You are on page 1of 35

Thực trạng

Chuyển đổi số
Việt Nam
519H0304 – Phan Hữu Minh Khoa
Mục lục
● Khái niệm chuyển đổi số

● Quá trình chuyển đổi số trên thế giới

● Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

○ Thực trạng

○ Xu hướng

○ Mục tiêu

○ Cơ hội

○ Thách thức
KHÁI NIỆM
CHUYỂN ĐỔI SỐ
Chuyển đổi số là gì ?

Rất khó định nghĩa một cách rõ ràng chuyển đổi số là gì, bởi
quá trình này có thể sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực.

Tuy nhiền có thể hiểu đơn giản Chuyển đổi số là quá trình
thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách
sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các
công nghệ số.
Công nghệ
chuyển đổi số là gì ?
Công nghệ chuyển đổi số là việc ứng dụng các công nghệ tiên
tiến vào công tác quản lý nhằm mục đích số hóa và thay đổi
cách thức hoạt động, quản lý để đẩy nhanh quá trình chuyển
đổi số trong doanh nghiệp, tổ chức.

Và chúng mang lại giá trị đặc biệt cho người sử dụng chứ
không chỉ đơn thuần là sử dụng các công nghệ tiên tiến.
Doanh nghiệp
chuyển đổi số là gì ?

Theo công ty Gartner


“Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số
để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ
hội, doanh thu và giá trị mới”

Còn Microsoft cho rằng


“Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức
các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy
trình để tạo những giá trị mới”
Doanh nghiệp
chuyển đổi số là gì ?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh
doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số mới chỉ
xuất hiện trong vài năm trở lại đây với nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau.

Riêng Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình
truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data),
Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… để thay đổi phương thức điều hành, lãnh
đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ
trên thế giới
Quá trình chuyển đổi số trên thế giới
Vào năm 2017, Microsoft đã nghiên cứu tác động chuyển đổi số tại các khu vực Châu Á Thái Bình
Dương, tác động của nó mang lại cho GDP là 6%, đến năm 2021 đạt tới 60%
Quá trình chuyển đổi số trên thế giới
Theo nghiên cứu của MCKinsey, vào năm 2025 chuyển
đổi số sẽ tác động đến GDP của nước Mỹ là khoảng 25%,
các nước Châu Âu là khoảng 36%….

Với các quốc gia khác nhau, mức độ chuyển đổi số công
nghệ còn phụ thuộc rất nhiều vào mô hình doanh nghiệp
của tùy từng nước. Trong đó, Châu Âu được đánh giá là
khu vực có chuyển đổi số nhanh nhất, sau đó là Mỹ và các
nước tại Châu Á.
QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ
tại Việt Nam
THỰC TRẠNG
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Thực trạng

Năm 2020, theo Vinasa, các doanh nghiệp tại


Việt Nam, đặc biệt là 98% doanh nghiệp nhỏ và
vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng
Hoàng Sa
(Việt Nam)
đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0.

Trường Sa
(Việt Nam)
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Thực trạng
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những
rào cản trong quá trình chuyển đổi số như:

o thiếu kỹ năng số và nhân lực

o thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho


phép chuyển đổi kỹ thuật số

o thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn


hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp …

Theo FSI
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Thực trạng

Tuy nhiên, để đánh giá chuyển đổi số trong chính phủ Việt Nam thì theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc
(LHQ), các chỉ số về chính phủ điện tử của Việt Nam cao hơn mức trung bình thế giới và khu vực.

Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng 2 bậc lên xếp hạng thứ 86 trên 193 quốc gia thành viên LHQ
trên thế giới và thứ 6 trên 11 nước Đông Nam Á.
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Thực trạng
Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên phong trên thế giới trong việc ban hành các chương trình
và chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia.

Hành động này của nhà nước đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra mục tiêu gia tăng vị thế trên bảng xếp hạng chính phủ
điện tử của LHQ lần lượt lên top 70 vào năm 2025 & 50 nước dẫn đầu vào năm 2030.
XU HƯỚNG
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Xu hướng
Theo khảo sát của Tập đoàn Công nghệ IBM, đại dịch COVID-19 góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển
đổi số lên 5 năm. Điều này chứng tỏ ‘sức nóng’ của chuyển đổi số mà thành tựu của nó là những tiến bộ
khoa học kỹ thuật nổi bật. Một vài xu hướng chuyển đổi số có thể kể đến như:

o Internet và 5G phủ sóng mạnh mẽ (IoT)

o Bảo mật dữ liệu và an ninh mạng được quan tâm hơn

o Điện toán đám mây (Cloud Computing)

o Tự động hóa trong kinh doanh (Automation)


Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Xu hướng
o Internet và 5G phủ sóng mạnh mẽ (IoT)

Trong tương lai gần, mạng 5G sẽ thay thế 3G, 4G. Trong hoạt động kinh doanh, việc ứng dụng Internet
và 5G sẽ được đặc biệt đẩy mạnh. Xu hướng chuyển đổi này đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp
dụng thành công.

Công nghệ 5G cung cấp các kết nối tốc độ cao với độ trễ thấp, mức độ an toàn cao, cho phép doanh
nghiệp loại bỏ kết nối vật lý, truyền phát nội dung cấu hình cao trong thời gian thực

IoT và 5G hứa hẹn tạo ra những thay đổi trong trải nghiệm người dùng, ứng dụng rộng rãi trong mọi
lĩnh vực của đời sống như sức khỏe, giao thông, sản xuất, thành phố thông minh, truyền thông, giải trí,
năng lượng…
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Xu
o
hướng
Bảo mật dữ liệu và an ninh mạng được quan tâm hơn

Tại Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp đang dần quan tâm đến các giải pháp công nghệ đảm bảo an
ninh thông tin. Hiện nay, khi thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ sử dụng dữ liệu lớn (Big Data)
và trí tuệ nhân tạo (AI) để tránh trường hợp bị lộ thông tin và phòng rủi ro an ninh mạng xảy ra.

Trong công cuộc phòng chống, ngăn chặn rủi ro an ninh mạng thì hai công nghệ trên được sử dụng
nhiều nhất bởi dung lượng cao, tốc độ xử lý nhanh, sai số thấp, đảm bảo hỗ trợ cho doanh nghiệp có số
lượng dữ liệu lớn và những doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu hụt nhân lực trong công tác chuyển đổi số.
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Xu
o
hướng
Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là khái niệm không


còn xa lạ với doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0. Đây là mô hình
hiện đại, cho phép doanh nghiệp lưu trữ, quản lý dữ liệu, khôi
phục dữ liệu khi gặp sự cố.

Ngoài ra, công nghệ Cloud này cho phép người dùng phân
tích và khai thác thông tin dựa trên nền tảng Internet. Từ đó,
xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp trên điện toán đám mây
trở nên sôi nổi hơn.
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Xu hướng o Tự động hóa trong kinh doanh (Automation)

Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp theo hướng kinh doanh một cách tự
động hóa (còn gọi là BPA) là việc sử dụng phần mềm số kết nối với các cổng
thông tin của doanh nghiệp để điều khiển tự động nhiều bước công việc trùng
lặp nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng công ty.

Xu hướng chuyển đổi số theo phương pháp này khá phức tạp và cần được
triển khai trong thời gian dài để tự động hóa quy trình làm việc nhằm đạt được
các mục tiêu chiến lược đã đề ra, cải thiện hiệu năng làm việc, và mang đến
trải nghiệm tốt cho khách hàng.
MỤC TIÊU
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Mục tiêu
Tại Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng chính phủ về Chương trình chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nước ta đặt ra mục tiêu trở thành quốc gia số, ổn
định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã
hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

Phát triển chính phủ số

● Cung cấp 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau,
bao gồm cả thiết bị di động;

● Xử lý trên môi trường mạng 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp
huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã;

● 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội
phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia
sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

Phát triển chính phủ số

● 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ
liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Tài chính, Đăng ký doanh nghiệp, Bảo hiểm được hoàn thành
và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc...

● Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

Phát triển kinh tế số

● Kinh tế số chiếm 20% GDP;

● Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

● Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;

● Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI); 50 nước dẫn đầu về chỉ số
cạnh tranh (GCI); 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

Phát triển xã hội số

● Thu hẹp khoảng cách số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100%
xã;

● Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;

● Trên 50% tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử;

● Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
CƠ HỘI
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Cơ hội
Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội rất lớn để bứt phá trong cuộc đua công nghệ để
cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới

Việc nắm bắt kịp thời quá trình chuyển đổi số sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các DN như:

● Mở rộng khách hàng

● Đa dạng hóa sản phẩm

● Tăng cường hợp tác giữa các công ty

● Nâng cao nội tại doanh nghiệp

● Hỗ trợ từ yếu tố bên ngoài


THÁCH THỨC
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Thách thức
Bên cạnh đó, các tổ chức hiện nay cũng đang đối mặt với một số thiếu sót, làm ngăn cản việc
chuyển đổi số toàn diện tại Việt Nam.

● Để phát triển kinh tế số đòi hỏi phải có một hạ tầng vững chắc.

● Để phát triển chuyển đổi số, cần đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực giỏi.

● Nhận thức của các DN về vai trò của chuyển đổi số vẫn còn hạn chế.

● Vấn đề an toàn, an ninh mạng, dữ liệu, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư cá nhân của con người
trên không gian mạng bị đe dọa.
THANKS!
Tham khảo

● luatvietnam.vn. CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ GÌ? TẠI VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI SỐ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?, 28-09-2022,
từ <
http://tnmttuyenquang.gov.vn/tin-tuc/chuyen-doi-so/chuyen-doi-so-la-gi-tai-viet-nam-chuyen-doi-so-dien-ra-nhu-the-nao-217
07.html
>
● FPT Digital. Thực trạng chuyển đổi số hiện nay: Chúng ta đang ở đâu trong hành trình?, từ
https://digital.fpt.com.vn/tu-van/thuc-trang-chuyen-doi-so.html
● Lê Văn Sơn(2022). Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số, 18/12/2022, từ
https://tapchitaichinh.vn/co-hoi-va-thach-thuc-cho-doanh-nghiep-trong-chuyen-doi-so.html
● Xiuwen Lien (2021). The Economic Impact of Digital Transformation in Asia, từ
https://news.microsoft.com/uploads/2018/03/Digital-Transformation-New-Zealand-presentation-.pdf
● FSI. Thực trạng và chuyển đổi số tại Việt Nam, 14/08/2023, từ
https://fsivietnam.com.vn/thuc-trang-xu-huong-chuyen-doi-so-tai-viet-nam/

You might also like