You are on page 1of 12

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (tiếng Anh: Digital transformation, viết tắt DT[1]) là việc


vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn
đề.[2]
Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt
động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của
toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối
quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức
hoạt động mới mẻ hoàn toàn.

Tại sao phải Chuyển đổi số ?


Chuyển đổi số mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam. Chính phủ số giúp
Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng.
Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao
động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Xã hội số giúp
người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng
cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh
hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

Vai trò của chuyển đổi số


Chuyển đổi số là rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, tổ
chức. Nó mang lại cho các tổ chức cơ hội “mở ra nhiều tiềm năng hơn nữa” bằng
cách cho phép họ mở rộng quy mô hiệu quả, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh
doanh, tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí tối ưu hơn. Dưới đây là một số lợi
ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp:

Cung cấp thông tin chi tiết từ dữ liệu


Chuyển đổi số giúp nhân sự trong doanh nghiệp có quyền truy cập vào
lượng dữ liệu khổng lồ. Họ có thể theo dõi tất cả các loại chỉ số, như hiệu quả của
quy trình, tỷ lệ chuyển đổi kênh, giá trị lâu dài của khách hàng, sự hài lòng của
khách hàng và nhiều chỉ số khác.
Nó không chỉ cho phép doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu của mình một cách
trực quan và dễ dàng truy cập mà còn cho phép đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Điều này cho phép các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, nhanh chóng
hơn. 

Duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp


Chuyển đổi số giúp duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Chuyển đổi số (Digital Transformation) đã trở thành vấn đề sống còn trong
kỷ nguyên 4.0 phát triển không ngừng. Đó không phải là vấn đề của sự lựa chọn,
mà là điều cần thiết để duy trì tính cạnh tranh.

Deborah Ancona, giáo sư quản lý tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
và là người sáng lập Trung tâm Lãnh đạo cho biết: “Sự thúc đẩy chuyển đổi kỹ
thuật số đang tăng tốc trong một thế giới mà các công ty ngày càng cạnh tranh về
sự đổi mới, tốc độ và khả năng thích ứng.

Với tới 93% công ty đồng ý rằng công nghệ số là cần thiết để đạt được mục
tiêu chuyển đổi số của họ. Rõ ràng là các doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ
phù hợp để đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của họ và làm hài lòng khách hàng.
Các công cụ chuyển đổi số 4.0 được xây dựng để đáp ứng nhu cầu hiện đại của
khách hàng và các công ty cần tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao trải nghiệm và
đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong hiện tại và tương lai.

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng 


Theo Accenture – công ty tư vấn quản lý chuyên cung cấp dịch vụ chiến
lược, tư vấn, kỹ thuật số, công nghệ và hoạt động của Ireland cho biết, 91% khách
hàng có nhiều khả năng mua hàng từ các thương hiệu gọi tên họ, biết lịch sử mua
hàng và đưa ra các đề xuất sản phẩm dựa trên sở thích của họ. Nói một cách ngắn
gọn – khách hàng yêu cầu cá nhân hóa và nó không thể đạt được trên quy mô lớn
nếu không sử dụng kỹ thuật số.
Công nghệ kỹ thuật số có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về dữ liệu
lịch sử của khách hàng, bao gồm các tương tác, sở thích và mức độ tương tác của
họ.

Hơn nữa, họ cung cấp các phương tiện để phân tích dữ liệu này nhanh chóng
nhằm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong
đợi của khách hàng.

Tăng cường liên kết giữa các phòng ban


Chuyển đổi số (Digital Transformation) cho phép nhân sự giữa các bộ phận
trong toàn bộ công ty giao tiếp tốt và thường xuyên hơn. Nhờ việc sử dụng các nền
tảng quản trị doanh nghiệp tự động, các phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ tất cả các
loại thông tin, tài liệu dễ dàng bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào. Nhờ đó giúp cải thiện
khả năng cộng tác.

Nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí


Công nghệ số giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt
động của mình. Ví dụ, thực tế ảo cho phép nhân viên kiểm tra và xem xét các quy
trình hoặc sản phẩm mới mà không cần phải xây dựng chúng trước, vì tất cả được
thể hiện trực quan trên hình ảnh kỹ thuật số.

Trong khi đó, vấn đề lưu trữ dữ liệu có thể được giải quyết bằng điện toán
đám mây và có thể được quản lý bởi các nhà cung cấp bên ngoài. Điều này giúp
nhân viên của doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các dự án,
công việc khác mang lại nhiều giá trị kinh doanh hơn và bớt lo lắng về việc lưu trữ
dữ liệu.

Nhìn chung, bằng việc ứng dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể tự động
hóa các tác vụ và quy trình mà trước đây được thực hiện theo cách thủ công và rất
tốn thời gian, ví dụ: Thu thập dữ liệu khách hàng, quản lý tài chính, quản trị công
việc, nhân sự, lập báo cáo,…
Sự liên quan giữa điện toán đám mây với chuyển đổi số
Theo McKinsey [9], các công ty trong danh sách Fortune 500 đạt được giá
trị to lớn (hơn 1 nghìn tỷ USD) khi áp dụng đám mây, hầu như tất cả giá trị đó đến
từ sự đổi mới và tối ưu hóa kinh doanh hơn là việc giảm chi phí CNTT. Với việc 3
nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu thế giới đạt tổng cộng 100 tỷ USD doanh
thu vào năm 2020, sự tăng trưởng nhanh chóng trong chi tiêu cho cơ sở hạ tầng
đám mây vẫn chiếm một phần nhỏ trong thị trường toàn cầu cho các dịch vụ CNTT
doanh nghiệp (trị giá 2,4 nghìn tỷ USD). Để nắm bắt giá trị tiềm năng, đòi hỏi một
công cụ chuyển đổi đám mây được tạo thành từ 3 yếu tố củng cố lẫn nhau và
không ngừng phát triển: (a) Chiến lược và quản lý - Lập chiến lược và kế hoạch,
Quản lý chương trình và đảm bảo giá trị; (b) Ứng dụng miền kinh doanh - Chuyển
đổi kinh doanh, Triển khai kỹ thuật và di trú; (c) Các năng lực nền tảng - Mô hình
hoạt động của đám mây, Dịch vụ và kiến trúc đám mây, Quản lý rủi ro và bảo mật
đám mây, Tối ưu hóa chi phí.

Trong quá khứ, có sự phân chia rõ rệt giữa các doanh nghiệp lớn và các công
ty nhỏ. Theo Microsoft [11], các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã phải vật lộn
với những rào cản đáng kể để có thể cải tiến, phát triển. Họ không đủ tiền, không
thể mở rộng quy mô đủ nhanh và tụt hậu so với công nghệ. Khi các giải pháp đám
mây xuất hiện, chúng có thể giải quyết hầu hết các mối lo ngại này. Đám mây là
chất xúc tác giúp các SME đạt được khả năng mở rộng và bắt kịp tốc độ tăng
trưởng. Giá trị của thị trường đám mây trong khu vực SME là 11,5 tỷ USD, 59%
các CEO tin rằng sự mau lẹ mang lại giá trị mới, 85% tổng số đầu tư cho ứng dụng
dựa trên đám mây là bởi các SME. Đám mây đã mang lại cho các SME khả năng
quan sát và hành động lớn hơn nhiều so với thực tế. Họ có thể điều hành công việc
kinh doanh của mình ở mọi nơi và phục vụ mọi thị trường, tận dụng những lợi thế
của điện toán đám mây.

ĐTĐM là nền tảng của các công nghệ phục vụ quá trình chuyển đổi số. Đám
mây mang đến sự linh hoạt, tốc độ và khả năng thử nghiệm, giảm thiểu rủi ro để
giúp chuyển đổi số thành công. Ví dụ, với ngành tài chính, dù các ngân hàng có
truyền thống là những người chậm thích ứng với ĐTĐM, nó ngày càng trở nên phổ
biến và được chấp nhận nhiều hơn khi các ngân hàng bắt tay vào quá trình chuyển
đổi số của họ. ĐTĐM với việc hỗ trợ triển khai nhanh hơn sẽ giúp các ngân hàng
giải quyết nhu cầu về các trải nghiệm khách hàng mới và độc đáo, tăng cường cộng
tác và cải thiện tốc độ tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Các lĩnh vực dịch vụ
cốt lõi trong ngân hàng như chấm điểm tín dụng, sao kê, thanh toán tiêu dùng và
lập hóa đơn cho các chức năng tài khoản cơ bản sẽ sử dụng đám mây để mở rộng
quy mô.

ĐTĐM và chuyển đổi số có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những người đầu
tiên sử dụng đám mây sẽ có lợi thế trong cuộc cạnh tranh về trải nghiệm kỹ thuật
số cho khách hàng và nhân viên của họ. Mặt khác, những doanh nghiệp vẫn chưa
triển khai ĐTĐM sẽ gặp cản trở trong quá trình chuyển đổi số bởi các vấn đề liên
quan đến hệ thống cũ, khả năng thích ứng chậm hơn với sự thay đổi, tốc độ tiếp
cận thị trường lâu hơn và thiếu có khả năng thỏa mãn kỳ vọng chuyển đổi nhanh
chóng của khách hàng. Đám mây công cộng/riêng tư nằm trong số năm công nghệ
hàng đầu được các doanh nghiệp triển khai cho chuyển đổi số (theo Forbes, năm
2018), trong khi hiện nay, đám mây lai nổi lên như một yếu tố then chốt. Các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp lẫn công nghệ coi đám mây là yếu tố quan trọng trong quá
trình chuyển đổi số của họ.

Các tổ chức, doanh nghiệp nhận thức được rằng nếu chỉ đơn thuần chuyển
đổi các ứng dụng cũ lên đám mây sẽ không thể khiến doanh nghiệp tự chuyển đổi
số. Trên thực tế, việc này còn có thể làm cho môi trường CNTT trở nên phức tạp
và tốn kém hơn trước, do đó làm chậm quá trình chuyển đổi số thay vì tăng tốc nó.
Các doanh nghiệp cần coi đám mây là một phần trong quá trình chuyển đổi số tổng
thể của họ. Chuyển dịch lên đám mây có thể là một động lực quan trọng trong việc
thúc đẩy quá trình này và nên được coi là một phần không thể thiếu của chiến lược
chuyển đổi số toàn diện.
Bất kỳ quá trình chuyển đổi số nào cũng đều trải qua các giai đoạn khác
nhau, bao gồm xác định các mục tiêu mà quá trình chuyển đổi dự kiến đạt được,
lập kế hoạch cho quá trình chuyển đổi, thực hiện kế hoạch và tiến hành các biện
pháp để quản lý rủi ro. Đám mây có một vai trò quan trọng trong tất cả các giai
đoạn này và trong các quyết định cần được thực hiện để chuyển đổi số thành công.
ĐTĐM cung cấp các công cụ và tốc độ cho việc phân tích, xử lý dữ liệu để đánh
giá thị trường và kinh doanh trong giai đoạn khám phá. Nó cũng giúp nắm bắt các
nhu cầu thay đổi nhanh chóng và sử dụng các phân tích để dự đoán các xu hướng
trong tương lai.

Đám mây cung cấp sự linh hoạt và môi trường để thử nghiệm các mô hình
và giả thuyết tương lai trong giai đoạn thiết kế. Ngoài ra, nó cung cấp một hệ sinh
thái với các nguồn tài nguyên phong phú và hiệu quả về chi phí: từ công nghệ, nền
tảng cho đến các nhà cung cấp. Đám mây làm tăng khả năng tương tác giữa các tài
nguyên khác nhau, do đó cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho các người lãnh đạo quá
trình chuyển đổi số trong giai đoạn thiết kế. Đám mây có thể được sử dụng để liên
tục tái định hình chiến lược chuyển đổi dựa trên phản hồi thường xuyên và khả
năng thích ứng cũng như đưa ra các thay đổi nhanh hơn.

Tương tự, ĐTĐM đóng vai trò trung tâm trong việc phân phối và thực hiện
chiến lược chuyển đổi số. Đám mây đem đến tốc độ tiếp cận thị trường nhanh hơn,
sự nhanh nhạy, khả năng co giãn quy mô với các nhu cầu khác nhau, và sự thích
ứng nhanh hơn với nhu cầu của khách hàng/thị trường. Cuối cùng, đám mây giúp
các người lãnh đạo quá trình chuyển đổi số giảm thiểu rủi ro đầu tư dưới dạng
OpEx thay vì CapEx, chia tách tài nguyên nhanh hơn nếu được yêu cầu, cũng như
khả năng thực hiện các thay đổi nhanh chóng.

Tóm lại, ĐTĐM đã trở nên phổ biến, trở thành điều kiện tiên quyết để thành
công trong kỷ nguyên kỹ thuật số và là một trụ cột quan trọng trong quá trình
chuyển đổi số. Các nhà lãnh đạo công nghệ lẫn doanh nghiệp nên biến ĐTĐM
thành một phần trong chiến lược kỹ thuật số của họ để tối đa hóa cơ hội chuyển đổi
số thành công.
Quy trình chuyển đổi số áp dụng cho doanh nghiệp
trong lĩnh vực logictics
Vận đơn hàng không điện tử - AWB
AWB là gì?
AWB là viết tắt của của cụm từ Airway Bill. Đây là một chứng từ quan
trọng trong việc chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không. AWB được cấp
bởi các hãng hàng không, các đại lý của các hãng hàng không hoặc được cấp bởi
các forwarder dựa trên thông tin hàng hóa của người gửi hàng chuyển đến.

Bạn cần phải lưu ý rằng vận đơn hàng không không được lưu thông kể cả
đối với bản gốc. Chứng từ lưu thông được là những loại giấy tờ mà người hưởng
lợi có thể chuyển giao quyền lợi của mình cho người khác hoặc người đại diện
bằng cách chuyển giấy này theo các thủ tục pháp lý cố định.

Trong những giao dịch mua bán quốc tế thì việc chuyển giao các loại giấy
tờ, chứng từ có thể lưu thông sẽ được tiến hành theo lệnh của người được hưởng
lợi hoặc bằng các ký hậu đối với từng loại giấy tờ đó.

Chức năng của AWB - Airway bill


Có tổng cộng 2 chức năng quan trọng nhất của vận đơn hàng không AWB
(Airway bill) cụ thể như sau:

 Biên lai xác nhận đã giao hàng cho đơn vị chuyên chở

 Bằng chứng hợp đồng vận chuyển giữa hai bên

AWB là loại chứng từ không thể chuyển nhượng qua lại giống vận đơn
đường biển (loại vận đơn theo lệnh). Lý do là bởi đây không phải là chứng từ sở
hữu. Trong một vài trường hợp ngoại lệ, điển hình như sử dụng tín dụng thư
(L/C) thanh toán thì hai bên mua, bán sẽ phải cùng thỏa thuận để thực hiện một
số thủ tục cần thiết ( làm thư đảm bảo cam kết) và phải nhờ ngân hàng chấp
nhận ký hậu vào mặt sau của AWB trước khi lấy hàng.
Theo đúng trình tự, sau khi người gửi hàng giao hàng cho đơn vị vận
chuyển (carrier) và hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu thì vận đơn hàng
không sẽ được đơn vị vận chuyển cấp. 

So với vận chuyển bằng tàu biển thì vận chuyển bằng máy bay sẽ rất
nhanh. Vậy nên để giúp người nhận hàng hoàn thành sớm thủ tục nhập hàng tại
điểm đến thì một bộ AWB sẽ được đơn vị vận chuyển gửi kèm theo hàng hóa,
như vậy có thể tham chiếu nhanh chóng hơn rất nhiều.

Sẽ có nhiều bản sao của của AWB gốc được phát đến nhiều bên như
người chuyên chở hàng hóa, người người và người nhận hàng… Sau khi hàng
đã đến nơi, người nhận hàng hoặc đại lý dịch vụ vận chuyển của người nhận
hàng sẽ đến chỗ người chuyên chở để nhận vận đơn hàng không và bộ chứng từ
được gửi kèm hàng hóa.

Tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng mà người nhận hàng có thể nhận được
AWB cùng với bộ chứng từ gốc được chuyển qua đường chuyển phát nhanh
trước khi hàng được vận chuyển đến nơi. Việc này nhằm giúp người nhận thực
hiện các thủ tục nhập khẩu.

Phân loại vận đơn hàng không (AWB)


Air waybill có 2 loại thường gây nhầm lẫn. Vì vậy, có rất nhiều người chưa phân
biệt được giữa MAWB và HAWB có điểm gì khác nhau và 

Thực tế thì cả MAWB và HAWB đều là vận đơn hàng không, nhưng được cấp bởi
2 chủ thể khác nhau:

 HAWB là viết tắt của House Air Waybill (vận đơn nhà), do người giao
nhận cấp

 MAWB là Master Air Waybill (vận đơn chủ), do hãng hàng không cấp
Nói cách khác, khi chủ hàng lưu chỗ (book) với công ty giao nhận hàng không, bên
giao nhận sẽ cấp HAWB. Tới lượt mình, người giao nhận book lại chỗ với hãng
hàng không cho lô hàng đó, thì sẽ được hãng cấp MAWB cho người giao nhận.

Nội dung và các thuật ngữ có trong AWB


IATA quy định mẫu của vận đơn hàng không AWB. Bạn có thể tham khảo nội
AWB của UPS cụ thể như sau:
Trên mặt trước của mẫu vận đơn hàng không (AWB) ở trên có một số nội dung
chi tiết và thuật ngữ bạn cần lưu ý như sau: 

 AWB number: Mã số của vận đơn

 Airport of departure: Tên sân bay xuất phát.

 Issuing carrier’s name and address: Tên, địa chỉ của người phát hành ra
vận đơn.

 Shipper: Người gửi hàng.

 Consignee: Người nhận hàng.

 Routine: Tuyến đường.

 Accounting information: Thông tin thanh toán.

 Charges codes: Mã thanh toán.

 Currency: Loại tiền tệ.

 Charges: Chi phí và cước phí.

 Declare value for carriage: Giá trị kê khai khi vận chuyển.

 Declare value for customs: Giá trị khai báo với hải quan.

 Amount of insurance: Tiền bảo hiểm.

 Handling information: Xử lý thông tin.

 Number of pieces: Số lượng kiện hàng.

 Other charges: Chi phí khác.

 Prepaid: Cước cùng chi phí trả trước.


 Collect: Cước cùng chi phí trả sau.

 Shipper of certification box: Bên gửi hàng ký 

 Carrier of execution box: Người chuyên chở ký

 For carrier of use only at destination: Người chuyên chở đến nơi đến ký

 Collect charges in destination currency, for carrier of use only: Mức chi
phí trả sau bằng loại tiền của nơi đến, chỉ áp dụng cho người chuyên chở.

Mặt còn lại của vận đơn hàng không AWB sẽ bao gồm 2 nội dung chính cụ thể
như sau:

1. Thông báo trách nhiệm của người chuyên chở hàng hóa: Theo nội
dung này thì người chuyên chở sẽ thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi
thường khi hợp hàng hoá gặp vấn đề hư hại trong quá trình vận chuyển. Điều
này cũng đồng nghĩa với việc người chuyên bởi thông báo giới về giới hạn trách
nhiệm của mình. Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở được quy định cụ
thể trong các công ước quốc tế, quy tắc quốc tế hoặc theo luật quốc gia về hàng
không dân dụng.

2. Nội dung chính tiếp theo là các điều kiện hợp đồng: Nội dung này sẽ
bao gồm nhiều điều khoản khác nhau, thông thường sẽ là:

 Cácđịnh nghĩa về người chuyên chở, điểm dừng thỏa thuận, định
nghĩa về công ước Vacsava 1929, về vận chuyển,…

 Khoảng thời gian trách nhiệm của người chuyên chở hàng không
trong quá trình chuyên chở.

 Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không

 Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở.

 Cước phí hàng hoá chuyên chở

 Trọng lượng tính cước hàng hoá chuyên chở


 Thời gian thông báo tổn thất.

 Thời gian khiếu nại người chuyên chở

 Các luật được áp dụng.

You might also like