You are on page 1of 23

KHÓA HỌC

CHUYỂN ĐỔI SỐ - GÓC NHÌN NGƯỜI TRIỂN KHAI

Giảng Viên: TS. Văn Ngọc An

Tư vấn dự án USAID LinkSME


Chuyên gia Chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nội dung

• CĐS trong Doanh Nghiệp (DN) là gì?


• Kinh doanh trong thời đại số hóa
Tổng Quan về
• Khách hàng trong thời đại số hóa
CĐS cho • Các xu hướng công nghệ trong CĐS
Doanh Nghiệp • Lựa chọn Giải Pháp CĐS
TỔNG QUAN VỀ CĐS
CĐS trong Doanh Nghiệp là gì?
Chuyển Đổi Số trong doanh nghiệp được định nghĩa là
“việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả
kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức
cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới”

Các hoạt động chuyển đổi số bao gồm :


✓ Số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp.
✓ Áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy
trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy
trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp
✓ Chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị
mới cho doanh nghiệp.
Nguồn : sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại việt nam
https://business.gov.vn/nghien-cuu-thi-truong/chi-tiet-an-pham/87
Sản phẩm số
Sản phẩm số (digital product) hay còn gọi là sản phẩm thông tin được
hiểu là những sản phẩm vô hình, không cầm nắm được. Trong phần
lớn trường hợp có thể hiểu là sản phẩm phần mềm mà có hàm lượng
nội dung, thông tin, dữ liệu lớn hơn hàm lượng thuật toán, công nghệ;
có sự tích hợp được các dạng khác nhau (đa phương tiện –
multimedia); và có thể lưu giữ và truy xuất dễ dàng, nhanh chóng,
và dễ dàng tái sản xuất, nâng cấp, chỉnh sửa sản phẩm

Ưu điểm của sản phẩm số :


• Dễ dàng thực hiện, chi phí sản xuất thấp
• Tạo ra một lần và bán được cho nhiều người
• Thu nhập thụ động
Nhược điểm của sản phẩm số:
• Dễ bị bị sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Dịch vụ số
Dịch vụ số hay còn gọi là (dịch vụ nội dung thông tin số) là dịch
vụ được cung cấp trên môi trường mạng trực tiếp hỗ trợ, phục vụ
việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì
sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác
liên quan đến nội dung thông tin số.

Các dịch vụ nội dung thông tin số hiện nay bao gồm:
✓ Dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số;
✓ Dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ và xử lý dữ liệu số;
✓ Dịch vụ quản trị, duy trì, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm
nội dung thông tin số;
✓ Dịch vụ chỉnh sửa, bổ sung tính năng, bản địa hóa các sản
phẩm nội dung thông tin số;
✓ Dịch vụ đào tạo từ xa; dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; dịch vụ
truyền thông được cung cấp trên môi trường mạng;
Kinh doanh trong thời đại số hoá
Lợi ích của chuyển đổi số

1. Mở rộng tập khách hàng và thị 2. Gia tăng trải nghiệm 3. Sáng tạo các sản phẩm
trường tiềm năng khách hàng mới phù hợp với nhu cầu

4. Tối ưu chi phí vận hành, chi phí 5. Tăng hiệu suất kinh doanh và 6. Lãnh đạo ra quyết định
nhân sự sản xuất nhanh chóng, chính xác

7
Khách hàng trong thời đại số hoá
Các nhu cầu của khách hàng

Nhu cầu tiếp cận thông tin tức thì Tương tác đa kênh và kết nối cộng đồng

Cá nhân hóa nội dung Giao dịch trực tuyến, nhanh chóng và an toàn

Thách thức và cơ hội của doanh nghiệp : tạo ra các nền tảng số kết nối đa kênh, tương tác tức thì, thanh
toán trực tuyến cho khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp đạt được: Tăng lòng trung thành của khách
hàng; Củng cố lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu; Tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Nhận thức về chuyển đổi số
Tiến trình CĐS của các doanh nghiệp trên thế giới
CÁC GIAI ĐOẠN CĐS
Các lĩnh vực chính của CĐS trong doanh nghiệp

Mô hình các lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi


số trong doanh nghiệp được đề xuất với mục
đích làm rõ các cấp độ của chuyển đổi số trong
doanh nghiệp, bao gồm:
✓ Chiến lược
✓ Mô hình kinh doanh
✓ Mô hình quản trị

Nguồn: sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại việt nam
https://business.gov.vn/nghien-cuu-thi-truong/chi-tiet-an-pham/87
Các giai đoạn CĐS
Mô hình các giai đoạn trong chuyển đổi số

Nguồn: Ernst & Young


Sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại việt nam - https://business.gov.vn/nghien-cuu-thi-truong/chi-tiet-an-pham/87
XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRONG CĐS
Internet vạn vật (IoT)
Định nghĩa về Internet vạn vật
• Internet Vạn Vật (IoT), hay cụ thể hơn là
Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc
là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet.
Được xem là tâm điểm của cuộc cách
mạng Công nghiệp lần thứ 4.
• Là một hệ thống các thiết bị tính toán có
liên quan với nhau như: máy móc cơ khí,
máy kĩ thuật số, đồ vật, động vật hoặc con
người với khả năng thu thập và truyền tải
dữ liệu qua mạng.

15
Dữ liệu lớn (Big Data)

Dữ liệu lớn (Big Data) là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các
ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân
tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.
Máy học (Machine Learning)
Máy học (Machine Learning) là một ứng dụng của trí tuệ
nhân tạo (Artificial Intelligence) cung cấp cho các hệ
thống khả năng tự động học hỏi và cải thiện từ kinh
nghiệm mà không cần lập trình rõ ràng. Máy học tập
trung vào việc phát triển các chương trình máy tính có
thể truy cập dữ liệu và sử dụng nó để tự học.
Quá trình học bắt đầu bằng các quan sát hoặc dữ liệu. Ví
dụ, để tìm kiếm các mẫu trong dữ liệu và đưa ra quyết
định tốt hơn trong tương lai dựa trên các dữ liệu được
cung cấp. Mục đích chính là cho phép các máy tính tự
động học mà không cần sự can thiệp hay trợ giúp của
con người và điều chỉnh các hành động tương ứng.
Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain(chuỗi khối) là gì ?
Tên ban đầu blockchain là một cơ sở dữ liệu phân
cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được
liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo
thời gian.

Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian
khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một
mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được
thiết kế để chống lại sự thay đổi của dữ liệu: Một
khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ
không có cách nào thay đổi được nó.
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CĐS
Những khó khăn khi lựa chọn Giải Pháp CĐS
Việc lựa chọn nhà cung cấp là một trong những khó khăn của doanh nghiệp

Tỷ trọng các rào cản.


Nguồn: Cục phát triển DN, Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2021

Việc thiếu thông tin về công nghệ số từ các yếu tố:
• Chưa có kinh nghiệm ứng dụng công nghệ số
• Số lượng các giải pháp là đa dạng, phong phú từ các nhà cung cấp cả trong và ngoài nước.
Lựa chọn Giải Pháp CĐS (1)
Các bước lựa chọn Giải Pháp và NCC Chuyển đổi số

1. Xác 2. Tìm 5. Đánh


3. Đánh 4. Đàm
định tiêu kiếm Giải giá hiệu
giá và phán ký
chí lựa Pháp và quả của
lựa chọn kết hợp
chọn Giải NCC tiềm Giải Pháp
NCC đồng
Pháp năng và NCC
Lựa chọn Giải Pháp CĐS (2)
Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với dự án USAID LinkSME đang tiến hành tiến
hành:
• Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp và giải pháp CĐS
• Khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp và giải pháp/sản phẩm CĐS
Bộ tiêu chí được xây dựng nhằm giúp đánh giá 4 khía cạnh:
• Đánh giá về tính kỹ thuật (tính năng, khả năng tích hợp, trải nghiệm người dùng…) của giải pháp/sản
phẩm của nhà cung cấp.
• Đánh giá về tính thuận lợi trong triển khai (quy trình ứng dụng, bảo hành, hỗ trợ doanh nghiệp …) của
nhà cung cấp.
• Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà cung cấp.
• Đánh giá về khả năng phát triển (đội ngũ nhân sự tư vấn, phát triển giải pháp CĐS…) của nhà cung cấp.

You might also like