You are on page 1of 4

Câu 1 điểm:

1. Nêu khái niệm, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam?

- Khái niệm: là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường
đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập xã hội mà ở đó dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh có sự điều tiết của nhà
nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Đặc trưng:
+ Những đặc trưng chung gồm: về chủ thể kinh tế; về thị trường; về cơ chế
vận hành; về vai trò của nhà nước.
+ Những đặc trưng riêng gồm: Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế;
về chế độ phân phối; về vai trò quản lý nhà nước XHCN; về nguyên tắc giải
quyết các mối quan hệ chủ yếu; về tính cộng đồng và tính dân tộc; về quan
hệ quốc tế.

2. Tại sao lại phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Hoàn thiện thể chế  kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam có những nội dung gì?

- Phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ĐH XHCN vì:
+ Thứ nhất, do thể chế KTTT định hướng XHCN chưa đồng bộ (do mới
hình thành và phát triển)
+ Thứ hai, hệ thống thể chế chưa đầy đủ
+ Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, kém đầy đủ các
yếu tố thị trường và các loại thị trường.
- Gồm 7 nội dung:
1. Thể chế hóa đầy đủ tài sản
2. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai
3. Hoàn thiện pháp luật về quản lí, khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên
4. Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, sử dụng hiệu quả các
tài sản công
5. Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ
6. Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp
dân sự theo hướng thống nhất, đồng bộ. Phát triển hệ thống đăng kí
các loại tài sản, nhất là bất động sản.
7. Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển các thành phần kinh tế, các
loại hình doanh nghiệp.

3.       Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản ở Việt Nam hiện nay? Nhà nước
phải làm gì để đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế?

- Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản hiện nay:


+ Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
+ Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
+ Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
- Để đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế, nhà nước cần phải:
+ Trước hết phải có bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực.
+ Tuyển dụng, sử dụng được những người có tài, có tâm; sàn lọc những
người không đủ tiêu chuẩn.

4.  Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? tại sao Việt Nam phải thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Các quan điểm và yêu cầu để Việt Nam thực hiện
được công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ
4.
- CNH, HĐH là: quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động
sản xuất, từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động
với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.

- Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì:
1. Nâng cao nhân thức các chủ thể trong việc giải quyết quan hệ lợi ích, nhất là
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

2. Hoàn thiện chính sách về sở hữu, phân phối, tổ chức thực hiện tốt các chính
sách trên thực tế.

3. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách tiền lương (wage), kết hợp thực hiện
tốt chính sách(policy) an ninh xã hội và phúc lợi xã hội.

4. Thực hiện các giải pháp đảm bảo công khai, minh bạch nhằm ngăn chặn
những hành vi tiêu cực.
5. Khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng của mình đồng thời bảo
đảm lợi ích xã hội.

- Các quan điểm và yêu cầu để Việt Nam thực hiện được công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4
+ Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn
lực. Yêu cầu: phải tích cực, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để thích ứng được với tác động của các mạng công nghệ lần thứ 4.
+ Các biện pháp thích ứng phải được thực hiện đồng bộ, phát huy sức
sáng tạo của toàn dân. Yêu cầu: phải được thực hiện một cách đồng
bộ, có sự phối hợp của tất cả các chủ đề trong nền kinh tế- xã hội, phát
huy sức mạnh của toàn dân.

5.      Hội nhập kinh tế quốc tế: khái niệm tác động đến sự phát triển của
Việt Nam? Các phương hướng nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế?

- Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các
chuẩn mực quốc tế chung. 
- Tác động:
+, Tạo ra 1 số thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát
sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn
xã hội.
+, Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống việt nam bị xói
mòn trước sự "xâm lăng" của văn hóa nước ngoài.
+, Làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm
xuyên quốc gia, dịch bệnh....
=> Hội nhập kinh tế quốc tế vừa có khả năng tạo ra những thuận lợi cho sự phát
trièn kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả khó lường. 
- Phương hướng:
1, Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế mang lại. 
2, Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp.
3, Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ
các cam kết của VN trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực. 
4, Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp. 
5, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế. 
6, Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của VN. 

You might also like