You are on page 1of 9

4.

Một số định hướng để phát triển kinh tế số tại Việt Nam


4.1 Thực trạng kinh tế số ở Việt Nam hiện nay
( Lời dẫn )
- Tính đến hiện tại, kinh tế số ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng
lớn do sự gia tăng của internet và sự sẵn có của các công nghệ thông tin. Các ứng
dụng di động, thương mại điện tử, và dịch vụ trực tuyến đều đang trỗi dậy. Quy mô
thị trường thương mại điện tử ước tính đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020 và dự
kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong nhữngăm tiếp theo.
- Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang thúc đẩy các chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế số, bao gồm cải thiện hạ tầng mạng lưới, tăng cường an ninh mạng, và khuyến
khích doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.
a) Cơ hội ptr kinh tế số ở VN
 Khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng
Vd: Vn thuộc top 10 quốc gia có công suất lắp đạt năng lượng mặt trời cao
nhất trên toàn cầu vào năm 2020
 Nhu cầu sử dụng internet của người dân ngày càng tăng cao
Vd:Việt Nam có hơn 70 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn 70% dân số.
Mức độ sử dụng điện thoại thông minh cũng rất cao, với hơn 90% người dân
sử dụng.
 Các chính sách nhằm phát triển kinh tế số, thúc đẩy thị trường thương mại
điện tử …từ trung ương đến địa phương đã và đang triển khai.
Vd: đề án phát triển thị trường thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-
2025
 đầu tư của nhà nước cũng như của người dân, doanh nghiệp vào kinh tế số
ngày càng gia tăng
Vd:Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, kế hoạch thúc đẩy
phát triển kinh tế số. Các doanh nghiệp cũng đang ngày càng quan tâm đến
phát triển kinh tế số, đầu tư vào các lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh
toán điện tử, giáo dục trực tuyến, y tế từ xa,...
 Phong trào và xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa ngày càng sâu rộng đặc biệt
trong lĩnh vực phát triển kinh tế
Vd:Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06%
so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.
 Lực lượng lao động sẵn sàng tham gia vào kinh tế số khá cao và có xu hướng
ngày càng tăng
Vd: Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2025, số lượng này sẽ
đạt khoảng 30 triệu người, chiếm khoảng 40% lực lượng lao động cả nước.
 Ngoài ra, kinh tế số có thể nâng cao năng suất tăng cường mạnh mẽ đến khả
năng tiếp cận các công nghệ và thị trường mới . Các vấn đề bảo mật thông tin
và an ninh mạng
b)Thách thức ptr kinh tế số ở VN
 Thể chế và chính sách chưa đồng bộ, thiếu thống nhất:
Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế số, nhưng vẫn
còn một số quy định chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong
quá trình triển khai hoạt động kinh tế số.
 Thể chế và chính sách chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế số:
Kinh tế số đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi thể chế và chính sách phải được cập nhật
thường xuyên, điều này hiện nay Việt Nam chưa đáp ứng được.
Thách thức về hạ tầng
 Hạ tầng viễn thông chưa đồng bộ:
Hạ tầng viễn thông là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, hiện nay, hạ
tầng viễn thông của Việt Nam vẫn chưa đồng bộ. Ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa, chất lượng hạ tầng viễn thông còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ kinh
tế số của người dân.
 Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công của quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên,
hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam
chưa đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ lao động có kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông
còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế số.
 Năng lực tiếp cận công nghệ của người dân còn hạn chế
Năng lực tiếp cận công nghệ của người dân là một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế số.
Tuy nhiên, hiện nay, năng lực tiếp cận công nghệ của người dân ở Việt Nam còn hạn chế.
Một bộ phận người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
4.2 Định hướng ptr kinh tế số ở Việt Nam hiện nay
4.2.1 Thể chế và chỉ thị
a)Thể chế
- Thể chế chính là một trong những trụ cột để phát triển kinh tế số, để xây dựng nền
kinh tế số thì phải chấp nhận cái mới, chuyển đổi mô hình và phương thức sản xuất
kinh doanh. Do đó trước hết phải đổi mới thể chế, xem xét, điều chỉnh khung thể chế
và pháp lý phục vụ trực tiếp cho kinh tế số như: nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về cntt và truyền thông,...
-Một số định hướng về thể chế như:
1. Cần sớm ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để bảo vệ mỏ vàng của kinh tế số;
ban hành Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) để tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thúc đẩy
các giao dịch điện tử tin cậy, an toàn, phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát để hỗ trợ thúc đẩy đổi mới, sáng
tạo các mô hình kinh kinh doanh số, tài sản số, cho vay ngang hàng, huy động vốn
cộng đồng, bất động sản số, bảo hiểm số, giáo dục số và y tế số. Xây dựng bộ chỉ tiêu
thống kê đo lường quy mô nền kinh tế số theo tiêu chuẩn quốc tế, thống nhất thước
đo kinh tế số theo giá trị gia tăng chứ không theo doanh thu.
3. Nghiên cứu và thử nghiệm tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương; xây dựng
cơ chế thúc đẩy, chia sẻ dữ liệu trên Cổng dữ liệu quốc gia; xây dựng chương trình
hành động triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số
4. Nhấn mạnh ngành công nghệ thông tin có vai trò lớn trong công tác định hướng,
dẫn dắt, lan tỏa tới nhu cầu và khả năng chuyển đổi số của các ngành kinh tế khác,đề
xuất Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, và các bộ, ngành hỗ trợ doanh nghiệp
công nghệ thông tin tiếp tục thu hút vốn đầu tư FDI, chuyển giao công nghệ và tạo ra
các sản phẩm Make in Vietnam trong các công nghệ số hàng đầu thế giới như mạng
5G, 6G, điện toán đám mây, chuỗi khối, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn
vật…
=> Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều biến động, bất ổn và điều
kiện nguồn lực có hạn, việc xây dựng các kịch bản chuyển đổi số và thường xuyên
đánh giá cập nhật kịch bản có thể giúp khắc phục kịp thời các khó khăn, thách thức,
qua đó các mục tiêu phát triển kinh tế số 2025-2030 sẽ trở nên khả thi hơn.
b) Chỉ thị
Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chỉ thị để
thúc đẩy phát triển kinh tế số, bao gồm:
• Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc
triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030
• Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 25 tháng 1 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong doanh nghiệp
• Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25 tháng 1 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát
triển kinh tế số nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2021-2025
Các chỉ thị này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với phát triển kinh tế số,
đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân tích cực triển khai
các giải pháp để phát triển kinh tế số.

4.2.2 Hạ tầng số
( Hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông,
dữ liệu,.. có vai trò quan trọng, là nền tảng căn bản để ptr bền vững nền kinh tế
số)
- Hạ tầng số là nền tảng của phát triển kinh tế số, xã hội số. Xây dựng hạ tầng số cần
đi trước một bước, phát triển với tốc độc nhanh theo hướng Việt Nam làm chủ công
nghệ. Việc phát triển hạ tầng số ở Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều khía cạnh,
nhằm tối ưu hóa sức mạnh của kinh tế số và công nghệ thông tin. Dưới đây là một số
định hướng chính:
1.Phát triển mạng lưới Internet: Mục tiêu là cải thiện tốc độ và phủ sóng mạng lưới
Internet, bao gồm cả mạng 5G, để đảm bảo rằng mọi người và doanh nghiệp đều có
khả năng truy cập nhanh chóng và ổn định.
Vd: Viettel đã triển khai mạng 5G ở nhiều đô thị như TPHCM, Hà nội, Đà Nẵng.

2. Xây dựng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây: Việt Nam đang tập trung vào
phát triển các trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây để cung cấp lưu trữ và
quản lý dữ liệu hiệu quả.

3. Thúc đẩy thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến: Chính phủ đang khuyến khích
sự phát triển của thương mại điện tử và các dịch vụ trực tuyến, bao gồm việc tạo nền
tảng và ứng dụng cho thương mại điện tử.

4. Chính sách và quy phạm pháp luật hỗ trợ: Chính phủ đang xem xét và đưa ra các
chính sách và quy định để hỗ trợ phát triển hạ tầng số và bảo vệ quyền riêng tư và an
toàn thông tin.
Vd: Sử dụng trí tuệ nhân tạo(AI) để phân tích và dự đoán tác động của chính sách
mới

5. Giáo dục và đào tạo về công nghệ số: Cung cấp chương trình giáo dục và đào tạo
về công nghệ số cho học sinh, sinh viên, và người lao động hiện đang làm việc.
VD: Các trường đại học và tổ chức đào tạo nghề cung cấp các khóa học về trí tuệ
nhân tạo, khoa học dữ liệu và an toàn thông tin
6. An toàn mạng và quản lý dữ liệu: Đảm bảo bảo mật thông tin và quản lý dữ liệu
đúng cách để ngăn chặn các vấn đề liên quan đến an toàn mạng và quyền riêng tư.
VD:Viettel Cyber Security là một đơn vị cung cấp dịch vụ an ninh mạng hàng đầu,
giúp bảo vệ các doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa trực tuyến.

7.Cổng Thông Tin Chính Phủ Điện Tử: Xây dựng và phát triển cổng thông tin chính
phủ điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
VD: Cổng thông tin chính phủ điện tử e-Government của Việt Nam cung cấp nhiều
dịch vụ trực tuyến như xin giấy phép lái xe, đăng ký doanh nghiệp, và tra cứu thông
tin công dân.

4.2.3 Nhân lực số

- Nhân lực số là tổng thể số lượng ,chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí
về trí lực , thể lực và những phẩm chất đạo đức- tinh thần tạo nên năng lực mà bản
thân con người và nền kinh tế số đang và sẽ cần để huy động vào quá trình lao động,
sáng tạo.
- Nguồn nhân lực số phải là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản ,chắc về chuyên
môn ,vững về đạo đức ,có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi
của công nghệ trong nền kinh tế.Có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số trong
quá trình tương tác của các hoạt động kinh tế .
- Một số định hướng để phát triển nguồn nhân lực số tại Việt Nam hiện nay, bao gồm
việc cung cấp kiến thức kỹ thuật và phát triển kỹ năng mềm đề đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng của thị trường lao động:
1.Phát triển chương trình đào tạo và học nghề về công nghệ thông tin và kỹ năng số.
VD:Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội mở các khóa học chất lượng cao về lập
trình, quản trị mạng, và trí tuệ nhân tạo.

2.Hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp để phát triển chương trình đào tạo phản ánh nhu
cầu thực tế của thị trường lao động.
VD: FPT Software hợp tác với các trường đại học để cung cấp chương trình đào tạo
chất lượng cao và tạo cơ hội thực tập.

3.Hỗ trợ và khuyến khích nguồn nhân lực tham gia các chương trình đào tạo quốc tế
để nắm bắt xu hướng và kỹ thuật mới.
VD: Chính phủ Việt Nam có thể cung cấp học bổng cho sinh viên đi học ở các
trường đại học nổi tiếng trên thế giới.

4. Phát triển chương trình học trực tuyến và Massive Open Online Courses (MOOCs)
để tạo điều kiện cho việc học linh hoạt và tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi.
VD: Học viện MISA cung cấp khóa học trực tuyến về quản trị doanh nghiệp và lập
trình.

5. Phát triển chương trình đào tạo chuyên sâu cho những nhóm đối tượng đặc biệt
như người khuyết tật, người già, để tạo cơ hội công bằng trong lĩnh vực công nghệ.
VD: Các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ các khóa học lập trình dành cho người mù sử
dụng công nghệ đọc màn hình.

6. Đặt sự chú trọng vào phát triển kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, và
sáng tạo.
VD: Các khóa học và workshop về kỹ năng mềm được tích hợp vào chương trình đào
tạo kỹ thuật.

4.2.4 Thị trường số

- Thị trường số còn được gọi là thị trường điện tử, là nơi mua bán hàng hóa và dịch
vụ thông qua các nền tảng trực tuyến, internet, và các kênh số khác. Đây bao gồm các
trang web, ứng dụng di động, và các nền tảng thương mại điện tử khác.
- Đặc điểm của thị trường số:
+ Quy mô: Các giao dịch diễn ra không bị hạn chế địa lý, mở rộng phạm vi kinh
doanh.
+ Khả năng tương tác: Khách hàng có thể tương tác trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ
thông qua đánh giá và phản hồi trực tuyến.
+Tiện lợi và linh hoạt: Người tiêu dùng có thể mua sắm và truy cập thông tin bất cứ
nơi nào và bất cứ khi nào thông qua thiết bị kết nối internet.
+ Dữ liệu và phân tích: Do tính chất số hóa, thông tin về hành vi người tiêu dùng có
sẵn, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
+ Tính cá nhân hóa: Các nền tảng số thường sử dụng dữ liệu để tùy chỉnh trải nghiệm
của người tiêu dùng.
+ Chính sách bảo mật: Vấn đề về bảo mật thông tin trở thành mối quan tâm quan
trọng trong thị trường số. Vì một số thông tin khách hàng được công khai, có thể bị
ăn cắp
-Một số định hướng để phát tiển thị trường số tại Việt Nam hiện nay:
1.Tăng Cường Hệ Thống Thanh Toán Trực Tuyến Và An Toàn: Phát triển và cải
thiện hệ thống thanh toán trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch thương
mại điện tử, đồng thời cải thiện các biện pháp bảo mật để tăng sự tin tưởng của người
tiêu dùng.
VD: Các ngân hàng và các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Momo, ZaloPay, và
ViettelPay đang liên tục nâng cấp hệ thống thanh toán của mình.

2.Khuyến Khích Doanh Nghiệp Thương Mại Điện Tử: Tạo điều kiện thuận lợi và các
chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường thương mại điện tử.
VD: Chính phủ có thể thiết lập các chính sách thuận lợi, giảm thuế cho doanh
nghiệp thương mại điện tử.

3.Phát Triển Ứng Dụng và Nền Tảng Thương Mại Điện Tử: Khuyến khích và hỗ trợ
sự phát triển của các ứng dụng và nền tảng thương mại điện tử.
VD: Shopee, Lazada, Tiki là những nền tảng thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.

4. Thúc Đẩy Tiếp Thị Số (Digital Marketing): Tăng cường sử dụng các chiến lược
tiếp thị số để quảng bá sản phẩm và dịch vụ.
VD: Các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên Facebook, Google Ads, và các nền
tảng khác.

5.Tăng Cường An Ninh Thông Tin và Quyền Riêng Tư: Xây dựng môi trường an
toàn để tăng cường niềm tin của người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Vd: Cải thiện các biện pháp bảo mật trực tuyến, chính sách bảo mật thông tin.

6. Phát triển nội dung và giải trí trực tuyến: Khuyến khích sự sáng tạo trong sản xuất
và phân phối nội dung số, bao gồm âm nhạc, phim, sách và nội dung giáo dục trực
tuyến.
VD: Netflix và Spotify-Nền tảng cung cấp dịch vụ streaming video và âm nhạc, cho
phép người dùng truy cập nội dung giải trí mọi nơi.
7.Phát triển năng lực kỹ thuật số: Đào tạo lao động và doanh nghiệp về kỹ năng và
năng lực kỹ thuật số để thích ứng với sự chuyển đổi số hóa.
4.2.5 Hệ sinh thái số
( Trong 2 năm qua , hàng loạt các nền tảng Made in vietnam do các doanh
nghiệp công nghệ số Việt Nam xây dựng phát triển đã được công bố và triển
khai trong thực tế, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, góp phần phòng
chống covid19 hiệu quả.)
- Hệ sinh thái số là sự tập hợp đa dạng, bao phủ các lĩnh vực chứng khoán, ngân
hàng, các công ty tài chính, doanh nghiệp (DN) … và tất cả các lĩnh vực trên đều có
chung đặc điểm "lõi" chính là sự cần thiết phải số hoá hệ thống bằng công nghệ, nền
tảng số.
-Một hệ sinh thái sô bao gồm 4 yếu tố chính:
+Tất cả những thứ có thể tạo ra tín hiệu( con người, đồ vật): 1 con chip vô tri vô giác
cũng có thể tạo ra nội dung
+Hạ tầng để con người gửi dữ liệu số lên và lưu trữ.
+ Chính sách: ai, hạ tầng nào được phép dữ liệu, lưu dữ liệu.
+Quy trình: Thiết bị nào nói chuyện với thiết bị nào, tần suất như thế nào,..
-Một số định hướng để phát triển hệ sinh thái số ở Việt Nam:
1.Phát Triển Công Nghệ Blockchain: Tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ
blockchain để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, y tế, quản lý chuỗi cung
ứng.
VD: Sự phát triển của các dự án blockchain như TomoChain, VAIOT trong lĩnh vực
tài chính và quản lý thông tin.

2.Khuyến Khích Cộng Đồng Khởi Nghiệp Số: Tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến
khích sự sáng tạo và phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ.
VD: Các khu vực như Công nghệ thông tin và Trí tuệ nhân tạo (AI) tại các công viên
phần mềm và trung tâm khởi nghiệp.

3.Xây Dựng Hạ Tầng IoT (Internet of Things): Mở rộng và cập nhật hạ tầng để hỗ trợ
sự kết nối và quản lý của các thiết bị IoT.
VD: Dự án phát triển thành phố thông minh tại TP.Hồ Chí Minh với việc triển khai
cảm biến và hệ thống quản lý thông minh.

4. Tăng Cường An Ninh Mạng và Dữ Liệu: Đầu tư vào an ninh mạng và quản lý dữ
liệu để bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp.
VD: Các chính sách và biện pháp bảo mật mới để đảm bảo an toàn trong quá trình
chuyển đổi số.
5.Phát Triển Công Nghệ AI và Machine Learning: Nâng cao năng lực nghiên cứu và
ứng dụng trí tuệ nhân tạo và máy học trong nhiều lĩnh vực.
VD: Sử dụng AI trong lĩnh vực y tế để dự đoán và chẩn đoán bệnh.

6.Xây Dựng Hệ Thống E-Government: Phát triển các dịch vụ công trực tuyến và
nâng cấp hệ thống e-government để cải thiện hiệu quả và minh bạch.
Vd: Dự án quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua hệ thống VssID.

7. Thúc Đẩy Công Nghiệp 4.0: Tăng cường sự tích hợp của công nghiệp 4.0 trong sản
xuất để tối ưu hóa quy trình và gia tăng sản xuất.
VD: Áp dụng tự động hóa và robot hóa trong ngành sản xuất ô tô, điện tử.

=> Các định hướng này nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng một hệ sinh thái số
mạnh mẽ, linh hoạt và bảo mật để thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả trong
nền kinh tế số.
4.2.6 Tài Nguyên Số
( Nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng cao và mục đích có thay đổi, người dùng
tìm kiếm thông tin chủ yếu là để gải quyết các công việc hàng ngày như : học
tạp, nghiên cứu, quản lý, sản xuất,...)

- Tài nguyên số hay thư viện số (Digital Resources) có thể là tài liệu nội sinh mà
cũng có thể được truy cập từ xa qua mạng máy tính. Tiến trình số hoá trong thư
viện bắt đầu từ hệ thống mục lục, chỉ mục tạp chí và dịch vụ tóm tắt tài liệu, đến ấn
phẩm định kỳ và tài liệu tham khảo và cuối cùng là sách in.
- Đặc điểm of TNS:
. * Tài nguyên số xuất phát chủ yếu từ 2 nguồn:
+ Tài nguyên mở (Open resources) bao gồm tài nguyên miễn phí trên mạng
+ Những cơ sở dữ liệu thương mại mà thư viện phải mua quyền sử dụng. Là nguồn
tài nguyên quan trọng trong thư viện, nhưng nó phụ thuộc vào khả năng tài chính
của thư viện từ ngân sách và những nguồn tài trợ.
- Một số định hướng phát triển tài nguyên số tại Việt Nam hiện nay:
1.Khám phá và sử dụng dữ liệu mở: Cần sớm xây dựng khung pháp lý phù hợp về
quản lý tài nguyên số để thúc đẩy việc kết nối và chia sẻ dữ liệu số giữa cơ quan
nhà nước và xã hội.
VD:Dự án sử dụng dữ liệu mở để phan tích tình trạng giao thông và quy hoạch đô
thị.

2.Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ mới: Tạo ra các chương trình hỗ trợ
khuyến khích và phát triển công nghệ mới đặc biệt trong lĩnh vuẹc trí tuệ nhân tạo và
Iot.
3.Quan tâm đến vấn đề an toàn thông tin, tổ chức dữ liệu an toàn, hiệu quả: Cần lưu ý
quản trị dữ liệu cho tốt và biến dữ liệu thành thông tin có giá tị tri thức.

You might also like