You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 – HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022

PHẦN 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC VĂN BẢN


I/ VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
* Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 8.
STT Tên văn bản Đề tài nhật dụng của văn bản
1 Thông tin về ngày Trái đất năm 2000 Môi trường
2 Ôn dịch, thuốc lá Tệ nạn xã hội
3 Bài toán dân số Dân số
* Đặc điểm nội dung văn bản nhật dụng ở Ngữ văn 8.
1. Văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”: Trình bày về tác hại của bao bì ni lông
đối với môi trường và sức khoẻ con người. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại thói quen dùng
bao bì ni lông để có hành động thiết thực bảo vệ môi trường sống của chúng ta bằng cách hưởng
ứng lời kêu gọi: “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
2. Văn bản “Ôn dịch ,thuốc lá”: Cung cấp cho bạn đọc những tri thức khách quan về tác hại
của thuốc lá đối với sức khoẻ và có thể làm suy thoái đạo đức con người.
3. Văn bản “Bài toán dân số”: Từ câu chuyện vui về một bài toán cổ liên hệ sang chuyện
không vui về việc gia tăng dân số trên trái đất, văn bản báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng
dân số của thế giới.
* Nhân thức của học sinh:
- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của những hiện tượng trên và tham gia tuyên truyền
giúp mọi người cùng hiểu và hành động.
- Nêu cao ý thức từ những việc làm cụ thể, lập trường vững vàng trước mọi hoàn cảnh.
- Giúp đỡ bạn bè, những người xung quanh nếu họ rơi vào những thực trạng trên.
II/ THƠ VIỆT NAM:
1/ Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” – Phan Châu Trinh
* Học thuộc lòng bài thơ.
* Phân tích hình tượng người tù cách mạng trong bài thơ.
Thể thơ Nội dung- Ý nghĩa Nghệ thuật
Thất ngôn Nhà tù của đế quốc thực dân - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa
bát cú không thể khất phục ý chí, nghĩa. Bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí
nghị lực và niềm tin lí tưởng ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.
của người chiến sĩ cách mạng. - Thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương.
2/ Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” – Tản Đà
* Học thuộc lòng bài thơ.
* Phân tích hình tượng người tù cách mạng trong bài thơ.
Thể thơ Nội dung- Ý nghĩa Nghệ thuật
Thất ngôn Bài thơ thể hiện nỗi chán ghét thực tại - Ngôn ngữ giản dị, giàu tính khẩu ngữ.
bát cú tầm thường và khát vọng vươn tơi vẻ - Kết hợp tự sự và trữ tình.
đẹp toàn thiện toàn mĩ của thiên nhiên. - Giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng.
PHẦN 2: KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
I/ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG:
1/ Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
2/ Nói giảm nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây
cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
II/ CÂU GHÉP:
1/ Đặc điểm: Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi
cụm C - V này được gọi là một vế câu.
Ví dụ:
Tôi /lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng,
C1 V1 V2
rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi / cố tình hình dung ra những miền xa lạ kia.
Tr C2 V2
2/ Cách nối các vế câu:
* Dùng những từ có tác dụng nối:
- Nối bằng 1 quan hệ từ (mà, và, nhưng, rồi, còn, vì, do...) VD: Mẹ tôi là công nhân còn bố tôi
là bác sĩ.
- Nối bằng cặp quan hệ từ ( vì ..nên, nếu...thì, tuy...nhưng,..)
Ví dụ: Vì tôi không chăm chú nghe giảng nên tôi không hiểu bài.
- Nối bằng một cặp từ hô ứng: phó từ ( vừa...vừa, càng...càng, không những...mà còn,...), đại từ
( ai...nấy, gì...ấy, nào...ấy,...), hay chỉ từ ( này...kia, nọ...ấy,...) Ví dụ: Anh nói gì, tôi làm nấy. (nối
bằng đại từ)
* Không dùng từ nối: Dùng các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Ví dụ: - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! (Ngô Tất Tố)
- Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.
(Nguyên Hồng)
3/ Các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
- Quan hệ nguyên nhân – kết quả: Ví dụ: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng
tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. ( Thanh Tịnh)
- Quan hệ điều kiện ( giả thiết) Ví dụ: Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn
nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh
tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào. (Hoài Thanh)
- Quan hệ tương phản: Ví dụ: Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã bến bên bờ sông Lương.
- Quan hệ nối tiếp: VD: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra,
áp vào vật nhau...(Ngô Tất Tố)
- Quan hệ tăng tiến: Ví dụ: Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi
cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng nguy khốn; chẳng
những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị phát quật; chẳng những
thân ta kiếp này bị nhục, mà đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia
thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. (Trần Quốc Tuấn)
- Quan hệ lựa chọn: Ví dụ: Anh nói hay tôi nói.
- Quan hệ giải thích: Ví dụ: Mọi người bỗng im lặng: chủ tọa bắt đầu nói.
- Quan hệ đồng thời. Ví dụ: Họ vừa đi vừa ca hát.
- Quan hệ bổ sung. Ví dụ: Tôi đến và nó cũng đến.
III/ DẤU CÂU:
1. Dấu ngoặc kép: Dùng để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. Ví dụ: Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “ Cô ấy khỏi nguy
hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. Ví dụ: Kết cục, anh
chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã
nhào ra thềm. (Ngô Tất Tố)
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san...được dẫn. Ví dụ: Tôi nhìn như thôi miên vào dòng
chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. (Tạ Duy Anh)
2. Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
Ví dụ: Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí
Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Quảng Nam.
3. Dấu hai chấm: Được dùng để:
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. VD: Trên những chặng
đường dài 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp
lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng....
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với
dấu gạch ngang)
VD1: Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay thẳng”. (Thép Mới)
VD2: Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. (Tô Hoài)
* BÀI TẬP TIẾNG VIỆT:
1/ Xác định và phân tích cấu tạo của các câu ghép trong những đoạn trích dưới đây. Sau đó
cho biết các vế của câu ghép được nối với nhau bằng cách nào, chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các
vế trong câu ghép đó.
a. Xe chạy chầm chậm…Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc,
trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì
tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo. (Nguyên Hồng)
b. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày
đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà
nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi. (Nguyên Hồng)
c. Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ
ngồi ăn không.
d. Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm
giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được
đón giao thừa ở nhà. […] Chà! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá
em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt
một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. […] Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa;
bên tay cầm diêm, cái ngón cái nóng bỏng lên. (An đéc xen)
e. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm! (Tô Hoài)
g. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của
cha tôi cày một ngày được mấy đường. (Em bé thông minh)
h. Em chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. (Cây bút thần)
2/ Tìm phép nói quá và nêu tác dụng của chúng trong các ngữ liệu sau:
a. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một
dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ
hành ngã gục giữa sa mạc.
b. Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. (Ca dao)
c. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Gía những cổ tục đã đày
đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà
nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Nguyên Hồng)
3/ Xác định phép nói giảm nói tránh trong những ngữ liệu sau và nêu tác dụng.
a. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. (Tô Hoài)
b. Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối
nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này.
Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào
đe dọa họ nữa. Họ đã về với Thuợng đế.
c. Nhưng Giôn- xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang
chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi đầy bí ẩn của mình. Khi những sợi dây ràng buộc của cô
với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán
lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn….(O Hen-ri)
4/ Nêu tác dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép trong các đoạn sau:
a. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt
sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. (Thanh Tịnh)
b. Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được
vịnh Na-plơ”.
c. Theo bài toán cổ kia thì loài người phát triển theo cấp số nhân, công bội là 2, đã vượt ô thứ
33. Đó là với điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con, và đã trừ đi tỉ lệ tử vong (kể cả dịch bệnh hoặc
chiến tranh không quá 5%)
d. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)
PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN – VĂN THUYẾT MINH
- Văn bản thuyết minh: là kiểu văn bản cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...
của các hiện tượng, sự vật bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- PPTM: Nêu định nghĩa, giải thích; dùng số liệu; nêu ví dụ; so sánh; phân tích, phân loại....
- Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng:
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
+ Thân bài: Trình bày nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng.
+ Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
- Cách làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học:
+ Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại.
+ Thân bài: Trình bày đặc điểm của thể loại.
+ Kết bài: Cảm nhận chung về vẻ đẹp của thể loại ấy.
* MỘT SỐ ĐỀ BÀI VÀ DÀN BÀI THAM KHẢO
Đề 1: Viết bài giới thiệu đến bạn bè về một loại quả đặc sản của địa phương em.
* Mở bài: Giới thiệu tên loại quả cần thuyết minh.
* Thân bài:
- Giới thiệu xuất xứ, tên gọi của loại quả ấy.
- Thuyết minh đặc điểm riêng nổi bật của loại quả đặc sản; Cách gieo trồng, chăm sóc.
- Vai trò (vật chất và tinh thần) của đặc sản.
* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của loại quả trong đời sống; đối với người địa phương.
Đề 2: Giới thiệu về một sản phẩm văn hóa đặc trưng của xứ Huế.
Định hướng: Áo dài, nón lá...
* Mở bài: Giới thiệu tên sản phẩm văn hóa cần thuyết minh.
* Thân bài: Giới thiệu về xuất xứ, tên gọi; đặc điểm của sản phẩm; cách chế tạo và vai trò về
vật chất, tinh thần.
* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của sản phẩm trong đời sống; đối với người địa phương.
Đề 3: Thuyết minh về một thể thơ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS.
* Mở bài: Giới thiệu chung về thể thơ trong nền văn học và đời sống tinh thần của con người.
* Thân bài: - Nêu khái niệm, dấu hiệu nhận diện và nguồn gốc của thể thơ ấy.
- Thuyết minh những nét đặc trưng của thể thơ: Số câu, số tiếng; luật bằng trắc;
gieo vần; ngắt nhịp.
- Tác dụng của thể thơ.
* Kết bài: - Nêu suy nghĩ, tình cảm đối với thể thơ ấy.
- Khẳng định vị thế của thể thơ trong hiện tại và tương lai.
Đề 4: Thuyết minh về một đồ dùng hữu ích trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
* Mở bài: Giới thiệu chung về đồ dùng hữu ích ấy.
* Thân bài: Giới thiệu về xuất xứ, đặc điểm, nguyên lí vận hành, vai trò, cách sử dụng, bảo
quản...của đồ dùng.
* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa đồ dùng trong đời sống con người nói chung, trong việc học
tập của em nói riêng.
Đề 5: Giới thiệu về một món ăn trở thành đặc trưng văn hóa ẩm thực của riêng Huế.
* Mở bài: Giới thiệu tên gọi của món ăn.
* Thân bài: Giới thiệu về xuất xứ món ăn; nguyên liệu để chế biến, cách chế biến; đặc trưng
tiêu biểu của món ăn so với những món ăn đặc sản khác; vai trò về văn hóa ẩm thực...
* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của món ăn trong đời sống; việc gìn giữ, nhân rộng và giới
thiệu đến với du khách trong và ngoài nước.
Đề 6: Giới thiệu về chiếc bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền ở quê hương em.
* Mở bài: Giới thiệu hình ảnh chiếc bánh chưng – một món ăn của dân tộc trong ngày Tết.
* Thân bài: Giới thiệu về nguồn gốc chiếc bánh từ truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy; đặc
điểm của chiếc bánh; ý nghĩa về vật chất và tinh thần.
* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa, sức sống của hình ảnh chiếc bánh chưng trong ngày Tết cổ
truyền của dân tộc.

You might also like