You are on page 1of 13

CHUYỂN ĐỔI SỐ

Xu Thế Tất Yếu Để


Vận Hành Doanh Nghiệp
Năm 2021
Là một nhà quản lý doanh nghiệp, bạn đã bao giờ tự hỏi: Vì sao rất nhiều doanh
nghiệp đã và đang dốc sức vào cuộc đua chuyển đổi số nhưng lại không thành
công? Đâu là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số?

Ebook này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất mà bất kỳ nhà quản lý, chủ
doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ trước khi quyết định đầu tư thời gian, công
sức, tiền bạc cho chuyển đổi số.

Dù bạn đang có ý định chuyển đổi số hay đã đi được một chặng đường, tài liệu
này sẽ cho bạn thấy chính xác những gì cần làm trong năm 2021 này.

01
MỤC LỤC

1. Chuyển Đổi Số Là Gì? 03

2. Vì Sao Năm 2021 Là Thời Điểm Hoàn Hảo


Để Chuyển Đổi Số?
04

3. 4 Suy Nghĩ Sai Lầm Của Doanh Nghiệp


Khi Chuyển Đổi Số
05

4. 3 Chiến Lược Chuyển Đối Số Cho


Doanh Nghiệp
06

5. Quy Trình Triển Khai Chuyển Đổi Số 07

6. Các Xu Hướng Chuyển Đổi Số Sẽ


“Bùng Nổ” Trong Năm 2021
08

7. Từng Bước “Số Hóa” Doanh Nghiệp Với


Dịch Vụ Tổng Đài CloudFone Từ ODS CLOUD
11

8. Thông Tin Liên Hệ 12

02
1. Chuyển Đổi Số Là Gì?
Chuyển đổi kỹ thuật số là sự thay đổi về văn hóa, tổ chức và hoạt động của một tổ
chức, thông qua tích hợp các công nghệ hiện đại, quy trình và năng lực kỹ thuật số
theo từng giai đoạn và có chiến lược rõ ràng.

Nếu quá trình chuyển đổi số đạt hiệu quả tối ưu sẽ làm thay đổi toàn diện cách thức
mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm
việc, đồng thời mang lại giá trị tốt hơn cho khách hàng.

Những công nghệ hiện đại được áp dụng phổ biến trong quá trình chuyển đổi số:
Công nghệ IoT (Internet of things), Big Data, Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám
mây (Cloud Computing), Điện toán nhận thức (Cognitive Computer)…

03
2. Vì Sao Năm 2021 Là Thời Điểm
Hoàn Hảo Để Chuyển Đổi Số?
Có 3 lý do khiến năm 2021 trở thành thời điểm hoàn hảo để bắt đầu “cuộc đua” chuyển đổi
số của doanh nghiệp:

Kỳ Vọng Khách Sự Cạnh Tranh


Tác Động Mạnh
Hàng Đang Thay Ngày Càng
Mẽ Từ Đại Dịch
Đổi Nhanh Chóng Khắc Nghiệt

Ngày nay, khách hàng có Những tiến bộ của công Covid - 19 đã tác động rất
xu hướng tương tác với nghệ như máy tính cá lớn đến sự phát triển của
doanh nghiệp qua thiết bị nhân, Internet, thiết bị di các công cụ Digital và sự
di động hoặc Internet hơn động, kênh Social Media thay đổi trong hành vi
thay vì đến tận nơi và trao và các tiến bộ gần đây người tiêu dùng. Từ đó
đổi trực tiếp. Do đó, cần trong AI chính là các cải thúc đẩy mạnh mẽ hơn
tập trung thúc đẩy việc tiến công nghệ quan trọng bao giờ hết vào sự chuyển
tiếp cận, cá nhân hóa và mà khiến cho những đổi số vào các doanh
nâng cao trải nghiệm doanh nghiệp “chậm chân” nghiệp Việt Nam.
khách hàng trên nền tảng phải thất bại.
công nghệ.

Taxi truyền thống có dữ liệu về khách hàng nhưng lại không biết cách số hóa và kết nối
với người cần, cuối cùng phải “chào thua” trước ứng dụng gọi xe công nghệ như Grab và
GoJek. Hay ngành bán lẻ đang “chết dần” và buộc chuyển sang mô hình Thương mại
điện tử để đáp ứng nhu cầu mua sắm Online tăng cao (do tác động từ Covid-19) .

Doanh nghiệp Việt Nam không nên ngồi tự hỏi rằng “mình có nên chuyển đổi số hay
không” mà đó là bắt buộc phải làm từ bây giờ.

04
3. 4 Suy Nghĩ Sai Lầm Của Doanh Nghiệp
Khi Chuyển Đổi Số
Theo khảo sát của đại học Harvard, có đến 70% các dự án Chuyển đổi số doanh nghiệp
đều thất bại. Nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi số thất bại có thể bắt nguồn từ 4 quan
niệm sai lầm dưới đây:

01 Chuyển Đổi Số Càng Nhanh Càng Tốt

Vội vàng áp dụng nhiều công nghệ mới cùng một lúc sẽ khiến doanh nghiệp dễ bị sa đà,
không có đủ nguồn lực và thời gian để giải quyết vấn đề cốt lõi nhất. Nhà quản lý cần hiểu
rõ khó khăn của công ty, mô hình kinh doanh, bối cảnh cạnh tranh cũng như tâm lý người
tiêu dùng trước khi tiến hành chuyển đổi số.

Chuyển Đổi Số Sẽ Thành Công Ngay Khi Hoàn Tất Việc Áp


02 Dụng Công Nghệ

Công nghệ chỉ là công cụ. Sự thành công của chuyển đổi số phụ thuộc vào tư duy, lựa chọn
giải pháp phù hợp cho vấn đề của doanh nghiệp và cách nhân viên tiếp cận đổi mới như
thế nào.
Cho Rằng Doanh Nghiệp Đã Hoàn Thành Quá Trình
03 Chuyển Đổi Số

Một số doanh nghiệp xem chuyển đổi số như một “đích đến”, nhưng thực chất là một quá
trình lâu dài và cần được tối ưu liên tục. Công nghệ ngày một phát triển và thay đổi từng
ngày. Nếu doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất quá trình chuyển đổi số, mà không liên tục
cập nhật tính năng mới, chắc chắn sẽ bị tụt lại phía sau.

04 Chuyển Đổi Số Chỉ Là Sân Chơi Riêng Của Các Ông Lớn

Rất nhiều doanh nghiệp truyền thống tại Việt Nam vẫn luôn cho rằng chuyển đối số chỉ
dành cho các tập đoàn lớn và Startup công nghệ cao. Thực chất, chuyển đổi số là “sân
chơi” công bằng cho tất cả mọi doanh nghiệp mà ở đó, bất kì ai cũng có thể thành công
nếu linh hoạt bắt kịp với những đổi thay mang tính chiến lược.

05
4. 3 Chiến Lược Chuyển Đối Số Cho
Doanh Nghiệp
01 Tối Ưu Trải Nghiệm Khách Hàng Trên Nền Tảng Số

Nếu doanh nghiệp đạt mục tiêu cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trong kinh doanh, đây sẽ là
hướng tiếp cận lý tưởng trong chuyển đổi số.

Ví dụ điển hình cho chiến lược này chính là việc ứng dụng hệ thống CRM vào Marketing &
Sales để đưa nội dung cá nhân hóa tới đúng người, đúng lúc qua đúng kênh. Ngoài ra, công
nghệ di động, Apps cho tới các công nghệ ẩn sâu bên trong như Machine Learning (Máy học),
Automation (Tự động hóa) cũng đang góp phần tối ưu trải nghiệm của người dùng.

02 Số Hóa Quy Trình Vận Hành Trong Doanh Nghiệp

Nếu mục tiêu chuyển đổi số là gia tăng hiệu suất và giảm thiểu chi phí thì đây là chiến lược
bạn nên lựa chọn. Khi ứng dụng công nghệ để thay đổi quy trình nội bộ, tùy vào nguồn lực
và độ phức tạp của công nghệ mà doanh nghiệp có thể thay đổi toàn bộ quy trình hay chỉ
một số bộ phận then chốt để tránh lãng phí thời gian, nhân lực.

Ví dụ: Sử dụng hệ thống Email Automation để tự động chăm sóc khách hàng theo kịch bản
có sẵn, đồng thời phân loại khách hàng, giúp doanh nghiệp đưa nội dung cá nhân hóa đến với
nhóm đối tượng phù hợp.

03 Chuyển Đổi Mô Hình Kinh Doanh Số

Tác động ngoại cảnh từ kinh tế, công nghệ, môi trường hay “hiểm họa toàn cầu” như
Covid-19 sẽ khiến mô hình kinh doanh không còn hợp thời hay bị “đè nén” bởi sức ép cạnh
tranh. Do đó, nếu doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi số để xây dựng chuỗi cung ứng và kết
nối tốt hơn với khách hàng, đây sẽ là chiến lược đáng để cân nhắc.

Một minh chứng cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh số thành công: Các sản phẩm
truyền thống như gốm sứ Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ đã vượt qua khỏi mô hình kinh doanh cũ
và gia nhập nền tảng thương mại điện tử B2B. Từ đó mở rộng được cơ hội tiếp cận thị
trường toàn cầu, giảm chi phí liên quan đến việc xúc tiến thương mại truyền thống như
tham gia hội chợ, triển lãm, thiết lập văn phòng tại thị trường mục tiêu.

06
5. Quy Trình Triển Khai Chuyển Đổi Số
Bước 1: Đánh giá thực trạng và lên kế hoạch
Đánh giá nguồn lực (con người, tài chính), văn hóa doanh nghiệp
đã sẵn sàng để chuyển đổi số hay chưa? Khả năng thích ứng của
doanh nghiệp như thế nào? Mục tiêu chuyển đổi số của doanh
nghiệp là gì?

Bước 2: Chọn chiến lược chuyển đổi số phù hợp


Lựa chọn chiến lược chuyển đổi số phù hợp với tình hình thực tế
và mục tiêu của doanh nghiệp.

Bước 3: Lên kế hoạch chi tiết


Xác định việc cần làm, thời gian thực hiện và mục tiêu của
từng công việc.

Bước 4: Số hóa dữ liệu quy trình


Chuyển đổi tài liệu trên giấy thành định dạng kỹ thuật số và có
thể lưu trữ trên nền tảng Cloud.
Tự động hóa một số quy trình nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động
của tổ chức.

Bước 5: Chuẩn bị về nhân sự và công nghệ


Chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nhân sự đảm nhiệm, cần có
đầy đủ kiến thức chuyên môn, khả năng thích ứng nhanh với
những chuyển đổi về công nghệ.
Lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp, dễ áp dụng và đơn vị cung
cấp dịch vụ uy tín.

Bước 6: Tiến hành chuyển đổi


Từng bước thực hiện chiến đổi số dựa trên kế hoạch đã xây dựng.

Bước 7: Đánh giá và cải thiện


Đánh giá sự thay đổi của tổ chức để biết được chiến lược chuyển
đổi số có đi đúng hướng hay không.
Đánh giá dựa trên những phản hồi của nhân sự về chuyển đổi số.

07
6. Các Xu Hướng Chuyển Đổi Số Sẽ
“Bùng Nổ” Trong Năm 2021
Nắm bắt những xu hướng chuyển đổi số nổi bật trong năm 2021 sẽ giúp nhà quản lý dễ
dàng lựa chọn hướng đi tốt cho quá trình số hóa doanh nghiệp.

01 Ứng Dụng Điện Toán Đám Mây

Điện toán đám mây đã làm thay đổi cách thức sử dụng nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành
cũng như lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin. Tận dụng điện toán đám mây, doanh nghiệp
có thể hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ, tăng cường bảo mật, tiết kiệm thời gian, chi
phí và thúc đẩy giá trị kinh doanh.

Một số dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây của ODS mà bạn có thể lựa chọn ứng dụng
cho quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp:

https://cutt.ly/YkcwfiU

Tổng đài
https://cutt.ly/Wkcwl6O https://cutt.ly/okcwbj8 https://cutt.ly/QkcwQ5y
ProMail
Cloud Server Cloud Backup Cloud Files
https://www.ods.vn/promail-business

CloudFone Business

02 Ứng Dụng Machine Learning (Máy Học)

Machine Learning (hay Máy học) là công nghệ sử dụng các thuật toán cho phép máy tính
có thể tự học từ dữ liệu để thực hiện các công việc một cách tự động, điển hình như nghiên
cứu về hành vi khách hàng. Ứng dụng Machine Learning sẽ giúp giảm thiểu nhân sự, tiết
kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu tỷ lệ sai sót,…

Chatbot là một ứng dụng phổ biến của Machine Learning. Chương trình này được tạo ra dựa
trên nền tảng Máy học, có khả năng tương tác (bằng văn bản hoặc âm thanh) với khách
hàng 24/7 thay thế cho nhân viên tư vấn, giúp doanh nghiệp không bỏ sót tin nhắn từ khách
hàng.

08
03 Blockchain

Blockchain là một chuỗi các khối chứa thông tin và được quản lý bởi tất những người tham
gia hệ thống. Thông tin khi được nhập vào trong chuỗi khối Blockchain thì sẽ không thể thay
đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự chấp thuận của tất cả mọi người trong hệ thống nên
khả năng bảo mật an toàn rất cao.

Blockchain được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu có thể kể đến Thương mại điện tử.
Với Blockchain, hàng loạt các bất cập trong Thương mại điện tử sẽ được khắc phục như:

Bảo mật Giảm chi phí Tốc độ giao dịch

Thông tin được bảo mật Sự minh bạch của Blockchain Người bán sẽ kết nối trực
tốt nhất, không bị mất đi, giúp cho giao dịch giữa các tiếp với người mua và các
sửa đổi và đánh cắp. bên trở nên tin cậy hơn, từ đó yếu tố trung gian bị loại bỏ.
giảm bớt chi phí dành cho
trung gian thanh toán.

04 Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp

Phần mềm quản lý doanh nghiệp giúp việc vận hành tổ chức thuận lợi hơn. Thông qua phần
mềm, nhà quản lý sẽ thấy được tình hình phát triển cụ thể của doanh nghiệp, hiệu quả hoặc
các tồn tại cần khắc phục đối với tại các phòng ban/ bộ phận. Từ đó giúp nâng cao năng
suất lao động, tối ưu chi phí và đem lạihttps://www.odoo.com/vi_VN/
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Odoo là một trong
những nền tảng quản lý doanh nghiệp toàn diện dành cho đa dạng ngành nghề, với các ứng
dụng và chức năng hỗ trợ cho từng phòng ban tổ chức.

Đặc biệt, phần mềm CRM là ứng dụng phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để hỗ
trợ bán hàng, lưu giữ thông tin khách hàng. Từ đó đưa ra các chiến lược chăm sóc và nâng
cao trải nghiệm khách hàng hiệu quả. Một số phần mềm CRM được ứng dụng phổ biến hiện
nay:

https://cutt.ly/BkcwUzj
https://getfly.vn/ https://onlinecrm.vn/

https://www.bitrix24.vn/ https://1office.vn/
https://www.zoho.com/vi/

09
05 Chuyển Đổi Từ Tổng Đài Analog Sang Tổng Đài Số

Giải pháp Tổng Đài Số đã giải quyết tất cả các hạn chế, nhược điểm của tổng đài Analog
truyền thống mà doanh nghiệp gặp phải.

Tổng Đài Analog Tổng Đài Số

Tốn kém chi phí đầu tư phần Không tốn chi phí đầu tư tổng
cứng ban đầu đài điện thoại

Chỉ có thể triển khai tại một địa Mở rộng không giới hạn
điểm duy nhất toàn quốc
Tốn phí khi gọi nội bộ chi nhánh
Miễn phí cước gọi nội bộ

Vì phải xây dựng hệ thống hạ Khởi tạo nhanh chóng trong


tầng nên tốn nhiều thời gian vòng 30 phút
Không thể tích hợp với các nền Tích hợp dễ dàng với CRM, ERP,
tảng số hóa khác Website

Tổng Đài Số dễ dàng tích hợp khi sử dụng với CRM/ERP, Website… và nhiều tính năng khác
giúp quá trình chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả cao hơn.

Lời chào
tự động

Website GSM*

TỔNG ĐÀI
CRM/ERP CLOUDFONE Trợ lý ảo

*GSM (tổng đài dùng Sim di động bình thường)

10
7. Từng Bước “Số Hóa” Doanh
Nghiệp Với Dịch Vụ Tổng Đài
CloudFone Từ ODS CLOUD
Khởi động hành trình Chuyển đổi số của doanh nghiệp trong năm
2021 với dịch vụ Tổng Đài CloudFone của ODS CLOUD.

Dịch vụ Tổng Đài CloudFone là giải pháp tuyệt vời giúp giải quyết
vấn đề “nan giải” của 97% doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải
khi sử hệ thống tổng đài truyền thống (Analog).

Sử dụng giải pháp ảo hóa Hyper-V Top 4 Thế Giới từ Microsoft,


hệ thống đặt tại Data Center ODS mang đến một nền tảng ảo
hóa mạnh mẽ, linh hoạt, có khả năng mở rộng, tính tin cậy và
Hyper-V
sẵn sàng cao.

Không tốn chi phí đầu tư ban đầu, chỉ cần có Internet là đã sẵn
sàng hoạt động. Đồng thời tiết kiệm lên đến 50% cước gọi
hàng tháng cho doanh nghiệp.

Dễ dàng tích hợp với CRM/ERP/Website… giúp quản lý Doanh


nghiệp hiệu quả và cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Khởi tạo hệ thống dễ dàng (trong 30 phút), chỉ cần có Internet


là đã có thể sử dụng, khả năng mở rộng linh hoạt trên phạm vi
toàn quốc.

CloudFone App dành riêng cho khách hàng trên iOS/Android giúp
quản lý hệ thống và tiếp nhận cuộc gọi bất kỳ nơi đâu.

11
Data Center
Số 54 đường C1, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
Trụ Sở Chính
Tầng 12, Tòa nhà trụ sở điều hành và TTTM Viettel, số
285 Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

Email:
info@ods.vn
Support 24/7: Tư vấn dịch vụ:
19006634 (1000 đ/phút) (028) 7300 7788

12

You might also like