You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Khoa Giáo dục chính trị

HỌC PHẦN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN II
Người soạn: TS.GVC Nguyễn Thị Thu Trà

CHƯƠNG 5
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH
TẾ Ở VIỆT NAM
Nội dung chương V
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam
Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam
Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt nam

04/21/24 2
I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XHCN Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm:
Là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của
thị trường đồng thời góp phần từng bước
xác lập một xã hội mà dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều
tiết của Nhà nước do ĐCSVN lãnh đạo.

04/21/24 3
2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Một là, KTTT định hướng XHCN phù hợp với
tính quy luật phát triển khách quan.
Hai là, Do tính ưu việt của KTTT thúc đẩy phát
triển.
Ba là, Mô hình phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.

04/21/24 4
3. Đặc trưng của KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam: Có 5 đặc trưng

 Về mục tiêu
 Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
 Về quan hệ quản lý nền kinh tế.
 Về quan hệ phân phối
 Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế
với công bằng xã hội

04/21/24 5
II. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XHCN Ở VIỆT NAM:

1. Sự cần thiết hoàn thiện thể chế:

04/21/24 6
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam
a. Thể chế và thể chế kinh tế
Thể chế: là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản
lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh các hoạt
động của con người trong một chế độ xã hội.
Thể chế kinh tế: Là hệ thống quy tắc, luật lệ, bộ
máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh
hành vi của các chủ thể, các hành vi sản xuất kinh
doanh và các quan hệ kinh tế.

04/21/24 7
b. Thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam

Khái niệm Thể chế KTTT định hướng XHCN:


là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, các
quy định, quy tắc, chế định, điều tiết hành vi
của mọi chủ thể, mọi quá trình diễn ra trong
nền kinh tế nhằm tạo điều kiện cho sự hình
thành, vận hành thông suốt và phát triển nền
KTTT định hướng XHCN

04/21/24 8
b. Thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam
Lý do phải thực hiện hoàn thiện thể chế KTTT
định hướng XHCN: Có 3 lý do
Thứ nhất, do thể chế chưa đồng bộ.
Thứ hai, hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ.
Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực,
hiệu quả, kém đầy đủ các yếu tố thị trường và
các loại thị trường.

04/21/24 9
2. Nội dung hoàn thiện thể chế KTTT
định hướng XHCN ở Việt Nam

Hoàn thiện thể chế ( HTTC ) về sở hữu và phát


triển các thành phần kinh tế
HTTC để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và
các loại thị trường
HTTC để đảm bảo gắn tăng tưởng kinh tế với đảm
bảo tiến bộ và công bằng xã hội
HTTC về hội nhập kinh tế quốc tế
HTTC nâng cao năng lực hệ thống chính trị

04/21/24 10
a. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát
triển các thành phần kinh tế
Hoàn thiện thể chế về sở hữu
Một là: Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản
(quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định
đoạt và hưởng lợi từ tài sản) của nhà nước, tổ
chức và cá nhân.
Hai là: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất
đai để huy động và sử dụng hiệu quả đất đai
Ba là: Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai
thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
04/21/24 11
Hoàn thiện thể chế về sở hữu

Bốn là: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà


nước, sử dụng có hiệu quả các tài sản công;
Năm là: Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan
đến sở hữu trí tuệ
Sáu là: Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng
và giải quyết tranh chấp dân sự
Bảy là: Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển các
thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.

04/21/24 12
Hoàn thiện thể chế phát triển
các thành phần kinh tế
Một là, thục hiện nhất quán một chế độ
pháp lý kinh doanh của các doanh nghiệp,
không phân biệt hình thức sở hữu và
TPKT.
Hai là, hoàn thiện pháp luật về đầu tư
kinh doanh…
Ba là, hoàn thiện thể chế về cạnh tranh,
bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.
04/21/24 13
Hoàn thiện thể chế phát triển
các thành phần kinh tế…
 Bốn là, rà soát,  Sáu là, tiếp tục hoàn
hoàn thiện pháp thiện thể chế thúc đẩy
luật về đấu thầu, các TPKT, các khu
đầu tư công… vực kinh tế phát triển
 Năm là, hoàn thiện đồng bộ...
thể chế về các mô  Bảy là, hoàn thiện thể
hình kinh doanh… chế thu hút đầu tư trực
tiếp của nước ngoài…

04/21/24 14
b. Hoàn thiện thể chế để phát triển
đồng bộ các yếu tố thị trường và các
loại thị trường

Một là: Hoàn thiện thể chế để phát triển


đồng bộ các yếu tố thị trường.
Hai là: Hoàn thiện thể chế để phát triển
đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị
trường.

04/21/24 15
c. Hoàn thiện thể chế để đảm bảo
gắn tăng tưởng kinh tế với đảm bảo
tiến bộ và công bằng xã hội

Xây dựng thể chế để có thể kết hợp chặt chẽ


phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát
triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ xã
hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã
hội tham gia và hưởng thụ công bằng thành
quả của quá trình phát triển.

04/21/24 16
d. Hoàn thiện thể chế về hội
nhập kinh tế quốc tế
Một là: Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh
hệ thống pháp luật và các thể chế liên quan
đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc
tế của Việt Nam.
Hai là: Thực hiện nhất quán chủ trương đa
phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh
tế quốc tế, không để bị lệ thuộc vào một số ít
thị trường.

04/21/24 17
đ. Hoàn thiện thể chế nâng cao
năng lực hệ thống chính trị
Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để
nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,
vai trò xây dựng và thực hiện thể chế
kinh tế của nhà nước, phát huy vai trò
làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện
thể chế KTTT định hướng XHCN

04/21/24 18
III. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH
KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
a. Lợi ích kinh tế
Khái niệm lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được
khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con
người.
Bản chất của lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và
động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong
nền sản xuất xã hội.
04/21/24 19
1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi
ích kinh tế
Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể
kinh tế - xã hội
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các
chủ thể và hoạt động KT-XH
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát
triển các lợi ích khác.

04/21/24 20
b. Quan hệ lợi ích kinh tế
Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế ( LIKT)
Là sự thiết lập những tương tác giữa người với
người, giữa các cộng đồng, giữa các tổ chức kinh
tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa
con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với
phần còn lại của thế giới. Nhằm mục tiêu xác lập
các LIKT trong mối liên hệ với trình độ phát triển
của LLSX và kiến trúc thượng tầng tương ứng của
một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.

04/21/24 21
Sự thống nhất và mâu thuẫn
trong các quan hệ lợi ích kinh tế
- Thống nhất: một chủ thể có thể trở thành bộ phận
cấu thành của chủ thể khác. Do đó, lợi ích của chủ
thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác
cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện.
- Mâu thuẫn: các chủ thể kinh tế có thể hành động
theo những phương thức khác nhau để thực hiện
các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức
đối lập thì trở thành mâu thuẫn.

04/21/24 22
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ
lợi ích kinh tế: Có 4 nhân tố

Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng


sản xuất
Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống
quan hệ sản xuất xã hội
Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của
nhà nước
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế

04/21/24 23
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan
hệ lợi ích kinh tế:
Thứ nhất, trình độ phát triển của LLSX
Là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu
cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế
trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng
hàng hóa và dịch vụ, mà điều này lại phụ
thuộc vào trình độ phát triển của LLSX

04/21/24 24
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan
hệ lợi ích kinh tế:
Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống
quan hệ sản xuất xã hội. QHSX, mà trước hết
là quan hệ sở hữu quyết định vị trí, vai trò của
mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt
động kinh tế - xã hội. Do đó, không có lợi ích
kinh tế nằm ngoài những QHSX và trao đổi,
mà nó là sản phẩm của những quan hệ sản
xuất và trao đổi,.

04/21/24 25
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan
hệ lợi ích kinh tế:
Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của
nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, bằng
nhiều loại công cụ, trong đó có các chính sách
kinh tế - xã hội. Chính sách phân phối thu
nhập của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập
và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh
tế.

04/21/24 26
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan
hệ lợi ích kinh tế:
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế.
Bản chất của kinh tế thị trường là mở cửa và
hội nhập. Khi mở của hội nhập, các quốc gia
có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại
quốc tế, đầu tư quốc tế.

04/21/24 27
Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ
bản trong nền kinh tế thị trường
Một là, quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử
dụng lao động.
Lợi ích KT
có quan hệ
chặt chẽ
vừa thống
nhất vừa ><
Người sử dụng Người LĐ: Thu Nhập
LĐ: Lợi nhuận ( Tiền lương, tiền thưởng)

.
04/21/24 28
Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ
bản trong nền kinh tế thị trường
Hai là, quan hệ lợi ích giữa những người sử
dụng lao động.
Những người sử dụng lao động có quan hệ
LIKT chặt chẽ với nhau. Trong cơ chế thị
trường, những người sử dụng lao động vừa là
đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra
sự thống nhất và mâu thuẫn về LIKT giữa họ.

04/21/24 29
Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ
bản trong nền kinh tế thị trường
Ba là, quan hệ lợi ích giữa những người lao
động.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người
muốn bán sức lao động. Để thực hiện lợi ích
kinh tế của mình, người lao động không chỉ
phải quan hệ với người sử dụng lao động mà
còn phải quan hệ với nhau.

04/21/24 30
Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ
bản trong nền kinh tế thị trường
Bốn là, quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi
ích xã hội.
Người lao động, người sử dụng lao động đều là
thành viên của xã hội, nên mỗi người đều có lợi ích
cá nhân và có quan hệ với lợi ích xã hội. Nếu làm
đúng pháp luật và thực hiện được các LIKT của
mình thì họ đã góp phần phát triển nền kinh tế, thực
hiện lợi ích kinh tế của xã hội (và ngược lại).

04/21/24 31
Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế
trong các quan hệ lợi ích chủ yếu
Thứ nhất, thực hiện LIKT theo nguyên tắc thị
trường.
Đây là phương thức phổ biến trong mọi nền kinh tế
bao gồm cả KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Thứ hai, thực hiện LIKT theo chính sách của nhà
nước và vai trò của các tổ chức xã hội.
Để khắc phục hạn chế thực hiện theo nguyên tắc thị
trường, nhằm tạo sự bình đẳng và thúc đẩy tiến bộ xã
hội.

04/21/24 32
2. Vai trò nhà nước trong bảo
đảm hài hòa các quan hệ lợi ích
- Hài hòa các lợi ích kinh tế.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi
cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
- Điều hòa lợi ích: cá nhân - doanh nghiệp - xã hội.
- Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh
hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội.
- Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích
kinh tế.

04/21/24 33
Vấn đề thảo luận

 1. KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam


vừa bao hàm những đặc trưng có tính phổ
biến của KTTT thế giới, vừa có những đặc
trưng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể
của Việt Nam. Hãy thảo luận để làm rõ
những nội dung đó

04/21/24 34
Vấn đề thảo luận
 2. Xuất phát từ vai trò của công dân, thảo
luận để chỉ ra trách nhiệm của mình cần thực
hiện những nhiệm vụ gì để góp phần hoàn
thiện thể chế KTTT định hướng XHCN.
 3. Với tư cách là công dân, hãy thảo luận các
phương thức để thực hiện hài hoà các lợi ích
và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi
tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.

04/21/24 35
Câu hỏi ôn tập

04/21/24 36

You might also like