You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT


KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT


ĐỘNG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
TẠI VIỆT NAM
GVHD:
TRẦN THỊ LỘC
HUỲNH NGỌC CHƯƠNG

SVTH:
NGUYỄN MAI CẨM NHUNG
LÊ THỊ NHƯ THẢO
HOÀNG THỊ NGỌC TRINH
HUỲNH THỊ NGỌC TRÂM

TPHCM, ngày 19 tháng 6 năm 2021


Tên đề tài:

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

THÀNH VIÊN MSSV PHẦN NỘI DUNG TỈ LỆ ĐÓNG MỨC ĐỘ


GÓP HOÀN THÀNH
Nguyễn Mai
Cẩm Nhung
MỞ ĐẦU

1. Bối cảnh thời đại

Thế giới đang trong giai đoạn của Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, một cuộc Cách
mạng công nghệ mới, đặc biệt khác với các Cuộc cách mạng trước đây. Về tốc độ, tăng
theo hàm lũy thừa; Về phạm vi và chiều sâu, đây là cuộc Cách mạng dựa trên cách mạng
số và kết hợp nhiều công nghệ, dẫn đến sự thay đổi chưa từng có tiền lệ trong mô hình
kinh tế - xã hội; Về tác động hệ thống, bao gồm sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống, khắp
các quốc gia, các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và toàn xã hội. Cũng như các
cuộc cách mạng khác, phải chấp nhận sự “đập bỏ, hy sinh” những cái cũ, lạc hậu để có
cái mới, cái nền tảng, phù hợp quy luật phát triển và tiến hóa. Để thực hiện được cuộc
Cách mạng này thành công, không để tụt hậu, nhỡ chuyến tàu 4.0, các nước phải thực
hiện “Chuyển đổi số”,
Để có thể đạt được bước ngoặc lớn trong công cuộc chuyển đổi số phải kể đến sự tiên
phong chuyển đổi số trong quản lí nhà nước, vì nhà nước là cơ quan đầu não dẫn dắt cho
mọi hoạt động kinh tế, xã hội phát triển đúng hướng. Chuyển đổi số trong quản lí nhà
nước giúp chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, hạn chế tham
nhũng, kiến tạo sự phát triển cho xã hội, định hướng các ngành khác chuyển đổi số theo
để phát triển.
Khi nói đến công cuộc chuyển đổi số trong quản lí nhà nước, ở châu Âu phải nhắc đến
Đan Mạch và Estonia là 2 trong số những nước thành công nhất. 100% dịch vụ số với
90% người dân nước này sử dụng, đạt mức độ phổ cập rất cao. Ở châu Á, một số quốc
gia như Hàn Quốc, Singapore cũng khá thành công. Đăng ký thành lập một doanh nghiệp
mới thực hiện trực tuyến qua mạng có thể được hoàn tất trong 15 phút. Thời gian thông
quan hàng hóa ngắn nhất trong khu vực. Chính phủ Singapore được đánh giá là minh
bạch, chỉ số tham nhũng thuộc loại thấp nhất trên thế giới.
2. Mục tiêu chọn đề tài

Chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong quản lí nhà nước nói riêng là yêu cầu
cấp thiết để Việt Nam không bị tuột hậu, văng ra khỏi cuộc đua cách mạng 4.0. Trong
thời gian qua, chuyển đổi số đã được ứng dụng trong chính quyền nhà nước Việt Nam để
phát triển Chính phủ, góp phần cải cách hành chính. Theo báo cáo đánh giá về chỉ số
chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước của Liên hợp quốc, đến năm 2018, Chỉ số của Việt
Nam xếp hạng thứ 88/193 quốc gia, tăng 01 bậc so với năm 2016. Mặc dù bước đầu đã
đạt được một số kết quả khả quan, nhưng vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn trong lộ
trình xây dựng và phát triển ứng dụng chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước. Vì vậy,
nhóm quyết định chọn đề tài “CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ
NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM” đề nêu lên thực trạng chuyển đổi số trong những năm
qua, những thành tựu khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, những mặt được chưa được
của nguồn lực trong khu vực công. Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp đẩy mạnh quá trình
chuyển đổi số trong quản lí nhà nước, đồng thời đưa ra các cách nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong khu vực công.

Từ khóa: Chuyển đổi số, Chính phủ số


CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lí thuyết

1.1.1. Khái niệm chuyển đổi số


Chuyển đổi số (digital transformation) là việc thay đổi căn bản hoạt động của một
tổ chức, doanh nghiệp trên cơ sở tận dụng các công nghệ số hiện đại nhằn tại ra những cơ
hội và giá trị mới.
1.1.2. Khái niệm chuyển đổi số trong quản lí nhà nước
Chuyển đổi số trong quản lí cơ quan nhà nước tập trung vào phát triển hạ tầng số
phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng
truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy
phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao,
cả trên thiết bị di động để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ,
nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.
Chuyển đổi số trong quản lí nhà nước giúp rút gọn quy trình, thủ tục hành chính
rườm rà, tiết kiệm thời gian cho nhà nước và cho người dân. Ví dụ khi chuyển đổi số dữ
liệu được chia sẻ giữa các cơ quan khác nhau và trong trọn vẹn vòng đời, người dân chỉ
cần cung cấp thông tin một lần cho một cơ quan nhà nước, khi sinh ra được cấp một mã
định danh duy nhất, khi đến tuổi trưởng thành tự động được nhận thẻ căn cước công dân.
1.1.3. Bài học kinh nghiệm
1.1.3.1. Bài học thành công
Từ những thành tựu đạt được trong những năm qua khi áp dụng chuyển đổi số
trong quản lí nhà nước của Việt Nam, cũng như đút kết được từ những nước phát triển
trên thế giới, nhà nước Việt Nam đã đúc kết một số bài học để cải thiện cho công cuộc
chuyển đổi số này hiệu quả hơn.
Để chuyển đổi số trong quản lí nhà nước hiệu quả cần thực hiện 4 trục ưu tiên
gồm: Nền tảng chia sẻ chung; Quản trị hành chính công trên nền tảng chia sẻ; Phương
pháp tiếp cận dữ liệu tổng thể và chuyển dịch cấp độ số hóa. Nhà nước cung cấp công cụ
số và lưu chuyển dữ liệu theo các bộ tiêu chuẩn, hướng dẫn, nguyên tắc chung; công cụ
chung và dữ liệu cần lưu chuyển. Tóm lại giữa các cơ quan hành chính Nhà nước, Trung
ương với địa phương luôn luôn có sự trao đổi lẫn nhau, trao đổi những thông tin về hộ
tịch, hộ gia đình, thông tin về thành phần gia đình… để khi cần thiết chỉ cần tìm kiếm
thông tin trên trang mạng cho tất cả thông tin thay vì khai báo rườm rà, giúp tiết kiệm
thời gian. Đồng thời, cần rà soát lại xem thủ tục nào được sử dụng nhiều hơn thì ưu tiên
đưa lên mạng trước, thủ tục nào ít hơn thì đưa sau; cần xây dựng tiêu chí đánh giá, phân
loại các thủ tục hành chính đã được số hóa…
1.1.3.2. Bài học thất bại
Trong 30 năm tiến hành chuyển đổi số, Việt Nam gặt hái được những thành công
đáng kể, nhưng bên cạnh đó cũng có những thất bại đáng xem xét để rút kinh nghiệm.
Số hồ sơ được xử lý trực tuyến (mức 3,4) còn thấp; việc xử lý điều hành qua mạng
còn hạn chế; các cơ sở dữ liệu quốc gia chậm được triển khai; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu
giữa các chính quyền nhà nước còn hạn chế; việc ứng dụng những công nghệ số tiên tiến
trong các chính quyền nhà nước để thay đổi mô hình, cách thức làm việc chưa được thực
hiện nhiều, đó là lí do mà so với năm 2016, chỉ số chuyển đổi số của Việt Nam năm 2018
chỉ tăng 1 hạng. Nhận thấy được những lỗ hỏng đó, Chính phủ đã rút ra bài học cần cải
thiện công nghệ, đẩy mạnh xử lí trực tuyến, bên cạnh đó nâng cao trình độ đội ngũ nhân
lực cơ quan nhà nước cũng là điều cần thiết. Phải khắc phục được những khó khăn thất
bại đó, thì mục tiêu tăng từ 10 đến 15 bậc năm 2020, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn
đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ số theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm
2025 mới hoàn thành xuất sắc

You might also like