You are on page 1of 3

Chương I

1. Chuyển đổi số
1.1. Khái niệm, mục tiêu của chuyển đổi số
1.1.1. Khái niệm

Chuyển đổi số được hiểu là những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây
(cloud), dữ liệu lớn (Big data),…vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp
nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu.

1.1.2. Mục tiêu

Tận dụng các nền tảng công nghệ có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
và hướng đến mục đích chuyển đổi số, gồm:

1. Tăng cường tương tác với khách hàng: Hiểu rõ thông tin và nhu cầu của khách
hàng, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tương tác giữa doanh nghiệp và
khách hàng.
2. Quản lý tập trung dễ dàng: Tối ưu hóa và tận dụng tối đa nguồn lực, kết nối các bộ
phận liên quan để quản lý dễ dàng và đánh giá hiệu quả nhân viên.
3. Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu: Ứng dụng công nghệ vào kinh doanh để tạo động
lực thúc đẩy doanh thu vượt trội và phát triển doanh nghiệp.
4. Tăng năng suất lao động: Tối ưu hóa quy trình làm việc, gia tăng hiệu quả và chất
lượng công việc để tăng năng suất lao động.
5. Tạo ra nguồn doanh thu mới: Khai thác tiềm năng của công nghệ để mở rộng các
kênh bán hàng, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp

1.2. Các giai đoạn của chuyển đổi số


Có 3 giai đoạn của chuyển đổi số

Giai đoạn 1: Số hóa thông tin


Số hóa có nghĩa là chuyển đổi hồ sơ và thông tin phi kỹ thuật số thành định dạng
kỹ thuật số.

Nói một cách đơn giản, đó là việc quét các tài liệu, thông tin dưới dạng giấy để lưu
trữ trên hệ thống máy tính hoặc các tệp điện tử như Excel hoặc PDF.

Bằng cách này, dữ liệu kinh doanh sẽ được tập hợp và lưu trữ tập trung để quá
trình tra cứu dễ dàng hơn. Do dữ liệu ít nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá phù
hợp với việc số hóa thông tin. Giai đoạn này là nền tảng để thực hiện các bước tiếp
theo trong hành trình chuyển đổi số.

Giai đoạn 2: Số hóa quy trình

Giai đoạn tiếp theo sau khi hoàn thành số hóa thông tin là số hóa quy trình. Giai
đoạn số hóa này bao gồm việc chuyển đổi các quy trình hoặc tương tác thành bản
thể kỹ thuật số tương ứng của chúng.

Ở giai đoạn này, các công ty hiểu rõ hơn về sức mạnh của công nghệ, bắt đầu tổ
chức lại và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng các công cụ kỹ
thuật số. Giai đoạn này cũng cần đầu tư nhiều hơn vào con người, đào tạo lại họ để
sử dụng các quy trình kỹ thuật số. Các ví dụ bao gồm các dịch vụ giám sát thiết bị
tự động, hội nghị từ xa, v.v.

Sự khác biệt chính giữa 2 giai đoạn số hóa là giai đoạn trước liên quan đến thông
tin còn giai đoạn 2 đề cập đến quy trình và con người. Tuy nhiên, mô hình kinh
doanh vẫn giữ nguyên trong hai giai đoạn này.

Giai đoạn 3: Chuyển đổi toàn diện

Chuyển đổi kỹ thuật số đề cập đến quá trình chuyển đổi kinh doanh mang tính đổi
mới và đột phá, trong đó các quyết định chiến lược được đưa ra với sự hỗ trợ của
công nghệ kỹ thuật số.
Ở giai đoạn này, các công ty có thể tận dụng tốt tư duy thiết kế lấy khách hàng làm
trung tâm để khai thác những hiểu biết sâu sắc về khách hàng và sau đó tăng cường
sự tham gia của khách hàng. Họ tập trung vào việc đổi mới cách tiếp cận kinh
doanh tổng thể để xây dựng lợi thế cạnh tranh chiến lược và đạt được mức tăng
trưởng cao bền vững.

Sự khác biệt lớn nhất giữa giai đoạn thứ ba và hai giai đoạn đầu tiên là chuyển đổi
kỹ thuật số bắt đầu từ chuyển đổi kinh doanh, thay vì công nghệ.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể lựa chọn rất nhiều công nghệ mới và tiên
tiến để phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình như: Big Data,
IoT, AI, ERP, Oracle, …

You might also like