You are on page 1of 8

PHẦN II – KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN

Đề 1:
Đọc hai đoạn văn sau trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên
Hồng:

(1)“…Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá
những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu
gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

(2)"…Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi
kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ
tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi
cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà.”


(Trích Sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập một, trang 16-18)
Câu 1: Cho biết thể loại của văn bản trên?
Câu 2: Đoạn văn (1) và (2) đều có câu văn miêu tả nhân vật “tôi” khóc, em hãy
chép lại hai câu văn đó và cho biết nhân vật “tôi” được nhắc tới là ai?
Câu 3: Xác định và nêu rõ tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn
“Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu
mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà căn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới
thôi.”
Câu 4: Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu cảm nhận về vẻ đẹp nhân
vật “tôi” ở trong hai đoạn văn trên, trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép
và một trợ từ (gạch chân, chú thích rõ).

* Hình thức : 1.5


- Đúng cấu trúc đoạn văn diễn dịch 0.5
- Dung lượng: 12 câu (10-15 câu) . 0.25
- Yêu cầu tiếng Việt: Có câu ghép, trợ từ (chú thích) 0.5
- Chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25
* Nội dung: Tình yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt và niềm hạnh
phúc tột cùng khi được ở trong lòng mẹ của bé Hồng.
2,0
- Câu chủ đề: Tình yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt và niềm
hạnh phúc tột cùng khi được ở trong lòng mẹ của bé Hồng được
nhà văn Nguyên Hồng khắc họa thành công qua hai đoạn văn
ngắn trích trong văn bản “Trong lòng mẹ”. (HS có thể viết câu
chủ đề theo các hướng khác nhau miễn nêu được nội dung khái
quát)
- Câu triển khai:
- Hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương của bé Hồng 0.25

- Trong đoạn(1): Tình yêu thương mẹ sâu sắc, trọn vẹn, mãnh liệt
(HS phân tích các biện pháp nghệ thuật để chỉ rõ nội dung) 0.75
- Trong đoạn(2): Niềm hạnh phúc vỡ òa khi được ở trong lòng mẹ
(HS biết khai thác các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật để
khái quát nội dung) 0.75

- Đánh giá: HS liên kết hai đoạn để thấy dù khi xa mẹ, hay được
ở trong lòng mẹ bé Hồng vẫn hiện rõ là người con yêu mẹ mãnh 0.25
liệt, khao khát cháy bỏng và hạnh phúc tột cùng khi được mẹ yêu
thương vỗ về. Đó là tình yêu, niềm khao khát, hạnh phúc chính GV linh hoạt
đáng của mọi đứa trẻ. trong biểu
điểm chấm
*Lưu ý: Điểm sáng tạo cho những bài viết cảm nhận chi tiết giọt phần thân
nước mắt ở hai đoạn văn. đoạn
Bước 1: -Viết câu chủ đề: Tình yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt
và niềm hạnh phúc tột cùng khi được ở trong lòng mẹ của bé
Hồng được nhà văn Nguyên Hồng khắc họa thành công qua hai
đoạn văn ngắn trích trong văn bản “Trong lòng mẹ” (thuộc Hồi
kí Những ngày thơ ấu).
-Viết dự kiến yêu cầu tiếng Việt: Biện pháp tu từ so sánh được
tác giả sử dụng rất thành công, nhà văn so sánh “những hủ tục”
với “hòn đá”, “cục thủy tinh”, “mẩu gỗ” thì “tôi” sẽ nhai., cắn,
nghiền cho kì nát.
-Ôi, tiếng khóc nức nở từ trái tim non nớt khiến người đọc không
khỏi xót thương và cũng hạnh phúc thay.
Bước 2 : Xác định ý chính cần triển khai:
- Hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương của bé Hồng (1 câu)
- Trong đoạn(1): Tình yêu thương mẹ sâu sắc, trọn vẹn, mãnh liệt
(HS phân tích các biện pháp nghệ thuật để chỉ rõ nội dung) (3 – 4
câu).
- Trong đoạn(2): Niềm hạnh phúc vỡ òa khi được ở trong lòng mẹ
(HS biết khai thác các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật để
khái quát nội dung) (4 câu)
- Đánh giá: HS liên kết hai đoạn để thấy dù khi xa mẹ, hay được
ở trong lòng mẹ bé Hồng vẫn hiện rõ là người con yêu mẹ mãnh
liệt, khao khát cháy bỏng và hạnh phúc tột cùng khi được mẹ yêu
thương vỗ về. Đó là tình yêu, niềm khao khát, hạnh phúc chính
đáng của mọi đứa trẻ. (2 – 3 câu).
Bước 3: Viết thực hành:

Đề 2
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến
bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại
lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và
nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng
được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp
như thuở còn sung túc?”
(Trích sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1, trang 18, NXB GD Việt Nam)
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời, xuất
xứ của văn bản trên?
2. Trong đoạn văn trên, em hãy chỉ ra sự khác biệt, đối lập của hình ảnh “người
mẹ” trong cảm nhận của bé Hồng và lời kể của bà cô. Việc xây dựng hình ảnh đối
lập đó có tác dụng gì?
3. Mở đầu một đoạn văn viết về nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích trên
có câu chủ đề sau: “Niềm hạnh phúc cực điểm của chú bé Hồng khi được gặp
me, được ở trong lòng mẹ càng chứng tỏ tình cảm thương yêu Hồng dành cho
mẹ vô cùng sâu đậm, nồng thắm.”
Em hãy viết nối tiếp câu chủ đề trên khoảng 11 câu văn nữa để hoàn
thành một đoạn văn theo cách tổng phân hợp. Trong đoạn văn có dùng 1 câu
bị động, một câu có thán từ (gạch chân và chú thích câu bị động và thán từ).
-Hinh ảnh người mẹ qua lời kể của bà cô: còm cõi, xơ xác, đi bán bóng
đèn ở chợ, vất vả; người đàn bà bỏ chồng, bỏ con đi tìm hạnh phúc 1.5đ
riêng=> Xấu, nhẫn tâm. => Cái nhìn bằng đôi mắt ích kỉ, định kiến
- Trong cảm nhận bé Hồng: Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi
mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò=> xinh
đẹp, giàu tình yêu thương, đối lập hẳn suy nghĩ cảu bà cô. => Cảm nhận 2đ
của bé Hồng xuất phát từ tình yêu thương, mối quan hệ máu mủ ruột
thịt, phụ tử thiêng liêng. -> Cái nhìn của tình yêu thương.

Viết đoạn văn (4 điểm)


- Hình thức: TPH, 0.5đ
+ Đủ số lượng khoảng 12 câu
+ Sử dụng và chú thích hợp lý câu bị động, thán từ
- ND: Làm rõ được những tình cảm của chú bé Hồng khi gặp lại mẹ
+ Thấy được hoàn cảnh bất hạnh của chú bé
+ Tình huống độc đáo khi chú bé gặp lại mẹ.
+ Những cảm nhận về người mẹ sau bao ngày tháng xa cách
+ Cảm xúc hạnh phúc khi chú bé được mẹ xốc nách lên xe, được mẹ âu
yếm, yêu thương,…
- NT: so sánh, từ láy miêu tả tâm trạng, tình huống độc đáo,…
Bước 1: Câu chủ đề:
Ccd1: Niềm hạnh phúc cực điểm của chú bé Hồng khi được gặp me,
được ở trong lòng mẹ càng chứng tỏ tình cảm thương yêu Hồng dành
cho mẹ vô cùng sâu đậm, nồng thắm. Bé Hồng có hoàn cảnh rất đáng:
mất cha khi 12 tuổi. mẹ phải tha hương kiếm sống, bé phải sống trong
sự ghẻ lạnh của gia đình đằng ngoài mà lúc nào họ cũng có ý định gieo
rắc vào đầu cậu bé những ý nghĩ xấu xa về chính người mẹ ruột của
mình. ….
Ccd cuối: Tóm lại/ Bằng/ Thông qua/ Việc….sử dụng thành công các
biện pháp nghệ thuật đặc sắc như: so sánh, láy, tạo tình huống độc đáo,
nhà văn khắc họa, tình yêu thương sâu sắc dành cho mẹ của bé Hồng –
đó là biểu hiện của tinh mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
-Tiếng Việt: bị/được (Hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương của bé Hồng
được nhà văn giới thiệu thoáng qua nhưng đủ sâu sắc); Thương thay/ ôi,
than ôi….
- Bước 2: Các ý chính:
+ Thấy được hoàn cảnh bất hạnh của chú bé ; Tình huống độc đáo khi
chú bé gặp lại mẹ. (2-3 câu)
+ Những cảm nhận về người mẹ sau bao ngày tháng xa cách (2 – 3 câu)
+ Cảm xúc hạnh phúc khi chú bé được mẹ xốc nách lên xe, được mẹ âu
(4 câu)….
-Bước 3: Thực hành

Đề 3
“Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà
lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao
ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc
rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra,
khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực
lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái
chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình
như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.”
(Trích sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Chỉ ra các từ láy tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn và nêu tác dụng
của việc sử dụng những từ tượng hình, tượng thanh đó.
Câu 3: Vì sao nhân vật “lão Hạc ” trong đoạn văn trên đã phải chịu cái chết
thật đau đớn và dữ dội như vậy ? Em hãy trình bày bằng đoạn văn diễn dịch
khoảng 12 câu để phân tích nguyên nhân ấy. Đoạn văn có sử dụng một tình
thái từ và phép thế để liên kết (gạch chân và chú thích rõ).
Viết đoạn văn (4 điểm)
* Hình thức: diễn dịch 1.5đ
+ Đủ số lượng khoảng 12 câu (+- 2 câu)
+ Sử dụng và chú thích hợp lý tình thái từ và phép thế - chú thích rõ
* ND: Phân tích được nguyên nhân cái chết đau đớn của lão Hạc -> bi kịch và
vẻ đẹp phẩm chất người nông dân trước cách mạng tháng Tám. (2.5đ)
- Nêu được hoàn cảnh của nhân vật: nghèo khổ, cô đơn, bị dồn đến đường cùng.
- Nguyên nhân: 0.5đ
+ Nghèo đói, cùng cực -> bế tắc của người nông dân trong xã hội thực dân
phong kiến lúc bấy giờ. (số phận người nông dân)
+ Vì để bảo toàn tài sản cho con -> người cha hi sinh tính mạng vì con. 0.5đ
+ Chọn cái chết đau đớn để chuộc lỗi với cậu Vàng -> con người lương thiện.
- NT: so sánh, từ láy miêu tả tâm trạng, tình huống độc đáo,… 0.5đ
Bước 1: Viết câu CĐ: Cái chết dữ dội, đáng thương và nguyên ngớ dẫn Lão 0.5đ
Hạc tìm đến cái chết thảm khốc được Nam Cao lí giải rất sâu sắc trong tác
phẩm Lão Hạc. 0.5đ
- Tiếng Việt: Tình thái từ: hỏi/ cầu khiến/ cảm xúc : Làm sao người
nông dân phải tìm đến cái chết thuơng tâm như vậy?
- Lão Hạc – Người cha – Người nông dân nghèo…
Bước 2: Tìm ý chính:
- Ai cũng muốn sống, muốn sống ra con người, Lão Hạc tìm đến cái
chết vì cùng đường, chấm dứt cuộc sống “mòn” lay lắt (2 – 3 câu).
- Chết của Lão làm sáng bừng lên đức hi sinh, tình yêu sâu sắc cảu
người cha dành cho người con.
- Chết để giữ trọn danh dự, nhân phẩm của người lao động – Chết vinh
còn hơn sống nhục – Lựa chọn của những nhân cách lớn.
- Cái chết : cho thấy giá trị hiện thực và nhân đạo: Tố cáo xã hội TD
nửa pk, xã hội phản nhân văn, con người sống thì sống dở, chết thì
phải chết đau đớn, thảm thương; Cái chết không chỉ thức tỉnh hiện
thực xã hội mà còn thể hiện niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp cảu người
nông dân. (Nếu như NCH nhìn người nông dân như là nạn nhân và
không có ý thức, Vũ TRọng Phụng không tin người nông dân có thể
thay đổi thì trong mọi tác phẩm của Nam Cao, nhất là Lão Hạc, tác giả
ngợi ca vẻ đẹp và đặt niềm tin tuyết đối vào nhân cách cảu người nông
dân).
- NGhệ thuật: bỏ lửng….
Bước 3: Thực hành viết

Đề 4
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...
Một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người
nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng...
Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để cố ăn ư? Cuộc đời quả
thật cứ mỗi ngầy mộtthêm đáng buồn …
Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại
đáng buồn theo một nghĩa khác.”
( Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu nội dung và
phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Dấu ba chấm trong trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
Câu 3. Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 13 câu để làm sáng tỏ nhận
định sau: Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương và nhân hậu. Trong đoạn
văn có dùng 1 câu bị động, một câu có thán từ (gạch chân và chú thích câu bị
động và thán từ).

3. Viết đoạn văn (4 điểm)


- Hình thức: TPH, 1.5
+ Đủ số lượng khoảng 12 câu
+ Sử dụng và chú thích hợp lý câu bị động, thán từ
- Nội dung 2.5
- Đối với mọi người : Sống tốt, chân thành 0.5
1.0
- Đối với con chó
+ Quý nó quá mức
+ Chăm sóc nó tỉ mỉ
+ Đau xót khi phải bán nó
- Đối với con trai 1.0
+ Nỗi đau bất lực của người cha vì nghèo mà không lo được hạnh
phúc cho con
+ Khi con đi, tuyệt vọng, đau khổ như mất con, luôn mong con về
+ Chọn cách sống cho con, vì con, luôn để dành tiền cho con.
+ Tìm đến cái chết để giữ tài sản cho con.
* NT: ngôn ngữ, miêu ta tâm trạng qua hoạt đông, miêu tả bên
ngoài...
- Bước 1: CCĐ: Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao đã
khắc họa thành công hình ảnh một người nông dân, một người cha
giàu tình yêu thương và tấm lòng nhân hâu.
- Bước 2: Ý chính
+ Ứng xử mọi người chân thành, đôn hậu (ông giáo, hàng xóm)
+ ĐỐi với cậu Vàng (kĩ)
+ ĐỐi với cậu con trai ( khi nó muốn lấy vợ; khi đi làm đồn điền cao
su, khi chọn cái chết để giữ tài sản) (kĩ).
+ NGhệ thuật: (1 câu)
-BƯớc 3: Viết thực hành.

You might also like