chí
• Chí chìm trong cơn say liên miên
• Chí từng bước bán linh hồn cho quỷ dữm
- Bị xã hội loài người chối bỏ
+ tiếng chửi của Chí đầu đoạn trích là minh chứng, hắn càng chửi đáp lại hắn chỉ là tiếng chó sủa
+ Chí Phèo tiêu biểu cho cả một hiện tượng bi thảm trong xã hội cũ có tính quy luật: hiên tượng lưu manh hóa,
bị hủy diệt những giá trị của con người⇒ sức mạnh tố cáo xã hội, giá trị hiện thực sâu sắc
c. Chí Phèo thức tỉnh khi gặp Thị Nở
- Thị Nở: xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng, nghèo lại là con nhà mả hủi
- Cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trong đêm trăng đã thay đổi cuộc đời đen tối của Chí
- Lòng yêu thươg, mộc mạc chân thành của người đàn bà ấy đã khiến bản chất lương thiện bị vùi dập bấy lâu
của Chí có cơ hội hồi sinh
- Sáng hôm sau Chí tức dậy muộn, tỉnh rượu, Chí thấy bâng khuâng buồn
- Bỗng Chí ngẫm ra bao điều về cuộc đời mình, hiện tại của Chí là con số không tròn trĩnh: không vợ, không
con, không nhà, không cửa, tương lai chỉ có sự đơn độc
- Bát cháo hành là hương vị đầu tiên của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà Chí được hưởng
⇒ Ngòi bút tài tình của Nam Cao đã nhìn thấy bản chất lương thiện ẩn sâu trong lớp vỏ quỷ dữ của Chí Phèo.
Khi có tình người chạm tới nó sẽ thức tỉnh, qua đó Nam Cao đã khẳng định niềm tin sâu sắc vào con người
d. Sự bế tắc trên con đường trở về làm người lương thiện
- Mối tình với Thị Nở tan vỡ
+ nguyên nhân: định kiến xã hội, bà cô thị không đồng ý
+ đến một con người như thị mà Chí cũng không được phép yêu
⇒ có thể nói trong ci xã hội ấy Chí đã hoàn toàn bị vứt bỏ, Chí rơi và bi kịch đau đớn khi nhận ra mình không
trở trở về cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện được nữa
- Đến nhà Bá Kiến
+ Chí đến đòi lương thiện
+ với Chí những khao khát cuộc sống lương thiện lúc này còn quan trọng hơn tính mạng và Chí giết Bá Kiến
rồi tự sát
+ Cái chết của Chí Phèo mang tính tố cáo xã hội không những đẩy con người vào bước đường tha hóa, lưu
manh hóa mà còn đẩy họ đi tới cái chết
+ ở đây ta còn thấy cảm quan hiện thực sâu sắc của nhà văn Nam Cao: thực trạng mâu thuẫn xung đột ở nông
thôn Việt Nam lúc bấy giờ chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh
⇒ Chí Phèo điểm hình cho những gì tủi khổ nhất của người nông dân nhưng ở họ vãn lấp lánh ánh sáng lương
thiện
2. Hình tượng Bá Kiến
- Điển hình cho bộ mặt cường hào ác bá: bất nhân, vô lương tâm, nham hiểm, gian hùng, thối nát, bỉ ổi
3. Bức tranh làng Vũ Đại
- Chứa đựng hai mâu thuẫn cơ bản
+ nội bộ chính quyền cường hào ác bá: ngoài mặt cùng nhau bòn rút dân làng nhưng trong bụng lúc nào cũng
mong cho nhau ra rìa để trèo lên đầu lên cổ nhau
+ mâu thuẫn giai cấp địa chủ với nông dân
- Bức tranh làng Vũ Đại tăm tối thối nát cũng là bối cảnh chung của xã hội lúc ấy, là cái lò sản sinh ra những
Chí Phèo
4. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ vừa có tính chung tiêu biểu vừa có những điểm riêng biệt
không trộn lẫn
- Nam Cao có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật khiến nhân vật của ông thật hơn con người thật
- Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ
- Ngôn ngữ giàu có đậm hơi thở cuộc sống
- Giọng văn biến hóa đa dạng

Câu 1 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1)


Tiểu sử cuộc đời và con người tác giả Nam Cao (1915 – 1951)
* Quê hương, gia đình:
- Tên thật là Trần Hữu Tri, sinh tại Hà Nam, trong một gia đình trung nông nghèo. Quê ông quanh năm nghèo
đói, bị cường hào áp bức bóc lột rất nặng nề.
=> Gắn bó sâu nặng với quê hương, những người nghèo khổ.
* Trước cách mạng:
- Học xong bậc thành chung, Nam Cao sống bằng nghề dạy học và viết văn.
- Năm 1943, Nam Cao gia nhập hội Văn hóa cứu quốc và tham gia Cách mạng tháng Tám.
* Sau cách mạng:
- Trong kháng chiến chống Pháp, Nam Cao công tác văn nghệ, báo chí ở Việt Bắc, tham gia chiến dịch Biên
giới (1950).
- Năm 1951, ông bị giặc bắt và hi sinh.
=> Có ý nghĩ tiêu biểu cho lớp trí thức đương thời xuất thân từ nông thôn nghèo khó
- Con người của Nam Cao, đặc biệt là trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám, nổi bật một số đặc điểm:
+ Tâm trạng bất hòa sâu sắc đối với xã hội đương thời.
+ Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha với người nông dân nơi đồng ruộng làng quê.
+ Tinh thần tự đấu tranh một cách trung thực để vượt qua chính mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản.
Câu 2 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
* Trước cách mạng:
- Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động, phản ánh chân thực cuộc sống.
- Văn chương chân chính phải có nội dung nhân đạo sâu sắc, vừa mang nỗi đau nhân thế, vừa có thể tiếp sức
mạnh cho con người vươn tới cuộc sống nhân ái, công bằng.
- Nghề văn phải là một nghề sáng tạo.
- Ông không chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực rồi viết ra những lời giả dối, phù
phiếm.
- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người
* Sau cách mạng: Nam Cao khẳng định sứ mệnh của nhà văn lúc đó phải phục vụ cho cuộc chiến đấu. Đây là
bước tiến vượt bậc trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
=> Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ.
Câu 3 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những trăn trở, day dứt của Nam Cao khi viết về:
- Người trí thức nghèo:
+ Họ là những nhà văn nghèo, những viên chức, những anh giáo khổ trường tư,…Họ có ý thức sâu sắc về giá trị
sống và nhân phẩm, mang nhiều hoài bão cao đẹp, có tâm huyết và tài năng, luôn khát khao được phát triển
nhân cách, được đóng góp cho xã hội.
+ Nhưng họ bị gánh nặng cơm áo gạo tiền và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt, bất công làm cho “chết mòn”, thành
“người thừa”. Nam Cao đã phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn
con người, đồng thời thể hiện niềm khao khát một lẽ sống lớn, một cuộc sống có ích và có ý nghĩa, xứng đáng
là cuộc sống con người
- Người nông dân: Ông đã vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác, thê
thảm. Đối tượng được hướng tới là những con người thấp cổ bé họng, chịu số phận đắng cay, đoạ đày. Từ đó
ông lên án xã hội tàn bạo đã huỷ hoại nhân cách con. Tuy nhiên, ông đi sâu vào miêu tả nội tâm để khẳng định
nhân phẩm và bản chất lương thiện đó.
Câu 4 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao:
- Đặc biệt chú ý và hướng tới thế giới bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động
bên ngoài
- Có biệt tài trong việc diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật.
- Viết về ái nhỏ nhặt hàng nhưng vẫn làm nổi bật được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu
sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
- Giọng điệu buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm.
=> Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là
nhà văn hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.

You might also like