You are on page 1of 23

*Ý 1:

Nói dạo đầu: VN hiện đang xây dựng nền KTTT định hướng XHCN. Đây là mô hình
KT cơ bản của nước ta. Nó có sự khác biệt đối với các mô hình khác trên TG. Tuy nhiên
để xây dựng được nền KTTT định hướng XHCN thì chúng ta cần có các công cụ cơ bản.
Và một trong các công cụ chính là thể chế KTTT và định hướng XHCN. Vậy thể chế
KTTT và ĐHXHCN là gì và vì sao chúng ta cần hoàn thiện thể chế KTTT và ĐHXHCN

Kinh tế thị trường vốn được ví như một “sân chơi” và “người chơi” chính là cá nhân,
hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của nhà nước… Các chủ thể KT cùng hđong
và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như QL cạnh tranh, cung cầu,
gtri. Và tất nhiên họ cũng phải chịu tác động bởi hệ thống pháp luật và quy tắc XH
chung.Đồng thời, các chủ thể tham gia nền KTTT cần chấp nhận và chịu sự tham gia
giám sát của cơ quan quản lí nhà nước.
 Nếu coi nền KTTT là 1 “sân chơi” thì thể chế KT được coi là “luật chơi” của sân
chơi này.
(ảnh minh họa sân chơi)

(ảnh minh họa luật chơi)


Khái niệm:
- Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lí và cơ chế vận hành nhằm
điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ XH
- Thể chế kinh tế ( institutions) là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lí và cơ
chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản
xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế

- Thể chế kinh tế bao gồm 3 bộ phận cơ bản:


+) Một là hệ thống pháp luật kinh tế của nhà nước. VD: bộ luật đầu tư, luật đất đai,
luật thương mại,…hay các quy tắc chuẩn mực xã hội được nhà nước công nhận
như đạo đức nghề nghiệp, giữ chữ tín trong làm ăn, đoàn kết hợp tác, cạnh tranh
lành mạnh… ( Mặc dù những quy tắc chuẩn mực xã hội này không phải là luật
chính thức nhưng các chủ thể kinh tế tự ngầm hiểu và tôn trọng)

+) Hai là hệ thống cơ quan giám sát, thực thi PL của nhà nước như bộ máy quản lí
nhà nước về kinh tế, các Bộ, Sở, Ban, Ngành, UBND, Hải quan, chi cục Thuế,…
Các bộ phận này có chức năng thi hành pháp luật, thượng tôn pháp luật, thể hiện
sức mạnh quản lí của nhà nước.
+) Ba là cơ chế vận hành nền kinh tế, và chúng ta có thể gọi đó là thực thi luật
chơi kinh tế. Trong nền KTTT, các chủ thể bị dẫn dắt, vận hành bởi cơ chế KTTT.
Nó bao gồm cơ chế cạnh tranh, cơ chế phối hợp, phân cấp quản lí, giám sát. Các
cơ chế này được ví như “bàn tay vô hình” dẫn dắt, điều tiết kinh tế để đạt được lợi
ích kinh tế.

Khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN:
1, Khái niệm :
- Là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác
lập cơ chế vận hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ kinh tế của các chủ thể liên
quan đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập đồng bộ các yếu tố thị
trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng và văn minh.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là trường hợp riêng của thể chế KTTT
chung
Bao gồm 3 bộ phận cấu thành:
- Pháp luật, quy tắc chuẩn mực xã hội
- Cơ quan quản lí nhà nước về KT
- Cơ chế vận hành nền KT
Tuy nhiên do điều kiện về kinh tế- chính trị- xã hội khác nhau nên thể chế KTTT định
hướng XHCN ở VN khác với thể chế KTTT ở các quốc gia khác.

Chúng ta thấy rằng thể chế kinh tế luôn đi sau sự vận động, biến đổi của LLSX. Vậy
nên hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là tất yếu và liên tục.
Hay nói cách khác, để xây dựng thành công nền KTTT định hướng XHCN nhất thiết
cần phải liên tục hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế của nó.
Cụ thể, sự cần thiết hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN xuất phát
từ 3 lí do cơ bản như sau:
- Thị trường kinh tế nước ta vừa mới được hình thành và đang phát triển nên thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chưa đồng bộ. Thể chế KTTT của
nước ta còn thiếu thống nhất, chồng chéo về mặt nội dung, chức năng, nhiệm vụ
của thể chế kinh tế.
VD: Ta lấy ví dụ về sự chưa đồng bộ, thống nhất về luật pháp giữa luật Đầu tư
2014 và luật Đất đai 2013. Về luật Đầu tư, khi xin cấp phép chuyển mục đích sử
dụng đất (dưới 10ha đất nông nghiệp) thì trong luật Đầu tư (mục a, khoản 1, điều
32) quy định UBND cấp tỉnh có thẩm quyền chấp thuận cấp phép chuyển mục
đích sử dụng đất. Trong khi đó thì Luật Đất đai tại điều 59 lại xác định đó là
thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân cấp Tỉnh. Điều này làm cho doanh nghiệp
đầu tư muốn chuyển mục đích sử dụng đất sẽ không biết xin đơn vị nào cấp phép
là đúng.
Như vậy, sự chồng chéo về nội dung, không thống nhất trong quy định thẩm quyền
giữa các bộ luật như hiện nay. Nó thể hiện sự thiếu đồng bộ về thể chế, mà cụ thể
trên ví dụ chính là Luật pháp và chức năng của cơ quan quản lí nhà nước. Do vậy
đây chính là lí do đầu tiên cần phải hoàn thành thể chế KTTT định hướng XHCN.

- Lí do thứ hai chính là hệ thống thể chế chưa đầy đủ. Khi chúng ta chuyển sang nền
kinh tế thị trường từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung từ năm 1986, hệ thống luật
pháp, chuẩn mực xã hội, cơ quan quản lí kinh tế của nhà nước hay chủ thể kinh tế
tất yếu sẽ phải điều chỉnh. Tuy nhiên, thể chế kinh tế của chúng ta vẫn chưa đầy đủ
bởi thể chế luôn đi sau sự phát triển của lực lượng sản xuất.

-
- (ảnh minh họa về lực lượng sx)
-
- (ảnh minh họa nền KT kế hoạch hóa tập trung)
VD: Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các hình
thức kinh doanh online( fb, tiktok, ig…) đang nở rộ và phổ biến. Nhưng nhà nước
vẫn chưa có văn bản luật và cơ chế thu thuế từ các hoạt động online. Chính vì thế
mà thể chế KT của nước ta vẫn còn thiếu sót và chưa đầy đủ.
Thể chế KTTT là sản phẩm của nhà nước, bởi nhà nước là chủ thể lập ra luật pháp
và tổ chức thi hành pháp luật. Nhà nước VN bản chất là của dân, do dân, vì dân, vì
thế thể chế KTTT ở VN mục tiêu phục vụ lợi ích chung của nhân dân. Do vậy khi
xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của nhân dân ngày càng nâng cao và mục
tiêu kinh tế thay đổi thì nhà nước càng cần phải xây dựng và không ngừng hoàn
thiện thể chế KTTT
- Lí do thứ ba là do hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị
trường và các loại thị trường.
Kinh tế thị trường được tạo lập bởi nhiều loại thị trường thành viên như thị trường
hàng hóa dịch vụ, thị trường lao động, thị trường BĐS, thị trường Tài chính và thị
trường Công nghệ. Các loại thị trường này còn đang hoàn thiện hoặc hoàn thiện ở
trình độ thấp nên hệ thống thể chế của nước ta còn đang kém hiệu lực, hiệu quả
thực thi chưa cao.
VD1: Ở thị trường Tài chính, ở các nước phát triển, người dân họ mua sắm, chi
tiêu, nhận và trả lương bằng tiền điện tử. Thị trường tài chính của họ phát triển
và hiện đại nên nhà nước dễ kiểm soát dòng tiền lưu thông, kiểm soát được thu
nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp từ đó có thể hạn chế thất thoát khoản thu
thuế cá nhân hay thuế doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước >< thị trường tài
chính nước ta còn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, cơ chế kiểm soát
dòng tiền trong dân còn kém hiệu quả, giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, nên nhà
nước khó kiểm soát thu nhập và thuế doanh nghiệp. Ngân sách có thể bị thất thoát
nhiều, hiện tượng tham ô tham nhũng, các vụ rửa tiền khó phát hiện.
(nước ngoài)
(nước ta)

VD2: Cơ quan quản lí kinh tế của Nhà nước chưa đủ mạnh để kiểm soát các loại
hình công ty dẫn đến một số công ty đa cấp biến tướng, gây hại đến lợi ích của
nhân dân và người tiêu dùng. Cơ quan quản lí thị trường chưa đủ hiệu quả quản lí
dẫn đến tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị
trường.
Bởi vậy việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là yêu cầu tất yếu
khách quan, cần thiết hiện nay.

Ý 2:

Nội dung hoàn thiện thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế.
 Tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế phát triển: cụ thể hóa bằng
chính sách, pháp luật.
- Thể chế hóa các quyền tài sản, bao gồm như: quyền sở hữu,
quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền hưởng lợi từ tài sản,…

- Hoàn thiện pháp luật về tài nguyên, đất đai để huy động, sử
dụng hiệu quả. Hoàn thiện luật pháp quản lí khai thác sử dụng
tài nguyên thiên nhiên là một vấn đề quan trọng.

- Hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ, khuyến khích sáng tạo đổi

mới.
- Hoàn thiện các khuôn khổ pháp luật về hợp đồng kinh tế và giải
quyết tranh chấp dân sự theo hướng thống nhất đồng bộ.
- Hoàn thiện thể chế về luật đầu tư, kinh doanh.
 Tăng cường sức mạnh của KTNN, phát huy tốt hơn nữa vai trò của
kinh tế tư nhân để nó thực sự là động lực của nền kinh tế.
- Xóa bỏ các rào cản, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các

chủ thể.
- Hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, bảo đảm sự cạnh tranh bình

đẳng, lành mạnh.


- Thúc đẩy, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh.
- Hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng chủ
động lựa chọn các dự án đầu tư có chuyển giao công nghệ và

quản trị hiện đại.


2. Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại
thị trường.
 Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường.
Yếu tố thị trường là gì? Trong đó bao gồm người mua, người bán, giá

cả, cung cầu,…


- Đẩy mạnh phân công lao động theo hướng chuyển môn hóa.

 Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các
loại thị trường.
Ví dụ: thị trường hàng hóa-dịch
vụ, thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường sức lao động,…
3. Hoàn thiện thể chế đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ và
công bằng xã hội.
 Xây dựng hệ thống thể chế để có thể kết hợp chặt chẽ phát triển kinh
tế nhanh, bền vững với phát triển xã hội, thúc đẩy xã hội tiến bộ, tạo
cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội tham gia và hưởng thụ một
cách công bằng các thành quả của quá trình phát triển.
(Tức là mỗi bước phát triển kinh tế phải gắn liến với một bước với
tiến bộ và công bằng xã hội, không được tách rời.)

4. Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong thực tiễn, lịch sử thế giới đã chứng minh, hầu hết các nước có nền
kinh tế thị trường thì đều là những nước mở cửa hội nhập ( ví dụ: Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Đức,… ), thậm chí tính mở là một trong những đặc trưng
của nền kinh tế thị trường và Việt Nam cũng phải mở cửa hội nhập kinh tế .
 Một là tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các
thể chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế của Việt
Nam.

Việt Nam tham gia nhiều các định chế kinh tế tài chính trên thế giới
và mỗi định chế thì có những quy định riêng, do vậy phải nội luật hóa
nền kinh tế nước mình sao cho phù hợp với luật chơi chung của thế
giới.

 Hai là thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa
trong hợp tác kinh tế quốc tế để không bị lệ thuộc vào một số ít thị
trường.
Việt Nam có quan hệ kinh tế với nhiều nước khác nhau trên thế giới,
chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn các đối tác làm ăn sao cho có
lợi nhiều nhất, hạn chế các đối tác đặt điều kiện về mặt chính trị, ta
phải giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, bình đẳng cùng có lợi.
5. Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị.
 Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo
của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của nhà nước,
phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Năng lực hệ thống chính trị của nước ta bao gồm nhiều bộ phận hợp
thành ( Đảng, Nhà nước, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc,…) trong
đó Đảng là nòng cốt của hệ thống chính trị. Để xây dựng hệ thống
chính trị đồng bộ, hiệu quả thì phải nâng cao năng lực của lãnh đạo
( chính là Đảng ) cùng với đó là nâng cao năng lực quản lí nhà nước
và năng lực giám sát thực hành kinh tế của nhân dân.

NỘI DUNG NGOÀI LỀ


1. Trong các nội dung hoàn thiện ở trên, nội dung nào là cơ bản
nhất?
Nội dung hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành
phần kinh tế là cơ bản nhất vì:
 Giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời
sống nhân dân.
 Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm
giàu chính đáng.
 Phát triển kinh tế vì con người, mọi người đều được hưởng những
thành quả của sự phát triển.
 Hoàn thiện thể chế này nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh”.

2. Ưu và nhược điểm của nội dung hoàn thiện thể chế KTTT định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
 Ưu điểm: Mang lại cho đất nước nhiều thành tựu
- Tăng trưởng kinh tế.
- Vị thế của đất nước trên thương trường ngày càng cao.
- Từ một đất nước thiếu lương thực nay trở thành một trong
những quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới.
 Nhược điểm:
- Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
ở nước ta đang còn chậm.
- Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo,
mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán.
- Có biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được bước đột phá trong
huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát
triển.

3. Vai trò của công dân trong nhiệm vụ hoàn thành thể chế.
 Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất
nước, đồng thời tin tưởng và thực hiện tốt mọi chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.
 Thực hiện tích cực và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công
dân.
VD: tham gia rộng rãi, thường xuyên vào các công việc quản lí
kinh tế, quản lí xã hội,…
 Tập trung giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh, kiên cường
bất khuất của nhân dân ta
 Làm cho mỗi người, mỗi thanh niên tự hào về truyền thống
lịch sử dân tộc, soi mình vào những tấm gương ấy.
 Tích cực tham gia, góp phần xây dựng quê hương bằng
những việc làm thiết thực như tham gia bảo vệ môi trường,
hiến máu tình nguyện hay làm tình nguyện viên,…
 Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi
ích quốc gia, dân tộc.

You might also like