You are on page 1of 3

TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT SỐ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ ĐỔI MỚI

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1. TÓM TẮT CHUNG

Mục tiêu của bài: Hiểu được khái niệm Tài chính số và thông qua đó phân tích tác
động của tài chính kỹ thuật số đối với sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.

Phương pháp thực hiện nghiên cứu: Lựa chọn các đối tượng là các công ty có
quy mô vừa và nhỏ áp dụng công nghệ kĩ thuật số tài chính để xây dựng các mô
hình để chứng minh các giả thuyết đưa ra.

Kết quả nghiên cứu: Tài chính số có tác động tích cực đến sự đổi mới trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính phủ cũng là một trong những yếu tố
nhằm thúc đẩy sự phát triển của Tài chính số.

Giá trị nghiên cứu:


Hiện nay, thời đại 4.0 mang lại một nguồn gió mới cho lĩnh vực khác nhau, và tài
chính là một trong những lĩnh vực vô cùng quan trọng khi áp dụng công nghệ mới
này.
Thay vì có cái nhìn không mấy khách quan khi đánh giá hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp như trước đây, thì giờ đây, thông qua các con số, chúng ta hoàn
toàn có thể đánh giá một cách chính xác tình hình sức khỏe của doanh nghiệp vì
các chỉ số không hề nói dối mà chỉ biết thể hiện thực tế của doanh nghiệp.
Qua đó thấy được sự tác động mạnh mẽ trong việc sử dụng các kỹ thuật số tài
chính đối với sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ khóa: Tài chính số (Digital Finance), Công nghệ tài chính (Fintech), Tài chính
điện tử (E-finance), Hiệu suất đổi mới doanh nghiệp (Enterprise innovation
performance), Cách mạng 4.0,…

2. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 (“gọi tắt là CMCN 4.0”) đã tạo
nên một làn sóng vô cùng mạnh mẽ trong thời đại hiện nay. Không chỉ các doanh
nghiệp trên quốc tế mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng dần chuyển mình để theo
kịp sự tiến bộ của nhân loại. Công nghiệp 4.0 giúp các doanh nghiệp có sự đổi mới
trong hoạt động kinh doanh thông qua các công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực
tài chính, các nền tảng thanh toán điện tử. Đồng thời, cải thiện năng suất làm việc
và tăng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Thời điểm công nghệ 4.0 vừa bắt đầu, mặc dù vẫn còn khá ít doanh nghiệp có
sự đổi mới và nhiều doanh nghiệp vẫn còn có tư duy giữ vững đối với các hệ thống
lâu đời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khủng hoảng Covid-19, khi tình hình
kinh tế gặp khó khăn, tất cả các doanh nghiệp đều rơi vào trạng thái bị động. Các
doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn nhằm tiếp tục hoạt
động kinh doanh. Họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cần chuyển đổi
hóa kĩ thuật số tài chính.

Tài chính số (Digital Finance) được hiểu nôm na đó chính là quá trình số hóa
trong lĩnh vực tài chính nói chung, thay hình thức sử dụng các tài liệu giấy bằng
hình thức sử dụng tài liệu số. Bên cạnh đó, chính là sự ra đời của các sản phẩm tài
chính điện tử với công nghệ mới nhiều tiện ích.

Vậy câu hỏi nhiều người đặt ra

Chúng em tập trung nghiên cứu sự mật thiết của Tài chính số đối với sự đổi mới
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, để thúc đẩy các doanh
nghiệp tiến tới sự tiến bộ trong thời đại mới, cũng cần có những yếu tố khác bên
ngoài tác động. Và trong các yếu tố đó, quan trọng nhất có thể kể đến đó chính là
Chính phủ của quốc gia, với nguồn trợ cấp từ chính phủ, hoàn toàn có thể giúp đỡ
các doanh nghiệp lớn, nhỏ trong nước cải thiện nguồn vốn. Các yếu tố môi trường,
dịch bệnh (Covid-19), các yếu tố nợ phải trả, huy động nguồn vốn,.. và nhiều yếu
tố khác cũng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, bài nghiên cứu của chúng em cho thấy được mối liên hệ giữa tài chính
kỹ thuật số đối với sự đổi mới của doanh nghiệp. Đồng thời thể hiện được tác động
của kĩ thuật số tài chính đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ này. Qua đó,
một phần nào đó giúp các doanh nghiệp sẽ và sắp tới thay đổi mindset, đổi mới
hoạt động kinh doanh có thêm một nguồn tài liệu tham khảo.

Cấu trúc của bài như sau: (chỗ này tùy chỉnh nha)
 Phần 1: Đặt giả thuyết cho nghiên cứu
 Phần 2: Tiến hành chọn mẫu và mô tả các biến
 Phần 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
 Phần 4: Thảo luận về các việc áp dụng kĩ thuật số tài chính tại Việt Nam
 Phần 5: Kết luận nghiên cứu và các đề xuất trong tương lai

3. ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM


4. ĐỀ XUẤT

You might also like