You are on page 1of 5

UBND TỈNH CÀ MAU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /TTr-STTTT Cà Mau, ngày tháng năm 2023

DỰ THẢO
TỜ TRÌNH
Đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ cán bộ, công chức,
viên chức làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin
trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2020. Sở Thông tin và Truyền thông kính trình Ủy ban nhân dân đề
nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức
làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nội
dung cụ thể như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN
Hiện nay, thế giới đang bước vào Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư -
Cuộc Cách mạng công nghiệp mà các hệ thống liên kết thực - ảo đang xóa mờ ranh
giới giữa con người và máy móc nhằm nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất và cho
phép tạo ra sản phẩm riêng biệt cho đại chúng. Cách mạng công nghiệp 4.0 hội tụ
nhiều công nghệ, trong đó cốt lõi là công nghệ thông tin xuất hiện trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có các chủ trương, chính sách về phát
triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, cụ thể:
- Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã
đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách phát triển
nguồn nhân lực là một trong 08 chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0);
- Khoản 1 Điều 44 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quy định: “Người
hoạt động chuyên trách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ
quan nhà nước được hưởng chế độ ưu đãi về điều kiện làm việc”;
- Khoản 1 Điều 5 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 quy định “Đẩy
mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật an
2

toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”;
- Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính
phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước quy
định: “Khuyến khích các cơ quan nhà nước ban hành quy định ưu đãi về thu nhập
cho nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan mình”;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế quy định “Xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ,
chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công nghệ thông
tin trong cơ quan nhà nước.”;
- Điểm g Khoản 5 Mục IV Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của
Chính phủ quy định: “Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích, chính sách ưu
đãi để thu hút nhân lực tham gia xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử trong bộ
máy nhà nước”.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số
quốc gia, tại Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
cũng đặt ra nhiệm vụ và giải pháp: “Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, đào tạo,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình
chuyển đổi số đảm bảo phù hợp với điều kiện triển khai của địa phương”. Bên
cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm giao cho Sở
Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng
nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực công nghệ thông
tin.
Với khối lượng công việc và yêu cầu nghiệp vụ đối với lĩnh vực công nghệ
thông tin (CNTT) ngày càng cao để phục vụ quá trình chuyển đổi số, một trong
những vấn đề lớn đặt ra là nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan Đảng, Chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh đang bị
thiếu hụt nhiều so với nhu cầu thực tế và hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. Qua thống kê, rà soát, tỉnh Cà Mau chỉ có 135
cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) chuyên trách, kiêm nhiệm CNTT có
chuyên ngành CNTT và chuyên ngành phù hợp (trong đó: Thạc sĩ 09 người; Đại
học: 116 người; Cao đẳng, Trung cấp: 10 người.
Thực tế, tại cơ quan nhà nước chuyên trách CNTT của tỉnh: Sở Thông tin và
Truyền thông chỉ có 03 công chức chuyên trách CNTT và 01 lãnh đạo phụ trách
CNTT; các cơ quan hành chính nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ có 04/19
cơ quan có công chức chuyên trách CNTT chiếm tỷ lệ rất thấp; đặc biệt, cấp xã
không có cán bộ chuyên trách CNTT. Cả tỉnh hiện nay chưa có CBCCVC chuyên
3

trách an toàn thông tin (ATTT), cán bộ chuyên trách/ kiêm nhiệm CNTT vẫn phải
kiêm luôn công tác đảm bảo ATTT; đồng thời, kiêm nhiệm thêm rất nhiều công
việc khác cùng lúc. Trình độ, kỹ năng về đảm bảo an toàn thông tin của người
dùng tại các cơ quan, đơn vị chưa đồng đều, dễ tạo ra lỗ hổng để tội phạm mạng
lợi dụng, khai thác. Trong khi đó, lương của CBCCVC chuyên trách CNTT đơn cử
như trình độ Đại học ở một sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ được 2,34
mức lương cơ sở (khoảng 3,5 triệu đồng/tháng), trong khi ở các doanh nghiệp như
ngân hàng, doanh nghiệp tư nhân, viễn thông v.v…từ 7-10 triệu đồng/tháng cùng
nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác.
Từ thực tế trên cho thấy, để có thể tận dụng tối đa và hiệu quả CNTT trong
quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, việc đào tạo, duy trì và phát triển đội ngũ
nhân lực CNTT của tỉnh là hết sức cần thiết và cấp bách. Để thực hiện mục tiêu
phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh, việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
cho CBCCVC làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau là
nhiệm vụ cấp thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau.
II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VĂN BẢN
1. Mục đích
Việc ban hành Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ CBCCVC làm nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm thể hiện sự quan tâm của cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với CBCCVC làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
CNTT tại các cơ quan, đơn vị; góp phần thực hiện và đảm bảo quyền, lợi ích hợp
pháp, hỗ trợ một phần thu nhập cho CBCCVC. Từ đó, động viên CBCCVC ổn
định công việc, yên tâm công tác, tích cực học tập, cập nhật kiến thức và phát huy
năng lực, tận tụy với công việc nhằm thúc đẩy ứng dụng, phát triển CNTT phục vụ
chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
2. Quan điểm xây dựng văn bản
Nghị quyết được xây dựng phải phù hợp với chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện công tác thu hút nguồn
nhân lực; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, khả thi trong công tác xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau.
III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA VĂN BẢN
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định mức chi hỗ trợ cho CBCCVC làm nhiệm vụ thuộc
lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
3. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
4

CBCCVC chuyên trách, kiêm nhiệm phụ trách CNTT có chuyên ngành
CNTT và chuyên ngành phù hợp tại các Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và
đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TRONG ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN
Chính sách: quy định mức chi hỗ trợ cho CBCCVC làm nhiệm vụ thuộc
lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau
1. Mục tiêu chính sách: có chính sách hỗ trợ CBCCVC chuyên trách CNTT
trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị -
xã hội trên địa bàn tỉnh; thu hút đội ngũ nhân lực có trình độ cao; chuẩn bị nguồn
nhân lực, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng Chính quyền số, chuyển đổi số tỉnh Cà Mau
trong thời gian tới.
2. Nội dung của chính sách: quy định mức chi hỗ trợ cho CBCCVC làm
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Hỗ trợ cho 135 CBCCVC chuyên trách, kiêm nhiệm CNTT có chuyên
ngành CNTT và chuyên ngành phù hợp, cụ thể:
- Trình độ Tiến sĩ: 1,0 lần lương cơ sở/người/tháng.
- Trình độ Thạc sĩ: 0,8 lần lương cơ sở/người/tháng.
- Trình độ Đại học: 0,6 lần lương cơ sở/người/tháng.
- Trình độ Cao đẳng, Trung cấp: 0,4 lần lương cơ sở/người/tháng.
Trong đó:
- Mức hỗ trợ được tính trả lương theo lương hàng tháng và không dùng để
tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và các phí khác.
- Trường hợp CBCCVC đang hưởng các chế độ ưu đãi khác về CNTT thì
chỉ được hưởng theo 01 (một) mức cao nhất.
3. Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn:
ban hành chính sách mới quy định mức chi hỗ trợ cho CBCCVC làm nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Lý do lựa chọn:
- Thứ nhất là, phù hợp theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng
cao.
- Thứ hai là, hiện tại CBCCVC làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực CNTT tại các
cơ quan, đơn vị với khối lượng công việc rất lớn, cường độ, thời gian làm việc
ngoài giờ thường xuyên; đồng thời, đội ngũ này còn đảm bảo cho việc triển khai,
quản lý và vận hành các Hệ thống thông tin liên tục, thông suốt tránh nguy cơ mất
an toàn an ninh mạng để phục vụ nhiệm vụ xây dựng Chính quyền số, chuyển đổi
số tỉnh Cà Mau, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Tuy nhiên, mức lương hiện hưởng còn thấp, cần phải có chính sách hỗ trợ
5

để động viên, khuyến khích, thu hút, tạo động lực cho CBCCVC ổn định công
việc, yên tâm công tác.
- Thứ ba là, quy định ban hành thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
đối với đội ngũ CBCCVC làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực CNTT tại các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn tỉnh.
Vì vậy, việc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh
ban hành Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ cho CBCCVC làm nhiệm vụ thuộc
lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau là cần thiết, phù hợp theo quy định hiện
hành và tình hình thực tế tại địa phương.
V. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC THI
HÀNH VĂN BẢN SAU KHI ĐƯỢC THÔNG QUA
Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách tỉnh cân đối, bố trí hàng năm theo quy
định.
Tổng kinh phí chi hỗ trợ cho 135 CBCCVC làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
CNTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau là: 120.392.000 x 12 tháng =
1.444.704.000đ/năm (Bằng chữ: Một tỷ bốn trăm bốn mươi bốn triệu bảy trăm lẻ
bốn ngàn đồng).
VI. THỜI GIAN DỰ KIẾN TRÌNH THÔNG QUA VĂN BẢN
Dự kiến trình thông qua Nghị quyết trong tháng 6/2023.
Trên đây là Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ
cho cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin
trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xem xét, quyết
định./.
(Xin gửi kèm theo: (1) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách; (2) Báo
cáo thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách; (3) Bản tổng hợp, giải trình,
tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác
động trực tiếp; (4) Đề cương chi tiết dự thảo Nghị quyết; (5) Tài liệu khác có liên
quan)./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC


- Như trên;
- Sở Tư pháp;
- Lưu: VT.

Trần Quốc Chính

You might also like