You are on page 1of 18

Chương 5

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH


HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH
KINH TẾ Ở VIỆT NAM
5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.1 Khái niệm
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo những quy luật của thị
trường nhằm hướng tới xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có sự điều tiết của
Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Hệ giá trị: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là hệ giá trị của xã hội tương lai
mà loài người cần phải phấn đấu để trở thành hiện thực
Nền KTTT định hướng XHCN là hướng tới hệ giá trị tương lai đó
KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam
5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam
Một là phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới
◦ Phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu sẽ chuyển thành kinh tế thị trường
◦ Việc xác lập mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là mong
muốn chung của các quốc gia trên thế giới
◦ Mặc dù KTTT TBCN đã đạt tới giai đoạn phát triển cao, phồn thịnh những không thể khắc
phục được những mâu thuẫn vốn có của nó
◦ Nhân loại muốn tiếp tục phát triển thì không thể dừng lại ở KTTT TBCN mà cần phải
chuyển sang KTTT định hướng XHCN
5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam
Hai là: Do tính ưu việt của KTTT định hướng XHCN
◦ KTTT là phương thức phân bổ nguồn lực linh hoạt và hiệu quả nhất
◦ KTTT không chỉ có ưu thế, mà còn có khuyết tật, vì vậy cần có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những
khuyết tật của thị trường

Ba là: phù hợp với nguyện vọng của người dân Việt Nam
◦ Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam
◦ KTTT còn tồn tại lâu dài ở nước ta và cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển
◦ KTTT sẽ phá vỡ tính chất tự cấp tự túc, lạc hậu của nền kinh tế, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao
NSLĐ, thúc đẩy LLSX phát triển, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế
5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
* Mục tiêu:
KTTT định hướng XHCN hướng tới phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
CNXH, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
Đây là sự khác biệt với KTTT TBCN
Mục tiêu đó bắt nguồn từ:
◦ Sự phản ánh mục tiêu chính trị-xã hội nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản
◦ Phản ánh nhiệm vụ xây dựng QHSX tiến bộ phù hợp với cơ sở KT-XH ngày càng tiến bộ
của chủ nghĩa xã hội
5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
* Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế :
• Sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình SX và TSX về phương diện chiếm
hữu và chi phối các nguồn lực của quá trình sản xuất trong một điều kiện lịch sử nhất định
• Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý
• KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế. Các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh cùng phát triển theo quy định của
pháp luật
• Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng
• Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân
• Kinh tế nhà nước tồn tại trong mối quan hệ gắn bó với thành phần kinh tế khác
5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
* Về quan hệ quản lý :
Chủ thể quản lý nền kinh tế là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và sự làm chủ, giám sát của nhân dân
Đảng Cộng sản lãnh đạo là yếu tố quan trọng đảm bảo định hướng XHCN cho nền KTT ở
Việt Nam
Đảng lãnh đạo KTTT định hướng XHCN thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển KT-XH,
các chủ trương quyết sách lớn trong từng thời kỳ phát triển kinh tế
Nhà nước quản lý nền KTTT định hướng XHCN thông qua pháp luật, chiến lược, kế hoạch,
quy hoạch, cơ chế chính sách…
5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
* Về quan hệ phân phối
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam thực hiện phân phối công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử
dụng các cơ hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế
Về kết quả sản xuất, chủ yếu thực hiện phân phối theo kết quả lao đông, hiệu quả kinh tế và mức đóng góp
về vốn và nguồn lực khác
Kết hợp các hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế với các hình thức phân phối
thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và hệ thống an sinh xã hội
Thực hiện nhiều hình thức phân phối tạo ra QHSX phù hợp để thúc đẩy LLSX phát triển, huy động được
mọi nguồn lực và thực hiện định hướng XHCN
5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
* Về quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
KTTT định hướng XHCN thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đối
với phát triển van hóa xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và trong từng giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường
Đặc trưng này phán ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng XHCN nền KTTT ở Việt Nam
Ở nền KTTT TBCN, công bằng xã hội chỉ giải quyết khi các mâu thuẫn xã hội gay gắt, đe dọa sự tồn vong
của chế độ và thực hiện nó trong khuôn khổ tính chất TBCN để duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa
Trong KTTT định hướng XHCN, công bằng xã hội không chỉ là phương tiện mà còn mục tiêu phải hiện
thực hóa
Trong điều kiện ngày nay, cần đa dạng hóa các hình thức thực hiện công bằng xã hội: công bằng về cơ hội,
về tiếp cận nguồn lực, tiếp cận các dịch vụ xã hội… và huy động sức mạnh của cả xã hội
5.2 Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
5.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam
Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh các hoạt động
của con người trong một chế độ xã hội
Thể chế kinh tế là hệ thống những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh
hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi SXKD và các quan hệ kinh tế
Thể chế KTTT định hướng XHCN là hệ thống đường lối, chủ trương, chiến lược, hệ thống luật pháp,
chính sách… xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan
hệ lợi ích, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, các loại thị
trường góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh
5.2 Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
5.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam
* Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế :
Hệ thống thể chế chưa đồng bộ
Hệ thống thể chế chưa đầy đủ
Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả
5.2.2 Nội dung hoàn thiện thể chế KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam
Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế
Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường và các loại thị trường
Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, thúc
đẩy hội nhập quốc tế
Hoàn thiện nâng cao năng lực hệ thống chính trị
5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và
đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với một trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con
người
Về bản chất: lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của quan hệ giữa các chủ thể kinh tế
Về biểu hiện lợi ích kinh tế: lợi nhuận, thu nhập
Lợi ích kinh tế thu được phụ thuộc vào địa vị của mỗi chủ thể trong quan hệ kinh tế
Vai trò của lợi ích kinh tế: là động lực trực tiếp……. Và là cơ sở để thực hiện các lợi ích khác
5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm mục tiêu xác lập
các lợi ích kinh tế trong mối liện hệ với trình độ phát triển của LLSX và kiến trúc thượng tầng tương
ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định
Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các quan hệ lợi ích kinh tế
◦ Sự thống nhất:
◦ Lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của các chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp
được thực hiện
◦ Các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung
◦ Sự mâu thuẫn:
◦ Mâu thuẫn về phương thức thực hiện lợi ích kinh tế dẫn đến người này thu được lợi ích kinh tế thì
người kia lại mất đi
5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
* Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích cơ bản trong nền kinh tế
Trình độ phát triển của LLSX
Địa vị của mỗi chủ thể kinh tế trong hệ thống QHSX xã hội
Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
* Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người lao động
Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, và lợi ích xã hội
5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
* Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu
Thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường
Thực hiện lợi ích kinh tế theo các chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội
5.3.2 Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài
hòa các quan hệ lợi ích
Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh
tế
Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội
Kiểm soát và ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội
Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

You might also like