You are on page 1of 5

5.2 .

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

5.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

5.2.1.1. Một số khái niệm

- Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận
hành nhằm điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã
hội.

- Thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, pháp luật, bộ máy quản lý và cơ
chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành
vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.

Các bộ phận của thể chế kinh tế bao gồm: hệ thống pháp luật về kinh tế
của nhà nước, các quy tắc xã hội được nhà nước thừa nhận; hệ thống các
chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế; các cơ chế, phương pháp, thủ
tục thực hiện các quy định và vận hành nền kinh tế.

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống
đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác
lập cơ chế vận hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ kinh tế của các
chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập
đồng bộ các yếu tố thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

5.2.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, kinh tế thị trường ở nước ta mới được hình thành và đang phát

triển, nên thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta chưa đồng bộ. Việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường là yêu cầu mang tính khách quan để phát huy mặt tích cực, khắc
phục những khuyết tật, tiêu cực của cơ chế thị trường.

Thứ hai, hệ thống thể chế chưa đầy đủ. Thể chế kinh tế thị trường là sản
phẩm của nhà nước, nhà nước quyết định số lượng, chất lượng và toàn
bộ tiến trình xây dựng, hoàn thiện thể chế. Nhà nước Việt nam về bản
chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân, vì thế thể chế kinh tế thị trường
ở Việt Nam phải là thể chế phục vụ lợi ích, vì lợi ích của nhân dân. Do
vậy, nhà nước phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường để thực hiện mục tiêu của nền kinh tế.
Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực (chưa đủ mạnh), hiệu quả
thực thi chưa cao; chưa có đầy đủ các loại thị trường và các yếu tố của
thị trường, chất lượng của chúng còn ở trình độ thấp. Do đó, tiếp tục
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu
cầu khách quan.

5.2.2. Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế.

Một là, thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (sở hữu, sử dụng, định đoạt và
hưởng lợi từ tài sản) của các chủ thể trong nền kinh tế.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai, về quản lý, khai thác và
sửdụng tài nguyên thiên nhiên, về đầu tư vốn nhà nước.

Ba là, hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ

Bốn là, thống nhất và đồng bộ khung pháp luật về hợp đồng và giải
quyết tranh chấp dân sự. Phát triển hệ thống đăng ký các loại tài sản.
Năm là, hoàn thiện thể chế cho sự phát triển các thành phần kinh tế, các
loại hình doanh nghiệp, các khu vực kinh tế.

- Nhất quán một mặt bằng pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp,
không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức sở hữu. Mọi doanh
nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật.

- Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ các rào cản; hoàn
thiện thể chế cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; hoàn thiện
pháp luật về đấu thầu, đầu tư công.

- Hoàn thiện thể chế về các mô hình sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các
thành phần kinh tế, các khu vực kinh tế phát triển đồng bộ.

+ Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường (hàng
hóa, giá cả, cung cầu…) và các loại thị trường (thị trường hàng hóa, thị
trường vốn…), đảm bảo chúng phải được vận hành theo nguyên tắc thể
chế thị trường.

+ Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội

+ Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các
cam kết quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác quốc tế,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc.
+ Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị, phát huy
được sức mạnh về trí tuệ, nguồn lực và sự đồng thuận của toàn dân tộc
để xây dựng thành công kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam

You might also like