You are on page 1of 32

doanh nGhiệp & Giải pháp

Giới thiệu

chuyển đổi số tiêu biểu


LỜI GIỚI THIỆU

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những tiến bộ vượt bậc của công nghệ, khoa học kỹ thuật đã và
đang tác động mạnh mẽ đến mọi cơ quan, chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu. Cùng với
cách mạng 4.0, chuyển đổi số là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2019 và năm 2020.
Đại dịch Covid là cú hích đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Hiện nay trên thế giới, ước tính 1,2 tỷ học sinh phải học trực tuyến, 30% người bệnh khám bệnh từ xa.
Theo báo cáo mới nhất mà Tata Consultancy khảo sát trên 300 tập đoàn toàn cầu, dự kiến đến năm
2025, 40% nhân sự sẽ thực hiện chế độ làm việc từ xa. Trong khi đó, Việt Nam là một trong số ít quốc
gia khống chế gần như hoàn toàn đại dịch, nền kinh tế dự báo tăng trưởng dương cao nhất khu vực và
châu lục, là điểm sáng hiếm hoi của thế giới. Việt Nam đang có một vị thế lớn, quan trọng trên trường
quốc tế cả về kinh tế và chính trị. Hơn lúc nào hết, đây là giai đoạn vàng, là thời cơ vàng để Việt Nam
thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc chuyển đổi số nhằm nâng cao và duy trì vị thế quan trọng này.
Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 2025,
định hướng 2030 và coi năm 2020 là Năm chuyển đổi số quốc gia. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông đặt mục tiêu trong năm 2020: 100% các bộ, ngành, địa phương xây dựng xong chiến lược chuyển
đổi số, 100% các bộ, ngành, địa phương có nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu. 100% hệ thống thông tin
của bộ, ngành và các tỉnh có bảo vệ 4 lớp. Tính đến cuối tháng 11/2020, 20 bộ, ngành, địa phương đã
hoàn thiện đề án Chuyển đổi số.
Xác định vai trò xung kích chuyển đổi số, VINASA thực hiện sách Chuyển đổi số - Cẩm nang cho
doanh nghiệp. Cẩm nang sẽ cung cấp những thông tin cơ bản mà các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức
đều đang rất băn khoăn như: Chuyển đổi số thực chất là gì? Tại sao phải chuyển đổi số, chuyển đổi số
cần bắt đầu từ đâu, giải pháp nào là phù hợp với tổ chức? Cần dành bao nhiêu nguồn lực, làm thế nào
để chuyển đổi số hiệu quả?... Góp phần trả lời các câu hỏi trên, Cẩm nang này giới thiệu một số doanh
nghiệp và giải pháp, dịch vụ tiêu biểu cho chuyển đổi số để các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thể tham
khảo lựa chọn. Đây sẽ là một kênh thông tin hiệu quả, đáp ứng được hầu hết nhu cầu tìm kiếm đối tác,
hợp tác phát triển của doanh nghiệp nói riêng và đơn vị ứng dụng CNTT nói chung.
Với việc phát hành song song cùng Chương trình Ngày chuyển đổi số Việt Nam 2020, quyển Cẩm
nang mang theo kỳ vọng giúp thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển và đổi mới
công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như với các đối tác nước ngoài; tăng cường kết nối
cung cầu công nghệ giữa các đơn vị; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội.
HIỆP HỘI PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ CNTT VIỆT NAM
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

Phần I: CẨM nAnG ChUYỂn ĐỔI SỐ

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Trong cuộc
cách mạng đó, cụm từ “chuyển đổi số” (Digital transformation) được nhắc đến nhiều hơn như một xu hướng bắt buộc
để thành công với nhiều tổ chức, doanh nghiệp.

1. CHUyểN đổI số LÀ Gì?


Có nhiều định nghĩa về Chuyển đổi số:
Theo từ điển bách khoa Wikipedia, Chuyển đổi số (Tiếng Anh: Digital transformation) là việc vận dụng tính luôn đổi
mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
Khái niệm được ra đời trong thời đại bùng nổ internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn
diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối
quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn.
Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội,
doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người,
dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.
Theo “Cẩm nang chuyển đổi số” của Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và
toàn diện của các cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất trên môi trường số với các
công nghệ số. Định nghĩa này gồm 3 ý:
- Chuyển đổi số là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện
- Chuyển đổi số là quá trình thay đổi về cách sống (thường về cá nhân con người), cách làm việc và phương thức
sản xuất (thường về các tổ chức và doanh nghiệp) để thích ứng với môi trường số
- Sự thay đổi trong chuyển đổi số dựa vào các công nghệ số
Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số đang trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức trong cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số với các bước khác nhau từ tìm
hiểu, nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện. Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát xem chuyển
đổi số là vấn đề sống còn, xác nhận hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động,
tăng tốc sáng tạo.
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền
thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT),
điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

2. CáC CấP đỘ kHáC NHAU CủA CHUyểN đổI số


Chuyển đổi số là quá trình lâu dài, phức tạp, trải qua nhiều cấp độ từ thấp đến cao: số hoá (Digitization), khai thác cơ
hội số (digitalization) và chuyển đổi số (digital transformation).

số hóa (Digitization)
Số hóa là một trong những bước đầu của quá trình chuyển đổi số. Số hoá là việc biến đổi các thực thể (đối tượng, vạn
vật) từ dạng tự nhiên, dạng vật lý (analog) sang dạng số, tức là tạo ra phiên bản số của các thực thể.
Bản chất của số hoá là biến đổi. Việc số hoá đã bắt đầu từ khi có máy tính, vì mọi thứ muốn đưa vào máy tính đều
phải ở dạng số. Số hoá và các công nghệ số đang tạo ra các cơ hội số cho mọi người. Số hoá thay đổi rất nhanh gần
đây do những tiến bộ của công nghệ số hoá, của internet vạn vật…

khai thác sơ hội số (Digitalization)


Khai thác cơ hội số còn được gọi là “số hoá quy trình”, “số hoá tổ chức” hay “số hoá doanh nghiệp” - là cấp độ dùng
các công nghệ số và dữ liệu vào quy trình hoạt động của tổ chức hay doanh nghiệp. Đây chính là việc ứng dụng CNTT
vào các hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp khi các cơ hội số ngày càng nhiều.
Bản chất của cấp độ này là thích ứng (adaptation). Để khai tác hiệu quả các cơ hội số, các tổ chức hay doanh nghiệp
luôn cần đổi mới sáng tạo mô hình hoạt động hoặc mô hình kinh doanh (business model innovation).

04 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

Chuyển đổi số (Digital transformation)


Chuyển đổi số là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và khai thác cơ hội số số hóa nhưng ở một cấp độ cao hơn. Chuyển
đổi số mô tả những chuyển đổi vô cùng lớn ở quy mô doanh nghiệp hay thậm chí là thị trường.
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương
thức sản xuất trên môi trường số với các công nghệ số. Các mô hình và quá trình kinh doanh số sẽ tái cấu trúc nền kinh tế.
Xã hội sẽ thay đổi khi mọi người thích hợp công nghệ số vào cuộc sống của mình. Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi ở
cấp độ hệ thống nhằm thay đổi hành vi trên quy mô lớn. Bản chất của chuyển đổi số là sáng tạo (creation).
Tóm lại:
- Số hoá xảy ra khi các thực thể được biến đổi sang dạng số
- Khai thác cơ hội số xảy ra khi mô hình kinh doanh và quy trình hoạt động được thay đổi để thích ứng với các cơ hội số
được tạo ra từ việc số hoá
- Chuyển đổi số xảy ra khi chính quyền, doanh nghiệp, xã hội, nền kinh tế tái cấu trúc có tính hệ thống với việc xử
dụng hiệu quả các công nghệ số

3. CHUyểN đổI số đeM LạI HIỆU qUả NHư THế NÀo?


Chuyển đổi số mang lại lợi ích cho mọi mặt của xã hội, bao gồm bộ máy Chính phủ, người dân và doanh nghiệp.

3.1. đối với Chính phủ


Trước tiên, cần phân biệt sự khác nhau giữa “Chính phủ điện tử” và “Chính phủ số”
Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân
và doanh nghiệp tốt hơn. Hay nói một cách khác, đây là quá trình tin học hóa các hoạt động của Chính phủ.
Chính phủ số là Chính phủ đưa toàn bộ hoạt động của mình lên môi trường số, không chỉ là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động, mà còn đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu, cho phép
doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ. Hay nói một cách khác, đây là quá trình chuyển đổi số của
Chính phủ.
Chính phủ điện tử là Chính phủ tin học hóa quy trình đã có, cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công đã có. Chính
phủ số là Chính phủ chuyển đổi số, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi quy trình làm việc, thay đổi cách thức cung cấp dịch
vụ, nhanh chóng cung cấp dịch vụ công mới. Một trong những thước đo chính của Chính phủ điện tử là số lượng dịch vụ
hành chính công trực tuyến. Còn một trong những thước đo chính của Chính phủ số là số lượng dịch vụ hành chính công
giảm đi, số lượng dịch vụ công mới, mang tính sáng tạo phục vụ xã hội tăng lên, nhờ công nghệ số và dữ liệu.
Ví dụ, trong Chính phủ điện tử, cơ quan chính quyền cung cấp các dịch vụ trực tuyến, chẳng hạn như một công dân khi sinh
ra thì có dịch vụ đăng ký khai sinh, khi đến tuổi trưởng thành thì chủ động đi đăng ký dịch vụ cấp thẻ căn cước công dân hay
dịch vụ cấp hộ chiếu. Người dân phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính, mỗi lần thực hiện lại phải điền dữ liệu từ đầu, mặc
dù đã từng cung cấp trước đó. Còn trong Chính phủ số, khi dữ liệu được chia sẻ giữa các cơ quan khác nhau và trong trọn vẹn
vòng đời, người dân chỉ cần cung cấp thông tin một lần cho một cơ quan nhà nước, khi sinh ra được cấp một mã định danh
duy nhất, khi đến tuổi trưởng thành tự động được nhận thẻ căn cước công dân.
Chuyển đổi số giúp Chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, hạn chế tham nhũng, kiến tạo sự phát triển
cho xã hội. Ví dụ, việc chuyển hoạt động của Chính phủ lên môi trường số bao hàm cả việc chuyển hoạt động thanh tra, kiểm
tra của cơ quan nhà nước lên môi trường số. Thay vì tiến hành kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp theo cách truyền thống, cơ
quan chức năng thực hiện thanh tra trực tuyến, thông qua các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu được kết nối. Mục tiêu đặt
ra đến năm 2025, 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước thực hiện từ xa trên môi trường số. Còn tỷ lệ này năm 2030
là 70%.

3.2. đối với Doanh nghiệp


Giáo sư Hồ Tú Bảo, thuộc Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), cho rằng doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ không thể nói
"không" với chuyển đổi số: "Chuyển đổi số là con đường tất yếu, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và có chiến lược theo đuổi
một cách cụ thể, có sự đầu tư đúng đắn cho những công cụ quan trọng của chuyển đổi số như AI, khoa học dữ liệu, phân tích
kinh doanh....
Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho
GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 05
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo.
Còn công ty nghiên cứu McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là
khoảng 25%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%.

Chuyển đổi số giúp kết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong doanh nghiệp
Với những doanh nghiệp truyền thống, các phòng ban thường hoạt động riêng rẽ với nhau. Luồng xử lý công việc theo đó
cũng thường chậm trễ và rắc rối do phải qua nhiều “cửa”, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, tiếp cận khách
hàng và doanh số.
Ngược lại, việc ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số lại giúp doanh nghiệp phá bỏ bức rào ngăn cách giữa các phòng
ban nhờ nền tảng kết nối số hóa đa chiều, đa chức năng giữa các bộ phận. Theo đó, giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động,
luồng công việc diễn ra trôi chảy, trơn tru, ít bị phụ thuộc vào nguồn nhân lực do hầu hết công việc đã được tự động hóa hoặc
bán tự động.Љ

Thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp


Với việc áp dụng lợi ích của công nghệ trong giai đoạn chuyển đổi số, chủ doanh nghiệp/CEO hoàn toàn chủ động trong việc
theo dõi các báo cáo, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên bất cứ lúc nào mà không cần
đợi nhân viên ngồi làm báo cáo qua Email hay thống kê số liệu qua bản cứng.
Cũng vậy, mọi thông tin, số hóa về hoạt động của doanh nghiệp đều được thể hiện minh bạch, cụ thể, chi tiết bằng con số rõ
ràng, xóa bỏ những vùng tối, kém minh bạch trong quản trị doanh nghiệp. Những rủi ro về chi phí ẩn, quỹ đen cũng sẽ được
hạn chế giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu doanh thu hiệu quả nhất.

Tối ưu năng suất làm việc của nhân viênЉ


Tối ưu năng suất làm việc của nhân viên là điều mọi doanh nghiệp nên làm. Ứng dụng chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp
cộng hưởng và tối ưu năng suất làm việc của nhân viên giúp tạo ra giá trị cao hơn nữa. Bên cạnh đó, hệ thống tự động của
chuyển đổi công nghệ số cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động thao tác những công việc tạo ra giá thấp. Thay vào
đó, nhân lực quý sẽ được tập trung phát triển và tham dự vào những công việc tạo ra giá trị cao hơn.

Gia tăng chất lượng sản phẩm


Không thể phủ nhận rằng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp hoạt động 24/7 và không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm chất
lượng cao, hạn chế lỗi nhờ dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại.
Song song với đó, nhân viên cũng có thêm thời gian để hoàn thiện, nâng cao chuyên môn và nghiên cứu cải thiện và tối ưu
hơn giá trị cũng như chất lượng sản phẩm. Về phía nhà quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc theo dõi, đánh giá chất lượng
công việc của nhân viên dựa trên chính thành quả thực tế thay vì “chấm công” như trước đây.

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp


Có thể nhận thấy rõ rằng, hiện tại, doanh nghiệp nào ứng dụng thành công nền tảng số hóa thì việc triển khai và vận hành
đạt hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp khác là điều hiển nhiên.
Chưa kể việc chuyển đổi công nghệ số còn giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn trong việc tạo dựng mối tương tác mật thiết,
nhanh chóng với khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thúc
đẩy tiến trình mua bán và doanh thu vượt trội hơn so với các phương thức tiếp thị truyền thống.

3.3. đối với người dân


Theo Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), chuyển đổi số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ,
đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Chính phủ số nhờ dữ liệu số và công nghệ số thấu hiểu người dân hơn, vì vậy, cung cấp dịch vụ số tốt hơn, chăm sóc người
dân tốt hơn. Đơn cử như một đứa trẻ khi sinh ra được cấp một mã định danh duy nhất, đến kỳ thì gia đình nhận được thông
báo đi tiêm phòng từ chính quyền, đến tuổi đi học thì chính quyền dựa trên số liệu dân cư để quyết định phân bổ cơ sở vật
chất của các cơ sở giáo dục, tránh nơi bị thừa, nơi lại thiếu, đến tuổi trưởng thành thì tự động nhận được căn cước công dân.

khi dịch bệnh bùng phát thì kịp thời nhận được cảnh báo, chăm sóc y tế.Љ
Kinh tế số cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận toàn bộ thị trường một cách nhanh chóng theo cách chưa từng có. Nếu

06 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

như trước đây, người dân mang hàng ra chợ bán thì chỉ tiếp cận được vài chục đến vài trăm người trong khu vực địa lý hạn
chế của mình. Còn hiện nay, với thương mại điện tử, người dân có thể bán hàng cho hàng triệu người, trên toàn thế giới.
Với xã hội số, quá trình chuyển đổi số có thể giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân
về tiếp cận dịch vụ, mang lại một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống. Người dân có thể sống khỏe mạnh hơn
nhờ các hình thức chăm sóc y tế kịp thời, vui vẻ hơn với các hình thức giải trí đa dạng và an toàn hơn. Đơn cử như một học
sinh cấp 3 ở Hà Giang có thể được học ôn thi đại học trực tuyến với những thầy giáo giỏi nhất ở Hà Nội giống như học sinh
cấp 3 ở Hà Nội qua nền tảng học trực tuyến. Hoặc một lao động Việt Nam ở nước ngoài có thể nhận được những ý kiến tư
vấn, chăm sóc y tế từ xa bởi những bác sĩ giỏi nhất ở Bệnh viện Thủ Đức qua ứng dụng VOVBacsi24, bằng tiếng Việt…
Chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi mọi thứ, trước hết là thay đổi cách thức sống, giao tiếp và làm việc. Về lối sống, các
thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau ở xung quanh chúng ta và thay đổi lối sống của chúng ta. Mỗi người dân có
nhiều hơn các lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Giao tiếp xã hội có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không rào cản, không khoảng cách trên môi trường số. Những người nói
những ngôn ngữ khác nhau có thể giao tiếp với nhau trực tiếp nhờ một ứng dụng phiên dịch theo thời gian thực. Những
người khiếm thính có thể được hỗ trợ bởi ứng dụng chuyển đổi giọng nói thành chữ viết. Những người khiếm thị có thể được
hỗ trợ bởi ứng dụng chuyển đổi chữ viết thành giọng nói.

4. CHUyểN đổI số LÀ VIỆC CủA AI?


Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện. Với một tổ chức, vì là sự thay đổi, nên trước tiên đó là việc của
lãnh đạo, của người đứng đầu, vì nếu không thì không ai dám làm và có thể làm. Vì là tổng thể và toàn diện nên đó là việc
của tất cả mọi thành viên trong tổ chức.

Nhà lãnh đạo chuyển đổi số là ai?


Nhà lãnh đạo chuyển đổi số là người đứng đầu tổ chức, có tầm nhìn, thiết lập được sứ mệnh cho tổ chức, có niềm tin là công
nghệ số, chuyển đổi số giúp giải quyết những vấn đề nhức nhối của tổ chức mình và kiên định với mục tiêu đặt ra. Nhà lãnh
đạo chuyển đổi số không nhất thiết và không cần phải hiểu về công nghệ số. Điều quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là
biết đặt ra bài toán.

Chuyên gia công nghệ số là ai?


Chuyên gia công nghệ số có thể là người bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức. Chuyên gia bên trong của tổ chức là người
nhận bài toán từ lãnh đạo và chuyển hóa thành yêu cầu, là người ra đầu bài thông thái. Chuyên gia bên ngoài của tổ chức là
những người chuyên nghiệp, trong các doanh nghiệp công nghệ số, dùng công nghệ số để giải quyết bài toán đặt ra. Trên
thực tế, nhiều người lầm tưởng chuyên gia chỉ nói những câu chuyện chuyên môn phức tạp, vì thế, nhiều người tự nhận là
chuyên gia bằng cách biến câu chuyện đơn giản thành câu chuyện phức tạp. Nhưng không phải vậy, chuyên gia là người có
khả năng làm ngược lại, biến câu chuyện phức tạp thành câu chuyện đơn giản.

Người tham gia chuyển đổi số là ai?


Mọi thành viên trong tổ chức đều tham gia. Nhưng có thể phân loại khái quát thành hai loại thành viên. Một loại tham gia
nghiêm chỉnh và tuân thủ theo chỉ đạo, định hướng, quy chế. Một loại tham gia đối phó và luôn tìm lý do để không thay đổi.
Vì vậy, nhà lãnh đạo chuyển đổi số cần kiên định.
Nếu coi quá trình đi Tây Trúc thỉnh kinh là một quá trình chuyển đổi số, thì Đường Tăng là một nhà lãnh đạo chuyển đổi số
xuất sắc. Ông xác lập tầm nhìn đúng, có niềm tin tuyệt đối và luôn kiên định với mục tiêu đã đặt ra. Ông có quan hệ tốt với
nhiều lực lượng và luôn được giúp đỡ khi gặp khó khăn. Tôn Ngộ Không là một chuyên gia công nghệ số xuất sắc với 72
phép thần thông biến hóa. Sa Tăng là thành viên tuân thủ mẫn cán, còn Trư Bát Giới là thành viên luôn tìm cách đối phó,
muốn kết thúc chuyến đi để quay lại Cao lão trang với vợ.

5. CHUyểN đổI số kHáC VỚI ứNG DỤNG CNTT NHư THế NÀo?
Về cơ bản thì chuyển đổi số là chuyển đổi từ thế giới thực sang thế giới số. Doanh nghiệp số tức là từ khách hàng đến nhân
viên và máy móc, mọi tương tác với doanh nghiệp đều thông qua môi trường số, quản trị doanh nghiệp dựa vào công nghệ
số nhiều hơn.
Ví dụ: ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dịch vụ hành chính công với 4 mức độ ứng với mức độ trưởng thành của
tổ chức trong việc ứng dụng CNTT. Nhưng trong chuyển đổi số, nó còn có sự tham gia của máy móc như là một tác nhân.

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 07
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

Mức độ 1 chỉ cung cấp thông tin (quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí…) thông qua các phương tiện điện tử.
Mức độ 2 là mức độ 1 + cho phép tải các mẫu văn bản và khai báo theo mẫu.
Mức độ 3 là mức độ 2 + cho phép điền và gửi mẫu văn bản trực tuyến (phải ứng dụng chữ ký điện tử).
Mức độ 4 là mức độ 3 + cho phép thanh toán phí, lệ phí trực tuyến.
Nếu ở mức độ 4 thì chúng ta ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể hoàn thành thủ tục hành chính như khai nộp thuế,
thông quan hàng hóa, xin visa… đó là một phần của công dân điện tử (hay còn gọi là công dân số).
Trong thời đại mới với thách thức mới cũng như phương pháp làm việc mới, việc ứng dụng CNTT đã tới thời điểm chín
muồi (từ năng lực của doanh nghiệp đến các công nghệ mới hỗ trợ cho việc chuyển đổi này) để chuyển đổi sang môi trường
doanh nghiệp số.
Từ việcứng dụng CNTT không chỉ như là một mục tiêuđể tăng hiệu quả hoạt động như trước,bây giờ nó sẽ như là một chiến
lượccủa doanh nghiệp. Chuyển đổi số tác động đến tất cả các khía cạnh chiến lược của doanh nghiệp như khách hàng, cạnh
tranh: sản phẩm/dịch vụ, nhà cung cấp, chuỗi giá trị, tài sản, đổi mới, toàn cầu hóa, cấu trúc, quy trình, mô hình kinh doanh,
văn hóa… Nếu không làm mạnh mẽ thì doanh nghiệp sẽ tụt hậu và có thể biến mất. Vì trong môi trường số việc lựa chọn sản
phẩm/dịch vụ của khách hàng trở nên dễ dàng hơn, không cần quá nhiều doanh nghiệp như hiện tại. Doanh nghiệp số có khả
năng phục vụ được nhiều sản phẩm, nhiều khách hàng và mở rộng quy mô nhanh hơn nhiều so với hiện tại nhờ sự hỗ trợ của
công nghệ.
Do vậy việc cần một từ khóa mới “Chuyển đổi số” là vô cùng quan trọng để làm rõ và nổi bật vai trò của công cuộc tái tạo
doanh nghiệp cũng như việc ứng dụng CNTT hay tin học hóa, IT hóa vào doanh nghiệp và cuộc sống. Và nó cũng tạo ra làn
sóng mới trong văn hóa đổi mới của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vươn cao hơn và xa hơn. Với những thách thức cũng
như là phương pháp làm mới, bổ sung các công nghệ mới thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.

6. CáCH THứC CHUyểN đổI số CHo DoANH NGHIỆP


6.1. Chuyển đổi số doanh nghiệp: Tất yếu và thách thức
Trước những biến chuyển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp đang thực sự phải đối mặt với một thách thức
lớn: “To be or not to be/Tồn tại hay không tồn tại”. Trong thời đại CMCN 4.0 và “số hóa”, đó cũng chính là câu hỏi: “Chuyển
đổi số để tiến lên hay là sẽ lụi tàn?”. Với việc đem lại những giá trị vô cùng có ý nghĩa trong nâng cao năng suất, hiệu quả
và năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số phải thực sự là một ưu tiên tối quan trọng, mang tính sống còn đối với doanh nghiệp
hiện nay. Kinh tế số, mà bản chất bên trong là quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, có tốc độ tăng trưởng và sức lan tỏa rất
cao trong những năm gần đây.
Một minh chứng thực tế là có những doanh nghiệp như Google, Facebook, mới sinh ra trong thời chuyển đổi số, song chỉ
qua một thời gian ngắn đã tiến lên chiếm lĩnh vị thế hàng đầu trên toàn cầu nhờ bắt nhịp xu thế đúng cách, đúng thời điểm,
và biết tập trung nỗ lực chủ yếu vào các giá trị cốt lõi là con người và công nghệ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lớn có
lịch sử phát triển hàng trăm năm nhưng đã không bắt kịp thời “số hóa”, hoặc mong muốn chuyển đổi số nhưng chưa thành
công, đã tụt lại phía sau, thậm chí có nguy cơ đi tới phá sản như Sears... Chậm chân chuyển đổi sổ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu,
khó lường đối với các doanh nghiệp: năng suất lao động thua kém, chậm trễ ra quyết định, thiếu nhạy bén nắm bắt cơ hội và
gắn kết không chặt chẽ với khách hàng.
Áp lực đối với chuyển đổi sổ doanh nghiệp càng trở nên rõ ràng hơn, lớn hơn khi tốc độ “số hóa” khối quản trị công cũng
như việc sử dụng và ứng dụng công nghệ của cá nhân gia tăng mạnh mẽ. Theo Research and Markets 2018, xu thế chuyển
đổi số ở cấp Chính phủ đang tăng trưởng rất nhanh. Công chúng cùng điện thoại thông minh (1,9 tỷ thiết bị năm 2018, tăng
tới 19% so với năm 2017) đang thay đổi thói quen tiêu dùng, cũng tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải đổi mới cách thức
cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Theo một khảo sát gần đây (The State of Digital Transformation, 2018) của IDC trên toàn thế giới, gần 90% doanh nghiệp
đã bắt đầu chuyển đổi số với các cấp độ khác nhau từ tìm hiểu, nghiên cứu, cho tới triển khai, thực hiện. Hơn 30% lãnh đạo
doanh nghiệp được khảo sát cho rằng chuyển đổi số là vấn đề sống còn, xác nhận hiệu quả nhãn tiền đem lại nhờ chuyển đổi
số trên nhiều khía cạnh: sự vượt trội trong thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động, đảm bảo giá thành cạnh tranh cũng
như tăng tốc sáng tạo. Chuyển đổi số đã thực sự đem lại những thay đổi nhanh chóng, về chất trong nội tại các doanh nghiệp.
Vậy thế nào là chuyển đổi số doanh nghiệp. Có nhiều định nghĩa và cách hiểu về chuyển đổi số. Song tựu chung lại, có thể
nói một cách dễ hiểu, đó là sự thay đổi, chuyển biến nhờ ứng dụng công nghệ số trong tất cả các khía cạnh đời sống xã hội
và hành vi của con người. Chuyển đổi số doanh nghiệp tạo ra sự đổi mới và sáng tạo có tính chất đột phá trong sản xuất kinh
doanh và tương tác với tất cả các bên liên quan của doanh nghiệp. Chuyển đổi số doanh nghiệp bắt đầu từ những suy tính
cặn kẽ của doanh nghiệp về cách thức sử dụng công nghệ, phát huy nguồn nhân lực, và quy trình vận hành nhằm đạt hiệu

08 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

quả cao nhất mục tiêu đề ra.


Chuyển đổi số doanh nghiệp, chính xác hơn là chuyển đổi kinh doanh số gắn liền với những giá trị kinh tế mà nó mang lại.
Quá trình chuyển đổi số diễn ra dưới sức ép và tác động của ba yếu tố chính: (i) sáng kiến công nghệ; (ii) nhu cầu và hành
vi khách hàng; và (iii) ngoại cảnh. Sáng kiến công nghệ diễn ra liên tục, đặt ra vấn đề có thể ứng dụng chúng như thế nào để
mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Cùng với đó, khách hàng cũng ngày càng có nhiều đòi hỏi về sản phẩm cũng như những
trải nghiệm mới; và doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng khi kết hợp được năng lực công nghệ cùng sự hiểu biết và đồng cảm
với khách hàng. Cuối cùng, áp lực không thể bỏ qua là yếu tố ngoại cảnh mà doanh nghiệp phải đối mặt như những thay đổi
về quy chế quản lý, thị trường và đối thủ cạnh tranh cũng như nhu cầu từ chính các đối tác kinh doanh.
Với hiện trạng dữ liệu rời rạc, thiếu cập nhật tức thời, chưa sử dụng các công nghệ hiện đại nhất, doanh nghiệp chưa thể tạo
ra những thay đổi đột phá. Chỉ khi tích hợp và xử lý được dữ liệu cùng ứng dụng tối đa công nghệ, doanh nghiệp mới có thể
đẩy năng lực cạnh tranh của mình lên một tầm cao mới trên cơ sở tự động hóa, kết hợp phương thức kinh doanh truyền thống
với phương thức kinh doanh mới, tối ưu hóa nguồn lực, rút ngắn quy trình, giảm thiểu tối đa thời gian vận hành.
Theo nghĩa đó, chuyển đổi số là sự chuyển dịch dần từ những nỗ lực lớn thành những hoạt động thực tiễn nhỏ, diễn ra liên
tục và có thể được kiểm định ngay kết quả. Có ba cấp độ chuyển đổi số có tính thực tiễn cao để thành công hơn, đó là: (i)
Thử nghiệm nhỏ minh chứng cho ý tưởng; (ii) Thực hiện ở quy mô nhà máy/ phòng thí nghiệm; và (iii) Kết nối số vận hành
gần như theo thời gian thực.
Chuyển đổi số doanh nghiệp đã trở thành một xu hướng tất yếu với vô vàn doanh nghiệp đang triển khai mạnh mẽ. Nhiều
công ty, tập đoàn theo đuổi chuyển đổi số đã thành công. Thế nhưng, không phải “cứ biết, cứ hiểu là sẽ thắng lợi”. Theo Tech
Talk (2018), trên bình diện chung, mức độ thâm nhập của công nghệ số vào doanh nghiệp hiện chỉ là 37%; thêm nữa, số dự
án số thất bại hoặc bị hủy bỏ cũng khá phổ biến. Cuộc khảo sát toàn cầu của Fujitsu cho thấy có tới 33% trong tổng số 1.625
lãnh đạo doanh nghiệp được phỏng vấn đã hủy bỏ ít nhất một dự án số trong vòng hai năm, với chi phí trung bình bỏ ra là
660.000 đô la.
Chuyển đổi số doanh nghiệp là cả một sự đổi mới bản thân, quyết liệt, bài bản, đòi hỏi không chỉ có tư duy chiến lược với
mục đích rõ ràng, mà cả những bước thực thi rất cụ thể. Khảo sát của MIT Sloan Management Review và Deloitte University
Press năm 2015 phát hiện ra rằng chỉ có 15% doanh nghiệp bước vào triển khai số có được kế hoạch như vậy. Đây được xem
là một trong những yêu cầu cơ bản nhất và nó lý giải vì sao không ít doanh nghiệp không thành công và thậm chí thất bại
trong chuyển đổi số.

6.2. Cách thức chuyển đổi số doanh nghiệp thành công


Cũng như mọi quá trình đổi mới và phát triển, chuyển đổi số doanh nghiệp không thể có “đồ may sẵn”. Nhưng nghiên cứu
từ kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra công thức thành công của chuyển đổi số doanh nghiệp, đó là sự tổng hòa của năm trụ cột:
- Văn hóa và chiến lược kinh doanh số
- Gắn kết và tối ưu trải nghiệm khách hàng
- Tối ưu quy trình
- Công nghệ hóa
- Phân tích và quản lý dữ liệu
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần có cách tiếp cận phù hợp, đề ra những trọng tâm cần giải quyết và một chiến lược triển khai
hiệu lực, hiệu quả.

6.2.1. Các cách tiếp cận


Tập trung vào lợi ích đầu ra
Công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hiện thực hóa chuyển đổi số. Song không kém phần quan trọng là việc cân
nhắc kỹ lưỡng lợi ích đầu ra của chuyển đổi số, qua đó đánh giá xem liệu các sáng kiến chuyển đổi số có nên được đầu tư
thực hiện hay không. Cả lợi ích hữu hình cũng như lợi ích vô hình đều cần được tính toán, đặc biệt nếu có thể lượng hóa.
Lợi ích đầu ra thường được phân chia thành ba nhóm: (i) nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm tăng hiệu
quả công việc bằng giảm bớt chi phí, tối ưu hóa các quy trình làm việc thông qua tự động hóa, tăng mức độ gắn kết và hài
lòng của nhân viên, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và tìm ra các phương thức tạo giá trị mới cho sản phẩm); (ii) tăng trải
nghiệm khách hàng (bao gồm việc tập trung và phân loại đúng nhóm khách hàng, tăng cường trải nghiệm cho khách hàng
và gắn chặt mối quan hệ với khách hàng); và (iii) tạo ra các mô hình hoạt động mới về cách thức kinh doanh, sản phẩm số
hóa và xây dựng nền tảng số (Hình 10-1). Việc đi sâu phân tích một cách cụ thể là cần thiết và cần căn cứ vào thực tế cũng
như tình trạng hiện tại của doanh nghiệp để đánh giá mức độ phù hợp của các sáng kiến chuyển đổi số.

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 09
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

Bắt đầu bằng các dự án ngắn hạn


Doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số có nhiều hướng đi với độ khó, hiệu ứng lan tỏa khác nhau. Do vậy, không phải hướng
đi nào cũng giúp nhanh chóng đạt được kết quả với hiệu quả đầu tư cao. Một trong những hướng đi mang lại nhiều thành
công là làm sao tập trung nguồn lực vào việc đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp với tốc độ nhanh nhất: đó là sáng tạo
gắn với lợi ích đầu ra, thay vì sửa đổi nâng cấp toàn bộ các hệ thống cũ. Đây chính là bài học được đúc kết bởi những lãnh
đạo đã dẫn dắt quá trình chuyển đổi số tại các tập đoàn lớn trên thế giới. Theo hướng đi này, với cách thực hiện nhanh, ngắn
gọn, thường không quá 3 đến 6 tháng, nhiều dự án chuyển đổi số đã đem lại hiệu quả rất cao. Khi rất nhiều các doanh nghiệp
cùng thực hiện chuyển đổi số theo các hướng khác nhau, việc lựa chọn hướng đi đúng là rất quan trọng, tạo tiền đề đạt tới
thành công.

Hiểu đúng vai trò và khả năng công nghệ số


Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện công nghệ. Tuy nhiên, công nghệ là một thành tố vô cùng quan trọng giúp hiện thực
hóa các sáng kiến chuyển đổi số. Trước đây rất nhiều ý tưởng không triển khai được vì không đủ năng lực phân tích, tính
toán. Những tiến bộ mới về công nghệ số trong các lĩnh các vực như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, blockchain, thực tại ảo...
đem lại cơ hội rộng mở để biến các sáng kiến chuyển đổi số trở nên thực sự khả thi. Các hệ thống máy tính gần đây trở nên
nhanh hơn, mạnh hơn rất nhiều lần so với trước đã giúp các phát minh cũng như các tích lũy về thuật toán, phần mềm trở
nên dễ tiếp cận, dễ tái sử dụng và dễ triển khai trong nhiều tình huống khác nhau.
Ba nhóm công nghệ dẫn đầu được ứng dụng trong chuyển đổi số hiện nay là điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, và trí
tuệ nhân tạo. Điện toán đám mây là công nghệ quan trọng giữ vai trò cung cấp lớp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số giúp duy trì hoạt
động cho các sản phẩm và dịch vụ số. Phân tích dữ liệu lớn giúp nắm bắt và tạo ra giá trị từ khối lượng dữ liệu hiện có. Trong
khi đó, trí tuệ nhân tạo liên tục tăng khả năng tự động hóa cũng như giải quyết các bài toán khó mà trước đây không thể xử
lý nổi. Công nghệ số vẫn đang tiếp tục phát triển rất nhanh, cung cấp nền tảng vững chắc cho việc xây dựng và triển khai các
sáng kiến chuyển đổi số. Các nhà quản trị doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời các tiến bộ công nghệ và phải luôn đặt ra cho
doanh nghiệp cũng như từng cán bộ, nhân viên của mình câu hỏi: Những tiến bộ công nghệ mới nhất như Blockchain, loT,
AI... có thể giúp gì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cho công việc của từng cán bộ nhân viên doanh
nghiệp?

Hãy là một quá trình không ngừng nghỉ


Thực hiện chuyển đổi số phải có tầm nhìn xa, tuy nhiên cần liên tục ghi dấu ấn bằng kết quả cụ thể và cần luôn tâm niệm
rằng chuyển đổi số là quá trình không ngừng nghỉ. Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, luôn có “vòng lặp” về mong
muốn của lãnh đạo cũng như tập thể, dẫn đến các vấn đề nhức nhối, từ đó tìm ra các biện pháp giải quyết, rồi lại tiếp tục phát
sinh những mong muốn mới. Vòng lặp này xoay chuyển liên tục không ngừng nghỉ, đòi hỏi chuyển đổi số phải luôn song
hành, nhanh chóng áp dụng công nghệ mới, ý tưởng mới nhằm giải quyết vấn đề, giúp doanh nghiệp bước nhanh hơn trên
các bậc thang phát triển của mình. Khi nhìn nhận chuyển đổi số là quá trình không có đích đến cuối cùng sẽ khiến vòng lặp
đó quay nhanh hơn, doanh nghiệp liên tục tự vượt qua chính mình, liên tục tự bứt phá, tiến lên không ngừng với tốc độ vượt
trội. Việc thực hiện chuyển đổi số không ngừng nghỉ cần sự kiên trì, cũng như nỗ lực không mệt mỏi.
Vòng lặp thực thi này bao gồm ba yếu tố: Chiến lược, Thực thi, và Con người. Chiến lược được đề ra trước tiên (kéo dài
trong khoảng ba năm) và được xem xét lại mỗi 6 tháng trong quá trình thực hiện. Bước tiếp theo của chiến lược là việc liệt
kê danh sách các nhiệm vụ quan trọng phải làm ngay để dự án được triển khai theo kế hoạch. Danh sách này giúp cho mọi
cá nhân trong tổ chức hiểu được cách thức triển khai và nhiệm vụ của mình. Thực thi được lên kế hoạch theo từng năm,
nhưng nhận phản hồi liên tục và xem xét lại các hoạt động triển khai thực tế vào hàng quý, 6 tháng của kế hoạch. Cuối cùng
là yếu tố con người. Để kế hoạch được vận hành trôi chảy, nhà lãnh đạo phải không ngừng đặt câu hỏi chiến lược về nhân
sự, tìm ra những người phù hợp và có những thay đổi ngay khi cần thiết.

6.2.2. Các trọng tâm cần xử lý


Giải quyết nhức nhối ở các cấp trong doanh nghiệp
Để tìm ra được lời giải nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp thông qua chuyển đổi số, việc đầu tiên cần làm là tìm
ra các vấn đề nhức nhối trong nội tại doanh nghiệp ở mọi mặt cũng như các vấn đề bên ngoài có liên quan. Các vấn đề nhức
nhối có thể nằm ở tất cả các bộ phận, phòng ban, các cấp lãnh đạo cũng như nhân viên trong doanh nghiệp. Khi nhìn nhận
chuyển đổi số nhằm mục đích giải quyết triệt để các nhức nhối này, cần tiến hành tìm hiểu và phân tích từ hướng nhìn của

10 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

nhân viên, của các cấp quản lý tầm trung cho tới tầm nhìn và mong muốn của các cấp lãnh đạo. Và quan trọng hơn nữa là có
được cái nhìn tổng thể từ phía khách hàng, hiểu được vấn đề của khách hàng trong quá trình tương tác với sản phẩm, qua đó
đáp ứng được trúng, kịp thời và hợp lý nhất.
Trong một tổ chức, lãnh đạo thường có tầm nhìn dài hạn và có các hành động chiến lược để đưa doanh nghiệp đạt được mục
đích của mình, nhưng thường không thể hiểu sâu và nắm rõ đầy đủ các vấn đề nhức nhối ở mọi cấp và các vấn đề liên phòng
ban. Việc tìm hiểu các vấn đề nhức nhối từ việc đánh giá về hệ thống thông tin và cách thức vận hành, đến đánh giá nghiệp
vụ kết hợp với việc nghiên cứu xu hướng ngành trên thế giới để tìm ra cách thức giải quyết phù hợp nhất. Chuyển đổi số tập
trung vào giải quyết vấn đề ở mọi cấp một cách toàn diện, bên cạnh việc giúp tăng hiệu quả hoạt động trong tất cả các lĩnh
vực của doanh nghiệp. Có thể nói, chuyển đổi số “len” vào mọi ngõ ngách hoạt động doanh nghiệp và vì vậy, nó gắn liền với
văn hóa doanh nghiệp, cũng là cách để đưa sáng tạo vào trong vận hành thường ngày của doanh nghiệp.

Xử lý vấn đề liên phòng, ban


Chuyển đổi số giúp giải quyết tối ưu các vấn đề nhức nhối ở các cấp trong doanh nghiêp. Tuy nhiên, điểm yếu của doanh
nghiệp thường là các vấn đề liên phòng, ban. Những vấn đề liên phòng ban về bản chất xuất phát từ hai lý do chính: không
có đủ nhân sự làm việc và không có sự trao đổi thường xuyên, thấu hiểu giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên. Vì vậy, để có
các sáng kiến mang tính chất đột phá, đưa ra những thay đổi lớn có tiềm năng đem đến lợi ích đáng kể thì cần phải giải quyết
các vấn đề nhức nhối trong các quá trình xuyên suốt liên phòng ban. Để làm được điều này, các thành viên chịu trách nhiệm
cho quá trình hoạch định chiến lược chuyển đổi số cần có được cái nhìn toàn diện về quy trình làm việc của cả tổ chức, cách
thức liên kết trong từng quy trình nghiệp vụ. Bằng cách nhận định xem các quy trình nào là các quy trình tối quan trọng
trong doanh nghiệp, và tập trung giải quyết các khúc mắc gây cản trở trong các quy trình này, lợi ích đem lại thường rất lớn,
giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, giảm nhân lực, chi phí, cũng như thay đổi cách vận hành một cách triệt để.

Xây dựng năng lực


Trong quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, việc xây dựng năng lực nội tại cũng như văn hóa chuyển đổi số là hết sức
đáng quan tâm. Năng lực và văn hóa“số” đưa doanh nghiệp gắn chặt với vòng lặp thực thi đề cập ở trên, thúc đẩy việc tất cả
mọi người sáng tạo. Khi nhân viên có cơ hội tham gia, họ sẽ biết phát huy và nâng cao năng lực, tinh thần cũng như thay đổi
cách suy nghĩ về việc tham gia đóng góp cho các vấn đề mang tính chất sống còn của doanh nghiệp. Trải nghiệm trong xây
dựng sáng kiến cũng như với thành công dự án sẽ tăng cường tính gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp, tạo nền tảng cho
hoạt động chuyển đổi số tiếp theo.
Chuyển đổi số đòi hỏi phải thay đổi về văn hóa và cách ứng xử của lãnh đạo, nhân viên như việc tăng thêm tính cộng tác hay
lấy khách hàng làm trung tâm. Một yếu tố liên quan đến sự thành công của chuyển đổi số là thiết lập cách làm việc theo một
phương thức mới, tạo ra một môi trường mở giúp nhân viên học tập, làm việc không ngừng, coi sự thay đổi là một phần thiết
yếu, khuyến khích nhân viên không ngần ngại đưa ra các ý kiến.
Xây dựng văn hóa chuyển đổi số không chỉ đơn giản là việc đổi mới doanh nghiệp và hài lòng với những chuyển đổi đó
trong một thời gian ngắn; nó là cả một hành trình lâu dài, gắn bó với tổ chức trong trạng thái chuyển mình không ngừng. Rất
nhiều doanh nghiệp toàn cầu đã có được chiến lược cải thiện liên tục này và để nó diễn ra trong suốt quá trình vận hành của
mình trên phạm vi toàn cầu. Văn hóa và cách ứng xử của người lãnh đạo trong lúc này phải nắm giữ vai trò tiên phong và
liên kết, nắm được trọng tâm vấn đề và biết sắp xếp thứ tự ưu tiên, biết cách giao tiếp với tổ chức và cũng cần biết cách trao
quyền cho những người giúp thúc đẩy sự chuyển đổi, đồng thời loại bỏ những người cản trở bước tiến của cả doanh nghiệp.

6.2.3. Chiến lược và các bước triển khai


Thiết lập chiến lược và kế hoạch
Việc có một tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số và thiết lập một kế hoạch chuyển đổi số thực tế, khả thi là việc tối quan
trọng trong dẫn dắt tổ chức đi đúng hướng trên lộ trình tới thành công. Các doanh nghiệp không ý thức được và sớm nhận ra
ý nghĩa của công cuộc chuyển đổi số và xây dựng văn hóa thích ứng với những thay đổi sẽ khó lòng theo kịp cuộc đua tốc
độ này. Tầm nhìn chiến lược phải đủ chiều sâu và các nhà lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp cần thực sự học hỏi kiến thức về
chuyển đổi số và trở thành người truyền động lực phát triển cho quá trình chuyển đổi số tại tổ chức của mình.
Có thể nói, nhiệm vụ đầu tiên của người lãnh đạo khi bắt đầu công cuộc chuyển đổi số là xác định chiến lược số của doanh
nghiệp. Các tập đoàn lớn khi thực hiện chuyển đổi số đều đưa ra chiến lược cụ thể, và đội ngũ có năng lực, tập trung tận lực
thực hiện nhiệm vụ này như là một trong những công việc quan trọng nhất của doanh nghiệp. Chiến lược phải rất thực tế,
gắn liền với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, song cũng rất cần đưa ra một tầm nhìn dài hạn, trung hạn và cả ngắn hạn

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 11
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

để giúp hình dung doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào sau quá trình chuyển đổi số, không chỉ về phương thức hoạt động,
mô hình kinh doanh, mà cả về những vấn đề liên quan đến con người cũng như các công cụ, năng lực, kỹ năng cần có. Quá
trình chuyển đổi số thành công cần phù hợp với mình cùng việc tiến tới đích đến là có thể hoà nhập với nền kinh tế số trong
tương lai. Trong tầm nhìn chiến lược đó, nhân viên trong doanh nghiệp phải luôn được xem là một phần hữu cơ của kế hoạch,
cần được giúp thúc đẩy tinh thần sáng tạo và đẩy cá nhân ra khỏi vùng an toàn của mình để làm những việc khác biệt, mang
lại lợi ích không chỉ cho tổ chức mà cho cả bản thân mình.

Tạo sự sẵn sàng trong doanh nghiệp


Mong muốn chỉ là sự khởi đầu cần thiết, chuẩn bị sẵn sàng cho chuyển đổi số mới là tiền đề để có thể thực sự vào cuộc. Nó
cần đảm bảo ba yêu cầu: sự sẵn sàng của tổ chức, sự sẵn sàng của lãnh đạo, và sự sẵn sàng về công nghệ. Trong đó, sự sẵn
sàng về công nghệ thường là dễ nhất; chứng minh tính khả thi về mặt công nghệ chỉ là một phần trong triển khai các sáng
kiến chuyển đổi số. Làm sao để đảm bảo rằng lãnh đạo đã sẵn sàng cũng như tổ chức đã sẵn sàng đóng vai trò tiên quyết
trong việc triển khai chuyển đổi số thành công.
Một trong những thách thức mà nhiều doanh nghiệp truyền thống phải đối mặt là bản thân những người lãnh đạo chưa thực
sự sẵn sàng đưa ra thử thách hoặc không ủng hộ và khuyến khích công cuộc chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thực sự diễn
ra và trở thành một phần không thể thiếu trong định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp, cần phải có sự thông suốt về
tư tưởng từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo đến các đội ngũ trực tiếp thực thi và toàn bộ tổ chức. Nếu không sẵn sàng và hiểu
được sự cần thiết phải chuyển đổi số, công cuộc chuyển đổi sẽ khó, nếu không nói là không thể đi đến thành công.

Chi phí đầu tư


Chuyển đổi số không nhất thiết là một quá trình tốn kém, đầu tư nhiều về tiền bạc và nguồn lực. Chuyển đổi số trước hết là
một quá trình cần phải nghĩ lớn, bắt đầu với những việc nhỏ, cụ thể một cách thông minh, và nhân rộng rất nhanh. Một cách
tiếp cận là tự cấp ngân sách, tận dụng công nghệ số để tiết kiệm chi phí, sử dụng khoản tiền tiết kiệm được tái đầu tư vào
chuyển đổi số, và tiếp tục vòng quay không ngừng. Một khi đã khởi động được, sẽ có quán tính thúc đẩy để tiếp tục tiến
bước mà không quá tốn kém cho đầu tư mới.

Tổ chức đội ngũ thực hiện


Để thực hiện chuyển đổi số thành công, cần có sự kết hợp của ba yếu tố: hệ thống công nghệ thông tin, kinh doanh và quản
lý thay đổi. Khi có đủ bộ ba này trong bộ máy, sự gắn kết với các tổ chức khác trong doanh nghiệp cũng như sự thông suốt
trong việc triển khai các sáng kiến số sẽ được đảm bảo. Phần hệ thống thông tin sẽ giúp gắn kết các sáng kiến số với nền tảng
vận hành và các tài sản số hiện có, phần kinh doanh sẽ gắn liền các sáng kiến số với đầu ra và các lợi ích quan trọng nhất
đem lại, và phần quản lý sự thay đổi sẽ giúp cho việc triển khai được dễ dàng, đạt được đến tối đa tiềm năng vốn có của sáng
kiến số.

Phát triển các phẩm chất và kỹ năng trong doanh nghiệp gắn liền với định hướng chuyển đổi số là một trong những yếu tố
không thể thiếu. Để làm được điều này, trước tiên doanh nghiệp cần xác định lại vai trò và trách nhiệm của mỗi nhân viên
cùng mục tiêu chuyển đổi, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của tổ chức. Các đơn vị thực hiện chuyển đổi số cần biết cách xây
dựng năng lực của mình dựa trên các yếu tố cốt lõi: Nghiệp vụ, Công nghệ và Trải nghiệm người dùng. Trong đó, năng lực
nghiệp vụ là nghiên cứu, khảo sát chuyên ngành và nghiệp vụ, tìm hiểu xu hướng thị trường, phân tích thông tin để đưa ra
các đề xuất quyết định chiến lược của từng chuyên ngành bên cạnh các đề xuất ý tưởng cải tiến chức năng hợp lý và hiệu
quả. Năng lực công nghệ là sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ứng dụng công nghệ trong thực tiễn dựa trên nền tảng kinh
nghiệm và hiểu biết chuyên- sâu về các công nghệ hiện đại, cùng với các công cụ và tài nguyên kỹ thuật đặc thù. Năng lực
trải nghiệm người dùng là tập trung nghiên cứu hành vi người dùng để hiểu rõ các nhu cầu và thói quen tham gia hoạt động
sử dụng sản phẩm và dịch vụ; từ đó đưa ra các thiết kế sáng tạo giúp gắn kết người dùng và tăng mức độ hài lòng với sản
phẩm và dịch vụ.

quản lý sự thay đổi


Chuyển đổi số là sự thay đổi về chất. Những thay đổi đó thường phải đối mặt với nhiều cản trở khác nhau trong doanh nghiệp.
Khi thực hiện chuyển đổi số cần đặc biệt lưu ý đến việc quản lý sự thay đổi: Làm sao để những người liên quan đến các sáng
kiến số không có cảm giác bị việc triển khai chuyển đổi số thay đổi, bỏ rơi; trái lại, họ cần cảm thấy họ đang đóng góp vào
việc tạo nên sự thay đổi. Bằng cách tạo ra môi trường cũng như có các hành động hướng đến những cảm nhận như vậy sẽ

12 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

khiến cho chuyển đổi số trở thành một tác nhân tích cực, đem lại cơ hội đóng góp sáng tạo cho mọi người.

ứng xử với hệ thống cũ và cách làm cũ


Doanh nghiệp thường hoạt động trên nền tảng hệ thống thông tin nhất định. Quá trình hoạt động càng lâu càng có nhiều
những hệ thống được xây dựng trong quá khứ có thể lỗi thời nhưng vẫn hoạt động tốt, hiệu quả. Trong môi trường như vậy,
không nhất thiết cần phải thay đổi hay nâng cấp những hệ thống cũ khi thực hiện chuyển đổi số. Bằng việc tập trung vào lợi
ích đầu ra, giải quyết những vấn đề nhức nhối, chuyển đổi số có thể là những sáng kiến dựa trên dữ liệu, hoặc khi triển khai
có mức tác động tối thiểu vào những hệ thống cũ. Việc này giúp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đạt được những hiệu quả
đáng kể cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên biết cách thức phân chia và xác định nhóm công việc để cân bằng giữa việc thực hiện chuyển đổi số từng
bước với các kế hoạch nhỏ nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến hệ thống đang hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, việc
phân bổ nhân sự cũng cần được lưu tâm. Trước hết ở cấp lãnh đạo, cần phân cấp xử lý công việc thành nhiều tầng: lãnh đạo
cấp cao là người phân chia công việc, và thúc đẩy mọi người làm việc theo một quy trình nhất định nhằm giúp mình có được
cách quản trị tốt nhất; lãnh đạo cấp trung là người giải quyết các công việc cần làm ngay và ưu tiên trước. Nhân sự giữa ban
chuyển đổi và bộ phận duy trì cần được luân chuyển hài hòa định kỳ, vừa giúp cho mọi người đều nắm được quy cách vận
hành hoạt động chung của cả tổ chức, và còn giúp cho các nhân viên không ngừng được học hỏi và tiếp thu các kiến thức
mới.

7. CáC VấN đỀ CẦN LưU ý kHI CHUyểN đổI số


Tạo ra sự đồng thuận và tiếng nói chung giữa các phòng ban
Thiếu sự gắn kết giữa lợi ích chuyển đổi số và mục tiêu kinh doanh được xem là khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam. Việc thuyết phục từng phòng ban trong doanh nghiệp chấp nhận thay đổi; từ thói quen, quy trình xử lý
công việc, đến các thay đổi về công nghệ; là quá trình không hề dễ dàng đối với các nhà quản lý công nghệ Chẳng hạn, muốn
phòng marketing chuyển đổi số; thì các CIO, CTO, CMO liên kết, đồng thuận với nhau.
Để kết nối các nhà quản lý các phòng ban này, bước đầu có thể thành lập một ủy ban chuyển đổi số; để tìm ra sự đồng thuận.
Chỉ khi đó, quá trình thực hiện mới không còn rời rạc giữa các bộ phận và nghiệp vụ; tránh được tình trạng bất đồng như
hiện nay tại các doanh nghiệp.

Nhanh chóng bắt kịp xu hướng trước khi bị tụt lại


Các chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng, dù quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt diễn ra khá sớm nhưng
tốc độ chậm vì nhiều nhà lãnh đạo quá thận trọng trong cân nhắc các rủi ro. Đơn cử, giai đoạn 2013, khi cơ sở dữ liệu (big
data) bắt đầu nổi lên như một xu hướng mới, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn cho rằng đây là chuyện xa vời. Cho đến chỉ vài
năm sau, big data hiện hữu ở mọi lĩnh vực kinh doanh. Dẫn chứng trong ngành bán lẻ, ông Trần Viết Huân - CIO công ty
SonKim Retail cho rằng; đối thủ của các doanh nghiệp trong ngành có thể không còn là cửa hàng tiện lợi; mà là các hãng xe
công nghệ. Với tiềm lực của mình, họ có thể kết nối hàng ngàn tiệm tạp hóa truyền thống và thay đổi bức tranh thị trường.
Rõ ràng các doanh nghiệp nước ngoài đang sử dụng công nghệ để nhảy sang thị trường ngành truyền thống. Không chỉ gây
ảnh hưởng, mà còn thay đổi thị trường, thói quen tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường. Doanh nghiệp về thế phải nghiên cứu
và lường trước các thay đổi có thể xảy ra như thế.

không chỉ thiên về công nghệ, nhưng phải bắt đầu thay đổi từ mô hình kinh doanh và tư duy lãnh đạo
Nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay không có chức danh CIO, CTO trong bộ máy điều hành; chứng tỏ sự hạn chế trong đầu
tư trong công nghệ bài bản. Có thể đến từ sức ép cạnh tranh chưa mạnh mẽ tại Việt Nam so với các công ty đa quốc gia; nên
chuyển đổi số mới chỉ loanh quanh ở bước tối ưu hóa các hoạt động quản trị.
Thực tế việc chuyển đổi phải bắt đầu từ mô hình kinh doanh và tư duy lãnh đạo. Vai trò của công nghệ thông tin chưa đi cùng
các nhà quản lý về chiến lược kinh doanh, nên chúng ta vẫn đi chậm so với các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Các
chuyên gia cho rằng lý do có thể đến từ việc đa phần doanh nghiệp Việt Nam chưa chịu sức ép cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ
như các công ty đa quốc gia, nên chuyển đổi số mới chỉ loanh quanh ở bước tối ưu hóa các hoạt động quản trị.

HIỆP HỘI PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ CNTT VIỆT NAM

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 13
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

Phần II: GIỚI ThIỆU


CÁC DOAnh nGhIỆP VÀ GIẢI PhÁP ChUYỂn ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU

14 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 15
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

GIẢI PhÁP nhÀ MÁY ThônG MInh CủA CMC TS


CMC Smart Manufacturing

• Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMC TS) là TOP 1 nhà tư vấn và cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho
doanh nghiệp tại Việt Nam. CMC TS được vinh danh là TOP 10 nhà tư vấn và cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Châu
Á - Thái Bình Dương bởi Tạp chí Mỹ CIO Advisor.
• Với đội ngũ 1000 nhân viên toàn quốc, phạm vi cung cấp giải pháp dịch vụ trên 63 Tỉnh thành, CMC TS là doanh nghiệp
chiến lược và dẫn đầu của Tập đoàn Công nghệ CMC trong việc cung cấp các giải pháp, dịch vụ tổng thể về CNTT: từ hạ
tầng, điện toán đám mây, đến giải pháp ngành và an ninh an toàn thông tin.
• Cùng với mạng lưới hơn 100 đối tác chiến lược là các hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới như Dell Technologies, Microsoft,
IBM, Oracle, Cisco, Salesforce... CMC TS là một trong số ít nhà cung cấp giải pháp tổng thể tại Việt Nam có khả năng tư vấn
và triển khai các giải pháp ngành: ngành chính phủ, ngành tài chính - ngân hàng, ngành vận tải - hàng không, ngành y tế,
ngành sản xuất...
• Giải pháp Nhà máy thông minh Smart Factory do CMC TS tư vấn, cung cấp và triển khai cho ngành Sản xuất của CMC tích
hợp các giải pháp của nhiều đối tác: MES của Samsung, ERP của SAP, và các giải pháp của CMC như C-Invoice, CMC
Human Resource Management. Giải pháp MES (Manufacturing Execution System) phù hợp cho các siêu nhà máy cho đến
các nhà máy quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, MESalpha là giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng được các
yêu cầu về quản lý công đoạn sản xuất, quản lý bán hàng, quản lý kho, thu thập và phân tích dữ liệu... giúp nâng cao năng suất
và cải thiện quy trình sản xuất rõ rệt cho nhà máy, giúp doanh nghiệp giảm khoảng 75% thời gian nhập liệu sản phẩm, giảm
45% thời gian chu trình sản xuất...

lIÊn hỆ Ông Nguyễn Kim Cương | Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Khối giải pháp Doanh nghiệp vừa và nhỏ, CMC TS
Tầng 14, Toà nhà CMC, Số 11 Duy Tân, Hà Nội | Website: https://cmcts.com.vn | Email: nkcuong@cmc.com.vn

Công ty Sáng tạo TMA (TMA Innovation)


15 sản phẩm công nghệ Việt
Ứng dụng AI - IoT vào sản xuất

sảN PHẨM, GIảI PHáP


• Tối ưu hoạt động máy móc
• Quản lý thiết bị từ xa
• Theo dõi nhà xưởng
• Kiểm soát an toàn
• Smart camera, drone, robot

lIÊn hỆ Hồ Thị Hoàng Yến | Trưởng phòng Giải pháp


Điện thoại: 028 3995 1062 | email: contact@tmainnovation.vn | www.tmainnovation.vn

16 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

CônG TY CỔ Phần ĐầU TƯ ThƯƠnG MẠI


VÀ PhÁT TRIỂn CônG nGhỆ FSI
Thành lập vào 6/11/2007, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, FSI vẫn luôn trung thành với sứ mệnh: Không ngừng
đổi mới và sáng tạo các giải pháp công nghệ Việt - Đẳng cấp quốc tế góp phần phát triển đất nước và giúp các tổ chức, doanh
nghiệp Việt vươn tầm Quốc tế.
Đến nay, FSI được biết đến là doanh nghiệp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam sở hữu các Công nghệ Việt - Đẳng cấp quốc
tế cùng uy tín và kinh nghiệm triển khai nhiều dự án lớn, giúp các tổ chức và doanh nghiệp chuyển đổi số để thành công trong
lĩnh vực số hóa và chuyển đổi số.
Cùng với việc chú trọng nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp công nghệ tiên tiến, FSI tập trung vào đào tạo, phát triển nhân
sự và xây dựng một doanh nghiệp bền vững hướng đến mục tiêu năm đến năm 2023, FSI trở thành nhà cung cấp giải pháp
chuyển đổi số top 10 Đông Nam Á.

CáC sảN PHẨM, GIảI PHáP, CÔNG NGHỆ CHÍNH


• Sản phẩm dịch vụ • Phần mềm và các giải pháp công nghệ
- Dịch vụ số hóa - Phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản V-ION
- Tư vấn chuyển đổi số - Hệ thống quản trị và điều hành doanh nghiệp L-IONE
- Nghiên cứu và phát triển phần mềm - Công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin IONE
• Tích hợp hệ thống và dịch vụ kỹ thuật - Công nghệ nhận dạng chữ viết tay H-IONE
• Phân phối thiết bị - Giải pháp định danh khách hàng từ xa eKYC-IONE

lIÊn hỆ Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI
Trụ sở: Tầng 5A, Tòa nhà Lâm Viên, 107A Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0904 805 255 | Email: support@fsivietnam.com.vn

CônG TY CỔ Phần GMO-Z.com RUnSYSTEM


Với hơn 15 năm kinh nghiệm, GMO-Z.com RUNSYSTEM là đơn vị chuyên sản xuất phần mềm, cung cấp các giải pháp và
dịch vụ CNTT tại thị trường Việt Nam, Nhật Bản. Với mục tiêu trở thành nơi sản sinh hệ sinh thái các sản phẩm tiên tiến,
hiện đại, tiên phong trong lĩnh chuyển đổi số, tự động hóa 4.0, GMO-Z.com RUNSYSTEM tập trung xây dựng các giải pháp
Chuyển đổi số bao trùm hầu hết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sở hữu sản phẩm đa dạng và phù hợp với từng ngành nghề, thậm chí sẵn sàng kết hợp “may đo” khi cần thiết,… GMO-
Z.com RUNSYSTEM tự tin hội tụ đầy đủ yếu tố trở thành đối tác tin cậy, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất
với chất lượng toàn cầu theo đúng phương châm “Global Software Quality”.

HỆ sINH THáI CHUyểN đổI số:


• SmartOCR: Giải pháp nhận dạng chữ in & chữ viết tay
Tiếng Việt giúp số hóa dữ liệu
• SmartKYC: Giải pháp định danh khách hàng điện tử
• Salefie: Phần mềm quản lý kênh phân phối thực địa
• Odoo ERP: Hệ thống quản trị nguồn nhân lực

lIÊn hỆ
Trụ sở: Tầng 6, Tòa nhà Hàng Hải - Số 1 Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024 3563 5492 | Email: info@runsystem.net | Website: runsystem.net

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 17
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

CônG TY CỔ Phần MISA


Tin cậy - Tiện ích - Tận tình

Công ty Cổ phần MISA có bề dày kinh nghiệm hơn 26 năm trong việc nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp CNTT
cho cộng đồng. Với đội ngũ hơn 2.000 nhân sự cùng 5 văn phòng đại diện, MISA đang thực hiện sứ mệnh phụng sự xã hội,
thông qua việc cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho hơn 250.000 khách hàng gồm các đơn vị hành chính sự nghiệp,
xã/phường, trường học, doanh nghiệp, hộ cá thể và gần 2 triệu khách hàng cá nhân. MISA vinh dự nhận đón nhận Huân
chương Lao động hạng Nhì (2019) cùng hàng trăm bằng khen, giải thưởng trong nước và quốc tế, thuộc Top 10 doanh nghiệp
CNTT Việt Nam.

CáC GIảI PHáP CHUyểN đổI số


- Nền tảng Quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS
- Phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET
- Nền tảng Quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov
- Nền tảng Quản lý giáo dục MISA EMIS
- Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
- Nền tảng Quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop
- Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk

lIÊn hỆ Trụ sở chính: Tầng 9, tòa nhà Technosoft, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 3795 9595 | Fax:024 3795 8088 | Email: contact@misa.com.vn | Website: www.misa.vn

TỔnG CônG TY VIỄn ThônG MOBIFOnE

GIỚI THIỆU TÓM TẮT DoANH NGHIỆP sảN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CHÍNH
MobiFone được thành lập ngày 16 tháng 4 năm 1993 - Giải pháp Công nghệ thông tin cho khối Khách hàng Chính phủ, Cơ quan
với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động. Nhà nước: Giải pháp Truyền thanh thông minh; Giải pháp Du lịch thông
Năm 2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng minh; Hệ thống Giao thông thông minh; Giải pháp AI Camera quản lý
công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông trật tự đô thị; Bộ sản phẩm Chính quyền điện tử eGov;...
tin và Truyền thông, kinh doanh trong các lĩnh vực: - Giải pháp Công nghệ thông tin cho khối Khách hàng doanh nghiệp: Giải
dịch vụ viễn thông truyền thống, VAS, Data, sản pháp Tổng đài bán hàng và chăm sóc khách hàng đa kênh 3C; Giải pháp
phẩm khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ Tổng đài thông minh mAICallCenter; Giải pháp Hóa đơn điện tử Mobi-
thông tin, phân phối và bán lẻ. Fone Invoice; Giải pháp Văn phòng điện tử MobiFone Eoffice; Dịch vụ
Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba mạng di chứng thực và cung cấp chứng thư số MobiCA; Giải pháp Hội nghị trực
động lớn nhất với hơn 30% thị phần. Với MobiFone, tuyến MobiFone Meeting;…
sứ mệnh của chúng tôi là đem lại những sản phẩm - Giải pháp Công nghệ thông tin cho khối Khách hàng cá nhân và Hộ gia
và dịch vụ kết nối mỗi người dân, gia đình, doanh đình: Giải pháp Quản lý truy cập Internet Kyzpro; Giải pháp quản trị tiêu
nghiệp trong một hệ sinh thái, nơi những nhu cầu dùng viễn thông mBiz Family; Các giải pháp bảo mật điện thoại, máy
trong cuộc sống, công việc, học tập và giải trí được tính cá nhân, Home Security…
phát hiện, đánh thức và thỏa mãn nhằm đạt được sự
hài lòng, phát triển và hạnh phúc. Phát triển trong THỊ TRưỜNG VÀ kHáCH HÀNG
nhận thức, trong các mối quan hệ, trong cơ hội kinh - Thị trường chính: Việt Nam
doanh và hạnh phúc vì được quan tâm, được chăm - Đối tượng khách hàng phục vụ:
sóc, được khuyến khích và được thỏa mãn. Tăng • Khách hàng Chính phủ, Cơ quan Nhà nước
trưởng và hạnh phúc là động lực phát triển của các • Khách hàng Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân
cá nhân cũng như toàn xã hội. • Khách hàng Cá nhân và Hộ gia đình

18 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

CônG TY CỔ Phần nETnAM

• NetNam tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp và dịch vụ Internet chất lượng cao; Dịch vụ trực
tuyến và các dịch vụ Quản trị mạng và Tích hợp hệ thống.
• Với 25 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, NetNam là sự lựa chọn hàng đầu cho các khách sạn 5*, khu căn hộ cao
cấp, các tổ chức phi chính phủ, tập đoàn đa quốc gia, hệ thống mạng lưới doanh nghiệp lớn và các tổ chức chính phủ.
NetNam cũng được biết đến là đơn vị số 1 về cung cấp dịch vụ internet sự kiện qua việc tham gia vào các sự kiện lớn, tiêu
biểu như: DPRK - USA Hanoi Summit 2019, APEC Danang 2017, B.Obama đến thăm Việt Nam, Apricot 2017...

CáC sảN PHẨM, GIảI PHáP, DỊCH VỤ CHÍNH


- Truy nhập internet
- Truyền số liệu
- Quản trị và giám sát mạng
- Dịch vụ và Giải pháp an toàn mạng
- Dịch vụ gia tăng trực tuyến
- Giải pháp mạng

ThônG TIn lIÊn hỆ


Trụ sở: Khu thử nghiệm công nghệ, số 18 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 1900 1586 | Email: admin@netnam.vn | Website: www.netnam.com

CônG TY CỔ Phần DỊCh VỤ


ThÀnh CônG SOFTWARE

Được thành lập vào năm 2012, Success Software Solutions đã nhanh chóng phát triển thành nhà cung cấp dịch vụ tư
vấn chuyển đổi số và phát triển phần mềm hàng đầu thế giới. Khách hàng của chúng tôi trải dài toàn cầu với đa dạng
ngành nghề. Với các trung tâm tư vấn và phân phối đẳng cấp đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, đội ngũ của
chúng tôi là những kỹ sư tài năng hàng đầu. Chúng tôi vừa là một tổ chức hướng đến con người, vừa hướng theo quy
trình, đã đạt được chỉ định CMMI Cấp độ 3 và ISO 9001, đồng thời duy trì thực hành Agile tốt nhất trong ngành.

CáC GIảI PHáP CHUyểN đổI số


- Enterprise Resource Planning (ERP Odoo) Hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp.
- Harrison Assessment Solution (HATS) Đánh giá, phát triển nguồn nhân lực
- Robotic Process Automation (RPA UiPath) Tự động hóa qui trình bằng Robot
- Virtual Reality Solution (VR) Công nghệ Thực tế ảo

lIÊn hỆ
Trần Công Thành - CEO / Điện thoại: 0972881515 | Email: thanh.tran@successsoftware.global
Địa chỉ: số 8 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tan Binh, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://solutions.successsoftware.global/

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 19
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

Công ty Sáng tạo TMA (TMA Innovation)


15 sản phẩm công nghệ Việt
Giải pháp đột phá cho ngành y tế

sảN PHẨM, GIảI PHáP


• Giải pháp chăm sóc sức khỏe người già
• Giải pháp theo dõi thân nhiệt người cách ly tại nhà
• Giải pháp theo dõi sức khỏe bệnh nhận 24/24
• Hàng chục giải pháp đo thân nhiệt
• Giải pháp phân tích thông tin bệnh viện

lIÊn hỆ Hồ Thị Hoàng Yến | Trưởng phòng Giải pháp


Điện thoại: 028 3995 1062 | email: contact@tmainnovation.vn | Website: www.SucKhoeVang.vn

20 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

CônG TY Tnhh TIỀn PhOnG TF

Công ty TNHH Tiền Phong TF được các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên Phong thành lập ngày 15- 6-1994, đạt chứng
chỉ ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013, liên tục được vinh danh là một trong 40-50 Công ty CNTT hàng đầu Việt nam
trong các năm 2015-16-17-18-19 và là TOP 10 Doanh nghiệp CNTT Việt nam trong lĩnh vực “Giải pháp chính phủ điện tử”
năm 2020. Đinh hướng phát triển những sản phẩm phần mềm đặc thù mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và IoTs hỗ trợ chuyển
đổi số.
CáC GIảI PHáP CHUyểN đổI số
- Tòa soạn Điện tử hội tụ/Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện / Cổng thông tin điện tử
- Các giải pháp Giao thông thông minh, thu phí tự động và nhận dạng biển số xe.
- Các hệ thống IP camera, CCTV và giải pháp quản lý hình ảnh-Video trực tuyến.
- Hệ thống Digital Signage-Tường màn hình lớn và Trung tâm truyền hình-TV studio
- Giải pháp quản lý tài liệu và số hóa tài liệu - dữ liệu.
- Giải pháp Nhận dạng Đa sinh trắc, CSDL dân cư, Hộ chiếu-Thị thực và Căn cước
điện tử, Kiểm soát xuát nhập cảnh / Kiểm soát biên giới ra vào tòa nhà

lIÊn hỆ

Trụ sở: P.1604 OCT3A khu đô thị HandiRESCO, Xuân Lộc 5- P. Xuân Đỉnh, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Tel: 024 3783 3488 | Fax: 024 3783 3486 | Email: info@tienphongtf.com | Website: http://tf.com.vn

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 21
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

Giải pháp
Quản lý quỹ & đầu tư

TMA Fintech Center với trên 400 kỹ sư, 12 năm


kinh nghiệm cung cấp giải pháp công nghệ cho
các tổ chức tài chính tại nhiều nước.

• Quản lý tài sản


• Quản lý quỹ & đầu tư
• Phân tích & tư vấn tài chính
• Mobile payment
• Digital wallet

lIÊn hỆ Ông BÙI VĂN CưỜNG - Giám đốc Trung tâm Fintech TMA
email: tma-fintech@tma.com.vn | Website: https://tma-fintech.center ; https://www.tmasolutions.com/

22 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

Phần MỀM ChECkMEIn - ChấM CônG 4.0


BằnG FACE ID/WIFI/GPS

PHẦN MỀM CHấM CÔNG ưU VIỆT NHấT


Checkmein giúp doanh nghiệp chuyển đổi số quy trình chấm công
tính lương bằng công nghệ 4.0:
1. Chấm công không chạm bằng Face ID, GPS, Wifi.
2. Chia ca cụ thể tới từng vị trí, quản lý nghỉ phép.
3. Quản lý đa chi nhánh trên Online Cloud.
4. Quản lý nhân viên khi ra ngoài gặp khách.
5. Tự động tổng hợp báo cáo chấm công tính lương.
Checkmein không giới hạn số lượng nhân viên, không giới hạn thời
gian sử dụng, không đầu tư phần cứng, tiết kiệm tới 40 triệu/năm
so với giải pháp khác, đươc tin dùng bởi nhiều Tổ chức/Doanh
nghiệp toàn quốc như: Sở Thông tin truyền thông và Trung tâm
Giám sát điều hành đô thị thông minh Thừa Thiên Huế, Boxme
Global, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản...
Ưu đãi dành riêng cho Doanh nghiệp thành viên VINASA: Ưu đãi
30% /Tổng giá trị hợp đồng (Hotline 0971885057)

lIÊn hỆ Ông Đặng Ngọc Tuyên | Tổng giảm đốc


Tel: 0899.483.586 | Email:tuyen@deha.tech | https://www.checkmein.asia
Công ty TNHH Công nghệ DEHA (Deha Technology), Tầng 7, tòa Intracom, 82 Dịch Vọng Hậu,
phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

CônG TY Tnhh BPO.MP


ThônG TIn lIÊn hỆ
Bà Hà Thị đan Phượng - Giám đốc
điện thoại: 0 931 939 453 | email: info@mpbpo.com.vn
địa chỉ: Số 06 đường Trần Phú, Phường Thạch Than, Quận Hải Châu,
Thành phố Đà Nẵng
Websie: https://www.mpbpo.com.vn

• Công ty TNHH BPO.MP là doanh nghiệp BPO đầu tiên theo mô hình liên doanh Việt Nam - Nhật Bản cung cấp
các dịch vụ về nghiệp vụ Business Process Outsourcing - thuê ngoài quy trình kinh doanh. bao gồm Số hóa tài
liệu, Nhập liệu & xử lý dữ liệu, Thu thập dữ liệu, Hỗ trợ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo AI, Gán nhãn dữ liệu, Xử lý
ảnh DTP, Viết nội dung, Gia công Tài chính - Kế toán, Biên phiên dịch, Giới thiệu nhân sự…

• Nắm bắt được xu hướng của các cơ quan tổ chức hiện nay, BPO.MP đã đầu tư những công nghệ tốt nhất trong
lĩnh vực Số hóa tài liệu, cùng với nguồn nhân lực dồi dào và cam kết tiêu chuẩn an toàn thông tin ISO/IEC
27001:2013, công ty đã đạt được những thực tích vô cùng đáng kể trong những lĩnh vực trên. Có thể kể đến như
Số hóa, Chứng minh nhân dân, bằng lái xe, passport, hóa đơn, văn bản công văn.

• Với tinh thần luôn đề cao chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng lên trên hết. Hiện nay, BPO.MP đã
trở thành đối tác hỗ trợ chính cho các khách hàng từ Ấn Độ, Nhật Bản và các nước ở châu Âu. Bên cạnh đó còn
là nhà cung cấp dịch vụ Uy tín cho các công ty gia công phần mềm và các viện nghiên cứu phát triển dữ liệu tại
Việt Nam.

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 23
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

TẬP ĐOÀn BƯU ChÍnh VIỄn ThônG VIỆT nAM

VNPT sở hữu hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại, rộng khắp, kết nối trực
tiếp với hơn 240 quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế
giới. Với chiến lược phát triển trong kỷ nguyên mới, phù hợp với xu thế toàn
cầu hóa và sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
VNPT đã và đang từng bước chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số (DSP), trở thành một Tập đoàn
kinh tế năng động, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp
ICT sáng tạo, đột phá để tiếp tục kiến tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc
sống, đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế Việt Nam.

CáC GIảI PHáP CHUyểN đổI số


- Chính quyền số: VNPT VSR, VNPT eCabinet, VNPT IOC, VNPT IoT, VNPT ORIM-X, VNPT iLIS, VNPT AI Camera
- Y tế số: VNPT HIS, VNPT HMIS, VNPT RIS/PACS, VNPT EMR.
- Giáo dục số: Hệ sinh thái vnEdu 4.0
- Giải pháp doanh nghiệp số: VNPT HRM, VNPT HCNS, VNPT BHXH
- Giải pháp dành cho Tài chính, ngân hàng: VNPT eKYC, VNPT eContract, SmartVison, Chatbot
- Giải pháp An toàn an ninh thông tin: VNPT SOC, VNPT SmartIR, VNPT DNS Protection
- Hạ tầng công nghệ thông tin: VNPT SmartCloud

ThônG TIn lIÊn hỆ Tòa nhà VNPT, số 57 Phố Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội.
Hotline: 1800 1260 | Email: cskh@vnpt.vn | Fax: 024 3774 1093 | Website: http://vnpt.com.vn

VnPT SMART ClOUD

• VNPT SmartCloud là hệ sinh thái dịch vụ Cloud do VNPT phát triển, mang đến trải nghiệm một hệ thống dịch vụ Cloud
đích thực (đáp ứng đúng 5 tiêu chí đặc trưng), đặc biệt là tính năng On-Demand Self-Service. Khách hàng hoàn toàn tự đăng
ký, sử dụng, điều chỉnh dịch vụ theo nhu cầu sử dụng dịch vụ của mình.
• Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ và tiện ích tới người dùng, VNPT SmartCloud cũng mang đến các cơ hội để cùng hợp
tác kinh doanh cho các đơn vị công nghệ và phát triển ứng dụng. Các đơn vị phát triển phần mềm có thể cung cấp ứng dụng
của mình thông qua dịch vụ Thư viện ứng dụng của VNPT, vừa giảm thiểu chi phí triển khai vừa tranh thủ được tập khách
hàng sẵn có trên hệ thống Cloud của VNPT.
• Giải thưởng đạt được:
- Giải thưởng Nhân tài đất việt năm 2018: Giải ba thuộc nhóm sản phẩm CNTT khởi nghiệp.
- Giải thưởng Sao Khuê 2018.
- Giải đồng quốc tế Stevie Awards 2019 hạng mục sản phẩm Công nghệ thông tin tốt nhất năm.
- Giải bạc tại Stevie Awards Châu Á - Thái Bình Dương 2020.
- Giấy Khen của Cục trưởng cục Viễn thông, số QĐ 646/QĐ-CVT ngày 29/11/2018 về việc đào tạo dịch vụ Điện toán đám
mây và OTT cho Bộ bưu chính và viễn thông Lào.
- Chứng nhận Nền tảng VNPT Cloud của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đáp ứng tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật nền
tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử theo văn bản số 1145/BTTTT-CATTT ngày
03/4/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

ThônG TIn lIÊn hỆ Người liên hệ: Tống Mạnh Cường | Chức danh: Giám đốc sản phẩm
Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng Hà Nội
Điện thoại: 0912.318.968 | email: tongmanhcuong@vnpt.vn | Website: https://smartcloud.vn

24 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

TỔnG CônG TY CỔ Phần


BẢO hIỂM BƯU ĐIỆn
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) hiện đang là doanh nghiệp đứng thứ 3 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam. Tính đến tháng 12/2020, PTI có hơn 2.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 52 công ty thành viên trên khắp cả nước. PTI
tự hào là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có mạng lưới bán hàng và phục vụ khách hàng lớn nhất thị trường với 10.800
bưu điện, bưu cục trên toàn quốc.
Với việc tập trung vào phát triển công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng dịch vụ, PTI hiện cung cấp cho khách hàng bao
gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp hơn 100 sản phẩm bảo hiểm thuộc 4 nhóm bảo hiểm chính, đồng thời có quan
hệ tốt với các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới.

CáC sảN PHẨM CHÍNH


- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm con người
- Bảo hiểm tài sản và kỹ thuật
- Bảo hiểm hàng hải

ThônG TIn lIÊn hỆ

Trụ sở: Tầng 8 - toà nhà số 4A Láng Hạ - Quận Ba Đình - TP.Hà Nội
Tel: 024 3772 4466 | Fax: 024 3772 4460/61 | Email: info@pti.com.vn | Website: www.pti.com.vn

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 25
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

26 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 27
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

28 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU 29
CHUYỂN ĐỔI SỐ - Cẩm NANG CHO DOANH NGHIỆP

30 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TIÊU BIỂU
Tầng 11, Tòa nhà Cung Trí Thức Thành phố
Số 1 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Tel: 024 3577 2336 - 3577 2338
Fax: 024 3577 2337
E-mail:contact@vinasa.org.vn
Website: http://leadingitcompanies.com

Designed by VINASA - printed in Vietnam 12/2020

You might also like